Tuần 10
Tiết 37
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lý Bạch .
- Nghệ thuật đối và vai trò câu kết trong bài thơ .
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ .
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt .
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ .
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phân tích, bình, nêu vấn đề.
III/ CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, tranh ảnh ao làng
- HS: trả lời các câu hỏi SGK.
124 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 trọn bộ cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, say đắm.
+ Hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.
2- Bài 2:
Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả 2 bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.
3- Bài 3 +4
Hướng dẫn HS làm
4. Củng cố: (3 phút)
Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào?
Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
5. Dặn dò: (1 phút)
Làm BT và chuẩn bị bài: Côn sơn ca và Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên trường trông ra.
LH: Maihoa131@gmail.com
Tuần 6
Tiết 21 Ngày soạn:27/09/2018
Hướng dẫn đọc thêm:
BÀI CA CÔN SƠN
Nguyễn Trãi
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
Sơ bộ về đặc điểm thơ lục bát.
Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản .
Kĩ năng:
Nhận biết thể loại thơ lục bát .
Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát
Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phân tích, bình giảng, nêu vấn đề,..
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam” phần phiên âm và dịch nghĩa - Cho biết nội dung ý nghĩa bài thơ này?
Đọc bài thơ “Phò giá về Kinh” phần phiên âm và dịch nghĩa - Cho biết thể thơ và nội dung bài thơ?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Tiết học này chúng ta sẽ học hai tác phẩm thơ: Một bài là của một vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu đời Trần. Còn một bài là của Danh nhân lịch sử của dân tộc đã được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hoá thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lý thú, bổ ích
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
5 phút
7
Phút
22
Phút
Hoạt động 1
Dựa vào chú thích em hãy nêu một vài nét về tác giả?
HS trả lời -> GV nhấn mạnh những nét chính về tác giả và sự nghiệp
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2
Hướng dẫn đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãi
GV: Đọc mẫu và cho HS: Đọc tiếp
Hoạt động 3
Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ là ai, sự vật nào? (ta và cảnh vật Côn Sơn)
Cảnh vật Côn Sơn được giới thiệu qua những câu thơ nào, những nét tiêu biểu nào
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Côn Sơn có đá rêu phơi
Trong rừng thông mọc như nêm
Trong rừng có bóng trúc râm
Có gì độc đáo trong cách tả cảnh vật ở Côn Sơn? (Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu)
Cách tả đó gợi cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
Từ việc MT cảnh vật ở Côn Sơn bài thơ có ý nghĩa gì? Điều đó cho em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Đại từ “ ta” lặp lại 5 lần có tác dụng gì?
Bài thơ cho ta thấy con người nhân danh “ta” có những nhu cầu, sở thích gì?
Qua đó bài thơ muốn ca ngợi điều gì?
GV bình..
HS: Đọc ghi nhớ.
Bức tranh minh hoạ trong sách gợi cho em cảm giác gì? (Thân quen, gần gũi)
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca)
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 -1442) là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Năm 1442 bị chu di tam tộc -1464 được rửa oan.
2. Tác phẩm: sáng tác trong thời kì Nguyễn Trãi về quê sống ẩn dật ở (Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương)
II. Đọc, chú thích, bố cục:
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh vật Côn Sơn:
Gợi một thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ, khoáng đạt, nên thơ, thanh tĩnh qua nghệ thuật MT, sử dụng từ láy, phép so sánh
=> Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn.
2. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn:
Với điệp từ “ta” nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn.
- Ca ngợi tam hồn cao đẹp, thanh thản tràn đầy thi hứng trước vẻ đẹp của Côn Sơn, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên đẹp trong lành.
Ghi nhớ: Sgk 81
4. Củng cố: (4 phút)
Đọc diễn cảm bài thơ “Côn Sơn Ca. buổi chiều”?
5. Dặn dò: (1 phút)
Làm BT và chuẩn bị bài: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên trường trông ra.
