III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật :
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một bài thơ cổ thể .
2- Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiện hạ.
26 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nhà thơ già không sức.
+ Có thể nhà chúng cũng nghèo.
-> Vô lễ, ngang nhiên, trơ tráo.
* Hình ảnh nhà thơ:
Môi khô miệng cháy gào chẳng được
Quay về chống gậy lòng ấm ức.
- Hình ảnh : già yếu, đáng thương.
- Tâm trạng : ấm ức, buồn bã, đau xót, cay đắng.
-> Tự sự + biểu cảm; hai hình ảnh đối lập thương tâm ( trong khi bọn trẻ thôn Nam cướp tranh đi thì một ông già như Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng thét gào thảm thiết mà chẳng đòi lại được).
c- Cảnh nhà trong đêm .
* Không gian màn đêm :
Giây lát mây tối mực
Trời thu đêm đen đặc.
-> Ẩn dụ thực trạng Xh đen tối, bế tắc, đói khổ
( gv dg sự biến An Lộc Sơn và Sử Tư Minh)
* Gia cảnh nhà thơ:
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt
..lót nát
Nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa
-> Nghèo khó, cùng quẫn, cơ cực, khốn khổ không cách giải thoát.
- Hình ảnh “đêm dài” vừa tả thực cái đêm đen mưa gió vừa ẩn dụ tình cảnh đất nước và cuộc đời nhà thơ vào những năm ông phải sống lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến .
- Câu hỏi tu từ “ Đêm dài ướt át sao cho trót?” vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân không sao tránh khỏi kiếp sống lầm than, ướt át tối tăm.
2- Ước vọng của nhà thơ .
- Ước vọng :
+ Một ngôi nhà rộng “ muôn ngàn gian”
+ Thật vững chắc : “ Gió mưa chẳng núng”
- Mục đích :
Che cho những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, đem lại niềm vui cho họ.
- Hai câu kết:
+ Dùng thán từ “ Than ôi”
+ Câu văn biểu cảm trực tiếp.
-> Đó là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới chia sẻ, cảm thông với nỗi cơ khổ của đồng loại.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật :
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một bài thơ cổ thể .
2- Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ bộc lộ khát vọng cao cả: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiện hạ.
2.3.Hoạt động luyện tập
Bài 1: Dòng nào thể hiện đày đủ nhất nỗi thống khổ của nhà thơ trong bài thơ trên?
A- Xa quê một mình cô đơn.
B- Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại.
C- Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa.
D- Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát.
Bài 2: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ?
A- Ước được nhà rộng muôn ngàn gian.
B- Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.
C- Gió mưa chẳng núng vững vàng như bàn thạch.
D- Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.
2.4.Hoạt động vận dụng.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài ?
2.5.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc một số bài thơ khác của Đỗ Phủ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích và nắm vững nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Chuẩn bị : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần... Tiết.
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
KIỂM TRA VĂN.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về phần văn bản thơ dân gian Việt nam, thơ trung đại Việt Nam và thơ Đường : về những chủ đề, những chi tiết nghệ thuật, nội dung .
- Điều chỉnh hoạt động dạy của thầy cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
2- Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích , bước đầu tạo lập một văn bản viết theo yêu cầu đơn giản.
- Rèn thói quen độc lập, sáng tạo khi làm bài.
3- Về thái độ:
Bồi dưỡng thái độ tự giác, độc lập khi làm bài.
4, Năng lực - Phẩm chất:
4.1, Năng lực:
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí; giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác, giao tiếp;...
- Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn chương, đọc sáng tạo, tạo lập văn bản,...
4.2, Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; trung thực, nhân ái, khoan dung; yêu gia đình, quê hương, đất nước;...
II. CHUẨN BỊ
1, GIÁO VIÊN
Giáo án, biên soạn đề kiểm tra
1.1, Xác định hình thức của đề:
TNKQ kết hợp với Tự luận.
