Bài 3 - Tiết 10
NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Thái độ
- Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, bình giảng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3 - Tiết 9 đến 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ
- Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, bình giảng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ? Nêu ý nghĩa truyện ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho HS nghe lời hát ru
Đối với tuổi thơ mỗi người VN, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Chúng ta ngủ say mơ màng, chúng ta dần dần cùng với tháng năm, lớn lên và trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó. Bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm .
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm ca dao, dân ca; nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng
- Thời gian: 22 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk.
? Thế nào là ca dao, dân ca?
GV: Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh thế giới tâm hồn của con người.
-GV hướng dẫn cách đọc: Chú ý nhịp ngắt ở câu dòng 8 chữ (ngắt 2/2/2/2 hoặc 4/4
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc.
-Yêu cầu HS đọc các từ chú thích
H:Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói về ai?
B1:Lời của mẹ ru con,nói với con ; nội dung bài ca dao nói lên điều đó.
B2:Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ.
B3:Lời cháu con nói với ông bà hoặc người thân; đối tượng của nỗi nhớ là ông bà.
B4:Có thể là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu hay của anh em ruột thịt nói với nhau.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài 1.
H: Bài ca dao này đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó?
4 So sánh( lấy những cái to lớn, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh) ->Thấy rõ hơn công lao trời biển của cha mẹ.
H:Nhận xét của riêng em về hai hình ảnh: “núi ngất trời”, “biển rộng mênh mông”?
Gợi: Được miêu tả như thế nào? Xuất hiện như thế nào trong câu ca dao? Những điều đó có tác dụng gì?
4 Hai hình ảnh được miêu tả bằng những định ngữ chỉ mức độ và được nhắc lại hai lần -> Hai hình ảnh to lớn, cao rộng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả công ơn của cha mẹ.
H: Lời ca " cù lao chín chữ" có ý nghĩa khát quát điều gì?
Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
H:Câu ca dao mang âm điệu gì? Âm điệu ấy giúp thể hiện điều gì?
Lời ru gần gũi, ấm áp, thiêng liêng -> bài ca như lời tâm tình thành kính, sâu lắng.
H: Câu ca dao trên muốn gửi gắm tời chung ta điều gì?
H:Tìm những câu ca cũng nói về công cha nghĩa mẹ như bài 1?
GV yêu cầu HS đọc bài 2.
H:Tiếng nói tâm trạng của người con gái trong bài ca dao này là gì?
4 Nỗi buồn, xót xa, nhớ quê, nhớ mẹ.
H: Tâm trạng đó được diễn tả trong không gian, thời gian nào?
H:Cảm nhận của em về thời gian trong bài ca dao này?
Gợi:Tại sao là “chiều chiều”? Thời gian đó gợi lên điều gì?
Nhiều buổi chiều. Đây là thời gian gợi buồn gợi nhớ, chiều là lúc mọi người đoàn tụ còn người con gái này lại bơ vơ nơi xứ người.
H:Không gian “ngõ sau” gợi cho em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật gì được vận dụng cho hình ảnh này?
“Ngõ sau” gợi sự vắng vẻ, heo hút làm tăng lên cảm giác cô đơn khi xa quê.“Ngõ sau” là hình ảnh ẩn dụ.
H: Tâm trạng con người trong không gian, thời gian ấy thường là tâm trạng ntn?
Buồn bã, cô đơn, tủi cực.
H:Nội dung bài ca dao thứ hai?
Nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà, nỗi đau buồn tủi của kẻ là con phải xa cách cha mẹ. Có thể, có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua, nỗi đau về cảnh ngộ khi ở nhà chồng.
* Gv gọi HS đọc bài 3
H:Nói về ông bà bài ca dao dùng cụm từ “ ngó lên” giúp thể hiện điều gì?
Thể hiện tình cảm tôn kính.
H:Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
So sánh : “ nuộc lạt mái nhà” với nỗi nhớ.
Gv sử dụng kĩ thuật động não
H:Tại sao tác giả dân gian lại chọn hình ảnh này để thể hiện?
*GV lắng nghe các câu trả lời, định hướng cho HS.
Rất nhiều, gợi sự kết nối, bền chặt, không tách rời, gợi mái nhà ấm cúng.
H: Lời ca " Bao nhiêu." Có sức diễn tả một nỗi nhớ ntn?
Nỗi nhớ thường xuyên, nhiều, bền chặt không thể đếm được.
GV: hình thức so sánh bao nhiêu bấy nhiêu được sử dụng rất nhiều trong ca dao. GV minh họa.
H:Nội dung bài ca dao 3?
