TIẾT 74
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức , rèn luyện kỹ năng cảm thụ và tạo lập văn bản biểu cảm cho học sinh
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và tạo lập văn bản biểu cảm cho học sinh.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp mang giá trị nhân văn.
B.CHUẨN BỊ
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
- GV : Giáo án, SGK, SGV, thiết kế bài giảng
- HS : SGK lớp 7 tập II, vở ghi, vở soạn
431 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Tân Minh A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội được tác giả cảm nhận như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học nội dung đã phân tích, học ghi nhớ SGK.
- Đọc và soạn văn bản "Sài Gòn tôi yêu" chuẩn bị tiết sau học.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 64
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: SÀI GÒN TÔI YÊU
ÔN TẬP BÀI: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức
Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.
Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
Giải thích được tục lệ dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết của nhân dân ta.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
Rèn kĩ năng giải thích một vấn đề
3. Thái độ
Yêu thích vẻ đẹp Sài Gòn, đặc biệt là phong cách người Sài Gòn.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước từ những thức quà truyền thống giản đơn nhất.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Học sinh: Bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. Tìm hiểu văn bản: “Sài Gòn tôi yêu”
*Hoạt động tìm hiểu chung
- GV yêu cầu đọc: Giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý từ ngữ địa phương.
- GV đọc, gọi HS đọc tiếp.
- GV gọi HS đọc chú thích * và các chú thích SGK.
GV: Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào?
HS trả lời.
-GV kết luận: Tình cảm yêu mến và ấn tượng chung về Sài Gòn: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
GV: Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Hãy tìm bố cục của văn bản?
HS trả lời GV kết luận
*Hoạt động tìm hiểu chi tiết
GV: Tác giả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận. - Hãy cho biết nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả?
HS trả lời:
- Nắng sớm - nắng ngọt ngào, chiều gió lộng nhớ thương, cơn mua nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Trời đang iu iu buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
- Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động dập dìu xe cộ vào giờ cao điểm, yên lặng của buổi sáng tinh sương
GV kết luận.
- Qua đó ta thấy tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận.
- Trong phần 2: Tác giả nói về nét nổi bật trong phong cách người Sài Gòn. Nét đặc trưng trong phong cách ấy là gì?
HS: Nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hoà hợp, sống lâu nên đã thừa nhận đây là quê quán của mình.
Đặc biệt tác giả nói về nét đẹp Sài Gòn qua hình ảnh các cô gái trước năm 1945 với dáng vẻ trang phục tự nhiên, khoẻ khoắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn
- Thái độ và tình cảm của tác giả đối với con người Sài gòn được biểu hiện như thế nào?
HS trả lời.
GV kết luận.
*Hoạt động tổng kết
GV: Qua bài văn, em cảm nhận được gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng với tình cảm về mảnh đất ấy của tác giả?
HS trả lời.
GV kết luận.
GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
Ôn tập lại kiến thức đã học
*Gợi ý:
- Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời
-> Là thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
->
- Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam.
- Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
->Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:
*Về màu sắc: Tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá.
*Về hương vị: Cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
A.Văn bản: “Sài Gòn tôi yêu”
I.Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Giải thích từ khó
3. Bố cục: 3 phần
- P1 (từ đầu -> tông chi họ hàng): Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả.
- P2 (TT -> hơn năm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- P3 (còn lại): Khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn
- Thời tiết: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, mưa nhiệt đới ào ào nhưng mau dứt.
- Thời tiết thay đổi nhanh chóng, đột ngột.
- Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng trong thời khắc khác nhau.
ð Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc câu -> tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn.
2. Phong cách con người Sài Gòn
- Nơi hội tụ của người bốn phương, sống lâu nên thành người Sài Gòn.
- Tự nhiên, chân thành, cởi mở.
- Các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị.
- Sài Gòn là nơi đất lành.
-> Tác giả: Yêu quý Sài Gòn đến độ hết lòng, mong mọi người hãy đến và yêu Sài Gòn.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
-> Ghi nhớ: Sgk
B.Ôn tập văn bản: “Một thức quà của lúa non: Cốm”
?/Câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về tục lệ dùng hồng, cốm làm lễ vật trong ngày Tết của nhân dân ta?
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nêu cảm nhận của em về Sài Gòn và tình cảm của tác giả về mảnh đất ấy?