1.2, Thiết kế ma trận
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
Chủ đề 1:
Thơ dân gian Việt Nam
Nhớ lại những chủ điểm chính của ca dao, dân ca
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ:5%
Chủ đề 2:
Thơ trung đại Việt Nam
Hiểu được tính chất của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong Sông núi nước Nam; một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài Bài ca côn Sơn, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:5
Số điểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:5
Số điểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Chủ đề 3:
Thơ Đường
Cảm nhận được tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương qua bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:1
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
Số câu:1
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:5
Số điểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ:0%
Số câu:1
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
Số câu:7
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
1.3, Biên soạn đề kiểm tra
ĐỀ BÀI:
I- Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dòng nào nói đầy đủ nhất về các chủ điểm của ca dao, dân ca?
A- Những câu hát về tình cảm gia đình.
B- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người.
C- Những câu hát than thân; những câu hát châm biếm.
D- Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người; những câu hát than thân; những câu hát châm biếm.
Câu 2: Nội dung nào thể hiện tính chất tuyên ngôn độc lập của bài thơ Sông núi nước Nam?
A- Khẳng định biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
B- Khẳng định biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
C- Nêu cao vai trò vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
D- Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được quy định trong sách trời.
Câu 3: Trong Bài ca Côn Sơn có bao nhiêu lần tác giả dùng phép so sánh?
A- Không lần nào. B- Hai lần
B- Ba lần . D- Bốn lần.
Câu 4: Vì sao bài thơ Bánh trôi nước được nhiều người ngợi ca?
A- Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
B- Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt , thủy chung của người phụ nữ.
C- Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi , vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
D- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Cụm từ “ ta với ta” trong câu Một mảnh tình riêng ta với ta có nghĩa là gì?
A- Ta với một người bạn của ta.
B- Ta với những người bạn của ta.
C- Một mình ta với những người cùng giới.
D- Một mình ta với chính ta.
Câu 6: Bài thơ Bạn đến chơi nhà có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A- Dùng nhiều từ Hán Việt, lời lẽ trang trọng, gợi không khí nghiêm túc.
B- Dùng nhiều điển cố, thể hiện sự thâm thúy, am tường sách vở của người viết.
C- Dùng toàn từ ngữ thuần Việt, nôm na, gợi sự thân thiết , phóng túng, dân dã.
D- Dùng từ Hán Việt có chọn lọc, kết hợp từ thuần Việt, vừa bác học lại vừa bình dân.
II- Tự luận:
Viết một bài văn ngắn( khoảng 1 hơn một trang) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Hạ Tri Chương qua văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
1.4, Xây dựng đáp án và biểu điểm
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM:
I- Trắc nghiệm: 3đ.
Câu 1: - Mức đạt: Đáp án D.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 2: - Mức đạt: Đáp án B.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 3: - Mức đạt: Đáp án C.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 4: - Mức đạt: Đáp án C.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 5: - Mức đạt: Đáp án D.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu 6: - Mức đạt: Đáp án C.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
II- Tự luận: 7đ.
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết thành một bài văn cảm nhận ngắn khoảng 1 trang giấy
- Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, các ý trong bài văn.
- Biết cách dùng từ, chấm câu, chú ý từ ngữ, chính tả, diễn đạt
* Yêu cầu về nội dung:
- Những chi tiết thơ thể hiện tình yêu quê hương gợi lên từ chính người trở về.
- Những chi tiết thơ thể hiện tình yêu quê hương từ những đứa trẻ làng.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa ( điểm 6- 7) : Văn viết đảm bảo tốt các ý cơ bản trên, đúng dung lượng quy định, viết văn mạch lạc, không mắc lỗi liên kết các câu, đoạn văn , dùng từ, chính tả, chấm câu.
- Mức chưa tối đa:
+ Điểm 4-5 : Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên, văn viết còn một số lỗi nhỏ.