Gọi HS đọc bài ca dao 4
H: Các từ " người xa, bác mẹ, cùng thân " có ý nghĩa như thế nào?
H:Từ đó tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào?
- Không phải người xa lạ, cùng cha mẹ sinh ra, quan hệ máu mủ ruột thịt.
H: Tình cảm anh em được ví ntn? Vì sao?
Chân tay liền một cơ thể, không bao giờ phụ nhau như tình anh em không thể chia cắt.
H: Tình anh em gắn bó, hoà thuận còn mang lại ý nghĩa gì?
Đem lại hạnh phúc cho cha mẹ, đó là một cách báo hiếu cha mẹ.
H:Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
H: Như vậy tình cảm gia đình được đề cập đến trong chùm ca dao này là gì?
H:Nghệ thuật nào là chủ yếu trong 4 bài ca dao?
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm ca dao, dân ca
- Ca dao: lời thơ của dân ca và cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
- Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
3. Phương thức biểu đạt
- Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.
II. Đọc – hiểu văn bản
* Bài 1:
- Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ .
- Cách so sánh dân dã, quen thuộc dễ nhớ dễ hiểu.
- Phép đối xứng.
- Âm điệu lời ru.
=> Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
* Bài 2:
- Hình ảnh ẩn dụ.
=>Tâm trạng, nỗi buồn xót xa, sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê, nhớ mẹ.
* Bài 3:
-Nghệ thuật so sánh
=> Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn đối với ông bà.
* Bài 4 :
- Khuyên nhủ anh em phải đoàn kết, hoà thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết nương tựa lẫn nhau.
- So sánh.
® Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp.
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể .
2. Ý nghĩa:
- Tình cảm đối với ông bà cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
s Những bài ca dao này nói về tình cảm gì? Qua đây, chúng ta có thể nói như thế nào về tình cảm này của con người Việt Nam ?
4Tình cảm gia đình => Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
IV. Luyện tập
* Bài tập 1:
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề mới.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Gv cho hs ®äc mét sè bµi ca dao liªn quan ®Õn bµi häc. - Gọi HS đọc phần đọc thêm.
- Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
- Chiều chiều xách giỏ hái rau
Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần.
- Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
- Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Bà con vì tổ vì tiên Không phải vì tiền vì gạo
*Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
- Bốn bài ca dao, dân ca hợp lại thành một văn bản tập trung thể hiện tình cảm gia đình. Từ tình cảm ấy em nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta?
5. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc khái niệm ca dao, dân ca.
- Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của mội bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Soạn bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 01/09/2017
Ngày giảng: 7B 06/09/2017
7A 09/09/2017
Bài 3 - Tiết 10
NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Thái độ
- Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, bình giảng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
?Thế nào là cao dao – dân ca ?
?Đọc 2 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho HS xem video bài hát Bình Trị Thiên khói lửa
Tác giả: Nguyễn Văn Thương
I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những cái tầm thường nhất: yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”. Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương tha thiết. Tiết học này ta cùng cảm nhận tất cả những tình cảm ấy qua “ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hs nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Phương pháp - Kĩ năng: vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Yêu cầu HS đọc 4 bài ca dao.
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa của các chú thích trong bài
H: Vì sao 4 câu hát khác nhau có thể hợp thành một Vb?
Từ nội dung cụ thể của từng bài, hãy cho biết những bài nào phản ánh tình cảm quê hương đất nước, bài nào kết hợp phản ánh tình yêu con người?
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng dị bản, một bài ca dao có nhiều bản khác nhau. Đó là một đặc điểm vh dân gian.
Tìm hiểu văn bản
GV hướng dẫn HS đọc bằng giọng vui trong sáng, tự tin và chậm rãi.
Gv : Gọi hs đọc bài 1
(H)Đây là lời của một hay hai người? Đó là ai?
Lời của hai người. Chàng trai và cô gái.
H: Bài này có bố cục riêng ntn?
2 phần: + Phần đầu - lời người hỏi.
+ Phần sau - lời người đáp.
* GV: Hỏi - đáp là hình thức đối đáp trong ca dao - dân ca.
H:Câu hát 1, tác giả dân gian đã gợi ra những địa danh, phong cảnh nào? Em hiểu biết gì về những địa danh, phong cảnh ấy?
H:Em đồng ý với ý kiến nào khi nhận xét về bài 1?(theo câu1-sgk)
4 Ý kiến (b), (c)
H:Vì sao đồng ý với ý kiến (b) ?
Những từ ngữ : Ở đâu? Sông nào? Núi nào? Đền nào? Nêu lên sự thắc mắc của chàng trai.