Tuần 6
Tiết 23 Ngày soạn:30/09/2018
TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản .
Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt
2. Kĩ năng:
Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh .
Mở rộng vốn từ Hán Việt .
3. Thái độ:
Giữ gìn sự trong sáng của TV
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì? Các yếu tố Hán Việt có những đặc điểm gì?
Có mấy loại từ ghép Hán Việt. Nêu rõ từng loại-cho ví dụ?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
GV đưa ra một số từ Hán Việt: phụ nữ, phu nhân, tử thi, từ trần-HS tìm những từ thuần Việt có nghĩa tương đương. Tại sao có lúc ta không dùng từ thuần Việt mà lại dùng những từ Hán Việt đó. Vậy giữa chúng có sự khác nhau về sắc thái, ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
11
Phút
10
Phút
15
Phút
Hoạt động 1
GVgọi HS: Đọc mục 1 SGK trang 81và trả lời câu hỏi
Tại sao các câu văn dung từ Hán việt mà không dùng từ Thuần việt?
“Phụ nữ”thể hiện được sắc thái quan trọng,tôn kính hơn so với từ đàn bà
“Từ trần,mai táng”tạo được sắc thái tao nhã,tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ.
b. “Kinh đô, Yết kiến trẫm,bệ hạ, thần có sắc thái cổ,phù hợp với không khí xã hội.
Hoạt động 2
Người ta dùng từ Hán việt để làm gì?
GV: Gọi HS: Đọc mục 2 SGK và tả lời câu hỏi
Câu nào có cách diễn đạt hay hơn?vì sao?
a. câu a2 hay hơn vì câu a1 dùng từ đề nghị không phù hợp
b. câu b2 hay hơn vì dùng không đúng sắc thía biểu cảm,không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Tại sao không nên lạm dụng từ Hán việt?
Hoạt động 3
Lựa trọn từ ngữ trong hoặc đơn điền vào chổ trống
Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người,tên địa lí?
Tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa?
Dùng từ Thuần Việt thay cho từ Hán Việt cho phù hợp?
I. tác dụng của từ Hán Việt:
Trong nhiều trường hợp,người ta dùng từ Hán Việt để:
Tạo sắc thái trang trọng,thể hiện thái độ tôn kính
Ví dụ: nhi đồng - trẻ em
Hoa lệ - đẹp đẽ
Tạo sắc thái tao nhã,tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ
Ví dụ: Đám tang - đám ma
Từ trần - chết
Tạo sắc thái cổ xưa phù hợp với bầu không khí xã hội xưa
Ví dụ: Phu nhân - vợ
Trẫm - ta
II. cách sử dụng từ Hán Việt
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- không nên lạm dụng từ Hán Việt khi nói hoặc viết
III. Luyện tập
1/83. Điền vào chổ trống
Mẹ- thân mẫu
Phu nhân - vợ
Sắp chết - lâm chung
Giáo huấn - dạy bảo
2/83 người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người,tên địa lí vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
3/83 Ccá từ giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
4/84 Dùng từ Thuần Việt thay cho từ Hán Việt.
Bảo vệ - gìn giữ.
Mĩ lệ - đẹp đẽ.
4. Củng cố: (2 phút)
Nêu tác dụng của từ Hán Việt.?
Cách sử dụng từ Hán Việt như thế nào?
5. Dặn dò: (1 phút)
Chuẩn bị cho tiết sau “Đặc điểm của văn bản biểu cảm. Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”
Tuần 7
Tiết 27 Ngày soạn:05/10/2018
QUAN HỆ TỪ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Khái niệm quan hệ từ.
Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản .
2. Kĩ năng:
Nhận biết quan hệ từ trong câu.
Phân tích được tác dụng của quan hệ từ .
3. Thái độ:
Sử dụng từ quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ sao cho chỗ hiệu quả nhất
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đe
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Trong những trường hợp nào thì ta sử dụng từ Hán Việt - Cho ví dụ minh họa.
Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào? Nói như thế nhưng tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
GV gọi 1 HS: Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và tìm các quan hệ từ được dùng trong bài thơ (HS trả lời GV nhận xét, ghi điểm). Ở bậc tiểu học các em đã có dịp làm quen với từ loại này, nhưng cách sử dụng như thế nào cho phù hợp khi nói và viết. Bài học “Quan hệ từ “ hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
18
Phút
16
phút
Hoạt động 1
Quan hệ từ chiếm khối lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao.Quan hệ từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các thành phần của các cụm từ,của câu.
Ví dụ: và,với,cũng, của ở,tại,bởi
GV gọi HS: Đọc mục 1 SGK trang 96 và trả lời câu hỏi.
Xác định quan hệ từ trong ví dụ?
a. Của b. Như
c. Bởi d. Của.
Nêu ý nghĩa của các quan hệ từ trên?
Của:quan hệ sở hữu.
Như: quan hệ so sánh.
Bởi..nên:quan hệ nhân quả.
Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
GV: Dùng hình thức trắc nghiệm để xác định trường hợp bắt buộc (+) và không bắt buộc (-) dùng quan hệ từ.
Trong các trường hợp mục II.1 SGK trang 97.Trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?
a (-), .b (+), c (-), d (+), e (-), g ( + ), h (+), i (-).
Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau?
Nếu..thì.
Vì.nên.
Tuynhung.
Hễ..là,thì.
Sở dĩ..là vì.
Quan hệ từ được dùng như thế nào?
Hoạt động 2
Tìm quan hệ từ trong văn bản “cổng trường mở ra” từ “vào đêmkịp giờ”
Điền quan hệ từ vào ô trống?
Chọn câu đúng sai?
I.Tìm hiểu chung:
1.Thế nào là quan hệ từ.
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: so sánh,sở hữu,nhân quảgiữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Ví dụ:
Mắt của cô ấy đen láy.
Thân em như hạt mưa sa.
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày.
Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.
2. Sử dụng quan hệ từ.
Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa.
Ví dụ:
Nó đến trường bằng xe đạp.
Việc làm ở nhà.
Bên cạnh đó cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (Dùng cũng được, không dùng cũng được)
Ví dụ:
Khuôn mặt (Của) cô giáo.
Giỏi (Về) toán.
Có một số trường hợp quan hệ từ được dùng thành cặp.
Ví dụ: Vì nên.
Nếu ..thì.
II. Luyện tập.
1/98 Quan hệ từ trong văn bản “Cổng trường mở ra”: như, là, và, cứ,..
2/98 Điền quan hệ từ:
Với, và, với, với, nếu.thì, và.
3/98 Chọn câu đúng sai
a (-), b (+), c (-), d (+), e (-), g (+), h(-),I (+), k (+), l (+).
4. Củng cố: (4 phút)
GV nhắc lại nội dung bài: hiểu đựơc thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng của nó
5. Dặn dò: (1 phút)
Làm bài tập ở nhà
Chuẩn bị bài mới “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”
LH: Maihoa131@gmail.com
Tuần 7
Tiết 28 Ngày soạn:05/10/2018
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Đặc điểm thể loại biểu cảm .
Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc .
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đe
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở tiết trước các em đã biết các bước khi làm bài văn biểu cảm . Tiết học này ta sẽ thực hành luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15
Phút
22
phút
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .Sau đó giúp HS tìm hiểu đề,lập dàn bài.
Đề yêu cầu viết về điều gì?
GV qui định cả lớp viết về câu dừa để tập trung
Em sẽ viết gì về cây dừa? (Phẩm chất, biểu hiện cụ thể)
GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo gợi ý SGK.
GV yêu cẩu HS viết đoạn mở bài và kết bài.
Hoạt động 2
HS: Thực hành tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết đoạn văn cho đề bài.
GV: Chia nhóm cho lớp thực hiện. Nhóm cử đại diện trình bày
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: loài cây em yêu.
