Bài 2 - Tiết 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
-Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Thế nào là một bố cục rành mạch hợp lí. Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ mỗi phần trong bố cục.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
3. Thái độ
- Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
19 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 - Tiết 5 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kiến thức
- Mục tiêu: Hs nắm được hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện, diễn biến cuộc chia ly và tình cảm thắm thiết của hai anh em Thành - Thuỷ.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 22 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
* Gọi Hs đọc phần chú thích SGK - T26.
? Nêu những hiểu biết của em về xuất xứ của Vb?
Gv: Giới thiệu Công ước LHQ về Quyền trẻ em - 1989.
* Hướng dẫn HS đọc: Phân biệt rõ giữa các lời kể các đối thoại,diễn biến tâm lý nhân vật người anh,em qua các chặng chính:ở nhà,ở lớp, lại ở nhà.
- Đọc theo hình thức phân vai.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó theo mục thích(SGK/26
(H) Phương thức biểu đạt của truyện là gì?
Tự sự
H: Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện ? Vì sao em xác định như vậy ?
- Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em Thành -Thuỷ khi bố mẹ li hôn.
-Nhân vật chính: Thành và Thuỷ,vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của cả hai.
H: Hãy xác định bố cục của Vb?
- Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”.
(Chia búp bê)
- Tiếp đến “trùm lên cảnh vật”.
(Chia tay lớp học)
- Đoạn còn lại (Chia tay giữa hai anh em)
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Khánh Hoài (1937)
- Quê: Thái Bình
- Nhà văn viết truyện hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em 1992.
3. Thể loại
Văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
- Bố cục
H: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
Kể theo ngôi thứ nhất, người xưng tôi là Thành. Ngôi kể này giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật; Làm tăng tính chân thật,sức thuyết phục
Thảo luận(3p) Tại sao tên truyện lại là” Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa truyện?
*Gợi:Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? Trong truyện chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay?
Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như 2 anh em Thủy và Thành không có tội lỗi gì thế mà phải chia tay vì cha mẹ chúng li hôn.
Như vậy tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện.
(H) Vì sao 2 anh em phải chia búp bê?
Bố mệ ly hôn, hai anh em phải xa nhau.
* Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.(5p)
*Vòng 1:
(H) Búp bê có ý nghĩa ntn trong cuộc sống của 2 anh em?
H: Hình ảnh Thuỷ hiện lên ntn khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?
H: Hình ảnh Thành hiện lên ntn khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi?
* Vòng 2:
H: Các chi tiết đó cho thấy hai anh em đang trong tâm trạng ntn?
Buồn khổ, đau xót, bất lực, không muốn chia xa.
H:Hãy tìm những chi tiết để thấy hai anh em Thủy, Thành rất mực gần gũi, thương yêu,chia sẻ và quan tâm lẫn nhau?
Thủy vá áo cho anh ; Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện ; Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau khi chia tay.
(H) Khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã nói và hành động như thế nào?
4 Thuỷ tru tréo giận dữ: “Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?”
H:Khi Thành đặt con Vệ Sĩ cạnh Em Nhỏ, Thuỷ nói như thế nào?
- Thuỷ vui vẻ
- Thuỷ nói: “Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?”4 Vừa giận dữ vừa thương anh nên bối rối sau khi tru tréo.
H:Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào ?
4 Để con Em Nhỏ lại bên Vệ Sĩ.
H: Hình ảnh hai con búp bê của anh em Thành, Thuỷ luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng gì?
4 Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Cuộc chia tay của những con búp bê
Bố mẹ li hônThành và Thuỷ phải chia tay.
- Khi phải chia búp bê hai anh em buồn khổ, đau xót, không muốn rời xa.
- Hai anh em rất yêu thương nhau.
4Ước mong gia đình đoàn tụ.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thành kiến thức vừa lĩnh hội
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, phân tích, giải thích
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Tìm các chi tiết thể hiện sự gắn bó của hai anh em?
III. Luyện tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề mới.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Nhan đề của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" mang ý nghĩa gì?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Bài học ý nghĩa rút ra từ cuộc chia tay?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
- Tóm tắt và nêu đại ý của truyện? Nhan đề của truyện?