Cách xưng hô: Chàng ơi, nàng ơi.Một loạt câu hỏi đòi hỏi người nghe( cô gái) phải trả lời. Có những câu không có dấu chấm hỏi nhưng đòi hỏi người nghe phải giải đáp: Ở đâu năm cửa nàng ơi, đền nào thiêng nhất xứ Thanh
H:Nêu thêm một số dẫn chứng để minh hoạ cho ý kiến (c) là đúng?
- Đến đây thiếp mới hỏi chàng.
Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh ?
-Nàng hỏi chàng kể rõ ràng.
Cầu vồng hai cội nửa vàng nửa xanh.
H:Vì sao chàng trai,cô gái lại hỏi đáp về những địa danh với những đặc điểm của chúng như vậy?
Thể hiện, chia xẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước.
H:Có nhận xét gì về người hỏi và người đáp?
Lịch lãm, tế nhị.
* Yêu cầu HS đọc bài 2
H:Khi nào người ta nói “rủ nhau”?
Có quan hệ gần gũi, có chung mối quan tâm. Đây là mộ cách mở lời, đưa dẫn cảm xúc dung dị và cởi mở của ca dao trữ tình.
H; Căn cứ vào những danh từ riêng được nhắc tới trong bài ca dao, hãy xác định địa danh được phản ánh?
Hà Nội
H: Bài ca không nhắc về Hà Nội mà vẫn gợi cho ta nhớ về Hà Nội. Vì sao?
Hồ Gươm, Cầu Thê Húc đều là các danh lam thắng cảnh của Hà Nội.
H:Nhận xét của em về cách tả cảnh bài 2?
Gợi nhiều hơn tả.
H: Từng địa danh ấy nhắc đến các sự kiện, câu chuyện nào?
H:Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì?
Rất nhiều cảnh trí gợi lên truyền thống lịch sử và văn hóa->
Tình yêu niềm tự hào về quê hương, đất nước.
* Thảo luận nhóm:
Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”?
- Khẳng định công lao dựng nước của ông cha ta từ bao đời nay.
- Niềm tự hào về bàn tay tài hoa của ông cha ta.
- Lời nhắn nhủ tự nhiên thấm thía mọi người phải có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng đất nước.
H: Bài ca khơi gợi tình cảm nào trong em?
Gọi Hs đọc bài 3
H: Không gian và cảnh đẹp xứ Huế hiện lên qua các từ ngữ nào?
" Quanh quanh, non xanh, nước biếc"
H: Từ đó xứ Huế hiện lên ntn trong tưởng tượng của em?
- Không gian rộng, đường uốn khúc mềm mại.
- Màu xanh của nước, núi hoà lẫn.
H: Đại từ " ai " trong bài có ý nghĩa gì?
- ai: chỉ người bất kì, chỉ số đông.
- ai: lời mời, lời nhắn.
H: Lời ca " ai vô.." toát lên ý nghĩa nhắn gửi nào?
Lời mời, lời nhắn gửi thể hiện tình yêu, lòng tự hào; mặt khác muốn chia sẻ với mọi người về vẻ đẹp, tình yêu, lòng tự hào; thể hiện ý tình kết bạn.
H: Nội sung bài ca dao là gì?
Gv gọi HS đọc bài 4
H: Quan sát hai dòng đầu bài ca dao 4 và nhận xét cấu tạo của hai dòng lời này?
Mỗi dòng 12 tiếng;sử dụng điệp ngữ;đảo ngữ,phép đối xứng .
H: Theo em phép lặp, đảo, đối có ý nghĩa gì?
- Tạo ấn tượng cảnh cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh tốt.
- Biểu hiện cảm xúc phấn chấn yêu quê hương của người nông dân.
H:Cô gái trong dòng cuối bài ca đã được nói đến bằng biện pháp nghệ thuật nào? Cảm nhận của em?
So sánh “như chẽn lúa đòng đòng” và “ngọn nắng hồng ban mai” tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và đang xuân. Đó chính nét mảnh mai, duyên thầm và đầy sức sống của cô gái.
H:Cô gái và cánh đồng lúa có mối liên hệ nào?
4- Chính bàn tay con người bé nhỏ đó đã làm nên cánh đồng mênh mông.
- Làm nên hồn của cảnh ở hai câu thơ đầu.
H:Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
Ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai, duyên thầm và đầy sức sống cùa cô gái. Đó cũng là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai.
H:Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này? Em có đồng ý không? Vì sao?
Bài ca là lời cô gái, trước cánh đồng cô nghĩ về thân phận mìnhĐó cũng là một cách cảm nhận.
