Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8 - Tiết 24 đến 27

Bài 5 - Tiết 26

BÁNH TRÔI NƯỚC

(Hồ Xuân Hương)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ

- Có thái độ trân quý những người phụ nữ trong xã hội xưa và nay

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, giải thích

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thơ Hồ Xuân Hương, kế hoạch dạy học

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp: 7A

 7B

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc phần phiên am và dịch thơ bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra?

- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Trải nghiệm

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

 - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8 - Tiết 24 đến 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cách biểu cảm trực tiếp. 2. Kĩ năng - Nhận biết đặc điểm chung của của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. 3. Thái độ - Có ý thức tạo lập văn bản biểu cảm một cách tự giác, nghiêm túc. 4. Năng lực - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, làm trước phần luyện tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn biểu cảm ? Văn biểu cảm có tính chất như thế nào? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Trình bày các cách thức biểu cảm? GV gợi dẫn vào bài: Như các em đã biết, văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ những tư tưởng, tình cảm sâu sắc và kín đáo nhất của mình. Nó thuyết phục người đọc ở chỗ chân thật, tự nhiên nói lên những cảm xúc của mình mà không gò bó theo 1 khuôn khổ nhất định. Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Tiết học hôm nay, sẽ trả lời cho câu hỏi đó. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức về văn bản biểu cảm. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm GV gọi HS đọc đoạn văn “Tấm gương” GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK ?Bài văn biểu đạt tình cảm gì? GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. ?Để biểu đạt tình cảm ấy, tác giả đã làm như thế nào? (Đem tấm gương ví với người bạn trung thực để ca ngợi tính trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài này?) - Tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành với mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ngợi ca người trung thực. GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi c ?Bố cục bài văn gồm mấy phần? ?Nội dung phần thân bài nêu lên những ý gì? ?Nội dung bài văn là gì? Bài văn trên chọn cách biểu cảm nào? (Biểu cảm gián tiếp). ?Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn? GV gọi HS đọc đoạn văn. ?Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? ?Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? ?Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình? ?Qua phân tích ta thấy văn bản biểu cảm có những đặc điểm nào? HS dựa vào ghi nhớ trả lời. GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK I. Đặc điểm của văn biểu cảm 1. Bài văn: Tấm gương a. Ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá. b. Mượn hình ảnh tấm gương để bộc lộ tình cảm, cảm xúc => gián tiếp. c. Bố cục : 3 phần *MB: Giới thiệu cảm nghĩ. Giới thiệu phẩm chất cao đẹp của tấm gương. *TB: Trình bày cảm nghĩ. Những phẩm chất cao đẹp của tấm gương (các đức tính của tấm gương) *KB: Khẳng định cảm nghĩ. Khẳng định lại phẩm chất đó. - Nội dung bài văn: biểu dương tính trung thực. d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị cho bài văn. 2. Đoạn văn: - Tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông. - Tình cảm biểu hiện một cách trực tiếp. - Dấu hiệu: Tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm. * Ghi nhớ: ( SGK) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV gọi HS đọc bài văn Hoa học trò. GV tổ chức chi HS thảo luận nhóm. Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV Chốt ý. ?Bài văn thể hiện tình cảm gì? ?Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? ?Vì sao tác giả gọi hoa phượng là Hoa- học – trò? Em hãy tìm mạch ý của văn? b. Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? * Mạch ý của đoạn văn : Đoạn 1 Nỗi buồn của người học trò khi Phượng cứ nở, phượng cứ rụng và hè về. Đoạn 2 vai trò của hoa phượng nơi sân trường. Đoạn 3 Nỗi buồn chất ngất của hoa phượng. c. Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? - Trực tiếp:Thể hiện nỗi niềm: xa trường, rời bạn buồn xiết bao - Gián tiếp: dùng hoa phượng nói hộ lòng người: Phượng nhớ, phượng khóc II. Luyện tập Bài tập Bài văn Hoa học trò -Bày tỏ nỗi buồn nhớ khi xa trường, rời bạn - Miêu tả để bộc lộ tình cảm, cảm xúc). -> Nỗi buồn nhớ phải chia tay khi hè đến. - Miêu tả để tái hiện sự vật -> gợi rõ hình ảnh hoa phượng - Loại hoa nở vào dịp kết thúc năm học -> biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với học trò Vì tác giả đã biến hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học thành biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với học trò b. Mạch ý của đoạn văn : - Đoạn 1: Nỗi buồn khi sắp phải chia tay. - Đoạn 2: Sự trống vắng khi hè về. - Đoạn 3: Cảm giác cô đơn. -> Theo mạch cảm xúc. c. Bài văn biểu cảm gián tiếp. