Bài 20 - Tiết 83
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được sự giàu, đẹp của Tiếng Việt
2. Kĩ năng
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Học sinh thêm yêu mến ngôn ngữ mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, Ngữ văn 7 nâng cao, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài
19 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 81 đến 84, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi đọc - hiểu sách giáo khoa
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội? Phân tích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất?
? Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Yêu cầu HS nhắc lại sơ lược khái niệm văn nghị luận?
Gợi dẫn vào bài: Đây là một mẫu mực về văn nghị luận.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Nêu một vài nét về tác giả
+ Tác giả xem lại tiết 45 tuần 12.
? Xuất xứ văn bản?
- Gv hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng văn hùng biện hùng hồn.
- GV đọc mẫu -> gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS.
- GV gọi HS giải thích 1 số từ khó: Quyên: kêu gọi, động viên đóng góp 1 cách tự nguyện.
- Nồng nàn: tình cảm, cảm xúc sôi nổi mạnh mẽ dâng trào
? VB thuộc thể loại gì? PTBĐ?
? Bố cục của bài văn?
- GV: Như vậy đoạn trích tuy ngắn nhưng rất hoàn chỉnh. Có thể coi đây là một bài văn nghị luận chứng minh mẫu mực.
- HS đọc đoạn 1.
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn nghị luận về: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Em hãy tìm câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài?
? Giải thích các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu?
- Nồng nàn: là trạng thái tình cảm sôi nổi, mãnh liệt của tâm hồn.
- Truyền thống: là những giá trị đã trở nên bền vững trải qua 1 thời gian dài và trở thành tài sản chung của cộng đồng.
=> Các từ được sử dụng vừa cụ thể hoá mức độ của tinh thần yêu nước theo thời gian lịch sử và khẳng định giá trị của vấn đề.
? Như vậy tác giả đã nêu vấn đề bằng cách nào?
- Nêu trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát và khẳng định.
? Câu mở đầu văn bản: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước? Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả nhấn mạnh trên lĩnh vực nào?
- Đấu tranh chống ngoại xâm.
? Tại sao lĩnh vực đó, lòng yêu nước của nhân dân ta lại bộc lộ mạnh mẽ to lớn đến như vậy?
- Vì đặc điểm lịch sử của dân tộc ta luôn có giặc ngoại xâm và chống ngoại xâm. ->Cần có lòng yêu nước.
? Nỗi bật trong đoạn mở đầu văn bản là hình ảnh nào?
? Ngôn từ nào được tác giả nhấn mạnh khi tạo hình ảnh đó? Tác dụng?
- Lặp lại nhiều lần đại từ nó (tức lòng yêu nước)
- Các động từ nhấn mạnh dùng liên tiếp; kết thành, lước qua, nhấn chìm.
? Đoạn mở đầu này có ý nghĩa gì? Trong bố cục bài văn nghị luận?
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 -1969).
2. Văn bản
- Xuất xứ: Trích trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần II (2/1951) của Đảng lao động Việt Nam.
- Thể loại: - Nghị luận XH - CM 1 vấn đề chính trị XH.
* Bố cục: Chia 3 phần
- P1: Từ đầu -> lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận.
- P 2: Tiếp -> Lòng nồng nàn yêu nước: Giải quyết vấn đề.
- P3: Còn lại: Kết thúc vấn đề.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nêu vấn đề nghị luận.
- Bài văn nghị luận về: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- "Nhân dân ta có một lòng nòng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
- Hình ảnh: Lòng yêu nước kết thành một làn sóng
=> Cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu nước
- Đại từ: Nó (lòng yêu nước)
- Động từ nhấn mạnh: kết thành, lước qua, nhấn chìm
=> Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.
-> Tạo luận điểm chính cho cả bài văn.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Theo em, cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Luyện tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Biết cách đọc diễn cảm văn bản chính luận
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 của Văn bản
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học sưu tầm văn bản chính luận
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
HS sưu tầm một số tên văn bản chính luận của Bác
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
?Khái quát nội dung và nghệ thuật đoạn 1 văn bản?
5. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc lòng đoạn 1 văn bản
- Chuẩn bị Tiết 82: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (tiếp theo)
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 12/01/2018
Ngày giảng: 7B 17/01/2018
7A 22/01/2018
Bài 20 - Tiết 82
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
1. Kiến thức
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta
- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội
- Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội
- Chọn trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khơi gợi ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống trong công cuộc bảo vệ và XD đất nước lâu dài.
4. Năng lực
- Năng lực giải thích, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi đọc - hiểu sách giáo khoa
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn 1 VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Nêu nội dung đoạn 1
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV cho HS xem một số video tư liệu lịch sử về những chiến thắng của quân và dân ta
GV gợi đẫn vào bài
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc phần 2
? Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dựa vào những dẫn chứng cụ thể của lòng yêu nước, trong những thời kì nào?
- Lòng yêu nước trong quá khứ và hiện tại. Chứng minh tinh thần yêu nước trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đi theo đúng mạch thời gian lịch sử từ xưa đến nay.
? Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng các chứng cứ lịch sử nào?
- Thời đại bà Trưng, bà Triệu.
? Tại sao tác giả chỉ nêu tên 1 số anh hùng dân tộc nổi tiếng nhất trong lịch sử mà không dẫn chứng thêm những chiến công của họ?
- Vì dụng ý của người viết là giành cho giai đoạn hiện tại, cho thực tế trước mắt. Hơn nữa sự tích thần kì của các vị anh hùng dân tộc được nhắc tới đối với đông đảo nhân dân đã trở nên quen thuộc, cách nêu tên người liên tiếp gắn liền với từng thời đại tạo cho người nghe cảm xúc tự hào phấn chấn.
? Em có nhận xét gì cách đưa dẫn chứng của tác giả? Có tác dụng gì?
-> Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử.
-> Chứng minh thuyết phục cho lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc.
-> Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước
? Để chứng minh lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay tác giả thể hiện trong những câu văn nào?
? Dẫn chứng đó được trình bày theo kiểu câu có mô hình nào?
-> Mô hình liên kết: "Từ ... đến"
? Hệ thống lập luận và dẫn chứng của tác giả ở đoạn này có gì đặc sắc?
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Cách nêu dẫn chứng :
- Lứa tuổi, cụ già, trẻ thơ.
- Không gian: trong nước, ngoài nước, kiều bào nước ngoài -> đồng bào vùng bị tạm chiếm, ND miền ngược, miền xuôi, tuyền tuyến, hậu phương
- Nhiệm vụ: công việc, chiến đấu , sản xuất
- Con người: bộ đội, công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên, điền chủ.
- Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải sản xuất, yêu thương bộ đội
? Qua phân tích em thấy tinh thần yêu nước ntn?
? Trong văn bản tác giả đã nói tinh thần yêu nước như thế nào?
- Tác giả nói lòng yêu nước như các thứ của quý.
? Em có nhận xét gì về cách nói như vậy của tác giả?
- Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước trưng bày và giấu kín?
- Lòng yêu nước có hai dạng tồn tại.
+ Có thể nhìn thấy được => Cả hai
+ Có thể không nhìn thấy đều đáng quý.
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nêu vấn đề nghị luận
2. Giải quyết vấn đề
* Những biểu hiện của lòng yêu nước:
- Trong quá khứ: chứng minh TTYN trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Thời đại bà Trưng, bà Triệu...
-> Chứng minh thuyết phục cho lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc.
-> Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước
- Hiện tại: Chứng minh TTYN trong cuộc kháng chiến hiện tại
+ Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước.
+ Mọi nghề nghiệp, tầng lớp đều có lòng yêu nước.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: thành truyền thống xuyên suốt bốn nghìn năm lịch sử.
3. Kết thúc vấn đề
- Hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước như các thứ của quý.
+ Trưng bày trong tủ kính, bính pha lê: bộc lỗ rõ ràng, đầy đủ
+ Cất giấu kín đáo trong rương, hòm: Kín đáo, tiềm tàng
- Nhiệm vụ của Đảng làm cho TTYN của nhâ dân được phát huy mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến hiện tại
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết "từđến".
Quê ngoại em là một vùng quê rất yên bình và xinh đẹp. Từ cánh đồng làng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ ấm cúng, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chân chất, giản dị và chăm chỉ. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.
Luyện tập
Bài tập 1
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Biết cách đọc – hiểu văn nghị luận
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
?Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào?
- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. - Tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày... có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học nhậ biết cách lập luận
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
?Các dẫn chứng trong đoạn 2 được sắp xếp theo các trình tự nào?
- Tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Nghệ thuật bài văn đặc điểm gì nổi bật
- Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.
- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
- Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
5. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc lòng ghi nhớ, học thuộc đoạn văn 1. Hoàn thiện các bài tập vào vở soạn văn
- Chuẩn bị Tiết 83: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 13/01/2018
Ngày giảng: 7B 18/01/2018
7A 24/01/2018
Bài 20 - Tiết 83
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được sự giàu, đẹp của Tiếng Việt
2. Kĩ năng
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Học sinh thêm yêu mến ngôn ngữ mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, Ngữ văn 7 nâng cao, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn 1 của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
? Để chứng minh cho nhận định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
?Trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Trong chữ NHẸ vẫn có dấu NẶNG
Trong chữ VỮNG vẫn còn dấu NGÃ
Trong chữ HIỂU vẫn có dấu HỎI
Trong chữ XẤU vẫn còn nguyên dấu SẮC
Chữ Đen không có dấu HUYỀN
Và dẫu CHUA, CAY thế vẫn là dấu THANH
Chữ THẲNG vẫn có nét CONG
Chữ DÀI thì NGẮN, sắp XONG lại NGỜ
GV: Gợi dẫn vào bài
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm: Luận điểm, luận cứ và lập luận
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 18 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Hãy nêu 1 vài nét về TG- TP
GV hướng dẫn đọc
? Văn bản được chia thành mấy phần? Hãy xác định và nêu nội dung chính của từng phần?
- Bố cục : Chia 2 phần.
+ Phần 1: - Từ đầu đến “ qua các thời kỳ lịch sử”
Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Phần 2: - Phần còn lại. Chứng minh cái đẹp và cái hay của tiếng Việt
? Nội dung của phần đầu đề cập đến vấn đề gì?
? Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng Việt?
? Trong nhận xét đó, tác giả phát hiện phẩm chất tiếng Việt trên những phương diện nào?
- Nhịp điệu ( hài hoà về âm hưởng thanh điệu)
- Cú pháp: ( Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu).
? Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên những yếu tố nào?
- Đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng tình cảm của người Việt Nam.
- Thoả mãn cho yêu câu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.
? Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng Việt là một thứ tiếng hay?
Đoạn đầu liên kết 3 câu với 3 nội dung.
?Qua phần tìm hiểu trên, em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
- Ngắn gọn, rành mạch.
Đi từ ý khái quát đến cụ thể.
? Để chứng minh vẻ đẹp tiếng Việt, TG dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó?
? Chất nhạc của tiếng Việt được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống và trong khoa học?
? Ở đoạn tiếp, tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay?
? Dựa trên các chứng cớ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của tiếng Việt?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả :
- Đặng Thai Mai (1902-1984)
- Quê ở tỉnh Nghệ An
- Là một nhà văn, nhà nghiên cứu văn học lớn, nhà hoạt động văn hóa, xã hội nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu: Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (1967)
- Thể loại : Văn nghị luận
Kiểu bài giải thích kết hợp với chứng minh.
- Bố cục : Chia 2 phần.
II. Đọc - hiểu văn bản
1- Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt
Tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về nhận định : Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
- Tiếng Việt đẹp: là thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu
- Tiếng Việt hay: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm, thỏa mãn cho yêu cầu đời sống của văn hóa nước nhà.
2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt
a. Tiếng Việt đẹp như thế nào?
- Giàu chất nhạc.
- Rất uyển chuyển trong câu kéo.
- Ấn tượng của người nước ngoài.
- Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt.
( hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm)
b. Tiếng Việt hay như thế nào?
- Thảo mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa người với người.
- Thảo mãn nhu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp.
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ về hình thức diễn đạt.
- Từ vựng tăng lên.
- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
- Không ngừng đặt ra những từ mới.
* Ghi nhớ: SGKT37
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
?Tìm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng?
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
( Ca dao )
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi ...