- Qua văn bản: “Một thức quà của lúa non: Cốm”. Em hãy nêu cảm nhận của em về thức quà nổi tiếng của đất Hà Thành?
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Về học nội dung đã phân tích và học ghi nhớ SGK.
- Xem lại các kiến thức về chuẩn mực sử dụng từ và chuẩn bị tiết sau học bài.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
Kiến thức
Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
Chuẩn mực sử dụng từ.
Một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa.
Kĩ năng
Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực
Thái độ
Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Khi sử dụng từ ta cần chú ý những gì?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động ôn lại lí thuyết
?/Em hãy cho biết các từ loại đã học?
?/Danh từ, động từ, tính từ thường giữ chức vụ gì trong câu?
*Gợi ý:
- Động từ: Làm chủ ngữ + vị ngữ (điển hình) là làm vị ngữ (không có khả năng kết hợp đã, sẽ, đang)
- Tính từ: Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
- Danh từ : Làm chủ ngữ, vị ngữ
?/Căn cứ vào nguồn gốc chia từ làm những loại nào?
?/Sử dụng từ Thuần việt, Hán việt tạo sắc thái biểu cảm?
*Hoạt động tìm hiểu các lỗi thường mắc phải
?/Sử dụng từ phải tuân theo chuẩn mực nào?
( Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. Không lạm dụng từ địa phương )
- Học sinh phát hiện lỗi sai trong vở. Đối vở cho bạn -> phát hiện lỗi sai của nhau
- Sửa chữa
- Gv gọi học sinh trình bày
- Nhận xét
- Học sinh nêu lỗi sai của mình
- Cách sửa
- Học sinh và giáo viên nhận xét
I. Nội dung
1. Phân loại từ
- Về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ
- Cấu tạo: Từ đơn
Từ phức ( từ ghép, từ láy)
- Nguồn gốc: từ thuần việt, từ mượn.
2. Sắc thái biểu cảm của từ Thuần Việt, từ Hán Việt
- Thuần Việt: Thân mật, gần gũi, giản dị
- Hán Việt: trang trọng, tao nhã, lịch sự, không khí cổ.
3.Chuẩn mực sử dụng từ
II. Sửa lỗi dùng từ
1. Sai chính tả
Lỗi sai
Sửa lại
Chăn sóc cây
Chăm sóc cây
Trọi cà cảnh
chọi cá cảnh
Núc, êm, mê, sấu, chùi, nời, việt, kỷ liệm
Lúc em, mẹ, xấu, trừu, lời, viên, kỷ niệm
Cử trỉ, học song, chò trơi, chẻ con.
cử chỉ, học xong, trò chơi, trẻ con.
Xẻ, chóng, gàn
Sẽ , trông, gần
Dầy, lau, nhú
Giày, can, nhé
2. Dùng không đúng nghĩa
Lỗi sai
Sửa lại
Trên những đôi vai ấy để lại bao nhiêu nốt sạm chai
Trên đôi vai gầy ấy để lại bao nhiêu nốt sạm
Mất một lần da dính máu chảy cả vào đòn gánh
Mất một lần da, máu thấm qua áo
Bạn là người có nếp sống cao cả và trang trọng
Bạn là người sống đẹp mà giản dị
Người mẹ tôi rất thấp
Mẹ tôi dáng người hơi thấp
Da mẹ tôi sần sùi
Da mẹ sạm đen
3. Dùng sai chính tả, ngữ pháp
Lỗi sai
Sửa lại
- Hôm sau lại đi học bình thường.
- Hôm sau, em lại đi học bình thường.
- Vào một ngày đẹp trời em cùng bạn đi trên cánh đồng, em thấy bạn là người quý mến các bạn mỗi lẫn chúng em đi cắm trại ở trên đối
- Vào ngày đẹp trời em cùng các bạn ra cánh đồng chơi.
Em chợt nhận ra rằng các bạn của em đều rất tốt.
4. Tình huống giao tiếp
Lỗi sai
Sửa
- Bạn kính yêu ơi!
- Bạn thân mến ơi!
- Ông bà mến nhớ
- Ông bà kính nhớ!
- Em vẫn luôn theo dõi cô như những ngày gần cô
- Em vẫn luôn luôn dõi theo từng bước đi của cô.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tóm tắt nội dung.