- Tóm tắt theo bố cục, nêu đại ý, ý nghĩa nhan đề ?
5. Hướng dẫn học tập
- Soạn Cuộc chia tay của những con búp bê. (tiết 2)
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 18/08/2017
Ngày giảng: 23/8/2017
Bài 2 - Tiết 6
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Theo Khánh Hoài)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.
- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể chuyện chân thật và cảm động
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng cảm thông, chia sẻ.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đại ý của truyện CCTCNCBB? Em hiểu gì về nhan đề của truyện?
- Kể lại cuộc chia tay của anh em Thành, Thuỷ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho HS nghe bài hát Cho con
GV: Gợi dẫn vào bài
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hs nắm được hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện, diễn biến cuộc chia ly và tình cảm thắm thiết của hai anh em Thành - Thuỷ.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 22 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
s Đọc qua văn bản,em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em Thành ,Thuỷ?
4Họ rất mực gần gũi thương yêu,chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
s Hãy tìm những chi tiết để thấy hai anh em Thủy, Thành rất mực gần gũi, thương yêu,chia sẻ và quan tâm lẫn nhau?
4Thủy vá áo cho anh ; Chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện ; Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau khi chia tay.
s Hai anh em rất thương nhau nhưng không được ở gần nhau, vì sao?
4Vì bố mẹ li hôn
s Khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã nói và hành động như thế nào?
4 Thuỷ tru tréo giận dữ: “Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?”
s Khi Thành đặt con Vệ Sĩ cạnh Em Nhỏ, Thuỷ nói như thế nào?
4 Thuỷ nói: “Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?”
s Em thấy lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn?
4 Vừa giận dữ vừa thương anh nên bối rối sau khi tru tréo.
s Theo em có cách nào để giải quyêt cho mâu thuẫn này?
4Gia đình Thành, Thủy phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay nhau.
s Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào ?
4 Để con Em Nhỏ lại bên Vệ Sĩ
s Hình ảnh hai con búp bê của anh em Thành ,Thuỷ luôn đứng cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng ì?
4 Tình anh em bền chặt không gì có thể chia rẽ.
s Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì ?
4 Ước muốn gia đình đoàn tụ
-Cho HS đọc lại đoạn 2
s Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng?
4Em Thuỷ sẽ không đi học nữa, mẹ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”.
s Chi tiết trên, văn bản muốn đề cập đến điều gì về quyền trẻ em?
4Nói lên một sự thật trong đời sống xã hội, có ý nghĩa giáo dục không chỉ cho những bậc cha mẹ mà còn đề cập đến quyền lợi của trẻ em là phải được nuôi dạy, yêu thương và đến trường.
s Chi tiết nào làm em cảm động nhất?
4Cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút nắp vàng; khi nghe Thủy cho biết em không được đi học nữa , cô thốt lên “Trời ơi!”, cô tái mặt và nước mặt và nước mắt giàn giụa”.
Thảo luận: Giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, Thành lại có tâm trạng “ kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thườngvà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
4Trong khi mọi việc đều diễn ra bình thường,cảnh vật rất đẹp cuộc đời vẫn bình yên, ấy thế mà Thành và Thủy lại phải chịu đựng sự mất mát đổ vỡ quá lớn. Nói cách khác Thành thấy kinh ngạc vì trong hồn mình đang nổi dông bão mà bên ngoài đất trời, mọi người vẫn ở trạng thái “bình thường”.
GV: Diễn biến tâm lí này được tác giả miêu tả rất chính xác. Nó làm thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ của nhân vật.
s Vấn đề về đời sống xã hội được đề cập đến? Và suy nghĩ của em?
1.Ý nghĩa nhan đề:
2.Cuộc chia tay của hai anh em:
-Hai anh em Thành,Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu.Chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.
-Bố mẹ li hôn Thành và thuỷ phải chia tay.
-Khi thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ Thuỷ giận dữ.Mặt khác Thuỷ bối rối sau khi tru tréo.
