Văn bản
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh) - Tiếp theo
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Ngày giảng Lớp Sĩ số7
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi Đáp án
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " (Hồ Chí Minh) bàn luận về vấn đề gì? Nhận xét về cách nêu vấn đề nghị luận của văn bản? - Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Cách nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn theo lối trực tiếp, khẳng định, so sánh cụ thể và mở rộng.
3. Giảng bài mới: (33 phút)
Đặt vấn đề bài mới: Trong tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " (Hồ Chí Minh)
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 81, 82: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hhồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 81
Tuần 22
Văn bản
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Cảm nhận được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản ngghị luận xã hội.
- Đọc, hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức.
+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.
+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.
+ Hợp tác: hoạt động nhóm
+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.
+Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
* Năng lực riêng:
+ Năng lực tự nhận thức và xác định được giá trị của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
+ Năng lực làm chủ bản thân và ra quyết định: xác định được mục tiêu phấn đấu, những hành động việc làm của bản thân thể hiện tinh thần yêu nướ, góp phần xây dựng Tổ quốc.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực, sáng tạo: trao đổi trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
4. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc ta.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tư tưởng độc lập dân tộc.
- Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
* Giáo dục đạo đức:
Niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Bài soạn, CKTKN, SGK, tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa: cuốn HCM toàn tập (tập 6), bức ảnh Bác đọc báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ 2 Đảng LĐVN tại Việt Bắc tháng 2-1951; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện HCQG HCM.
- HS: Soạn bài, SGK, vở BT, vở ghi
C. Phương pháp
- Phương pháp : vấn đáp, p2 nêu và giải quyết vấn đề, p2 giảng bình; Học theo nhóm: Thảo luận, trao đổi phân tích những biểu hiện của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm, trong công cuộc xây dựng đất nước và trong bối cảnh hiện nay.
- Kĩ thuật: động não - suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về giá trị, sức mạnh của tinh thần yêu nước của mỗi con người trong xã hội; trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.
D. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp(1 phút)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
7
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi
Đáp án
? Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người và xã hội. Hãy phân tích một câu mà em thích?
- HS đọc thuộc lòng bài tục ngữ và chọn được một câu tục ngữ
- Phân tích được những nét đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ đó.
? Đọc thuộc lòng, diễn cảm 9 câu tục ngữ về con người, xã hội. Hãy nêu mối quan hệ giữa 2 câu: không thầy đố mày làm nên và học thầy không tày học bạn?
- Hs đọc thuộc, diễn cảm văn bản.
- Quan hệ giữa 2 câu: Hai câu không đối lập nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau, khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta phải biết tận dụng cả 2 hình thức học thầy, học bạn để không ngừng nâng cao trình độ của mình.
3. Giảng bài mới:
Đặt vấn đề bài mới:
- "Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta" Đó là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ trong báo cáo chính trị mà Người trình bày tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
- “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một bài văn ngắn gọn của Bác Hồ nhưng có thể xem là mẫu mực về văn bản nghị luận chứng minh. Bài văn đã ra đời hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn có sức lay động hàng triệu độc giả các thế hệ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Mục tiêu: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát.
- Phương tiện: bảng phụ
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: giao tiếp, lắng nghe tích cực, tự nhận thức, ra quyết định...
? Em hãy giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Người?
HS: Phát biểu.
GV bổ sung: Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ HCM. Yêu nước là truyền thống quý báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày càng được bồi đắp thêm.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
HS trả lời
- GV chiếu bổ sung: Sau chiến thắng Biên Giới và Trung Du, Đại hội Đảng lần thứ 2 đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2-1951. CTHCM đã trình bày trước Đại hội Đảng bản báo cáo chính trị. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là 1 phần nhỏ trong báo cáo chính trị ấy. Văn bản này được xem như là văn bản kiểu mẫu về văn chứng minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của HCM: ngắn gọn, súc tích, cách lập luận chặt chẽ, lí luận hùng hồn, dẫn chứng vừa cụ thể vừa khái quát.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Đọc- hiểu văn bản
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, giảng bình.
