BÀI 9
Tiết 33
Văn bản: HAI CÂY PHONG
(Trích: “Người thầy đầu tiên” - Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn ngời thầy dã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ. Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
- Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. Cảm động vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Đọc kỉ tác phẩm, tìm hiểu nội dung.
251 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 HK I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở. đâu, lúc nào ? (thời gian, hoàn cảnh...) Với ai ? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
4) Củng cố:
- Nhắc lại dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2 (SGK-tr95). Giáo viên gợi ý:
* MB: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì?
* TB: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Thời gian, hoàn cảnh, nhân vật
- Diễn biến sự việc
- Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ấy
* KB: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó
- Xem trước đề bài trong SGK: Viết bài số 2 tr 103 để chuẩn bị viết bài.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Nhận xét:
KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN TUẦN 8
Ngày 06 tháng 10 năm 2018
Phạm Thị Thanh Tuyền
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng: ./../2018
BÀI 9
Tiết 33
Văn bản: HAI CÂY PHONG
(Trích: “Người thầy đầu tiên” - Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn ngời thầy dã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ. Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
- Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. Cảm động vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Đọc kỉ tác phẩm, tìm hiểu nội dung.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Câu hỏi : Vì sao nói bức tranh "Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác.
Đáp án: (Mỗi ý đúng 2 điểm).
- Nó rất đẹp, rất giống lá thật khiến Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra.
- Nó đã góp phần cứu sống 1 con người , đẩy lui ác bệnh
- Nó được hoàn thành trong một hoàn cảnh khắc nghiệt
- Nó được tạo ra bằng chính sinh mạng của người vẽ nó, bằng tình yêu thương bao la, lòng hi sinh cao thượng
- vì đã hướng tới và phục vụ cuộc sống con người.
3) Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Cư-rơ-gư-xtan là một đất nước xa xôi tươi đẹp với núi đồi và thảo nguyên, những dãy núi chập trùng và áng mây lơ lửng bên trên “chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đấy”.(An-đrây-tu-cốp). Nhà văn Ai –ma-tốp nhà văn nổi tiếng xứ này sẽ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua văn bản: "Hai cây phong".
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
GV nêu y/c đọc, cùng 2-3 h/s đọc đến hết và nx cách đọc.
Cho HS đọc phần giới thiệu tác giả.
Giới thiệu về đất nước Cư-rơ-gưt-tan thuộc Liên Xô cũ.
Giới thiệu về nhà văn Ai-ma-tốp
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
? Đoạn trích có sự thay đổi ngôi kể ntn? Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” ở Đ1, 2, 4 chỉ ai? Ở thời điểm nào?
?Trong 2 m ạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn?
(“tôi” quan trọng hơn, chiếm độ dài hơn và bao bọc cả mạch kể xưng chúng tôi)
? Việc thay đổi ngôi kể có tác dụng gì?
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc – tóm tắt:
- Y/c: giọng bồi hồi xúc động, chậm rãi, hơi buồn buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện.
- Về ngôi kể: cần phân biệt nhân vật người kể chuyện khi thì xưng “tôi (tự giới thiệu mình là hoạ sĩ), khi thì xưng “chúng tôi” (vẫn là người kể chuyện đó, nhưng lại kể nhân danh một đứa trẻ trong số bọn con trai ngày trước) và điểm nhìn nghệ thuật.
- T2: Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về 2 cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả:
Sinh 1928, nhà văn Cư-rơ-gư-tan, nước Trung Á, thuộc Liên Xô cũ.
* Tác phẩm: Phần đầu của truyện
* Từ khó: 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15.
3. Bố cục - ngôi kể:
a, Bố cục:
- Đoạn trích có thể chia làm 4 phần:
+ Làng Ku-ku-rêuphía tây: Giới thiệu chung về vị trí của làng quê nhân vật Tôi.
+ Phía trên lànggương thần xanh: Nhớ về h/ả hai cây phong và tâm trạng mỗi lần về thăm làng, quê, cây.