Lời nói và hành động mâu thuẫn nhau.
-Cách giải quyết mâu thuẫn:Gia đình đoàn tụ.
- Kết thúc truyện: Thuỷ để con Em Nhỏ lại bên Vệ Sĩ.
Ước muốn gia đình đoàn tụ
3. Cuộc chia tay của Thủy với lớp học:
-Thuỷ sẽ không được đi học nữa,mẹ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán
Cần yêu thương và quan tâm đến quyền lợi trẻ em, đừng làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng.
s Văn bản CCTCNCBB là câu chuyện về những cuộc chia tay
( chia tay búp bê, chia tay lớp học, chia tay anh em ).Theo em, đó có phải là những cuộc chia tay bình thường không ? Vì sao ?
- Đó có phải là những cuộc chia tay không bình thường.
- Vì những người tham gia vào cuộc chia tay này đều không có lỗi. Đó là những cuộc chia tay không đáng có.
s Viết về những cuộc chia tay không đáng có. Văn bản này toát lên một thông điệp về quyền trẻ em. Theo em đó là thông điệp nào ?
- Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh.
- Người lớn và xã hội phải chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em
III- Tổng kết:
Nghệ thuật:
Lời kể chân thành giản dị, không có xung đột dữ dội,ồn ào phù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm.
Nội dung:
Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan
trọng.Mọi người nên bảo vệ và giữ gìn
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thành kiến thức vừa lĩnh hội
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, phân tích, giải thích
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
BT1:Văn bản CCTCNCBB là câu chuyện về những cuộc chia tay ( chia tay búp bê, chia tay lớp học, chia tay anh em ).Theo em, đó có phải là những cuộc chia tay bình thường không ? Vì sao ?
IV. Luyện tập
*Bài tập 1:
- Đó có phải là những cuộc chia tay không bình thường.
- Vì những người tham gia vào cuộc chia tay này đều không có lỗi. Đó là những cuộc chia tay không đáng có
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề mới.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
BT2:Viết về những cuộc chia tay không đáng có. Văn bản này toát lên một thông điệp về quyền trẻ em. Theo em đó là thông điệp nào ?
*Bài tập 2:
- Không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh.
- Người lớn và xã hội phải chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Bài học ý nghĩa rút ra từ cuộc chia tay?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Đặt nhân vật Thuỷ vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện.
5. Hướng dẫn học tập
- Soạn bài: Bố cục trong văn bản
+ Đọc, trả lời các câu hỏi.
+ Hiểu thế nào là bố cục trong văn bản.
+ Yêu cầu về bố cục trong văn bản.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 18/08/2017
Ngày giảng: 23/8/2017
Bài 2 - Tiết 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
-Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Thế nào là một bố cục rành mạch hợp lí. Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ mỗi phần trong bố cục.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
3. Thái độ
- Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là liên kết trong văn bản? Có những phương tiện liên kết nào?
Liên kết là một tính chất quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau Kết nối các câu, các đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ (từ, câu, ..) thích hợp
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Bố cục trong văn bản à gì?
GV: Bố cục trong văn bản không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế,vẫn có nhiều HS không quan tâm đến việc xây dựng bố cục khi làm bài. Bài học này giúp ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, giúp ta xây dựng một những bố cục rành mạch hợp lí cho bài làm.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Thế nào là một bố cục rành mạch hợp lí.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
sEm phải làm đơn xin gia nhập đội, hãy cho biết trong lá đơn đó em viết những nội dung gì?
-Đơn gửi ai? Tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn , nêu yêu cầu ,nguyện vọng ,lời hứa.
s Những nội dung trên được sắp xếp theo trật tự như thế nào?
-Trật tự trước sau một cách hợp lí, rõ ràng.
s Có thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được không?Vì sao?
-Không được, như thế sẽ gây khó hiểu.
s Đó chính là bố cục, thế nào là bố cục văn bản?
-Bố cục là sự bố trí,sắp xếp các phần,các đoạn theo một trình tự,một hệ thống rành mạch và hợp lí.