( Hàn Mặc Tử )
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông
( Bích Khê )
Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
( Xuân Diệu )
II. Luyện tập
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Nguyễn Du )
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
( Ca dao )
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
( Huy cận )
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiế thức đã học so sánh
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? So sánh cách sắp xếp lí lẽ, chứng cứ của bài này với bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học sưu tầm những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
*Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Một tư tưởng có tính truyền thống
(Tiếng Việt 11, Giáo dục, 1999. t.11-13)
*Sáng nghĩa, trong lời - Xuân Diệu
*Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ - Văn học số 3, 1966.
*Mỗi chữ phải là một hạt ngọc - Tô Hoài
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt.
5. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
- Lấy 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.
- Chuẩn bị Tiết 84: Câu đặc biệt
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 12/01/2018
Ngày giảng: 7B 19/01/2018
7A 27/01/2018
Bài 20 - Tiết 84
CÂU ĐẶC BIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ
- Hs có ý thức tìm hiểu cấu tạo của câu và sử dụng câu sao cho phù hợp
4. Năng lực
- Năng lực sáng tạo, tự học, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Khi nói và viết, người ta rút gọn câu để làm gì
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp từ
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người
? Khi dùng câu rút gọn cần chú ý gì
- Không làm cho người nghe ,người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc,khiếm nhã
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Chỉ số câu trong hội thoại sau? Có phải là câu rút gọn không? Vì sao?
VD: - Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
(Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hiểu được câu đặc biệt và tác dụng câu đặc biệt.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 18 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
* VD (sgk -27) – gv treo bảng phụ
- HS đọc.
*VD: Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp
? Câu in đậm có cấu tạo ntn ? xác định C-V?
- Một câu không có chủ ngữ- vị ngữ.
? Câu: “ Ôi, em Thuỷ!” có phải là câu rút gọn không?
- Không, vì không thể khôi phục được thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
-> Câu đặc biệt.
? Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt và câu bình thường?
- Câu bình thường: Là câu có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ.
- Câu rút gọn: vốn là 1 câu bình thường nhưng bị rút gọn hoặc chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ, vị ngữ.
? Thế nào là câu đặc biệt?
- Hs đọc ghi nhớ.
- Gv nhắc lại.
* VD 2 (sgk -t28).
- GV treo bảng phụ VD 2.
+ Hoạt động nhóm ( 5- 6 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
? Xác định tác dụng của các câu đặc biệt ( in đậm) trong các ví dụ?
- Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HSNX, bổ sung.
- GVKL.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy câu đặc biệt được dùng để làm gì?
- HS đọc ghi nhớ.
- Gv nhắc lại.
I. Thế nào là câu đặc biệt?
1. Ví dụ
- Ôi, em Thuỷ!
- Câu không có chủ ngữ- vị ngữ.
- Không thể khôi phục được thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
-> Câu đặc biệt.
- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
* Ghi nhớ 1 (sgk -28)
II. Tác dụng của câu đặc biệt
1. Ví dụ
- Một đêm mùa xuân.
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
- Trời ơi!
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
2. Nhận xét
C1: Xác định thời gian, nơi chốn.
C2: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C3: Bộc lộ cảm xúc.
C4: Gọi đáp.
* Ghi nhớ ( sgk-29)
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
+ Hoạt động nhóm ( 5- 7 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ:
? Tìm trong các ví dụ a, b, c, d những câu đặc biệt và câu rút gọn?
- Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HSNX, GVKL:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
? Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?
- HS trao đổi trả lời.
- GV uốn nắn, sửa sai.
II. Luyện tập
Bài tập 1.
a. Không có câu đặc biệt.
- Có câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kínhtrong rương, trong hòm.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích công việc kháng chiến.
b. Câu đặc biệt:
- Ba giây Bốn giâyNăm giây Lâu quá.
- Không có câu rút gọn.
c. Câu đặc biệt.
+ Một hồi còi.
-Không có câu rút gọn
d.Câu đặc biệt: Lá ơi!
- Câu rút gọn: Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Bài tập 2.
a. Câu rút gọn : Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
b. Xác định thời gian, bộc lộ cảm xúc
c. Tường thuật, thông báo.
d. Lá ơi! -> gọi đáp.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-> 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.
- Nêu yêu cầu của đề bài
- hs nhắc lại hình thức của một đoạn văn
- GV gợi ý, hướng dẫn HS viết bài.
- hs viết và trình bày
Bài tập 3.
Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ e
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7 Tiet 81~84.doc