II. Đọc – hiểu văn bản
1, Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
a. Nhân vật cai lệ
- Nghề nghiệp: Cai lệ
- Ngoại hình: lẻo khoẻo
- Hành động: sầm sập, gõ đầu roi, trợn mắt, quát, trói, bịch, tát
- Lời nói: mày – ông.
=> hung hăng, vô nhân đạo, độc ác, mất hết tính người, nhẫn tâm, vô học
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8: Đọc văn: Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn” ( Ngô Tất Tố ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngày soạn: 25/10/2018
Tiết: 3
Đọc văn: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích “Tắt đèn”
( Ngô Tất Tố )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của Ngô Tất Tố
- Hiểu được nỗi cơ cực của người nông dân trong XH tàn ác bất công dưới chế độ cũ. Cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân .
2.Về kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản tự sự theo đặc trưng thể loại.
- So sánh, đối chiếu các tác phẩm, chi tiết, hình tượng nghệ thuật.
- Tóm tắt văn bản truyện
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện đại
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng nhân cách, sống có ý chí , nghị lực, mạnh mẽ, tinh thần lạc quan.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu con người.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Phương pháp: Thuyết giảng, pháp vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, so sánh, đối chiếu
2.Phương tiên: Máy chiếu, loa, SGK, SGV, giấy
III.SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Giáo viên: GV: SGK, chuẩn KT – KN, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 – tập 1
2.Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
5’
-GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Vòng quay thần kì”
-Mục đích: Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho học sinh trước khi bắt đầu vào giờ học
- Luật chơi: GV trình chiếu một hình tròn, trong đó có các ô, chia rõ các điểm. HS sẽ chơi theo tổ. Lần lượt từng tổ sẽ cử đại diện lên quay vòng tròn. Vào điểm số nào, nhóm bạn phải trả lời câu hỏi ở ô số đó. Kết thúc trò chơi, GV tổng kết xem đội nào giành nhiều điểm nhất
*Lưu ý:
+ Có tổng cộng 7 ô, tương ứng với 5 câu hỏi.
+Có 2 ô số HS không phải trả lời câu hỏi vẫn ghi được điểm
- Các câu hỏi:
+ Đoạn trích “Trong lòng mẹ được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
+ Thể loại của đoạn trích là gì?
+ Nỗi đau mà cậu bé Hồng phải gánh chịu là gì?
+ Người cô trong văn bản là người như thế nào?
+ Tình yêu thương của Hồng dành cho mẹ được thể hiện ra sao?
-HS chọn và trả lời các câu hỏi
- HS nắm được những kiến thức trọng tâm của văn bản “Trong lòng mẹ”
- Lời vào bài: Những năm 1930-1945 được coi là những năm tháng đen tối trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời kì nở rộ của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Trong thời kì này, các nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để khắc họa chân thực số phận của người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong số những tác phẩm xuất xắc nhất, ta không thể không kể đến tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Ngày hôm nay, cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về đoạn trích ‘Tức nước vỡ bờ”, trích trong chương 18 của tác phẩm “Tắt đèn” để qua đó, hiểu thêm về người nông dân, hiểu thêm về chế độ đương thời.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10’
I.Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả
- GV tổ chức trò chơi: “Phản ứng nhanh”
- Luật chơi:
+ GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong thời gian 3 phút.
+GV đặt ra những câu hỏi xung quanh phần HS vừa đọc. HS muốn trả lời đạp tay xuống bàn. Ai đập tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời
- Các câu hỏi:
+ Nhà văn Ngô Tất Tố sinh ra ở đâu?
+ Nhà văn Ngô Tất Tố sinh ra trong ra đình như thế nào?
+Nhà văn Ngô Tất Tố đã thử sức với những thể loại văn nào?
+ Trước Cách mạng thánh Tam, Ngô Tất Tố, ta nhớ đến ngay ông đi theo trào lưu văn học nào?
+Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi bật của ông?
+Ông được nhà nước trao tặng huy chương Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm nào?
GV nhấn mạnh: Bối cảnh lịch sử đương thời đã ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông. Cuối thế kỉ 19, lúc này, Nho học không còn được ưa chuộng. Nhân dân ta đang chịu cảnh 1 cổ 2 tròng.Bản thân Ngô Tất Tố đã chứng kiến biết bao biến động của đất nước, thấu hiểu hơn ai hết nỗi khổ đau của người nông dân. Vì vậy, ông thích ứng rất nhanh với thời cuộc, “sẵn sàng bỏ bút lông để theo bút thép”, tìm tòi ra những thể loại mới mà ở đó ông thấy mình còn có thể giúp ích, cứu đời.