Đọc hai câu chuyện mục 2 SGK 29 và trả lơì câu hỏi?
?Hai câu chuyện trên rõ bố cục chưa?
-So với văn bản Ngữ Văn 6 văn bản như thế là lộn xộn.
?Tại sao văn bản Ngữ Văn 6 dễ tiếp nhận,còn văn bản ví dụ khó tiếp nhận?
-Vì nội dung văn bản chưa liền nhau.
?Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?
?Cách kể chuyện ở 2b bất hợp lí ở chổ nào?
-Cách kể ấy khiến cho câu chuyện không nêu bật được ý nghĩa phê phán mà còn buồn cười.
?Các ý ở văn bản này có gì thay đổi?
-Sự thay đổi làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ,khiến cho những tiếng cười không bật ra được,và câu chuyện không tập trung vào việc phê phán.
?Khi thực hiện một văn bản các phần,các đoạn phải sắp sếp như thế nào?
-Các phần các đoạn trrong văn bản phải được sắp sếp theo một trình tự hợp lí trước sau.
?Trình tự sắp sếp các phần trong bố cục có tác dụng gì?
?Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?
-Văn bản thường có 3 phần :mở bài,thân bài.kết bài.
?Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần có trong văn bản?
-Mở bài không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài mà văn bản còn phải cố gắng làm cho người đọc(người nghe) có thể đi vào đề tài một cách dễ dàng,tự nhiên,hứng thú và ít nhiều hình dung bước đi của bài.
-Thân bài:
-Kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay đưa ra những lời hứa hẹn,nêu cảm tưởng.. mà phải làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc.
I-Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
1/ Bố cục của văn bản:
a.Bài tập:
-Nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo một trật tự trước sau một cách hợp lí, rõ ràng.Không thể tuỳ tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
b.Ghi nhớ:
-Bố cục là sự bố trí,sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự,một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
-Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí.
+ Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất,chặt chẽ với nhau.Đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
+Trình tự sắp sếp các phần,các đoạn phải giúp cho người viết(người nói)dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3. Các phần của bố cục.
Văn bản được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần:mở bài, thân bài, kết bài.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
?Ghi lại bố cục của truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”?Nhận xét về bố cục của văn bản?
-Các bố cục ấy,dù đã rành mạch và hợp lí,thì cũng không hẳn là bố cục duy nhất và không phải bao giờ bố cục cũng gồm 3 phần.Vì thế vẫn có thể sáng tạo,theo bố cục khác.
?Bố cục bài tập 3 rành mạch chưa?
- Bố cục văn bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí. Các điểm 1,2,3 ở thân bài thì mới kể việc học tốt chú chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tập.Trong khi đó điểm 4 lại không nói về học tập.
Sau những thủ tục chào mừng hội nghị và tự giời thiệu mình,bản báo cáo nên lần lược trình bày kinh nghiệm học tập của bạn đó,sau đó nêu : nhờ rút ra những kinh nghiệm như thế mà việc học tập của bạn đã tiến bộ như thế nào.Cuối cùng người báo cáo có thể nói lên nguyện vọng muốn được nghe các ý kiến trao đổi góp ý cho bản báo cáo và chúc hội ngị thành công.
II-Luyện tập
-Bài 2:
+ Bố cục truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
-MB: “Mẹ tôi khóc nhiều” Giới thiệu hoàn cảnh hai anh em Thủy và Thành .
-TB: “ Đêm qua đi thôi con” Cảnh chia tay của hai anh em cảnh chia tay của Thủy với lớp học.
-KB: phần còn lại
Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em.
+ Bố cục hợp lí.
+ Không thể kể theo một trình tự khác.
-Bài 3
Nhận xét bố cục bản báo cáo: Chưa rành mạch, hợp lí.Các điểm 1,2,3 mới kể về việc học tốt chứ chưa phải trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 không phải nói về kinh nghiệm học tập mà lại nói về thành tích.