- Phương tiện: bảng phụ ( máy chiếu)
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: nhận thức, giao tiếp, tư duy, xác định giá trị...
? Văn bản này chúng ta đọc như thế nào? Ở nhà em đã đọc văn bản này mấy lần?
Lưu ý các động từ: Lướt, nhấn, các cặp quan hệ từ và các hình ảnh so sánh.
HS đọc -> HS nhận xét
GV nhận xét HS đọc.
GV hướng dẫn HS giải thích một số chú thích.
? Em hãy xác định kiểu loại văn bản? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
HS: Kiểu văn bản nghị luận. Vì đã nêu ra một vấn đề mang tính xã hội để bàn.
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
HS: Bài văn nghị luận vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn đầu tiên thâu tóm toàn bộ nội dung nghị luận trong bài
? Bố cục của bài chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Chiếu: bố cục 3 phần:
+ Đoạn 1: Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Đoạn 2, 3: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+ Đoạn còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta.
? Xét theo bố cục của một bài nghị luận thì đoạn một đóng vai trò nêu vấn đề nghị luận. Vậy đó là vấn đề gì?
HS: Phát biểu ->
? Vấn đề đó được thể hiện ở câu văn nào?
HS: Câu 1, 2
? Em hiểu về các từ: nồng nàn, truyền thống như thế nào?
HS: - Nồng nàn: Tình cảm sôi nổi, mãnh liệt.
- Truyền thống: Những giá trị tốt đẹp đã trải qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ và trở thành tài sản chung của cộng đồng.
? Việc dùng những từ này trong đoạn mở đầu có tác dụng như thế nào?
HS: Tình cảm yêu nước sôi nổi, mãnh liệt là tình cảm đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Tình cảm ấy càng được thể hiện và phát huy cao độ khi Tổ quốc lâm nguy.
? Đoạn văn có nét gì độc đáo về nghệ thuật? Tác dụng của nghệ thuật đó?
HS: - Hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước - làn sóng to lớn, mạnh mẽ.
- Dùng nhiều động từ mạnh: lướt, kết thành, nhấn chìm => Khẳng định sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, bộc lộ các sắc thái tình cảm khác nhau (tự hào, ý chí quyết tâm, căm thù giặc cao độ)
? Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả ở đoạn 1.
HS: Phát biểu
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Tư tưởng độc lập dân tộc.
* Giáo dục đạo đức:
Niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
? Em hiểu gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
Học sinh bộc lộ.
GV: Yêu nước là truyền thống quý báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày càng được bồi đắp thêm. Hiểu rõ và phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh kháng chiến chống kẻ thù xâm lược là 1 việc hết sức quan trọng. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở giờ học sau
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
2. Tác phẩm:
- Được trích từ báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam (2/ 1951)
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc-chú thích
2. Kết cấu - bố cục:
- Kiểu văn bản: Nghị luận
- Bố cục: 3 phần.
3. Phân tích:
a. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta:
- Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước - làn sóng to lớn, mạnh mẽ.
+ động từ mạnh: lướt, kết thành, nhấn chìm
-> thể hiện sức mạnh vô cùng to lớn của tinh thần yêu nước
=> Khẳng định: Yêu nước là truyền thống tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam.
-> Cách nêu vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.
4. Củng cố: 2 phút
? Nhận xét về cách nêu vấn đề nghị luận của văn bản.
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)
* Học bài:
- Nắm được nội dung bài học
- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Chuẩn bị bài : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (tiết 2).
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Tiết: 82
Tuần 22
Văn bản
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh) - Tiếp theo
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
7
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " (Hồ Chí Minh) bàn luận về vấn đề gì? Nhận xét về cách nêu vấn đề nghị luận của văn bản?
- Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Cách nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn theo lối trực tiếp, khẳng định, so sánh cụ thể và mở rộng.
