Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ

1. Theo em vì sao chị Dậu được gọi là nhân vật điển hình về ngươi nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C . Chị Dậu là người nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.

2. Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích (nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nhân vật) Vì sao nói đoạn trích giàu kích tính, lại đậm chất điện ảnh và đã chuyển thành phim ?

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI CŨ I. LÝ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ: Như chúng đã đã biết mô hình trường học mới cấp Trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động sư phạm trong nhà trường; đảm bảo cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với mục tiêu đổi mới và điều kiện về năng lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục; đồng thời có giải pháp thu hút cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng giáo dục. Nhằm linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến chương tình theo hướng mở, trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo sách giáo khoa hiện hành, thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Chuẩn bị cơ sở lý luận qua các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình áp dụng tiến tới đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát triển đến mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Văn. Việc tò mò, thích thú môn Văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em con rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận văn bản. Học xong văn bản đặc biệt là văn học hiện thực phê phán có một số em không cảm nhận được cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ như thế nào, nếu có cảm nhận được thì cũng cảm nhận mơ màng mà thôi. Các em học văn còn mang tính đối phó và để lấy được điểm cao. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút sự say mê học tập từ đó các em cảm nhận được văn bản hay, đúng giá trị của nó. Dạy như thế nào để học sinh khái quát được vấn đề trọng tâm của mỗi giai đoạn văn học, học sinh cảm nhận được cuộc sống của những con người qua các giai đoạn phát triển của xã hội. Dạy như thế nào để các bài học có chung một nội dung mà học sinh sẽ cảm nhận được điều đó một cách khái quát . Chính vì vậy việc cảm nhận rất quan trọng trong việc tiếp thu văn bản.Có một số học sinh cho rằng: Học môn văn chán, khô khan, không có cảm xúc, ấn tượng. Nhận xét này của các em không phải không có cơ sở. Tuy nhiên trong trường hợp này giáo viên cần khéo léo giảng giải cho các em hiểu. Nhưng thực sự để các em yêu thích môn Văn đòi hỏi trước hết bản thân người giáo viên phải hướng dẫn và giúp các em có sự đồng cảm nhập tâm vào nhân vật, cốt truyện phải biết đặt mình trong hoàn cảnh sống mới hiểu được những tâm tư tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Giáo viên phải tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, như nhà văn M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Vậy phải làm như thế nào để giúp các em học sinh lớp 8 học đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Các em hiểu được những điểm giống nhau về nội dung, về đặc sắc nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm trong văn bản. Hiểu tốt về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ tôi đã xây dựng chủ đề dạy học: Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ: Thực hiện hướng dẫn số 32/HD- SGDĐT An Giang ngày 26/8/2015 và hướng dẫn số 15/HD-PGDĐT Thoại Sơn ngày 9/9/2015 về việc xây dựng chủ đề dạy học/ chuyên đề dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành. III. NỘI DUNG Tiến trình xây dựng chủ đề: Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện. Tên chủ đề: CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN 8 HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI CŨ. Bước 2: Xác định các nội dung của chủ đề (các đề mục, nội dung kiến thức của chủ đề). 