2. Tác phẩm:
- GV nêu vấn đề: Mời cả lớp nghiên cứu trong SGK và làm rõ cho cô những thông tin sau của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
+ Xuất xứ
+Thể loại
+Phương thức biểu đạt
+Bố cục
- GV khuyến khích và khen ngợi HS tìm kiếm được những thông tin ngoài lề, không có trong SGK.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
- Ngô Tất Tố (1893- 1954)
- Quê: Đông Anh, Hà Nội
- Gia đình: Xuất thân trong gia đình nhà nho gốc nông dân
* Sự nghiệp sáng tác:
- Ông là đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán
- Tác phẩm chính: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), Việc làng (1940)
2. Tác phẩm
a.Xuất xứ: Chương XVII của tiểu thuyết “Tắt đèn”
b. Thể loại: Tiểu thuyết
c. Phương thưc biểu đạt: Tự sự, miêu tả
d. Giải thích từ khó
- Sưu thuế: Là thuế thân đánh vào người đàn ông từ 18- 60 tuổi.
- Cai lệ: Chức thấp nhất trong bộ máy quân đội phong kiến, là tay sai cho quan lại và chức sắc trong làng.
e. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu có ngon miệng hay không. Chị Dậu chăm sóc chồng
- Phần 2: Còn lại. Chị Dậu đối đầu với bọn tay sai.
5’
5’
15’
II. Đọc – hiểu văn bản
1, Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
a. Nhân vật cai lệ
- GV dẫn dắt: Nhà văn nổi tiếng Balzac từng nói “ Nhà văn phải là người thư kí tủng thành của thời đại”. Và Ngô Tát Tố chắc chắc đã làm rất tốt vai trò của mình. Ông đã ghi chép và khắc họa nhân vật vô cùng chân thực, sống động. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
- GV hỏi: Khi các bạn xem một bộ phim hay một vở kịch, điều gì ở nhân vật làm bạn ấn tượng, làm bạn yêu hay ghét?
-HS trả lời
- GV chốt: Để xây dựng thành công một nhân vật cần rất nhiều yếu tố: ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói, cử chỉ
- GV hướng dẫn HS phát hiện các chi tiết mà nhà văn miêu tả nhận vật qua các khía cạnh:
+Nghề nghiệp: Cai lệ
+ Ngoài hình: lẻo khoẻo do nghiện lâu ngày
+Hành động:
Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước
Gõ đầu rõ xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn
Trợn ngược mắt và quát
Chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu
Bịch luôn vào ngực chị Dậu
Tát vào mắt chị Dậu
+Lời nói: thằng kia, ông – mày, mày nói cho cha mày nghe đấy à? Ông dỡ cả nhà mày đi?
-GV nhấn mạnh với HS: Đây không còn là hành động, lời nói của người làm công, ăn lương nhà nước để phục vụ dân mà là ngôn ngữ, hành động của một tên hung hăng, vô nhân đạo, độc ác, mất hết tính người, nhẫn tâm, vô học
-GV liên hệ với nhân vật Gia –ve trong “Những người khốn khổ”: Nhà văn Nguyễn Văn Thạc từng nói “Cuộc sống tuyệt vời hơn biết bao nhiêu so với trên trang sách. Nhưng, cuộc sống cũng bi thảm hơn biết bao nhiêu, bởi cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn long lánh giọt nước mắt.” Buồn vì sao, rơi nước mắt vì sao, bởi trên cuộc sống này vẫn còn có những con người như cai lê. Hình ảnh của hắn khiến cô liên tưởng đến Gia-ve trong những người khốn khổ. Bọn chúng giống nhau đến mức” bố hắn có phạm tội, hắn cũng bỏ” hay “lúc hấp hối, hắn vẫn còn do thám”. Trong đầu của chúng lúc nào cũng chỉ biết đến uy quyền, sự trừng trị. Thật đáng thương!
b. Người nhà lí trường:
- Hành động: Xông vào nhà, cười mỉa mai, long ngóng, không dám trối anh Dậu
=> Là công cụ để sai khiến nhưng vẫn còn nhân tính
2, Nhân vật chị Dậu
- GV dẫn dắt: Sau đấy, chúng ta sẽ cùng nhau chuyển sang phân tích nhân vật chị Dậu. Ở chị sẽ có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu, bởi lẽ, như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “Chị Dậu là đốm sáng của tác phẩm “ Tắt đèn”
a. Hoàn cảnh
- GV hỏi: Ai cho cô biết hoàn cảnh của nhân vật chị Dậu?