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết đoạn văn biểu cảm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu biểu cảm về một loài hoa em yêu. (Tham khảo đoạn văn Hoa hải đường SGK-73) Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được văn bản biểu cảm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Kiểu văn bản (PTBĐ) Mục đích giao tiếp Văn bản Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc - Cổng trường mở ra - Ca dao về tình cảm gia đình - Sông núi nước Nam Tự sự Trình bày diễn biến sự việc - Thánh Gióng - Cuộc chia tay của những con búp bê ... Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người - Vượt thác - Lao xao Bài tập ? Kể tên các kiểu VB mà em đã được học ? cho VD? *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? 5. Hướng dẫn học tập - Về nhà học thuộc bài “Đặc điểm văn biểu cảm” trong ghi nhớ - Chuẩn bị T25: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/09/2017 Ngày giảng: 7AB 04/10/2017 Bài 6 - Tiết 25 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Đặc điểm cấu tạo của để văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Nhận biết các đặc điểm của văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ - Vận dụng văn biểu cảm để tập viết bài văn. 4. Năng lực - Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, làm trước phần luyện tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm của văn biểu cảm ? - Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. - Người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng tình cảm hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng. - Bố cục bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Tình cảm trong bài phải trong sáng, chân thực thì bài biểu cảm mới có giá trị. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hiểu thế nào là đề văn BC? Cho ví dụ? GV gợi dẫn vào bài: Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đề và cách làm một bài văn biểu cảm *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức về đề văn và cách làm VB biểu cảm. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hiểu gì về đề văn biểu cảm? ? Em hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn trên là gì? Đề 1: - Tình cảm: biểu hiện những suy nghĩ, những tình cảm về cánh đồng, vườn cây dãy núicủa quê hương mình, qua đó nói lên niềm tự hào của quê hương. Đề 2 - Đối tượng: Thời tiết, khí hậu, ánh sáng của đêm trung thu. Tình cảm : ấn tượng sâu sắc nhất về đêm trung thu cảnh sắc, sự vật, con người . Đề 3 - Tình cảm: từ nụ cười đó đã để lại cho em niềm xúc động ?Qua phân tích em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm ? => Đề văn biểu cảm nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn. Yêu cầu HS chú ý vào đề 3 ?Khi có đề bài trong tay trước tiên chúng ta phải làm gì? - B1: Tìm hiểu đề: Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ . ?Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì ? - Đề yêu cầu phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ - B2: Tìm ý: - Nụ cười gắn liền bản thân từ nhỏ đến thời điểm hiện tại - Tình cảm, thái độ của mình đối với nụ cười đó - Không phải lúc nào nụ cười ấy cũng thường trực trên môi của mẹ => Cảm xúc của bản thân khi vắng đi nụ cười của mẹ - Hành động, mong ước của bản thân Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy? (đó là nụ cười yêu thương nụ cười khích lệ ) Muốn tìm ý cho bài văn chúng ta phải làm như thế nào ? GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Khi đã tìm hiểu đề và tìm ý xong bước tiếp theo chúng ta làm gì ? ( Lập dàn bài) GV tổ chức cho HS thảo luận lập dàn bài. Gv :Yêu cầu HS viết phần mở bài. GV gọi HS đọc phần mở bài của mình . Qua phân tích các em hãy nêu cho cô các bước làm bài văn biểu cảm. I. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 1. Đề văn biểu cảm - Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Đề 1 - Đối tượng: dòng sông (dãy núi, cánh đồng, vườn cây...) - Tình cảm: niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương. Đề 2 - Đối tượng: đêm trăng trung thu. Tình cảm: ấn tượng sâu sắc nhất về đêm trung thu cảnh sắc, sự vật, con người. Đề 3 - Đối tượng: nụ cười của mẹ. - Tình yêu thương tôn kính với mẹ Đề 4. Vui buồn tuổi thơ. - Đối tượng biểu cảm: kỉ niệm tuổi thơ. - Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ. Đề 5 - Đối tượng: một loài cây - Tình cảm: yêu quý 2. Các bước làm bài văn biểu cảm a. B1: Tìm hiểu đề - Tìm ý * Tìm hiểu đề - Đối tượng BC: Nụ cười của mẹ - Tình cảm: Định hướng cho tình cảm này * Tìm ý: Nụ cười của mẹ . - Nụ cười gắn liền bản thân từ nhỏ đến thời điểm hiện tại Tình cảm, thái độ của mình đối với nụ cười đó: Nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ, nụ cười an ủi. - Không phải lúc nào nụ cười ấy cũng thường trực trên môi của mẹ => Cảm xúc của bản thân khi vắng đi nụ cười của mẹ - Hành động, mong ước của bản thân b. B2: Dàn bài Mở bài - Giới thiệu nụ cười của mẹ - Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ Thân bài - Miêu tả nụ cười của mẹ: nụ cười có duyên, mỗi khi mẹ cười khuôn mặt mẹ thêm rạng ngời - Nêu các biểu hiện sắc thái của nụ cười: động viên, an ủi, khích lệ, vui - Tình cảm, thái độ của mình đối với nụ cười đó: là động lực đối với bản thân, là niềm hạnh phúc - Không phải lúc nào nụ cười ấy cũng thường trực trên môi của