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: Sửa các lỗi sai trong bài TLV số 3
- Xem lại bố cục bài văn biểu cảm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 66
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Kiến thức
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
Thái độ
- Có ý thức tiếp cận một tác phẩm trữ tình và nhận diện trên nhiều phương diện.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C.HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC
1.Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: ?/ “Mùa xuân của tôi” đã tái hiện lại cảnh gì? Tình cảm của tác giả ra sao?
-> Cảnh thiên nhiên và con người trong mùa xuân ở miền Bắc được tái hiện qua ngòi bút tinh tế, tài hoa. Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và tình yêu, sự gắn bó của tác giả đối với miền Bắc.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động trả lời các câu hỏi SGK
GV yêu cầu HS sắp xếp lai để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
HS căn cứ vào SGK để thực hiện vào giấy kiểm tra 15 phút.
*Hoạt động sắp xếp tên tác phẩm với nội dung biểu đạt
GV nhận xét, kết luận
Tác phẩm
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Qua Đèo Ngang
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Sông núi nước Nam
Tiếng gà trưa
Bài ca Côn Sơn
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Cảnh khuya
*Hoạt động ôn tập về thể thơ
Sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ?
HS thực hiện trên bảng phụ.
HS nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
Tác phẩm
Sau phút chia li
Qua Đèo Ngang
Bài ca Côn Sơn
Tiếng gà trưa
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Sông núi nước Nam
*Hoạt động kiểm tra thông qua trắc nghiệm kiến thức
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- Hãy tìm ý kiến mà em cho là không chính xác?
HS trả lời.
GV kết luận.
*Hoạt động điền từ vào chỗ trống
GV yêu cầu HS đọc bài 5 và điền vào chỗ trống trong những câu sau.
HS trả lời.
GV chốt lại và gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
Câu 1: Tên tác giả của những tác phẩm:
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí Bạch.
- Phò giá về kinh - Trần Quang Khải.
- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
- Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương.
- Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến.
- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ.
Câu 2: Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Nội dung tư tưởng,
tình cảm được biểu hiện
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi rừng hoang sơ
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp tuổi ấu thơ.
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nướic sâu nặng và phong thai ung dung lạc quan.
Câu 3
Sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ:
Thể thơ
Song thất lục bát
Thất ngôn bát cú
Lục bát
Thể thơ khác (thơ 5 tiếng)
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4
- Ý kiến không chính xác: a, e, i, k.
- Ý kiến chính xác: b, c, d, g, h.
Câu 5: Điền vào chỗ trống:
a. Tập thể, truyền miệng.
b. Lục bát.
c. Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhận xét về tác phẩm trữ tình và ca dao trữ tình?
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Về học ghi nhớ SGK, ôn lại các tác phẩm trữ tình đã học
- Chuẩn bị bài "Ôn tập tác phẩm trữ tình" (Tiết 2)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 68
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
Chỉ ra được một số thể thơ đã học.
Nêu được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ
Có ý thức tiếp cận một tác phẩm trữ tình và nhận diện trên nhiều phương diện.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động trả lời các câu hỏi trong SGK
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV yêu cầu HS thảo luận và chỉ ra:
?/ Nội dung trữ tình và hình thức biểu hiện của những câu thơ đó?
HS làm 3 phút
-GV gọi đại diện HS trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét và kết luận.
?/GV yêu cầu HS suy nghĩ điểm giống và khác nhau của 2 văn bản Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư trên các mặt tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm?
?/GV yêu cầu HS nêu nội dung và tình cảm trong từng bài thơ.
GV nhận xét và kết luận.
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
GV: Hãy nghiên cứu kĩ hai văn bản : Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng giêng và so sánh về hai vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm được biểu hiện?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận.
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 4 và lên bảng làm.
GV yêu cầu HS giải thích các đáp án.
GV nhận xét và kết luận.
Câu 1: Thơ Nguyễn Trãi
- Nội dung trữ tình: Thấm đượm tâm sự lo nghĩ, yêu thương đến dân, nước của Nguyễn Trãi.
+ Bài 1: Lo nghĩ khiến tác giả không ngủ được.
+Bài 2: Tấm lòng cuồn cuộn hướng về một lý tưởng.
* Hình thức thể hiện:
- Bài 1: Biểu cảm trực tiếp: dùng tả và kể.