- HS trả lời
-GV nhấn mạnh: Hoàn cảnh của chị Dậu cũng chính là hoàn cảnh chung của những người dân Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám. Bilinxki đã từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miệu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan”. Rất cảm ơn nhà văn Ngô Tất Tố vì đã dung cảm nói lên sự thật ở trên đời.
b, Đối với chồng
- GV hỏi: Đối với chồng mình, chị Dậu có những hành động và lời nói như thế nào?
-HS trả lời
- Hành động:
+ Rón rén bưng cháo cho chồng
+Ngồi chờ cố ý để xem chồng ăn có ngon không.
- Ngôn ngữ: Mình – tôi
=> Yêu chồng, là người phụ ngữ của gia đình
c. Đối đầu với cai lệ
- GV hỏi: Hành động và lời nói của chị Dậu với tên cai lệ có sự thay đổi như thế nào?
- HS trả lời
Hành động
Lời nói
- Giọng run run
- Xám mắt, chạy lại đỡ tay hắn
- Tức quá không chịu được liều mạng cự lại
- Nghiến hai hàng răng, túm lấy cổ hắn, ấn dúi ngã ra cửa
Cháu – Ông (Dưới- trên)
Cháu – Ông (Dưới- trên)
Tôi – Ông
(Ngang hàng)
Bà – Mày
( Trên – Dưới)
=> Sức phản kháng mạnh mẽ, sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn
- GV nhấn mạnh: Chị Dậu đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám., yêu chồng, thương con những vô cùng mạnh mẽ, sẵn sàng làm tất cả để có thể bảo vệ gia đình của mình, Hành động của chị Dậu xuất phát từ tình yêu đối với chồng, nhưng quan trọng, nói cũng diễn ra đúng theo quy luật, có áp bức thì ắt có đấu tranh.
III. Tổng kết
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
- GV chốt
+Nội dung
Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thông sâu sắc với số phận những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám
Giá trị hiện thực: Cho ta thấy bản chất xấu xa, bỉ ổi, vô nhân đạo của giai cấp thống trị đương thời.
+ Nghệ thuật:
Tạo tình huống truyện đặc sắc
Xấy dựng nhân vật hấp dẫn
IV. Dặn dò.
Cô phân lớp mình thành 4 nhóm. Về nhà, các em hãy nghiên cứu văn bản ‘Tức nước vỡ bờ”, cùng thảo luận và tập luyện để đóng vai lại đoạn trích này.
II. Đọc – hiểu văn bản
1, Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
a. Nhân vật cai lệ
- Nghề nghiệp: Cai lệ
- Ngoại hình: lẻo khoẻo
- Hành động: sầm sập, gõ đầu roi, trợn mắt, quát, trói, bịch, tát
- Lời nói: mày – ông..
=> hung hăng, vô nhân đạo, độc ác, mất hết tính người, nhẫn tâm, vô học
b.Người nhà lí trường:
- Hành động: Xông vào nhà, cười mỉa mai, lóng ngóng, không dám trối anh Dậu
=> Là công cụ để sai khiến nhưng vẫn còn nhân tính
2, Nhân vật chị Dậu
a. Hoàn cảnh
- Nghèo xơ xác, nhất nhì trong hạng cùng đinh
- Bán con, bán chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu thuế
=>Tình cảnh chung của người dân Việt Nam
b.Đối với chồng
- Hành động: ân cần, chu đáo.
- Ngôn ngữ: Mình – tôi
=> Yêu chồng, là người phụ ngữ của gia đình
c. Đối đầu với cai lệ
- Lúc đầu: Mềm mòng, thiết tha van xin tên cai lệ
- Về sau: Thay đổi cách xứng hô, liều mạng cự lại, đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
=> Yêu chồng, thương con, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
III. Tổng kết
- Ghi nhớ (SGK)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 3 Tuc nuoc vo bo_12521161.docx