1.Tìm hiểu đề và tìm.
a. Viết về loài cây em yêu.
b. Cây dừa:
Dễ sống (Đất cằn cõi, ít màu mỡ)
Cây cho bóng mát.
Qủa dừa cho nước uống rất ngon,bổ.
Các bộ phận điều có thể dùng.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: nêu loài cây và lí do mà em thích loài cây d0ó.
b. Thân bài:
Các đặc điểm gợi cảm của cây.
Loài cây..trong cuộc sống của con người.
Loài cây..trong cuộc sống vủa em.
c. Kết bài: tình cảm của em đối với cây
3. Viết đoạn văn.
II. Thực hành trên lớp
Cho đề bài: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
4. Củng cố: (3 phút)
Đề: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?
A. Bài văn được viết theo phương thức nào?
B. Đêm trung thu đẹp như thế nào?
C. KN nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
Những tác phẩm VH nào viết về đêm trung thu?
5. Dặn dò: (1 phút)
Chuẩn bị bài: Qua Đèo Ngang
Tuần 8
Tiết 29 Ngày soạn:11/10/2018
QUA ĐÈO NGANG
(Bà Huyện Thanh Quan)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp HS hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo.
2. Kỹ năng:
Cảm nhận được bài thơ, hiểu được bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
3. Thái độ:
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thảo luận
Vấn đáp tìm tòi
III/ CHUẨN BỊ:
GV: giáo án, tranh ảnh Đèo Ngang.
HS: soạn bài.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Đọc thuộc khổ thơ 1, 2 trong bài “Sau phút chia ly” phân tích nội dung khổ thơ.
Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” Nêu ý nghĩa bài thơ?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Chương Hiền. Nhưng có lẽ bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là được nhiều người thích nhất.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
7
Phút
20
Phút
8
phút
Hoạt động 1
GV: Đọc 1 lượt
HS: Đọc văn bản
HS: Đọc chú thích* và nêu những nét chính về TG-TP
Bố cục chia làm mấy phần? Hãy xác định và nêu nội dung chính của từng đoạn? (2 phần mỗi phần 4 câu)
Hoạt động 2
Tác giả cảm nhận khung cảnh đèo ngang vào thời gian nào?
Cảnh đèo ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?
Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh vật ở đây? Cách miêu tả đó có tác dụng gì?
Khi bước tới Đèo Ngang tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào?
Trong phần này, tác giả đã sử dụng phép đối. Hãy nêu tác dụng của phép đối này?
Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả? Đó là ấn tượng một không gian như thế nào?
Em hiểu thế nào về câu thơ “Một mãnh tình riêng ta với ta”
GV: Gọi HS: Đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn HS tìm hiẻu
GV: Kiểm tra
I. Đọc- Chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Khung cảnh Đèo Ngang
T/g miêu tả vào lúc xế tà.
Cảnh vật gồm: Cỏ, cây, hoa, lá, đá, dãy núi, con sông, cái chợ, ngôi nhà, tiếng chim, tiều phu.
Sử dụng điệp từ, từ láy, từ tượng hình, tượng thanh.
-> Gợi nên một khung cảnh rậm rạp, hoang sơ, vắng lặng.
Thể hiện nỗi buồn man mác trước cảnh tượng hoang sơ xa lạ.
2. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang
Buồn, cô đơn.
Làm nổi rõ hai trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà.
Trời, non, nước.
Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
Tâm sự sâu kín, hướng nội, tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết âm thầm, lặng lẽ.
Ghi nhớ: ( SgkT104)
III. Luyện tập:
Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta
Học thuộc lòng bài thơ
4. Củng cố: (4 phút)
GV hệ thống lại nội dung vừa học
5. Dặn dò: (1 phút)
Cách tiếp đãi bạn của NK như thế nào?
Lời kết của bài thơ thể hiện cái gì đáng quí nơi tác giả?