1. Mạch kiến thức liên quan - Tức nước vỡ bờ (1 tiết) - Lão Hạc (2 tiết) 2. Cấu trúc của chủ đề: 1. Cơ sở khoa học: Cơ sở lý luận: - Học sinh có những hiểu biết cơ bản về nội dung của một số tác phẩm truyện Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. - Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ với những phẩm chất cao đẹp dù hoàn cảnh họ có khó khăn cùng đường. - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật. - Ngoân ngöõ keå chuyeän, mieâu taû cuûa taùc giaû vaø ngoân ngöõ ñoái thoaïi cuûa nhaân vaät raát chân thực. Tình huống truyện có tính kịch rất cao. Cơ sở thực tiễn: - Vận dụng những kiến thức về tác phẩm văn học, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản khi đọc các tác phẩm trong giai đoạn văn học. - Đọc- hiểu một tác phẩm văn học, có kỹ năng cảm thụ về giá trị nội dung và nghệ thuật. Vận dụng thực tiễn: - Có những hiểu biết về tác phẩm truyện Việt Nam đã học. - Vận dụng vào việc thực hành viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.. Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho học sinh trong từng đề mục thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp. Năng lực cần hướng tới của chủ đề: - Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động đặt ra mục tiêu học tập; tiếp thu kiến thức bài học (cảm thụ được cái hay cái đẹp qua tác phẩm văn học). - Năng lực tư duy: + Hiểu biết giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật (bối cảnh xã hội, con người, tình cảm, hành động). + Có những nhận định, đánh giá về tác phẩm văn học nhà trường. - Năng lực giải quyết vấn đề: Có những kiến thức cơ bản về các tác phẩm truyện phản ảnh đời sống hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng tám đã học. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, vận dụng: Vận dụng kiến thức về các tác phẩm để viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong chương trình . Bước 4: Bảng mô tả mức độ kiến thức nội dung chủ đề: Nội dung Các mức độ kiến thức Kiến thức/ kỹ năng cần hướng tới Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đọc- hiểu một tác phẩm văn học Tácgiả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, mỗi tác phẩm Giá trị nội dung và nghệ thuật qua từng tác phẩm Có nhận định, đánh giá khi đọc các tác phẩm văn học. - Nhận biết sư khác nhau giữa các tác phẩm văn học. - Kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học. Có kỹ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong chương trình . Bước 5: Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã mô tả. 1. Lập bảng thống kê theo mẫu: TT Tên tác phẩm (đoạn trích) Tác giả Năm sáng tác Thể loại Đặc sắc nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn Ngô Tất Tố 1937 Tiểu thuyết - Tác phẩm giàu giá trị hiện thực, tác phẩm đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp. - Tác phẩm giàu giá trị nhân đạo: tình vợ chồng, tình mẹ con , tình nghĩa xóm làng giữa con người cùng khổ được nói đén một cách chân thực. - Xây dựng nhân vật chị Dậu chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam. Chị Dậu có phẩm chất tốt đẹp, cần cù giàu tình thương nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc sảo vừa đôn hậu, trong sạch. Tính xung đột tính bi kich cuốn hút hấp dẫn. Khắc họa thành công nhân vật, ngôn ngữtừ miêu tả, ngôn ngữ nhân vặt đều nhuần nhuyễn . 2 Lão Hạc Nam Cao 1943 Truyện ngắn Thấy được nỗi khổ về vật chất và khổ về tinh thần của Lão Hạc. Một truyện ngắn chứa chan tình người lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật Lão Hạc đã để lại bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.: - Lão là một con người nghèo khổ bất hạnh. - Một con người chất phác, hiền lành, nhân hậu. - Là tấm gương sáng về lòng thương con. Keát hôïp caùc phöông thöùc bieåu ñaït töï söï, laäp luaän, tröõ tình, theå hieän ñöôïc chieàu saâu taâm lí nhaân vaät vôùi dieãn bieán taâm traïng phöùc taïp, sinh ñoäng. 2. . Sau khi học xong truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân ? - Họ đều là những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám Dù dù đói nghèo là vậy, nhưng không bị tội lỗi cám dỗ. - Giàu lòng tự trọng, lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. - Họ đều là người nhân cách trong sạch dù hoàn cảnh khó khăn cùng cực. Bước 6: Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ chủ đề. Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (trích Tắt đèn) – Ngô Tất Tố - Chính Hữu - GIÁO ÁN 1 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kieán thöùc: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” . - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn” . - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Kó naêng: - Tóm tắt văn bản truyện. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực - Kó naêng giao tieáp, trình baøy suy nghó cuûa baûn thaân. - Bieát laéng nghe tích cöïc, nhaän xeùt. 3. Thái độ - Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nông dân lương thiện. Có thái độ yêu ghét rạch ròi: Yêu lẽ phải, căm ghét cái ác, cái tàn nhẫn. II. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, soạn giáo án, tư liệu có liên quan ( tranh tác giả) HS: SGK, chuẩn bị bài trước theo sự hướng dẫn của GV. III. Phương pháp: - Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng IV. Tieán trình toå chöùc caùc hoaït ñoäng daïy - hoïc A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Nhìn những bức tranh trên, em cho biết bối cảnh xã hội Việt Nam trước năm 1945 như thế nào? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Đọc văn bản sau: Tức nước vỡ bờ (SGK Ngữ văn 8 tập 1). 2. Tìm hiểu văn bản: a) Đoạn trích viết theo phương thức biểu đạt nào, kể tên các nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, theo em ai là nhân vật chính. b) Em hãy tóm tắt lại đoạn trích trên ( bằng cách sắp xếp thứ tự các chữ cái vào các ô trống tương ứng bên dưới) theo đúng trình tự diễn biến của đoạn trích. A. Chị Dậu nhún nhường, hết lời van xin nhưng cai lệ vẫn hầm hè tiến đến để trói anh Dậu. Hắn còn bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch và tát đánh bốp vào mặt chị. B. Chị Dậu hết lòng chăm sóc chồng. Chị nấu cháo cho anh ăn nhưng anh Dậu chưa kịp bưng bát cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào. Anh Dậu sợ quá lại ngã lăn ra. C. Chị Dậu buộc phải đứng lên liều mạng chống trả lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Cai lệ bị chị đẩy ngã chỏng quèo trên mặt đất. Còn người nhà lí trưởng thì bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. D. Vụ thu thuế đang ở thời điểm gay gắt. Chị Dậu đã bán một gánh khoai, một đàn chó và cả đứa con gái 7 tuổi nhưng vẫn thiếu suất sưu của người em chồng đã chết. Anh Dậu bị bắt trói, đánh đập ngoài đình rồi bị quẳng về như một cái xác không hồn. 1 2 3 4 c Tìm hiểu về hoàn cảnh của chị Dậu . (1). Dựa vào phần chữ nhỏ và bức tranh cho biết một vài nét về hoàn cảnh của chị Dậu ? Hoàn cảnh chị Dậu - - - - - (2). Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của gia đình chị? Mục đích duy nhất của chị giờ đây là gì ? Có thể gọi đoạn trích này một cách hình ảnh là thế tức nước đầu tiên được không ? d. Hình ảnh Cai lệ 1. Theo dõi đoạn trích để làm rõ sự hng bạo của Cai lệ “Cai lệ vẫn giọng hầm hè : n ếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông hãy dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!... rồi hắn nhảy vào cạnh anh Dậu” Em hãy tìm các chi tiết làm rõ sự hung bạo của Cai lệ.( được miêu tả qua các động từ thể hiện hành động của hắn ) Chi tiết làm rõ sự hung bạo của Cai lệ 2. Hãy nhận xét ngôn ngữ cửa miệng tên Cai lệ? Bản chất tính cách của y ra sao? e. Nhân vật chị Dậu - tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng Tức nước vỡ bờ của chị . 1. Chị Dậu đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng như thế nào? Qúa trình đối phó của chị với hai tên tay sai diễn ra như thế nào? Qúa trình ấy diễn ra có hợp lí không vì sao? 2. Phân tích sự chuyển biến thái độ của chị từ cách xưng hô đến đến nét mặt, cử chỉ hành động. 3. Chi tiết nào, hành động nào của chị khiến em đồng tình và thú vị nhất. Hãy giải thích vì sao. 4. Hoàn thành sơ đồ phaân tích söï chuyeån ñoåi thaùi ñoä cuûa chò Daäu, töø caùch xöng hoâ ñeán neùt maët, cöû chæ, haønh ñoäng ? Các lần van xin tương ứng với cách xưng hô của chị Lần 1 -> Lần 3 -> Lần 2 -> 5. Vì sao chị Dậu có đủ dũng khí để quật ngã 2 tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy ? Việc 2 tên tay sai thảm bại trước chị Dậu còn có ý nghĩa gì và chứng tỏ điều gì ? 6. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu ? 7. Qua việc phân tích VB, em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích ? Theo em đặt như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ? g) Nhận xét về văn bản theo những gợi ý sau: 1. Theo em vì sao chị Dậu được gọi là nhân vật điển hình về ngươi nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. A.  Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.  B.  Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.  C . Chị Dậu là người nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp. D.  Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục. 2. Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích (nghệ thuật kể chuyện và miêu tả nhân vật) Vì sao nói đoạn trích giàu kích tính, lại đậm chất điện ảnh và đã chuyển thành phim ? 3. Qua đoạn trích chúng ta nhận thức thêm được những điều gì về xã hội, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, về người nông dân, đặc biệt người phụ nữ nông đân Việt Nam từ hình ảnh chị Dậu ? 4 . Nhận xét nào dưới đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A.  Có giá trị châm biếm sâu sắc.  B.  Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất.  C.  Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngò Tất Tố.  D.  Có giá hiện thực và nhân đạo lớn.  C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo, các em hãy dựa vào văn bản để dựng và diễn một màn kịch ngắn có bốn vai trong đó có các vai: chị Dậu, anh Dậu và hai tên tay sai. Trong bốn vai kịch cần chọn người đóng vai chị Dậu và tên cai lệ là hai vai chính đối diện với nhau trong diễn biến của màn kịch từ đầu đến cuối. Nhất là những lời đối thoại sao cho thể hiện rõ được tính cách của nhân vật. Vai anh Dậu và vai tên “người nhà lí trưởng” trong văn bản đoạn trích không xuất hiện nhiều. 2. Bằng trí tưởng tượng của em vẽ tranh minh họa chân dung chị Dậu sau khi chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Văn bản: Lão Hạc Nam Cao GIÁO ÁN 2 I. Muïc tieâu caàn ñaït: 1. Kieán thöùc: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn . Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật . 2. Kó naêng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực . - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực - Kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ của bản thân. - Biết lắng nghe tích cực, nhận xét. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả. II. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, soạn giáo án, tư liệu có liên quan ( Tranh tác giả, Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao) HS: SGK, chuẩn bị bài trước theo sự hướng dẫn của GV. III. Phương pháp: - Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi Quan sát những bức tranh trên em cảm nhận được điều gì? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Đọc văn bản sau: Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8 tập 1). 2. Tìm hiểu văn bản: a) Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của văn bản Lão Hạc : Bố cục văn bản Đoạn 1: từđến - Nội dung: Đoạn 2: từđến - Nội dung: Đoạn 3: từđến - Nội dung: b. Tóm tắt nội dung văn bản Tóm tắt nội dung văn bản Lão Hạc - - - - c. Nhân vật Lão Hạc Từ việc quan sát bức tranh và đọc văn bản em hãy nêu hoàn cảnh của Lão Hạc? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ấy ? * Tâm trạng của lão sau khi bán cậuVàng Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của Lão Hạc khi kể chuyện bán bán cậu Vàng với ông giáo. Từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng khi kể chuyện bán chó cho ông giáo nghe Cười.. Mắt .. Mặt.. Vết nhăn Đầu, miêng Sau khi báo tin bán chó Lão Hạc có nhờ ông giáo hai việc, đó là việc gì ? Trong những lời kể, phân trần than vãn với ông giáo tiếp đó còn cho ta thấy rõ hơn tâm trạng tâm hồn, tính cách của Lão Hạc như thế nào ? Cái chết của lão Hạc Quan sát những chi tiết vừa tìm hiểu bên trên, qua việc Lão Hạc nhờ vả ông giáo em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này . Có ý kiến cho rằng Lão Hạc làm thế là gàn dở, là đúng, vậy ý kiến của em như thế nào ? Nam Cao miêu tả cái chết của Lão Hạc như thế nào, tai sao lão lại chọn cái chết như vậy, nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão? Cái chết Lão Hạc được miêu tả Dáng người Hai con mắt .. Quần áo .. Đầu tóc.. Cái chết: “ vật vã”, “tóc rũ rượi”, “quần áo xộc xệch”, “hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra”. => Cái chết đau đớn. 4  Trong tác phẩm, Lão Hạc hiện lên là người như thế nào? A.  Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý  B.  Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.  C.  Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.  D.  Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ d. Nhân vật ông giáo – người kể chuyện 1.Cách kể chuyện của Nam Cao trong truyện có gì khác với cách kể của Ngô Tất Tố trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? 2.Vai trò của nhân vật ông giáo như thế nào ? 3. Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc chứng tỏ ông giáo là một trí thức như thế nào ? 