+ Vào năm học cuối cùngbiêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ với biết bao cảm xúc.
+ Còn lại: Nhớ về người trồng cây.
b, Ngôi kể: Đ1
- Ngôi kể xưng tôi: Đ2 tôi - 1 hoạ sĩ
Đ3
- Ngôi kể xưng chúng tôi: Đ3 -> chúng tôi - bọn con trai
=> Đan xen h/ả hiện tại-quá khứ; trưởng thành-niên thiếu, những người cùng trang lứa.-> Ndung câu chuyện sống động, thân mật, ấm áp và chân thật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
Gọi hs đọc đoạn 1
? Làng Ku-ku-rêu được miêu tả thông qua những chi tiết nào?
Gọi hs đọc đoạn 2
? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
? Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Làng Ku-ku-rêu:
- Ngôi làng hiện lên rất thơ mộng, có núi, có thảo nguyên, có âm thanh của khe nước ào ào, có màu sắc.
Bức tranh phong cảnh được đan cài hài hòa giữa động và tĩnh.
2. Hình ảnh hai cây phong:
- Giữa một ngọn đồi: 2 cây phong
- như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
- Dẫn đường về làng
=> Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng. Thể hiện niềm tự hào của dân làng về hai cây phong. Như người chỉ lối, dẫn đường cho những người con của làng hướng về, tìm về quê hương.
H/s theo dõi đv từ “Trong làng tôi -> cháy rừng rực”
? Hai cây phong được miêu tả thông qua những chi tiết, h/ả nào?
? Tg cảm nhận hai cây phong qua những giác quan nào?
(Thị giác, thính giác và xúc giác)
? Có gì đặc sắc trong cách miêu tả hai cây phong ở đoạn văn này?
?Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người hoạ sĩ?
?Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ''tôi'', nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
(Tình cảm yêu quý, thân thiết)
?Trong văn bản “Hai cây phong”, người kể chuyện tự giới thiệu mình là một hoạ sĩ. Hãy liệt kê những chi tiết trong bài chứng tỏ hai cây phong được miêu tả dưới con mắt quan sát của một hoạ sĩ?
?Duyệt lại xem khi ''vẽ'' hai cây phong, trong số các mối quan tâm quen thuộc của một hoạ sĩ như bố cục, đường nét, màu sắc, mảng sáng và tối,... người kể chuyện ở đây quan tâm chủ yếu đến những mặt nào?
?Dẫn ra những chi tiết trong bài để chứng minh rằng trong “bức tranh” bằng ngôn từ này, “hoạ sĩ” còn vận dụng cả thính giác, cả trí tưởng tượng và tâm hồn của mình để miêu tả hai cây phong?
3. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi-người hoạ sĩ:
- có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, lời ca êm dịu.
- không ngớt tiếng rì rào.
- như làn sóng thuỷ triều.
như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình.
im bặt, cất tiếng thở dài 1 lượt như thương tiếc người nào.
- reo vù vù như 1 ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
=> Sử dụng hàng loạt các h/ả so sánh, nhân hoá cùng với sự cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn người nghệ sĩ h/ả 2 cây phong hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, dũng mãnh, có sự sống riêng và tâm hồn riêng như 2 người con của làng ku-ku-rêu.
=> Bằng sự quan sát của nhà hoạ sị và nhất là với tấm lòng 1 người con của quê hương, tg đã kể về hai cây phong thật chân thành, xúc động và chúng đã hiện lên sống động như 2 con người. Khác hẳn các loại cây, 2 cây phong này “có tiếng nói riêng, và hẳn phải có 1 tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Dù đến voà lúc nào , ban ngày hay ban đêm, thì 2 người bạn tâm tình ấy cũng vẫn “nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, ko ngớt tiếng rì rào theo nhiều cun bậc khác nhau”. Và tg đã thấu hiểu nhiều cung bậc khác nhau ấy như hiểu được tấm lòng của những người tri kỉ. Đây là những cung bậc tình cảm được diễn tả một cách sống động và gợi cảm đó là con mắt nhìn của một hoạ sĩ và với tâấmlòng của 1 người con đã từng gắn bó với quê hương, có tình yêu tha thiết đối với 2 cây phong trên mảnh đất tuổi thơ của mình. Tuổi thơ ấy gắn bó với 2 cây phong, đã có biết bao kỉ niệm êm đẹp với 2 người bạn thân thiết mà cho đến tận bây giờ tác giả vẫnko thể nào quên.