+ Điểm 2-3 : Nội dung bài còn sơ sài, mắc nhiều lỗi.
+ Điểm 0-1 : Không làm bài hoặc sai lạc về nội dung.
2, HỌC SINH: Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1, Ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra: GV phát đề cho HS, theo dõi HS làm bài.
3, Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
4, Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới.
- Đọc tham khảo những bài bình giảng văn học về những tác phẩm học từ đầu năm đến nay.
- Chuẩn bị : Bài ca nhà tranh ...
---------------------------------------------------------------------------------------
Tuần.... Tiết.
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
- Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG ÂM .
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức sử dụng từ đồng âm khi nói và khi viết.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa .
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt từ đồng âm khi nói và khi tạo lập VB.
4. Năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực chung : phát triển các năng lực cho HS tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân (thực chất là KNS), hợp tác, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề.
4.2. Phẩm chất
Bồi dưỡng ý thức sử dụng tốt từ đồng âm khi nói và khi tạo lập VB.
5. Tích hợp
Cho HS sưu tầm các bài thơ , đoạn văn có sử dụng từ đồng âm
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh
- Soạn bài
- Đồ dùng học tập
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định tổ chức
* Ổn định tổ chức ( 1 phút)
* Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là từ trái nghĩa? Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho VD?
? Làm bài tập 3,4.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động
* Khởi động vào bài mới:
Cho tình huống sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
? Hãy tìm những từ có cùng âm thanh trong bài ca dao châm biếm trên?
? Cho biết nghĩa của mỗi từ có cùng âm thanh đó?
Những từ có cùng âm thanh như trường hợp trên người ta gọi là những từ đồng âm
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
- Hs đọc VD ( sgk). Thảo luận cặp đôi.
? Giải thích nghĩa của mỗi từ “ lồng” trong mỗi VD sau:
- Hoạt động cá nhân:
? Nghĩa của các từ “ lồng” trên có liên quan gì với nhau không?
? Âm thanh của chúng giống hay khác nhau?
( GV KL: Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn không có mối liên hệ gì với nhau gọi là từ đồng âm)
? Vậy từ đồng âm là gì?
* Bài tập: Giải nghĩa các cặp từ :
- Những đôi mắt sáng thức đến sáng.
- Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
- Mục tiêu: Biết cách sử dụng từ đồng âm.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm bàn, KT đặt câu hỏi.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
? Cơ sở nào giúp em phân biệt được nghĩa của các từ “ lồng” trong hai câu trên?
? Câu “ Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể thành mấy nghĩa?
? Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
Tương tự, câu “ Con bò ra đường cái rồi” có mấy nghĩa?
? Hãy thêm vào câu một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
( GV: Hiện tượng đồng âm là hiện tượng tất yếu trong ngôn ngữ, nhiều lúc khiến cho ta khó hiểu)
? Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì trong giao tiếp?
? Lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm ?
( Gv : Trong Tiếng Việt, từ đồng âm có giá trị tu từ học rất lớn. Vì thế mà các nhà thơ thường sử dụng từ đồng âm để tạo thành những phép tu từ đạt hiệu quả cao. VD: Một người Tàu hiện ra hài hước qua câu sau:
Chân đi hài Hán, tay bán bánh Đường, miệng nói líu lương, ngây ngô ngây ngố.
-> bốn tiếng đồng âm vừa tả một chú khách người Hoa vừa nói tên được bốn triều đại ở Trung Quốc.
I- Thế nào là từ đồng âm ?
1- Tìm hiểu VD:
* Lồng 1 ( ĐT): Chạy cất vó cao lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ do quá hoảng sợ.
* Lồng 2 ( DT): Đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà hoặc gia súc.
- Nghĩa của chúng không có mối liên hệ gì với nhau.
- Âm thanh giống nhau
2- Ghi nhớ ( sgk trang 135)
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì với nhau.
- Sáng (1) : Tính chất của mắt có khả năng phản chiếu ánh sáng, do có bề mặt nhẵn bóng.