Tuần 8
Tiết 31-32 Ngày soạn:14/10/2018
KIỂM TRA
(Tập làm văn - bài viết số 2 )
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng cảm thụ những điều tốt đẹp trong thiên nhiên, câu văn mạch lạc, bố cục rõ ràng.
Thái độ:
Bày tỏ tình cảm tốt đẹp, chân thực của mình, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
C. CHUẨN BỊ:
Thày: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm.
Trò: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Thống nhất về qui chế làm bài
3. Nội dung bài mới: (82 phút)
a/ Đặt vấn đề:
Tiết trước chúng ta đã luyện tập về cách làm văn biểu cảm, tiết này ta sẽ viết bài văn biểu cảm.
b/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (2 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài
HS: Chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (2 phút)
GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
Ưu điểm:
Hạn chế:
5. Dặn dò: (1 phút)
Ôn lại các nội dung đã học
ĐỀ KIỂM TRA
Nêu cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu quý nhất.
GV gợi ý:
Chọn loài cây em thực sự yêu thích và có sự hiểu biết về loài cây đó.
Nêu lí do em thích.
Tả những nét gợi cảm của cây.
Nêu những tình cảm chân thành của mình đối với cây.
Chú ý sắp xếp bố cục cho rõ ràng, hợp lí.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
a) MB: (1.5điểm)
Nêu loài cây và lí do yêu thích.
b) TB: (6điểm)
Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.
Vai trò của cây trong đời sống con người.
Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.
c) KB: (1.5điểm)
Tình cảm của em đối với cây.
Trình bày bài sạch, đẹp
Yêu cầu: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.
Tuần 9
Tiết 34 Ngày soạn:19/10/2018
Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư Sơn bộc bố)
Lí Bạch
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Lý Bạch.
Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ
HS có tình yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phân tích, bình, nêu vấn đề.
III/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, tranh ảnh ao làng
HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà. Giới thiệu sơ lược về Tác giả .
Nội dung bài văn nói lên điều gì? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà Tác giả dùng trong bài?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Các em đã tìm hiểu một số tác giả gắn với một số tác phẩm văn chương có giá trị. Song bên cạnh đó, các em sẽ tìm hiểu một số tác giả gắn với một số bài thơ nổi tiếng với chủ đề về tình bạn, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Trong đó phải nói đến bài “Xa ngắm thác núi Lư” của nhà thơ Lí Bạch mà các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
7
Phút
27 phút
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn đọc
HS: Đọc bài
Học sinh đọc chú thích.
Trình bày hiểu biết của em về tác giả của Lí Bạch. (Con người, sự nghiệp)
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm?
Xác định thể thơ của bài Xa ngắm thác núi Lư?
Văn bản sử dụng phương thức miêu tả hay biểu cảm?
(Lấy cảnh ngụ tình -> Biểu cảm)
Cảnh gì? Tình cảm gì?
Hoạt động 2
Cảnh được miêu tả từ vị trí nào?
(V.trí: xa - vọng )
Vị trí ấy có ưu điểm gì khi quan sát?
Cảnh thác núi Lư hiện lên ntn qua quan sát, liên tưởng của nhà thơ?
Vẻ đẹp ấy hiện lên ntn qua cách miêu tả và sử dụng từ của tác giả trong từng câu thơ?
Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì và tả ntn.
Từ ngữ nào nói lên điều đó?
Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?
Dựa vào từ quải và từ tiền xuyên đã được định nghĩa ở chú thích hãy xác định nghĩa của câu thơ này?
Thác nước Lư sơn được t/g mtả trong trạng thái ntn?
Tác dụng của chi tiết ngôn từ này là gì?
Cảnh tượng đó đem đến cho nhà thơ liên tưởng nào?
Câu 3,4: còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
Qua đó em thấy tình cảm yêu quí tự nhiên của tác giả như thế nào?
Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch?
Tóm lại cảnh thác núi Lư là cảnh tượng ntn?