3. Giảng bài mới: (33 phút)
Đặt vấn đề bài mới: Trong tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " (Hồ Chí Minh)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và nhiệm vụ của Đảng
- Mục tiêu: Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước và nhiệm vụ của Đảng
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, giảng bình.
- Phương tiện: bảng phụ
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: tự nhận thức, giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy...
Chiếu đoạn 2, 3( SGK- 24,25)
HS: Quan sát đoạn 2, 3 (SGK- 24, 25)
GV: Trong bài văn nghị luận, đây là phần giải quyết vấn đề (thân bài), phần này có nhiệm vụ chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở trên.
? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước của ta”. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Chúng được sắp xếp theo trình tự ra sao?
HS: Dẫn chứng theo trình tự thời gian:
- Trong lịch sử (quá khứ)
- Trong hiện tại (hiện tại)
? Lòng yêu nước trong lịch sử được xác nhận bằng những dẫn chứng nào?
HS trả lời
? Các dẫn chứng được nêu ra bằng nghệ thuật nào? Tác dụng?
HS: Là những dẫn chứng tiêu biểu, những con người cụ thể trong những thời đại lịch sử cụ thể, đó là những vị anh hùng nổi tiếng.
? Vì sao tác giả lại khẳng định: Chúng ta có quyền tự hào...?
HS: Vì đó là các thời đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
? Em hãy nhận xét về giọng văn ở đoạn này?
HS: Hào hùng thể hiện niềm tự hào.
GV: Tá c giả chỉ liệt kê tên của các anh hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử mà không dẫn chứng cụ thể về những chiến công của họ vì chỉ cần nhắc tới tên của các anh hùng dt là nhân dân đã quen thuộc với các chiến công của họ không cần nhắc lại tỉ mỉ. Hơn nữa dụng ý của tg là tập trung vào giai đoạn hiện tại, cho thực tế trước mắt
? Hãy xác định vị trí, vai trò của 2 câu văn:
- Đồng bào ta ngày nay ngày trước
- Những cử chỉ cao quý đó yêu nước.
HS: - Câu đầu: (mở đoạn) có tác dụng chuyển ý, chuyển đoạn rất khéo vừa nêu được ý khách quan cho đoạn văn.
- Câu cuối: (kết đoạn): Khái quát đánh giá chung.
? Các dẫn chứng trong đoạn này được trình bày như thế nào?
HS: Theo mô hình: Từ đến và sắp xếp theo trình tự: tuổi tác; khu vực cư trú, tuyền tuyến hậu phương; tầng lớp, giai cấp. Những sự việc và con người nay có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau trên bao quát toàn bộ: già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, nông dân, công nhân, điền chủ nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
? Các dẫn chứng được nêu ra như thế nào?
HS: Tiêu biểu, toàn diện, có sức thuyết phục cao làm nổi bật tính chất toàn dân.
? Nhận xét cách lập luận trong đoạn văn?
HS trả lời
? Cảm xúc của tác giả được thể hiện ra sao?
HS: Ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta.
? Đoạn văn cuối bài nêu ra điều gì?
HS trả lời
? Trước khi đề ra nhiệm vụ, Bác đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước. Đó là những biểu hiện gì?
HS: “Lòng yêu nước cũng như các thứ của quí trưng bày”.
? Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh này?
HS: Hình ảnh so sánh đặc sắc, độc đáo: Lòng yêu nước vốn là khái niệm trừu tượng được so sánh với cái cụ thể (của quí) giúp người đọc dễ hình dung, hiểu rõ về biểu hiện của lòng yêu nước.
? Từ sự phân tích đó Bác đề ra nhiệm vụ gì?
HS: Phải đưa những của quí ấy ra trưng bày có nghĩa là phải khơi gợi, pháp huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
? Em có nhận xét gì cách kết thúc của bài văn nghị luận này?