* Giảng: Có thể hiểu nhiều cách khác nhau theo những tiếp nhận chủ quan của mỗi người Tuy nhiên bài này được hiểu theo cách (1) là phổ biến hơn.
s Tình cảm chung trong 4 bài ca dao này là gì?
s Để thể hiện tình cảm đó tác giả đã lựa chọn những hình thức nào?
I.Tìm hiểu chung.
1.Đọc văn bản
2.Tìm hiểu chú thích
* Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
Thể thơ: thể thơ lục bát và lục bát biến thể
(Có hiện tượng dị bản trong bài 3).
II. Đọc – hiểu văn bản
* Bài 1
- Lời của 2 người ( người hỏi và người đáp)
=>Hình thức đối đáp.
- Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản vă
n hoá lịch sử nổi tiếng của nước ta .
- Ý nghĩa: Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý tự hào vẻ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc .
2. Bài 2
Tình yêu niềm tự hào về quê hương, đất nước.
-Câu hỏi giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình -> Nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục gìn giữ và xây dựng đất nước.
3. Bài 3
Ca ngợi vẻ đẹp xứ Huế, lời nhắn gửi, lời mời chân tình của tác giả gởi tới mọi người.
4. Bài 4
- Phép đảo, lặp và đối xứng ở 2 dòng đầu gợi tả vẻ đẹp và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ .
- Vẻ đẹp của đồng quê, vẻ đẹp của con người.
* Ý nghĩa: Biểu hiện tình cảm yêu quí, tự hào, lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi,.... thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu thiết tha tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục biến thể..
2. Ý nghĩa:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thành kiến thức vừa lĩnh hội
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, phân tích, giải thích
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Từ những vẻ đẹp đó, bài ca đã toát lên tình cảm dành cho quê hương và con người. Theo em, đó là tình cảm nào?
IV. Luyện tập
* Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề mới.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?
4Chủ yếu là thể thơ lục bát và lục bát biến thể, lời thơ khá tự do biến hoá: 6/8, 6/9, 7/10, 7/8.
* Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Hoạt động cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
- Từ những vẻ đẹp đó, bài ca đã toát lên tình cảm dành cho quê hương và con người. Theo em, đó là tình cảm nào?
5. Hướng dẫn học tập
*Bài cũ: - Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
- Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
- Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Từ láy.
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 01/09/2017
Ngày giảng: 7B 07/09/2017
7A 09/09/2017
Bài 3 - Tiết 11
TỪ LÁY
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy;
- Nắm được cơ chế tạo nghĩa của từ láy trong tiếng Việt
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu mến và ham thích tìm hiểu tiếng Việt
- Có ý thức vận dụng từ láy trong khi giao tiếp và tạo lập văn bản.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên :
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
?Thế nào là cao dao – dân ca ?
?Đọc 2 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Thế nào là từ láy?
Trong tiết học này, chúng ta sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hs nắm được có 2 loại từ láy và cách tạo nghĩa của từ láy.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, quy nạp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 15 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
* Gv treo bảng phụ có ghi các ví dụ trong SGk.
H:Nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của từ "đăm đăm"?
Từ có hai tiếng giống nhau hoàn toàn về mặt âm thanh.
H:Tại không nói thẳm thẳm, bật bật mà nói thăm thẳm, bần bật?
Hiện tượng biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất, do qui luật hòa phối âm thanh; đây thực chất là việc lặp lại tiếng gốc nhưng biến đổi như vậy để xuôi tai hơn.
H:Các từ láy vừa xét trên là từ láy toàn bộ. Thế nào là từ láy toàn bộ?
Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn,cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
H:Nhận xét hai từ láy sau
- Đẹp đẹp -> đèm đẹp.
-Nhạt nhạt -> nhàn nhạt.
Biến đổi âm cuối và cả thanh điệu.
- GV treo bảng phụ có ghi 2 vd:-Tôi mếu máo liêu xiêu
H: Chỉ ra tiếng gốc của hai từ láy đó?
Tiếng gốc: mếu, xiêu
H:. Thế nào là từ láy bộ phận?
Từ láy bộ phận:Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
H:Qua tìm hiểu các bài tập,em cho biết từ láy có mấy loại?Từng loại có cấu tạo như thế nào?
H:Hãy lấy vd từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Tìm vd:đo đỏ, xôm xốp,biêng biếc, trăng trắng, đèm đẹp, nhàn nhạt
* GV sử dụng kĩ thuật mảng ghép.
Vòng 1: Chia lớp thành 4 nhóm(7Hs/ nhóm), mỗi nhóm một nhiệm vụ.
