Giáo án Ngữ văn 7 - Trần Thị Thắng (Học kỳ 1)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm; tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.

- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại văn biểu cảm.

- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

3.Thái độ:

- Có thói quen, tưởng tượng , suy nghĩ , cảm xúc trước 1 đề văn biểu cảm

C. PHƯƠNG PHÁP

- Thực hành.

 

doc150 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 41222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trần Thị Thắng (Học kỳ 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau: + Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp. + Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt, căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lí; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo hợp lí của học sinh. b. Đáp án và biểu điểm: Đề Hướng dẫn chấm Điểm Tập làm văn Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu a. Yêu cầu chung: - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Nắm vững các kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, miêu tả. - Diễn đạt mạch lạc, súc tích, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu văn rõ ràng; chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: * Mở bài: Nêu tên loài cây và lí do em yêu thích * Thân bài: - Đặc điểm gợi cảm của loài cây em yêu thích. - Phẩm chất của cây - Loài cây ấy đối với cuộc sống con người. - Loài cây ấy đã để lại cho em những kĩ niệm đẹp nào. * Kết bài: Khẳng định giá trị của cây đối với đời sống con người và tình cảm của em đối với loài cây đó (1.5 điểm) (7 điểm) (1.5 điểm) Trên đây chỉ là gợi ý cơ bản, giáo viên có thể linh động chấm bài trên cơ sở tôn trọng sự sáng tạo đúng của học sinh. V. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. TUẦN 9 TIẾT 33 Ngày soạn: 07 - 10 - 2011 Ngày dạy: 10 - 10 - 2011 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ ( Nguyễn Khuyến) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. 2.Kĩ năng: - Nhận biết được thể loại của văn bản - Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật 3.Thái độ: - Trân trọng tình bạn. C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc: Lớp 7A1………………………7A3……………………. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài Qua đèo Ngang và cho biết cảnh đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan ntn? Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời của lịch văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất về tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung ? Dựa vào phần soạn bài.Em hãy nêu một số nét về tác giả Nguyễn Khuyến? ? Bài thơ sáng tác vào thời gian nào? ? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? (Số câu:8 câu;số chữ: 7chữ/ câu,hiệp vần câu 1,2,4,6,8 – vần “a” ) *HOẠT ĐỘNG 2: HD Đọc - hiểu văn bản Gv nhắc nhỡ hs :Đọc giọng chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười Gv :Giải thích một số từ khó Hs chú ý lắng nghe. ? Bài thơ có chia bố cục làm mấy phần ? Đó là những phần nào và nêu nội dung từng phần? Hs nêu. Gv nhận xét. ? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? ? Em hãy nêu đại ý của bài thơ ? Hs phát biểu. Gv nhận xét, chốt HS chú ý câu 1 ? Em có nhận xét gì về lối nói của nhà thơ ở câu 1? HS: Lời chào hỏi,một lời nói tự nhiên ? Qua lời chào,em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn của mình? HS: Một người bạn thân lâu ngày mới gặp, nên rất quý nhau HS đọc câu 2 đến câu 7 ? Theo cách giới thiệu như ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn ra sao khi bạn đến nhà chơi? Hs phát biểu: (đàng hoàng, chu đáo) ? Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn ra sao? Hs phát biểu: ? Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc đến ngay chợ xa, điều đó ta hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn (Muốn tiếp bạn thật đàng hoàng, nhắc đến chợ sau lời chào hỏi , thể hiện sự chân tình với bạn) * Thảo luận 3p:Ở 6 câu thơ này thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Hs phát biểu: ? Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói đấy? HS đọc câu cuối. ? Câu thơ cuối và cụm từ ta với ta nói lên điều gì? Ta với ta ở đây là ai? - Tình bạn cao hơn vật chất, dù vật chất thiêú hoặc không đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau, vẫn vui mừng khi gặp gỡ. ? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? ? Nêu ý nghĩa văn bản? *HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn - Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và các tác giả khác. Hs thực hiện. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: sgk/104 2.Tác phẩm : Đây là một bài thơ hay viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến. 3. Thể loại: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: 3 Phần - Câu 1:Giới thiệu sự việc bạn đến chơi - Câu 2 đến câu 7: Trình bày hoàn cảnh của mình - Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã b. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự c. Đại ý: Đây là bài thơ trữ tình viết về tình bạn. Một tình bằng hữu tâm giao, chân tình, một tấm lòng hiền hậu đẹp đẽ d. Phân tích: d 1. Giới thiệu sự việc - Đã bấy lâu nay bác tới nhà ® Lời chào bạn đến chơi nhà. d 2 .Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà Trẻ đi thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có - Giải bày cuộc sống nghèo với bạn Þ Hoàn cảnh không có gì để tiếp bạn ® Nói quá, ngôn ngữ giản dị d 3. Tình bạn bộc lộ - Bác đến chơi đây ta vối ta Þ Tình bạn đậm đà hồn nhiên,dân dã 3. Tổng kết Ghi nhớ SGK III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và các tác giả khác. E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 9 TIẾT 34 Ngày soạn: 07 - 10 - 2011 Ngày dạy: 10 - 10 - 2011 Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài hương ( nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch. - Thấy đựơc tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu trong một bài thơ tứ tuyệt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bứơc đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3.Thái độ: - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc: Lớp 7A1………………………7A3……………………............ 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 3. Bài mới:GV giới thiệu bài Ánh trăng luôn là cảm xúc mãnh liệt cho thi nhân đặc biệt là đối với những người xa quê hương. Vậy tình cảm đó được diễn tả như thế nào qua ánh trăng chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Tĩnh dạ tứ - ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của nhà thơ Lí Bạch HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1 :Giới thiệu chung ? Nhắc lại nét chính về tác giả Lý Bạch? ? Hãy xác định thể thơ của bài thơ ? * GV giới thiệu thêm về tác giả: Lý Bạch quê ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên, thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi Thanh Thành đọc sách ,ngắm trăng .Những ấn tượng và kỷ niệm đẹp đẽ của quê hương ông không thể nào quên .Suốt cuộc đời mấy mươi năm xa quê hình ảnh của quê hương nhất là những đêm trăng sáng ,đối với ông đầy nổi nhớ thương .Tình cảm sâu sắc đó ,Lý Bạch đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này. *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản GV : Đọc mẫu ,hướng dẫn học sinh đọc (đọc giọng diễn cảm, thể hiện nỗi buồn ) Gv : Gọi hs đọc phần chú thích sgk/124. Để tìm hiểu từ khó. ? Bài thơ này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Gv nêu đại ý của bài thơ. ? Có người cho rằng bài “Tĩnh dạ tứ “2 câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao? Hs trả lời cá nhân. Gv gợi ý. ? Ánh trăng ở lời thơ đầu được miêu tả ntn ? Hs phát hiện, trả lời. ? Ánh trăng ở lời thơ thứ hai được miêu tả bằng thị giác hay bằng cảm giác? Hs trả lời nhanh ? Vậy hai câu thơ diễn tả ánh trăng ntn? Qua đó thể hiện cảm giác ntn của tác giả? GV chuyển ý : Gọi HS đọc 2 câu cuối, giải thích nghiã. Thảo luận cặp ? Dựa vào những từ “ ngẩng đầu” với “cúi đầu”, “nhìn” với “ nhớ” , “ trăng sáng” với “ cố hương” em hãy cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hs trả lời Gv nhận xét ? Qua hành động của tác giả em hiểu điều gì về tình quê hương của tác giả ? Hs trả lời Gv nhận xét ? Em có nhận xét gì về hình ảnh và ngôn ngữ trong bài thơ? ? Biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ này là gì? Hs phát biểu. Gv định hướng *HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn - Học thuộc bài thơ ,nắm được nội dung ,nghệ thuật bài - Soạn bài : Xa ngắm thác núi Lư đọc kỹ trước phần phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ của bài thơ Hs thực hiện yêu cầu ở nhà. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Như sgk/111 2.Tác phẩm : Tình cảm suy tư, trong đêm trăng sáng của nhà thơ Lí Bạch. 3. Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả. c. Đại ý: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. d. Phân tích: d1. Hai câu đầu : Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương - NT: miêu tả, biểu cảm gián tiếp . -> Hai câu thơ diễn tả ánh trăng,gợi lên một không gian êm đềm, thơ mộng, huyền ảo vô cùng thanh tĩnh từ đó toát lên một cảm giác lạnh lẽo, cô đơn. d2. Hai câu cuối : Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương - NT: Phép đối , biểu cảm trực tiếp . à Tình yêu cố hương sâu nặng ,da diết 3. Tổng kết + Nghệ thuật - Xâydựng hình ảnh gần gủi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 + Ý nghĩa văn bản: - Nỗi lòng đối với quê hương da diết,sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc bài thơ ,nắm được nội dung ,nghệ thuật bài - Soạn bài : Xa ngắm thác núi Lư đọc kỹ trước phần phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ của bài thơ E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................... .............. TUẦN 9 TIẾT 35 Ngày soạn: 07 - 10 - 2011 Ngày dạy: 14 - 10 - 2011 Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ - Lí Bạch- A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ. - Bước đầu biết nhận xét về tình và cảnh trong thơ cổ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lí Bạch. - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhạn đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó hiểu đựơc phần nào tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ phần từ Hán Việt. 3.Thái độ: - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc: Lớp 7A1………………………7A3……………………. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Lí Bạch (701-762) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường ở TQ . ông được người đời mến mộ gọi là Thi tiên- ông tiên làm thơ. Lí Bạch là một nhà thơ phóng khoáng, giàu tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu tự do và đất nước, coi thường công danh, sống hào hiệp. Lí Bạch để lại trên một nghìn bài thơ với phong cách lãng mạng, bay bổng khắc hoạ thành công những hình tượng kì vĩ, hào hùng. Hôm này chúng ta sẽ tìm hiểu một kiệt tác của ông . văn bản có tên là “Xa ngắm thác núi Lư” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1 Giới thiệu chung. Gv :giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm Hs : chú ý lắng nghe. ? Thể thơ này giống bài thơ nào mà chúng ta đã học ? (Sông núi nước Nam- LTK). Hs : Trả lời. *HOẠT ĐỘNG 2: HD đọc - hiểu văn bản. GV: Đọc văn bản, hướng dẫn học sinh đọc Chú ý giọng đọc diễn cảm và nhẹ nhàng. Hs: Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Lưu ý hs ngắt giọng ở sau chữ thứ 4 của mỗi câu. Gv hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm ? Câu thơ thứ nhất tả cái gì? Và tả như thế nào? (Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư) Hs: thảo luận, trình bày Gv :gợi mở ? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là Hương Lô? Hs : Dựa vào phần chú thích trình bày. ? Các chi tiết đó gợi tả một cảnh tượng như thế nào? Hs phát biểu Gv nhận xét, chốt ? Trên cái nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, thác nước hiện ra qua câu thơ nào? ? Vị trí đứng ngắm của tác giả là xa hay gần ? Hs trả lời nhanh ? Vẻ đẹp của thác nước được tác giả thể hiện bằng nghệ thuật gì? Hs : Liên hệ kiên thức Tiếng Việt để trả lời. ? Câu thơ thứ ba ta không chỉ hình dung ra cảnh thác nước mà còn hình dung được đặc điểm dãy núi Lư và núi Hương Lô ntn ? Hs thảo luận, trả lời Gv nhận xét. Gv : Gọi Hs đọc câu 4. ? Em hiểu thế nào về “giải ngân hà” ? Hs phát biểu Gv giải thích ? Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư ntn? Hs suy nghĩ, phát biểu. Gv chốt. ? Qua phân tích văn bản em hãy cho biết những nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng trong bài? Hs nhớ và trả lời. Gv tổng hợp, ghi bảng ? Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? Hs dựa vào ghi nhớ trả lời/. Gv kết luận * HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học. Gv hướng dẫn - Học thuộc lòng bản dich thơ - Xem trước bài: Chữa lỗi quan hệ từ Hs thực hiện yêu cầu ở nhà. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Như sgk/111 2.Tác phẩm : là một bức tranh toàn cảnh núi Lư. 3. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: kể, miêu tả. c. Đại ý: d. Phân tích: d1. Cảnh thác núi Lư: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên. ( Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía) -> NT: kể, miêu tả. => Cảnh tượng rực rỡ, lộng lẫy hùng vĩ, huyền ảo như thần thoại. “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.” (Như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông). -> So sánh. => Vẻ đẹp tráng lệ. “Phi lưu trục há tam thiên xích.” (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước). -> Miêu tả bằng động từ gợi cảm. -> Tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác. -> Cảnh tượng hùng vĩ, kỳ ảo của thiên nhiên. “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” (Tưởng tượng dải ngân hà tuột khỏi mây). -> So sánh táo bạo đầy kì thú, tạo nên sự kì vĩ của thác nước. d 2.Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư. - Nhà thơ có trí tưởng tưởng tượng bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước - Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm. 3.Tổng kết. + Nghệ thuật: - Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn của Lí Bạch - Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại. - Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. + Ý nghĩa văn bản. Đây là bài thơ khắc hoạ được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ LB III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng bản dich thơ - Xem trước bài: Chữa lỗi quan hệ từ E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… TUẦN 9 TIẾT 36 Ngày soạn: 07 - 10 - 2011 Ngày dạy: 14 - 10 - 2011 Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi. - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng: - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. 3.Thái độ: - Biết khắc phục những lỗi thường mắc phải. C. PHƯƠNG PHÁP - Nêu và giải quyết vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc: Lớp 7A1………………………7A3……………………. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Quan hệ từ là gì ? Khi nói hoặc viết chúng ta dùng quan hệ từ ntn? ? Đặt câu có các cặp quan hệ từ “vì ……….. nên …” ; “ Sở dĩ ………… là vì ………” 3. Bài mới : Giới thiệu bài Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về quan hệ từ và biết cách dùng quan hệ từ ntn trong khi nói hoặc viết . Vậy tiết hoặc hôm nay , giúp chúng ta nhận ra lỗi khi dùng quan hệ từ . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu chung ? Nhắc lại khái niệm về quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ? Hs : Trả lời. Gv : Khắc sâu kiến thức. Gv yêu cầu hs đọc mục 1 SGK Hs : Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm Có 4 lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ.Mỗi nhóm quan sát ví dụ ở từng mục,tìm ra cái sai trong cách dùng,sửa chữa. GV : Ghi các ví dụ ở sgk/106-107 lên bảng phụ HS: Thảo luận theo các ví dụ đó. Phần trả lời GV cũng chuẩn bị sẵn ở bảng phụ ? Qua các bài tập trên ta thấy trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào ? Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. Gv : Gọi 1 hs thực hiện ghi nhớ. * HOẠT ĐỘNG 2 Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 ? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ? ? Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau: Hs : Lên bảng thực hiện. * Bài 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng. Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày. * Bài 3 Chữa các câu sau cho hoàn chỉnh Câu 1 bỏ từ đối với Câu 2 bỏ từ với Câu 3 bỏ từ qua ? Nêu yêu cầu bài tập 4 ? (HSTLN) Thực hiên trên bảng. * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn - Về nhà học ghi nhớ sgk - Làm hết bài tập còn lại - Xem trước bài: Từ đồng nghĩa Hs thực hiện. I. TÌM HIỂU CHUNG *. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ 1. Thiếu quan hệ từ - Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác + Chữa lại : - Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác . 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. + Chữa lại - Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng . 3. Thừa quan hệ từ VD: Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. Sửa : Bỏ từ “ đối với” 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết . VD1: Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hòa với mọi người. (Bỏ từ “cho”) ® Thừa QHT VD2: Nam là một HS giỏi toàn diện, không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam Sửa: Nam là ….. không những giỏi môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa .( Thêm từ mà còn để tạo sự liên kết với từ không những đứng trước nó) * Ghi nhớ Sgk/ 107 II. LUYỆN TẬP Bài 1/107 Thêm quan hệ từ thích hợp …..Từ đầu đến cuối ….( để) cho cha mẹ mừng Bài 2/107 Thay quan hệ từ sai = quan hệ từ đúng Như Dù Về Bài 4/108 Cho biết quan hệ từ dùng trong câu đúng hay sai : - a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) ; e(-) nên nói quyền lợi của bản thân mình ; g (-) Thừa từ của ; h(+) ; I(-) Từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Về nhà học ghi nhớ sgk - Làm hết bài tập còn lại - Xem trước bài: Từ đồng nghĩa E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............ TUẦN 10 TIẾT 37 Ngày soạn: 15.10. 2011 Ngày dạy: 17.10. 2011 Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ - Hạ Tri Chương - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu đối trong bài thơ tuyệt cú. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm 3.Thái độ: - Tình yêu quê hương đất nước. Trân trọng tình cảm quê hương. C. PHƯƠNG PHÁP - Phân tích, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc: Lớp 7A1………………………7A3……………………. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ? Nêu nội dung chính của bài thơ?. 3. Bài mới :GV : giới thiệu bài Quê hương – hai tiếng giản dị mà thiêng liêng bởi nó gần gũi và chan chứa tình yêu thương .Tình quê hương thường được bộc lộ sâu sắc mỗi khi phải xa rời ,ngăn cách.Và nỗi sầu xa xứ được Lý Bạch và một số nhà thơ cổ thể hiện khi nhẹ nhàng thấm thía lúc quằn quại nhói đau .Vậy mà Hạ Tri Chương lại khác, khi cáo quan về tận quê nhà rồi mà nỗi nhơ,tình yêu thương không những chẳng vơi đi mà dường như càng tăng lên gấp bội .Để hiểu rõ tâm tình yêu quê hương của nhà thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung Gv: giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương. Yêu cầu hs dựa vào chú thích trả lời câu hỏi ? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? ? Bài thơ phần phiên âm thuộc thể thơ gì? Phần dịch thơ thuộc thể thơ gì? HS : Dựa vào sgk trình bày . * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV Đọc mẫu ,nêu cách đọc ,gọi hs đọc ( phiên âm, dịch nghĩa ,dịch thơ ). Hs đọc phiên âm, dịch nghĩa ,dịch thơ. Gv :Gọi hs đọc 2 câu đầu bài thơ . Gv giải thích nghĩa của từng từ có trong hai câu thơ Hs chú ý theo dõi ? Em hãy chỉ ra phép đối ở hai câu thơ đầu? Hs : Thảo luận, trình bày. Gv : Định hướng. C1: Thiếu ><hồi Thiếu tiểu ly gia ><lão đại hồi à Đối từ, đối vế . à Đối ý, lời, ngữ pháp . ? Nội dung hai câu thơ muốn diễn đạt điều gì? Hs : Thảo luận, trình bày. Gv nhận xét, phân tích thêm. + câu 1: Là câu kể, khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác song đồng thời cũng hé lộ tình cảm đối với qh của tác giả. + câu 2: Là câu tả. Dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm , giọng quê, tiếng nói quê hương ) ? Khi trở về quê nhà thơ đã gặp phải tình huống bất ngờ như thế nào? Hs đọc 2 câu cuối : Phát hiện trình bày. ? Thảo luận 3p: Vì sao về đến quê nhà mà chẳng ai nhận ra ông? + Tác giả có quá nhiều thay đổi (vóc người, tuổi ,mái tóc ..) + Có sự thay đổi ở phía quê hương những người lạ, thiếu thời, hoặc đã chết, hoặc còn sống chưa chắc đã có ai nhận ra ông .Trẻ con thì không biết ông . ? Vậy làm cách nào để chúng ta không trở thành khách lạ ngay chính trên quê hương mình ? Hs : Liên hệ bản thân. ? Em hãy nêu một vài nét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài thơ? Hs phát biểu. Gv chốt. ? Qua bai thơ tác giả muốn gửi đến thông điệp gì? * HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn: - Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ, phần ghi nhớ sgk. - Hiểu nôi dung và nghệ thuật trong bài. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659-744) 2. Tác phẩm : Hoàn cảnh sáng tác:năm 744 ,lúc 86 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan về quê và bài thơ được sáng tác khi về đến quê. 3. Thể loại: TNTT-phiên âm. Lục bát –d ịch thơ II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: kể, miêu tả. c. Phân tích: c1. Hai câu đầu : Thiếu tiểu ly gia/ lão đại hồi Hương âm vô cải /mấn mao tồi + NT: Phép đối, kiểu câu kể, tả. -> Lời kể của tác giả vể quảng đời dài xa quê làm quan ( từ lúc còn trẻ đến lúc về già) -> Lời tác giả tự nhận xét: Khi đi lúc còn trẻ già mới về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án ngữ văn 7 hk 1 - THCS Đạ Mrong.doc
Tài liệu liên quan