mẹ - Hành động của bản thân => làm cho nụ cười luôn nở trên môi Kết bài - Nhận xét về nụ cười của mẹ, mong ước lời hứa của mình c. B3. Viết bài d. B4. Sửa bài * Ghi nhớ: (Sgk/88) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Bài tập Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp. Hãy nêu dàn ý của bài. - MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang. - TB: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả: + Những kỉ niệm tuổi thơ. + Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương. - KB: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn. - Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị II. Luyện tập Bài tập a. - Bài văn thổ lộ tình yêu tha thiết của TG đối với quê hương An Giang. - Đặt tên: + An Giang quê tôi + Kí ức một miền quê + An Giang trong trái tim tôi - Đề văn thích hợp: Cảm nghĩ về quê hương An Giang. b. Dàn ý Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang Thân bài: Biểu hiện tình yêu quê hương, tình yêu quê từ tuổi thơ. Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành . c. Phương thức biểu cảm trực tiếp. + Các câu: Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết đoạn văn biểu cảm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài: Nụ cười của mẹ Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết khái quát kiến thức về văn bản biểu cảm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS khái quát kiến thức về văn bản biểu cảm bằng sơ đồ tư duy Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm? 5. Hướng dẫn học tập - Chuẩn bị cho T26: Tự học có hướng dẫn: Bánh trôi nước * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/09/2017 Ngày giảng: 7B 04/10/2017 7A 07/10/207 Bài 5 - Tiết 26 BÁNH TRÔI NƯỚC (Hồ Xuân Hương) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. 2. Kĩ năng - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ - Có thái độ trân quý những người phụ nữ trong xã hội xưa và nay 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, giải thích B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thơ Hồ Xuân Hương, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc phần phiên am và dịch thơ bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra? - Nêu ý nghĩa của bài thơ ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Kể tên nhà thơ nữ thời trung đại mà em biết? ? Kể tên một số bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương GV gợi dẫn vào bài: Từ xưa đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam vẫn tồn tại những kho tàng thơ phong phú không chỉ ở nam mà nữ giới cũng phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Nó đánh dấu một bước phát triển của xã hội, đánh bay tư tưởng phong kiến một thời là "trọng nam khinh nữ" thay vào đó là "nam nữ bình quyền". Những nữ nhà thơ đã để lại cho đất nước những tác phẩm bất hủ cho đến bây giờ khi đọc lại, chúng ta vẫn cảm thấy thú vị và ý nghĩa. - Hồ Xuân Hương - Bà huyện Thanh Quan Bánh trôi nước, Mời trầu, Cái quạt, Đánh đu, Chơi hoa, *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời. Nêu đôi nét về Hồ Xuân Hương? Bài thơ được viết theo thể loại gì ?Vì sao em biết ? Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thơ 4 câu 7 chữ, các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau. GV gọi HS đọc chú thích * - Rắn: cứng - Nát: nhão ?Bánh trôi đã được miêu tả như thế nào? ? Nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Hướng dẫn tổng kết GV hướng dẫn về nghệ thuật trong bài. GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy nêu nội dung của bài thơ ? Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sang và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. Đồng thời cũng cảm thông, xót xa cho thân phận người của phụ nữ. Vậy qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ trên? GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung GV chốt ý. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hồ Xuân Hương (?) - Là nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất nền văn học trung đại Việt Nam. - Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 2. Tác phẩm - Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Viết bằng chữ Nôm - Đại ý: Mượn hình ảnh bánh trôi để nói về vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ 3. Đọc, chú thích - Bánh trôi nước: - Rắn: cứng - Nát: nhão II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nghĩa tả thực bánh trôi nước - “Thân em”: bánh trôi tự giới thiệu về mình + Màu sắc: trắng + Hình dáng: tròn + Nhân: đỏ son + Cách nấu: luộc trong nước + Sống: chìm, chín: nổi + Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi è Bánh trôi là loại bánh vừa đẹp về hình thức vừa ngon đậm đà, hấp dẫn. 2. Tầng nghĩa bóng a. Câu thơ đầu: Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ - vừa .. vừa - Trắng .. tròn => Tròn đầy, hoàn hảo - Thân em: gợi sự đồng cảm b. Câu thơ 2, 3: Thân phận người phụ nữ - Thành ngữ: bảy nổi ba chìm: lận đận, lênh đênh - Đối lập: Thân em ><nước non => long đong, chìm nổi - Tương phản: Rắn><nát - Ẩn dụ: bị lệ thuộc, cam chịu c. Câu thơ cuối: đề cao vẻ đẹp, tấm lòng thủy chung son sắt - mà vẫn: khẳng định, ngợi ca - Ẩn dụ tấm lòng son: sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Biện pháp tu từ ẩn dụ - Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. - Hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. 