- Bài 2: Biểu cảm trực tiếp (Câu trên "ưu ái") -Biểu cảm gián tiếp (Câu dưới "dùng lối ẩn dụ ")
Câu 2:
-Tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ:
* Tĩnh dạ tứ:
-Tình cảm quê hương biểu hiện lúc tác giả xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh -> biểu hiện trực tiếp nhưng tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng.
* Hồi hương ngẫu thư:
- Tình cảm biểu hiện lúc mới đặt chân về quê một cách gián tiếp, đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
Câu 3: Hai bài thơ: Phong Kiều dạ bạc và Rằm tháng giêng:
* Cảnh vật:
- Giống nhau: Có đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông
- Khác nhau: Về màu sắc: Một bên yêu tĩnh và chìm trong bóng tối; Một bên sống động, trong sáng.
* Tình cảm:
- Một kẻ thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ.
- Một người chiến sĩ vừa hoàn thành công việc trọng đại với sự nghiệp cách mạng.
=> Cảnh và người đều hoà quyện.
Câu 4: Những câu văn đúng: b, c, e
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại thế nào là tác phẩm thữ tình? Có những hình thức thể hiện nào trong tác phẩm trữ tình?
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Về ôn lại những kiến thức về thể loại văn trữ tình.
- Xem lại các kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì I để tiết sau ôn tập bài Ôn tập Tiếng Việt
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 68
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức
Ôn lại về cấu tạo từ ( Từ ghép, từ láy ).
Ôn lại kiến thức về từ loại ( Đại từ, Quan hệ từ)
Ôn tập về từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
Ôn tập lại từ Hán Việt, các phép tu từ.
2. Kĩ năng
Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ
Chủ động ôn tập kĩ để chuẩn bị cho kì thi hết HKI
Có ý thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. Học sinh: Bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động thực hiện các yêu cầu ở SGK
-GV yêu cầu HS Vẽ sơ đồ vào vở. Tìm ví dụ điền vào ô trống.
GV cho HS trả lời một số ví dụ.
GV kiểm tra và nhận xét.
*Thảo luận theo nhóm câu hỏi 2 trong 3 phút
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm bạn nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
GV yêu cầu HS đọc các yếu tố Hán Việt đã học.
GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện giải thích các yếu tố Hán Việt.
HS nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
Câu 1: Sơ đồ về từ loại
a. Sơ đồ về từ phức.
b. Sơ đồ về đại từ.
Câu 2: Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng:
Từ loại
Ý nghĩa, chức năng
Danh từ, động từ,
tính từ.
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ.
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụn từ.
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
*Câu 3: Giải nghĩa yếu tố Hán Việt:
+ Bạch - trắng; bán - một nửa; cô - một mình; cư - ở; cửu - số chín; dạ - đêm; đại - lớn; điền - ruộng; hà - sông; hậu - sau; hồi - trở về; hữu - có; lực - sức mạnh; mộc - cây; nguyệt - trăng; nhật - ngày, mặt trời;
+ Tam - số ba; tâm - lòng; thảo - cỏ;
+ Thiên - một nghìn; thiết - sắt; thôn - làng, xóm; thư - sách; thiếu - ít tuổi; tiểu - ít, nhỏ;
+ Tiếu - cười; tiền - trước; vấn - hỏi.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại từ xét về cấu tạo có mấy loại? Nêu cấu tạo của từ phức?
- BTVN: ?/ Giải thích yếu tố Hán Việt: Ngư, phi, nghi, ngưu, vọng
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Ngày kiểm tra:
TIẾT 69,70
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian: 90 phút)
(ĐỀ THI CHUNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN MINH A)
*Đề bài:
Câu 1: Cho ngữ liệu sau: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”.
a.Câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào? Của ai? Hãy chép lại nguyên văn bài thơ đó? (1.5 điểm)
b.Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó? (1.0 điểm)
Câu 2:
Từ ghép Hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? (0.5 điểm)
Hãy xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:
Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. (0.5 điểm)
Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (0.5 điểm)
Câu 3: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: (1.0 điểm)
Chân cứng đá. - Chạy sấp chạy ngửa
Mắt nhắm mắt. - Gần nhà. Ngõ
Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quý nhất (ông bà, cha mẹ, anh, chị, em.) (5 điểm)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 71
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức
- Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương
2. Kĩ năng
- Phát hiện và sữa lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm thường thấy ở địa phương.