HS: Kết thúc tự nhiên, hợp lí thể hiện rõ phong cách nghị luận của Bác: giản dị, rõ ràng, chặt chẽ đầy sức thuyết phục, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Hoạt động 2: Tổng kết
- Mục tiêu: Tổng kết
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát, giảng bình.
- Phương tiện: bảng phụ
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: làm chủ bản thân, ra quyết định, lắng nghe tích cực, giao tiếp, nhận thức...
? Qua cách lập luận của tác giả, chân lí nào đã được làm sáng tỏ?
HS: Phát biểu.
? Nêu ý nghĩa văn bản?
HS: Phát biểu
? Nghệ thuật nghị luận của bài văn có gì đặc sắc?
HS: - Xây dựng luận điểm ngán gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh.
- Sử dụng biện pháp liệt kê...
HS: Đọc ghi nhớ (SGK- 27)
Bài tập 2 SGK t 27
HS viết đoạn
HS trình bày
HS nhận xét
GV nhận xét (cho điểm)
I. Giới thiệu chung
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc-chú thích
2. Kết cấu - bố cục:
3. Phân tích:
a. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta:
b. Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
* Trong lịch sử: Từ xa xưa dân ta đã chứng tỏ lòng yêu nước qua những trang sử vẻ vang:
- Nghệ thuật: liệt kê -> nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
- Dẫn chứng tiêu biểu, xác thực
=> Giọng văn hào hùng thể hiện lòng tự hào về những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc.
* Trong hiện tại: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Cuộc kháng chiến chống Pháp)
- Từ các cụ già -> nhi đồng.
- Kiều bào nước ngoài -> đồng bào trong vùng tạm chiếm.
- Nhân dân miền ngược -> miền xuôi.
- Chiến sĩ-> công chức
- Phụ nữ -> bà mẹ
- Công nhân -> nông dân -> điền chủ
=> Mô hình “từ đến” nêu dẫn chứng bằng cách liệt kê cho thấy tinh thần yêu nước được biểu hiện đa dạng, phong phú ở mọi bình diện.
- Cách lập luận chặt chẽ, giản dị, chủ yếu là dẫn chứng.
c. Nhiệm vụ của Đảng ta
- Nghệ thuật: Hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước - thứ của quí.
=> Giúp người đọc hình dung rõ ràng về hai dạng tồn tại của lòng yêu nước:
+ Tiềm tàng, kín đáo
+ Bộc lộ, cụ thể.
(Lúc nào cũng có)
- Nhiệm vụ của Đảng: Phát huy tinh thần yêu nước của tất cả mọi người để cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Cách kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí.
4. Tổng kết:
a. Nội dung – ý nghĩa văn bản.
- Nội dung: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta rất đáng tự hào, chúng ta phải có ý thức phát huy truyền thống quý báu đó
- Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu,chọn lọc.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
c. Ghi nhớ: (SGK - 27)
III. Luyện tập: (SGK - 27)
Bài tập 2 SGK t 27: Viết đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết ”từ...đến”
4. Củng cố: (2 phút)
? Vì sao nói văn bản trên là một văn bản nghị luận chứng minh mẫu mực?
- Bố cục -> cách nêu vấn đề, lí lẽ, dẫn chứng, lời văn, giọng điệu đều hết sức thuyết phục.
* Giáo dục đạo đức:
Niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
? Qua văn bản trên tình cảm nào được bồi đắp trong em? ( Suy nghĩ của em về Bác, về đất nước, về trách nhiệm của bản thân sau khi học văn bản này)
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
- Học bài:
+ Nắm được nội dung bài học, hoàn thành bài tập.
+ Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Hồ Chí Minh.
+ Phân tích tác dụng của các từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.
- Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt.
? Thế nào là câu đặc biệt.
? Nêu tác dụng của câu đặc biệt qua những câu sau
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông em ả, cái đò cũ của bác Tài Phán tù từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
c) ‘ Trời ơi”, cô giáo tái mạt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn.
? Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như thế nào?
E. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 20 Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta_12334941.doc