Đọc bài thơ ta thấy tình cảm, thái độ của nhà thơ ntn?
Xác định nội dung nổi bật được phản ánh trong văn bản?
Cái cách tả cảnh, tả tình của tác giả có gì đặc sắc để chúng ta học tập khi làm văn miêu tả và biểu cảm?
I. Đọc- chú thích
1. Đọc
2. chú thích
Tác giả:
Lí Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
Tác phẩm
Đây là bài thơ hay nhất viết về đề tài thiên nhiên
Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệ
II.Tìm hiểu chi tiết
1. Vẻ đẹp thác nước Lư sơn
Nhà thơ đứng từ xa để ngắm nhìn dòng thác
Nhìn bao quát được không gian rộng lớn, vẻ đẹp toàn cảnh của thác núi Lư
Các từ:
+ Quải: Treo.
-> Cảnh động -> Tĩnh -> Đỉnh núi khói tía mù mịt, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa
-> Một bức tranh tráng lệ.
Phi: Bay; trực há: đổ thẩng xuống, Tam thiên xích: ba ngàn thước
-> Cảnh tĩnh -> động: vừa trực tiếp tả thác vừa gợi cho người đọc hình dung thế núi cao, sườn núi dốc đứng. Gợi tả sức mạnh mãnh liệt của thác nước.
-> Cảnh tượng dữ dội, mãnh liệt kì diệu của thiên nhiên.
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Nghi: Ngỡ là, tưởng là (Mà vẫn tin)
Hình ảnh: Ngân hà.
Lạc: Rơi xuống.
-> Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Đây là một cảnh tượng huyền ảo, kì vĩ của thiên nhiên)
-> Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại một kiệt tác của thiên nhiên
2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư:
Tình yêu thiên nhiên, tính cách hào phóng, mạnh mẽ.
+ Đối tượng miêu tả: một danh thắng của quê hương, đất nước
+ Thái độ trân trong, ngợi ca
+ Ca ngợi vẻ đẹp kì thú của thác nước
Ghi nhớ Sgk 112
4. Củng cố: (4 phút)
Đọc thuộc bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của thác nước từ cách hiểu của em.
5. Dặn dò: (1 phút)
Chuẩn bị bài: “Từ đồng nghĩa”
LH: Maihoa131@gmail.com
Tuần 10
Tiết 37 Ngày soạn:24/10/2018
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lý Bạch .
Nghệ thuật đối và vai trò câu kết trong bài thơ .
Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ .
2. Kĩ năng:
Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt .
Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ .
Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phân tích, bình, nêu vấn đề.
III/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, tranh ảnh ao làng
HS: trả lời các câu hỏi SGK.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc,bài văn biểu cảm có thể viết như thế nào?
Bài văn có bố cục mấy phần?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
“Vọng nguyệt hoài hương” trông trăng nhớ quê là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở VN mà cả ở Trung Quốc. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ cho nên ở xa quê, trăng càng sáng, càng tròn lại càng nhớ quê. Tình cảnh trông trăng của Lý Bạch sẽ được tìm hiểu qua bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
5
Phút
23
Phút
8
Phút
Hoạt động 1
GV: Đọc mẫu
Gọi HS đọc bài thơ theo yêu cầu
Về thể thơ, bài thơ này giống với thể thơ nào đã học.
(Giống: Phò giá về kinh)
Hoạt động 2
Đọc 2 câu thơ đầu
Tg quan sát ánh trăng từ vị trí nào?
Vì sao em biết điều đó?
Nếu thay “ sàng” bằng từ “án” (bàn )
đình (sân) thì ý tứ câu thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
(câu thơ sẽ mang hàm nghĩa khác nếu thay từ “ sàng” bằng 1 từ khác)
Hai câu thơ đã gợi tả 1 đêm trăng như thế nào?
Hai câu đầu có phải chỉ tả cảnh không? Vì sao?
Ở 2 câu thơ này, những từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Ngu van 7_12392713.doc