- Sáng (2) : Khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc trưa.
- Trong (1) : Phía những vị trí thuộc phạm vi được xác định nào đó ( trái với ngoài )
- Trong (2) : Tính chất của mắt tinh khiết, không có gợn .
* Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:
- Từ nhiều nghĩa, các nét nghĩa có mối liên hệ với nhau. VD: Tay ( Gv giải thích chỉ ra các nét nghĩa có mối liên hệ với nhau).
- Từ đồng âm: âm thanh giống nhau những nghĩa khác xa nhau, không có mối liên hệ với nhau.
II- Sử dụng từ đồng âm.
1- Tìm hiểu ví dụ.
- Dựa vào ngữ cảnh sử dụng ( ngôn ngữ có tính chất hành chức)
- Câu có hai nghĩa:
+ Kho : nấu, chế biến thức ăn.
+ Kho : nơi chứa đồ.
- Thêm : Đưa cá về mà kho.
Đem cá về nhập vào kho .
- Câu có hai nghĩa:
+ con có thể hiểu là danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, bò là động từ.
+ con là danh từ chỉ loại sự vật, bò là danh từ chỉ sự vật.
- Thêm: Con đã bò ra đường cái rồi.
Con bò đã ra đường cái rồi.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 136)
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
VD : Trời mưa đất thịt trơn như mỡ.
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Chả : - món ăn : giò chả, nem chả.
- từ phủ định : không chưa, chẳng, chả...
2.3.Hoạt động luyện tập
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- Gv nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Gv nhận xét, bổ sung.
IV- Luyện tập:
Bài 1:
- Cao :
+ Cao (1) : Nó rất cao.
+ Cao (2) : Cao hổ cốt.
- Ba :
+ ba (1) : số ba.
+ ba (2) : ba má.
+ ba ( 3) : ba tiêu
+ ba ( 40 : thu ba, dư ba.
- Tranh :
+ tranh ( 1) : cỏ tranh.
+ tranh (2) : tranh lụa.
+ tranh (3) : tranh giành
+ tranh (4) : đàn tranh.
- Tuốt :
+ tuốt (1) : tuốt gươm.
+ tuốt (2) : tuốt tuột
- Sang :
+ sang (1) : sang trọng.
+ sang (2) : sang đò.
- Nam :
+ nam (1) : nam nhi.
+ nam (2) : hướng nam.
+ nam ( 3) : nam ai.
- Sức :
+ sức (1) : sức mạnh.
+ sức (2) : phục sức.
- Nhè :
+ nhè (1) : khóc nhè.
+ nhè (2) : nhè nhẹ.
Bài 2:
a- Các nghĩa khác nhau của từ “ cổ” :
- ( 1) : Bộ phận của cơ thể , nối đầu với thân: Vd : khăn quàng cổ.
- (2) : Bộ phận của áo yếm hoặc giày bao quanh cổ hoặc chân : Cổ áo, cố yếm, giày cao cổ .
- ( 3) : Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng. VD : Cổ chai, hũ rượu đầy đến cổ.
* Mối liên quan: Đều có nghĩa chỉ bộ phận.
b- Từ đồng âm với danh từ “ cổ” :
Cổ đại : Thời đại xa xưa nhất trong lịch sử.
Truyện cổ : Truyện thời xa xưa.
Đồ cổ : Thuộc về một thời xa xưa trong lịch sử.
Bài 3,4 ( hs tự làm, gv hướng dẫn)
2.4.Hoạt động vận dụng.
Cho biết trong bài thơ sau đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
2.5.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Tìm tòi những bài tập về từ đồng âm trong Tiếng Việt nâng cao để làm bài.
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về từ đồng âm.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị : Ôn tập kĩ phần tiếng Việt, giờ sau kiểm tra tiếng Việt 1 tiết .
..............................................................................................................................................