4. Đoạn văn : “Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta mỗi ngày một thêm đáng buồn “ “Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn lại đáng buồn theo một nghĩa khác.” Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vây?Em có đồng ý với suy nghĩ đó không vì sao? 5. Nhận xét nào nói sai về nhân vật ông giáo trong tác phẩm? A.  Là người biết đồng cảm, chia sẽ với nổi đau khổ của người khác.  B.  Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gởi niềm tin.  C. Là người có nhân cách vì láo Hạc nói riêng và người nông đan nói chung. D.  Ông giáo không để ý quan tâm tới hoàn cảnh nỗi khổ của lão Hạc. g) Nhận xét về văn bản theo những gợi ý sau: 1. Truyện ngắn Lão Hạc chứa chan tinh thần nhân đạo đồng thời sâu đậm tính hiện thực. Điều đó được thể hiện như thế nào qua hai nhân vật chính: lão Hạc và ông giáo 2. Nghệ thuật kể chuyện, tả người, tả tâm lí, tâm trạng của Nam Cao đặc sắc ở những điểm nào? Theo em, ai có lỗi trong cái chết của lão Hạc? Bi kịch của lão Hạc là bi quan hay lạc quan ? vì sao? 3. Sự vô tâm đến tàn nhẫn, ích kỉ, hẹp hòi của vợ ông giáo đáng thương hay đáng trách.? C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Sau khi học xong truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân ? - Lòng nhân hậu - Tình yêu thương sâu nặng - Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả 2. Qua văn bản Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em thấy chị Dậu và Lão Hạc là hai người nông dân có cuộc đời và tính cách như thế nào ? KẾT LUẬN: - Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp mà vai trò của học sinh được trú trọng, học sinh là trung tâm của các hoạt động. Phương pháp này xác lập các mối quan hệ giữa thầy – trò, trò – trò, trò – thầy, đặc biệt khả năng tự tìm hiểu, tự khám phá, tự lĩnh hội của trò dưới sự gợi ý của thầy. - Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Thật vậy, nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất nước. Cũng chính vì điều đó mà người giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề yêu công việc mà mình đang làm và ý thức được tầm quan trọng của việc mình đang làm. Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình, khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. 1. Giáo viên có sự chuẩn bị tốt về phương pháp, chủ động trong hoạt động dạy. 2. Xác định được trọng tâm kiến thức thông qua các đơn vị bài học, không yêu cầu cao và tạo áp lực cho học sinh trong tiết học. 3. Phải làm cho học sinh ý thức được ý nghĩa tầm quan trọng của môn học đặt trong mối quan hệ biện chứng với các môn học khác. 4. Tìm tòi, tích lũy sưu tầm nhiều tài liệu hay, có liên quan. 5. Phải nắm được ưu điểm, khuyết điểm của học sinh mà mình bồi dưỡng. Từ đó hướng dẫn học sinh phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục và sửa chữa khuyết điểm. 6. Phải mài mò, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để xây dựng được một chương trình với lượng kiến thức thích hợp với những điều học sinh đã học. 7. Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học, luôn rèn luyện kỹ năng dạy học. 8. Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, nắm bắt tâm lý người học, nắm bắt xu thế phát triển chung của thời đại. Tạo không khí thoải mái, học sinh có hứng thú tiếp thu bài học. 9. Không ngừng học tập, đảm bảo có đủ vững vàng các kiến thức khoa học cơ bản của môn học và không ngừng sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn. 10. Thông qua các tác phẩm văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống được nói đến. 11. Tùy vào đối tượng học sinh, tùy vào tình hình năng lực học sinh của mỗi lớp mà đưa ra phương pháp phù hợp ở mỗi chủ đề bài học. Để học sinh học tốt Ngữ văn, giải quyết hiện trạng quay lưng với bộ môn, đòi hỏi sự quan tâm của lực lượng giáo viên chúng ta, đặc biệt những giáo viên Ngữ văn đang trực tiếp tham gia giảng dạy. Có sự yêu thích sẽ giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập, cũng là cách tốt nhất để cải thiện chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện viết chủ đề mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Vì thế rất mong quí thầy cô đồng nghiệp góp ý xây dựng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bài học theo chủ đề nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyen de Ngu van 8_12516960.doc