-Để bố cục rành mạch,cần lần lượt nêu: Giới thiệu về mìnhnêu từng kinh nghiệm học tập của mình rút ra kinh nghiệm chung nguyện vọng trao đổi kinh nghiệm.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề mới.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Em hiểu thế nào là bố cục trong văn bản?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Một văn bản có bố cục rành mạch và hợp lí cần phải có những điều kiện gì?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Thế nào là bố cục trong văn bản?
5. Hướng dẫn học tập
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Học phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị cho bài: Mạch lạc trong văn bản
+ Đọc, trả lời các câu hỏi.
+ Tìm hiếu về tính mạch lạc trong văn bản
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 25/08/2017
Ngày giảng: 31/8/2017
Bài 2 - Tiết 8
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản mạch lạc.
3. Thái độ
- Có ý thức chú ý đến mạch lạc trong các bài Tập làm văn.
4. Năng lực
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
?Bố cục của văn bản là gì?
? Một bố cục như thế nào được gọi là rành mạch và hợp lí? cho ví dụ?
- Nội dung các phần và các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi; Trình tự xếp đặt các phần các đoạn phải giúp người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Ngoài các yêu cầu về bố cục ra, văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Đó là mạch lạc: trật tự hợp lí giữa các ý, các phần trong nội dung diễn đạt (Tính từ :cách diễn đạt có từng đoạn, từng ý rành mạch & gãy gọn)
GV: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Để làm được điều đó thì chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV gọi HS đọc mục 1a để tìm hiểu mạch lạc trong văn bản và trả lời câu hỏi.
? XĐ mạch lạc có những tình chất gì theo mục 1a?
Mạch lạc là:
_ Trôi trảy thành dòng, thành mạch.
_ Tuần tự đi qua khắp các phần các đoạn trong vb
_ Thông suốt liên tục,không đứt đoạn
s Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí. Em có đồng ý hay không? Tại sao?
?Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
-Yêu cầu HS tự đọc câu a.
s Cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
-Tấm lòng và tình cảm của hai anh em khi buộc phải chia tay.
s “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện?
-Làm nên đề tài của câu chuyện.
s Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
-Nhân vật chính làm nên câu chuyện.
s Theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Có phải là mạch lạc không? Vì sao?
4 Các từ ngữ tạo ra sự liên kết hình thành nên chủ đề văn bản. Cho nên văn bản được mạch lạc. Mạch lạc và liên kết thống nhất với nhau.
s Xoay quanh sự chia tay, hãy nói rõ hơn tính thống nhất, mạch lạc đó?
4Hai anh em buộc phải chia tay nhưng hai con búp, tình cảm hai anh em thì không và toàn bộ câu chuyện đều xoay quanh chủ đề đó.
s Điều kiện đầu tiên để có tính mạch lạc trong văn bản là gì?
4Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Yêu cầu HS tự đọc câu c.
s Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
4 Có cả bốn mối liên hệ.
s Điều kiện tiếp theo cho tính mạch lạc là gì?
4 Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
s Xác định mối liên hệ giữa các đoạn? Hãy chỉ ra?
GV: Một văn bản không chỉ có bốn mối liên hệ như trên, các đoạn có thể có các mối liên hệ khác miễn hợp, tự nhiên.
s Vậy theo em, một văn bản có tính mạch lạc cần có các điều kiện gì ?
I-Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:
1/ Mạch lạc trong văn bản:
- Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí.
2/ Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
*Bài tập: Văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”
-“Sự chia tay” và “những con búp bê” làm nên đề tài của câu chuyện.
-Toàn bộ câu chuyện đều xoay quanh chủ đề đó
-Các đoạn trong văn bản được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian,không gian,tâm lí,ý nghĩa.
* Ghi nhớ:
(Ghi nhớ SGK- tr.32 )
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Đọc( B1) và thực hiện.
?Tìm hiểu tính mạch lạc trong bài tập ?
+ Ý tứ chủ đạo, toàn đoạn: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa.
+ Trình tự thể hiện chủ đề: Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian (mùa đông, giữa ngày mùa) và trong không gian (làng quê).Sau đó tác giả nêu những biểu hiện của sắc vàng tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7 T2 Tiet 5-8.doc