2. Nội dung - Thân phận người phụ nữ - Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Hãy tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”? 1. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. 2. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 3. Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. 4. Thân em như như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. 5. Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. 6. Thân em như củ ấu củ gai Nửa trong thì trắng, nửa ngoài thì đen. 7. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. ........................... III. Luyện tập Bài tập 1 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết BT - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Mối liên quan giữa cảm xúc của bài thơ “Bánh trôi nước” với những câu hát than thân là: Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công. Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng những hiểu biết về thơ ca HXH - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS tìm thêm các bài thơ theo chủ đề Vịnh vật Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố 5. Hướng dẫn học tập - Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ. - Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác của Hồ Xuân Hương. - Soạn trước bài T27 “ Quan hệ từ”. * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/09/2017 Ngày giảng: 7B 05/10/2017 7A 07/10/2017 Bài 5 - Tiết 27 QUAN HỆ TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, làm trước phần luyện tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ?Người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì ? Nếu lạm dụng từ Hán Việt sẽ làm cho lời ăn tiếng nói ntn? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Chỉ ra các từ loại trong VD sau Minh giỏi về Toán. GV gợi dẫn vào bài: Ở bậc Tiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ và cách dùng quan hệ từ. Bài học hôm nay một lần nữa củng cố các em về dùng quan hệ từ ở trong câu. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức về văn bản biểu cảm. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV tổ chức cho HS tìm hiểu thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ. GV treo bảng phụ các vd sgk tr.96, 97 Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em hãy xác định quan hệ từ ở bốn ví dụ trong SGK ? GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ. Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ, trường hợp nào không ? (trường hợp bắt buộc ghi dấu +, không bắt buộc -) GV hướng dẫn HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt ý. Câu bắt buộc phải có quan hệ từ khi ta bỏ đi QHT thì câu sẽ không có nghĩa hoặc không rõ nghĩa.Có câu dùng QHT cũng được, không dùng cũng được. Em hãy tìm quan hệ từ thường dùng với cặp quan hệ từ nếu, vì, tuy, hễ, sở dĩ ? GV tổ chức cho HS trả lời, lớp bổ sung, nhận xét. GV chốt ý Em hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ đó? GV hướng dẫn cho HS làm theo nhóm, đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV đặt câu mẫu. GV gọi HS trả lời và chốt ở phần ghi nhớ. I. Thế nào là quan hệ từ *. Xét Vd: Bảng phụ - của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi; - Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa; - Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) – nên kết quả (chóng lớn lắm); và biểu thị quan hệ liên hợp. - Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa mẹ thườngvà hôm nay */ Ghi nhớ: ( SGK) II. Sử dụng quan hệ từ a. Ví dụ: Bảng phụ a (-) e (-) b (+) g (+) c (-) h (+) d (+) i (-) ® Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa. Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. b. Quan hệ từ dùng thành cặp: Nếuthì ; Vì nên Tuynhưng ; Hễ thì Sở dĩlà vì c. Đặt câu: Vì chăm học và học giỏi nên Nam được cô giáo khen. Tuy nhà xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao. Sở dĩ nó thi trượt là vì nó chủ quan. * Ghi nhớ : (Sgk tr. 98) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV hướng dẫn HS làm bài tập Điền các quan hệ từ vào ô trống? GV hướng dẫn HS làm bài tập 3. Em hãy phân biệt nghĩa của hai câu trên? Hai câu trên tuy thay đổi từ ngữ nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau. III. Luyện tập Bài tập 1 BT 2 Điền quan hệ từ thích hợp . Và, với, với, nếu, thì, và. Bài tập 3: Trong các câu, câu nào đúng, câu nào sai? -a(-) ;b ( +) ; c (-) ; d (+) ; e(-); g (+); h (-); I (+); k(+) ; l(+) Bài tập 5: Phân biệt nghĩa - Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen ). - Nó khoẻ nhưng gầy ( tỏ ý chê). *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn có sử dụng quan hệ từ Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được văn bản biểu cảm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Hãy điền những cặp quan hệ từ thích hợp vào các câu sau Tuy nhà xa trường nhưng nó vẫn đến trường đúng giờ Mặc dù nhà an nghèo nhưng Lan vẫn chăm ngoan, học giỏi Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Thế nào là quan hệ từ? 5. Hướng dẫn học tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 T8 Tiet 24-27.doc
Tài liệu liên quan