3. Thái độ
- Có ý thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Tập đọc, sửa chữa các lỗi chính tả.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. Học sinh: Bài cũ, bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động ôn tập các kiến thức đã học
-GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu câu 1, 2.
HS trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
GV yêu cầu HS làm bài tập 3.
GV: Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ: bé, thắng, chăm chỉ.
GV gọi 3HS lên bảng làm để lấy điểm.
GV gọi HS nhận xét.
GV nhận xét và kết luận.
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 6.
GV cùng HS giải thích lần lượt từng từ ngữ Hán Việt rồi cùng giải thích thành ngữ.
GV yêu cầu HS làm bài tập 7
I. Ôn tập
1. Từ đồng nghĩa
2. Từ trái nghĩa
3. Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với mỗi từ sau
* Bé: Đồng nghĩa: nhỏ
Trái nghĩa: lớn, to
* Thắng: Đồng nghĩa: hơn, được.
Trái nghĩa: thua, bại.
* Chăm chỉ: Đồng nghĩa: siêng năng,
cần cù
Trái nghĩa: lười biếng
lười nhác
4. Từ đồng âm.
5. Thành ngữ
6. Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ từ Hán Việt
- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp: Cành vàng lá ngọc.
- Khẩu phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
7. Thành ngữ có ý nghĩa tương đồng
- Đồng không mông quạnh.
- Còn nước còn tát.
- Con dại cái mang.
- Giàu nứt khố đổ vách.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Làm các bài tập còn lại, tìm thêm một số từ thường hay mắc lỗi và tự sửa chữa.
** Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học chuẩn bị thi học kì I.
- Lập sổ tay chính tả để viết lại những từ khó đọc, viết.
- Nhấn mạnh ôn tập chuẩn bị cho kì thi.
Ngày soạn:
Ngày trả bài:
TIẾT 72
TRẢ BÀI KIỂM HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
2. Kĩ năng
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của HS
3. Thái độ
- Nhận ra ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
B. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
- GV: Bài viết của HS + chỉ ra các lỗi trong bài + hướng dẫn cách chữa bài
- HS: Lập dàn ý chi tiết đề văn ,các câu ở bài văn. Sửa lại những câu làm sai trong bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Chúng ta đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt + bài kiểm tra Văn và bai viết Tập Làm Văn. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động ghi lại đề kiểm tra
- HS: Đọc lại đề bài
- Nhận xét ưu, nhược điểm
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của Hs
a. Ưu điểm:
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- Một số bài vận dụng yếu tố biểu cảm khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của HS
- Trình bày sạch đẹp.
- Trình bày sạch đẹp.
b. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.
- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều
- Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> Hs sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt, yếu.
GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu:
1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm
Gv : Hướng sửa các lỗi đã mắc?
3. Lấy điểm vào sổ lớn.
I. ĐỀ BÀI
.
II. Nhận xét ưu, nhược điểm
1.Ưu điểm
- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài viết . Do đó bài viết của chúng ta đạt điểm trên trung bình khá cao
- Trình bày sạch sẽ hơn , các em cũng biết dùng các biện pháp so sánh , liên tưởng , tưởng tượng. Thể hiện được cảm xúc của mình, ấn tượng và cảm xúc của em.
- Viết này có tốt hơn các bài viết trước , dùng từ , câu chính xác hơn.
Tiêu biểu: Diệu Linh, Nguyệt Nhi, Sắc (7B)..., Lan, Thanh, Hương, Thơm (7C)...
2. Khuyết điểm
- Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế kể lan man
- Trình bày thì cẩu thả , sai lỗi chính tả nhiều
- Chưa biết dùng các phương thức miêu tả , tự sự để thể hiện cảm xúc của mình
- Bài làm sơ sài ở câu 4
Cụ thể: Đại, Đạt, Quý, Tuấn Vũ, Ngọc Ánh, Đạo, Tấn, Hiệu, Đăng, Ngà, Đoàn, Chiến, Thịnh, Nguyện, Bắc... (7C), Quốc Long, Xuân, Xứng... (7B)
III.ĐỌC MỘT SỐ BÀI VIẾT TỐT, YẾU
D.CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau
- GV gọi tên và ghi điểm
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 73
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm tục ngữ.
Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ngu van 7 hoc ki 1 nam hoc 2017 2018_12395364.docx