Tuần.... Tiết.
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
- Tập làm văn:
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG BÀI VĂN BIỂU CẢM.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm .
- Sự kết hợp những yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một bài văn biểu cảm .
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
3- Về thái độ:
Có ý thức tiếp thu nhận thức về văn biểu cảm ở mức độ đầy đủ hơn.
4. Năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực chung : phát triển các năng lực cho HS tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân (thực chất là KNS), hợp tác, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề.
4.2. Phẩm chất
Bồi dưỡng ý thức sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm .
5. Tích hợp
Cho HS sưu tầm các bài thơ , đoạn văn có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh
- Soạn bài
- Đồ dùng học tập
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định tổ chức
* Ổn định tổ chức ( 1 phút)
* Kiểm tra bài cũ :
? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn ? Cần lưu ý gì khi nói trước lớp?
? Hãy tập nói theo dàn ý bài văn đã hoàn thành trong tiết luyện nói?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động
* Khởi động vào bài mới:
Trong thực tế, khó tìm thấy một văn bản nào thuần túy yếu tố biểu cảm. Thông thường thì người ta có thể kết hợp với các yếu tố khác để khơi gợi cảm xúc. Đó là các yếu tố tự sự, miêu tả. Vậy các yếu tố này có tác dụng gì trong bài văn biểu cảm? Đó là câu hỏi chúng ta sẽ mở ra đáp án qua bài hôm nay.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu : Hiểu các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài biểu cảm được sử dụng kết hợp ở những mức độ khác nhau; vai trò của yếu tố miêu tả, tự sự trong bài biểu cảm .
- Phương pháp và KT: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm- KT mảnh ghép, KT đặt câu hỏi,
- Năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, thực hành luyện tập.
- Hs đọc bài tập 1:
- Thảo luận nhóm – KT mảnh ghép:
+ Vòng 1: Hai bàn ngang thành 1 nhóm, 4 nhóm.
? Nhóm 1: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong phần I của bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? Nêu ý nghĩa của chúng đối với nội dung bài thơ?
? Nhóm 2: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong phần II của bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? Nêu ý nghĩa của chúng đối với nội dung bài thơ?
? Nhóm 3: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong phần III của bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? Nêu ý nghĩa của chúng đối với nội dung bài thơ?
? Nhóm 4: Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong phần IV của bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? Nêu ý nghĩa của chúng đối với nội dung bài thơ?
- HS thảo luận, đại diện trả lời.
- HS và GV nhận xét bổ sung.
+ Vòng 2: Ghép 4 bàn thành 1 nhóm theo zích zắc, cả lớp thành 2 nhóm, chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
? Vậy các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong bài văn biểu cảm?
- Hs đọc bài tập 2, Thảo luận nhóm bàn, mỗi dãy một nhóm:
? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả ?
+ Nhóm 1: Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
+ Nhóm 2: Hãy chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn?
? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không ?
? Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả ntn?
? Các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm được sử dụng ntn? Có tác dụng gì?
I- Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.
1- Tìm hiểu ví dụ:
* Bài tập 1:
- Đoạn I : + Tự sự : 2 câu đầu .
+ Miêu tả : 3 câu sau .
=> Ý nghĩa: Tự sự và miêu tả có vai trò tạo bối cảnh chung.
- Đoạn II :
+ Tự sự kết hợp với biểu cảm .
=> Nỗi uất ức, buồn bã, đau xót, cay đắng vì già yếu .
- Đoạn III:
+ Tự sự và miêu tả
+ Hai câu cuối : biểu cảm.
=> Vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ, tư tưởng cam phận .
- Đoạn IV: Thuần túy biểu cảm .
=> Tình cảm cao thượng, lòng nhân đạo của tác giả.
-> KL: Các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý.
* Bài tập 2:
a- Các yếu tố miêu tả:
+ Những ngón chân khum khum như lúc nào cũng bám vào đất”.
+ Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, khuyết một miếng, không đầy đặn .
+ Mu bàn chân mốc trắng bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm.
+ Sương còn đẫm ngọn cây cỏ; cây cỏ đẫm sương đêm...
+ Thúng câu chà đi xát lại
+ Ống câu nhãn mòn, cần câu bóng dấu tay cầm...
- Các yếu tố tự sự :
“ Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối , gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên...ngày nào bố cũng ngâm chan xuống nước....Bố tất bật đi ...đẫm sương đêm” .
=> Tác dụng : các yếu tố tự sự và miêu tả làm nền cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
b- Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự, miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp, góp phần khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
- Tình cảm là chất keo gắn kết các yếu tố miêu tả và tự sự thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết.
2- Ghi nhớ ( sgk trang 138)
2.3.Hoạt động luyện tập
- Hs đọc yêu cầu, làm bài tập cá nhân.
- Hs và Gv nhận xét, bổ sung.
II- Luyện tập .
Bài 1.
Đó là vào một buổi chiều cuối thu, trời đã bắt đầu mang những trận gió rét từ phương Bắc tràn về khiến con người nhất là người nghèo cảm nhận được cái giá lạnh tựa đồng. Gió rít từng đợt liên hồi, mái nhà răng rắc vặn vẹo trong gió lốc. Ba lớp tranh ngôi nhà của tôi bị gió cuốn bay tứ tung.Tranh bay sang sông nằm rải rác khắp bờ. Mảnh cao bay vào tận rừng xa. Mảnh thấp bay rải rác khắp bờ mương bên ruộng ngoài cánh đồng.
Trẻ con thôn Nam thấy thế, chúng xô nhau chạy vào cướp giật . Tôi thì già, sức đã yếu, quát tháo đến khản cả hơi mà vẫn chẳng ăn thua gì. Chúng vẫn cắp tranh đi tuốt vào lũy tre. Lòng ấm ức mà không làm gì được chúng đành chống gậy quay về trong khi môi đã khô, miệng đã cháy gào mãi mà chúng đâu có buông tha.
Một lát sau gió lặng, trời tối đen như mực. Lại một trận mưa lớn đổ sầm sập xuống. Nhà cửa đã bị gió cuốn tốc hết những mảnh tranh, giờ đây mưa lớn nên nước ngập chẳng chừa chỗ nào. Mưa lại đổ mỗi lúc hạt lại dày thêm, suốt cả đêm như thế. Trời càng lúc càng lạnh. Mọi thứ chăn mùng, miếng lót trong nhà ướt hết cả nên nằm chỗ nào cũng cảm thấy lạnh. Đứa con nhỏ của tôi khóc hoài cả đêm vì lạnh cóng. Thời buổi loạn li thế này khiến lòng tôi càng thêm đau đớn. Biết bao giờ gia đình tôi cũng như tất cả mọi người trong thôn mới thoát khỏi cuộc sống này? Nằm trong chăn ướt sũng nước mưa, tôi ước sao có được một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để cho người nghèo khắp thiên hạ như tôi có chỗ trú chân khi trời mưa cũng như khi nắng hạn. Nhưng rồi tôi lại nghĩ không biết đến khi nào ước muốn của tôi mới trở thành hiện thực . Nếu tôi có được điều ước ấy, tôi sẽ nhường cho tất cả mọi người, tôi thà chịu ướt, chịu rét cũng được.
2.4.Hoạt động vận dụng.
- Làm bài tập 2 trang 138( Gv hướng dẫn hs làm ở nhà).
- Hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn, nội dung diễn tả nỗi xúc động của em khi được về thăm quê sau một thời gian dài xa cách. Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả.
2.5.Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm những bài tập trong Ngữ văn nâng cao để làm thêm.
- Nắm chắc vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
- Trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 Bai ca nha tranh bi gio thu pha Mao oc vi thu phong so pha ca_12460459.doc