H:Nghĩa của các từ láy hả hả,oa oa,tích tắc,gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
Chúng được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh.
H:Các từ láy lí nhí,li ti,ti hí có điểm chung gì về âm thanh và về nghĩa?
Đây là những từ láy bộ phận(giống nhau phần vần)
-Âm thanh:có âm lượng nhỏ(i)
-Nghĩa:giống nhau đều chỉ sự nhỏ bé
H:Các từ láy nhấp nhô,phập phồng,bập bênh có điểm gì chung về âm thanh và nghĩa?
Nhấp nhô:khi nhô lên,khi hạ xuống.
Phập phồng:khi phồng khi xẹp.
Bập bênh:khi chìm khi nổi
=>Đây là những từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau.
-Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và phần vần của tiếng láy giống nhau ấp.
-Nghĩa cùng biểu thị một trạng thái vận động.
H:So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại,đo đỏ,mờ mờ,tim tím,ầm ầm,ào àovới nghĩa của các tiếng gốc mềm,đỏ, mờ tím, ầm, ào?
So với mềm thì mềm mại mang sắc thái biểu cảm.
-So với đỏ, mờ, tím thì đo đỏ,mờ mờ,tim tím có sắc thái giảm nhẹ.
-So với ầm, ào, vang thì ầm ầm,Ào ào,vang vang có sắc thái nhấn mạnh.
Vòng 2:
H: Như vậy nghĩa của từ láy được tạo thành như thế nào?
Gv nhận xét và kết luận
I. Các loại từ láy
1. Ví dụ(SGK)
*Đăm đăm->hai tiếng lặp
hoàn toàn
- Thăm thẳm, bần bật :tiếng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
=>Từ láy toàn bộ:
*Mếu máo: giống phụ âm đầu m.
- Liêu xiêu giống phần vần iêu.
=> Từ láy bộ phận:
2. Nhận xét:
- Có 2 loại từ láy:
+ Láy toàn bộ.
+ Láy bộ phận.
*Ghi nhớ: (SGK/42).
II. Nghĩa của từ láy
1. Ví dụ(SGK)
2. Nhận xét:
- Nghĩa của từ láy :
+ Mô phỏng âm thanh.
+ Miêu tả âm thanh, hình khối, độ mởcủa SV có tính chất chung nhỏ bé.
+ Miêu tả ý nghĩa của SV theo mô hình: Khi A khi B
+ Nghĩa của các từ láy so với tiếng gốc có những sắc thái riêng:nhẹ hơn, mạnh hơn.
* Ghi nhớ ( SGK - T42)
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, phân tích
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn “Mẹ tôi nặng nề thế này”.
- Lần lượt thực hiện theo yêu cầu BT1.
- Yêu cầu HS đọc BT2,3 và thực hiện theo nhóm.
GV nhận xét và sửa chữa.
Cho 1HS lên bảng điền BT2
GV treo bảng phụ ghi BT3,cho 1HS lên điền
Hướng dẫn HS làm BT5.
GV chọn 1 vài từ cho HS tìm hiểu nghĩa của mỗi tiếng trong từ rồi kết luận từ láy hay từ ghép.
*Gọi HS đọc BT6.Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa các tiếng chiền,nê, rớt, hành và phân biệt từ.
III. Luyện tập:
Bài tập1:
Các từ láy:
Phân loại:
+TLTB: bần bật, thăm thẳm,chiêm chiếp.
+TLBP: nức nở, tức tưởi, rón rén,lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
2/Điền tiếng láy:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách .
3/Chọn từ để điền:
+ a- Nhẹ nhàng;b- Nhẹ nhõm.
+ a- Xấu xa;b- Xấu xí.
+ a-Tan tành;b- Tan tác.
5/Phân biệt từ láy hay từ ghép:
Tất cả các từ này đều là từ ghép(TGĐL).Vì các từ này đều ghép bởi hai tiếng đềucó nghĩa.
Chúng chỉ giống từ láy ở việc lặp phụ âm đầu.
6/ Phân biệt từ láy hay từ ghép:
+Chiền: toà nhà giống chùa
+Nê: trạng thái no đến khó chịu
+ Rớt : rơi bất ngờ
+ Hành: làm
=> Đều là từ ghép
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng viết đoạn văn có sử dụng từ láy
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Viết đoạn văn ngắn (3-5 dòng) có sử dụng từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học phát hiện từ láy trong các văn bản đã học.
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Tìm các từ láy có trong văn bản đã học mà em yêu thích? Phân loại từ láy vừa t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7 T3 Tiet 9-11.doc