4) Củng cố:
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai- ma - tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên.
? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích?
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học lại bài cũ.
- Tóm tắt lại văn bản :Hai cây phong.
- Đọc và soạn tiếp phần bài còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng: ./../2018
Tiết 34
Văn bản: HAI CÂY PHONG (Tiếp)
(Trích: “Người thầy đầu tiên” - Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn ngời thầy dã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ. Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen. Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
- Đọc-hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. Cảm đọng vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Câu hỏi: Tóm tắt đoạn trích “Hai cây phong”?
Yêu cầu:
Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về 2 cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
H/s theo dõi đv: “Vào năm học
-> ánh sáng”
? Tìm các TN, chi tiết, h/ả tg miêu tả cảnh bọn trẻ trong làng trèo lên hai cây phong?
?Tg đã sử dụng NT gì?
? Mqh của 2 cây phong với tuổi thơ của lũ trẻ trong làng?
H/s theo dõi đv: “Đất rộng bao la-> biêng biếc kia”
? Từ trên cao bọn trẻ quan sát thấy những gì?
? NT miêu tả của tg?
? Niềm say mê quan sát của bọn trẻ có ỹ nghĩa gì?
? H/ả 2 cây phong trong văn bản gợi cho em những cảm xúc gì khi nhớ về làng quê thân yêu của mình?
? Bài học rút ra cho bản thân?
Hoạt động 2: Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
? Cái điều nhân vật tôi chưa nghĩ đến hồi bé là gì?
?Tâm niệm của nhân vật tôi-người hạo sĩ được thể hiện?
?Vì sao hình ảnh hai cây phong lại gây xúc động cho người kể chuyện và làm xao xuyến lòng người đọc?
?Hình ảnh hai cây phong được miêu tả trong bài như thế nào?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
3. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
* Niềm vui tuổi thơ:
- Hai cây phong nghiêng ngả đu đưa như muốn chào mời-> bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền.
- leo lên cao-cao nữa.
- mở ra trước mắt 1 thế giới đẹp đẽ vô ngần ko gian và ánh sáng.
=> NT: Nhân hoá, miêu tả, biểu cảm.
=> Hai cây phong gắn bó chan hoà, thân thuộc, gần gũi là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ của bọn trẻ trong làng.
* Niềm say mê khám phá thảo nguyên mênh mông:
- Đất rộng bao la.
- Chuồng ngựa của nông trại: toà nhà rộng nhất thế gian-> như căn nhà xép bình thường.
- Thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục.
- Nhìn thấy vùng đất chưa biết, những con sông chưa từng nghe.
=> Tg đã đan xen kể lẫn với tả qua con mắt nhìn của một hoạ sĩ khiến cho bức tranh thiên nhiên vừa có đường nét, màu sắc, ánh sáng, âm thanh, độ cao, bề rộng, lại có tâm hồn và chất chứa bao kỉ niệm và tình người trong đó. Tg đã kết hợp miêu tả và biểu cảm thật tự nhiên và khéo léo.
=> Hai cây phong là nơi tiếp sức, mở rộng tầm nhìn, niềm vui khám phá những hiểu biết về thiên nhiên và con người. Hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
* Bài học: Con người càng vươn cao, trưởng thành bao nhiêu, tầm mắt càng mở rộng bấy nhiêu nhưng đừng bao giò quên cội nguồn, gốc rễ.
4. Hai cây phong và thầy Đuy-sen:
- Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này.
- Người vô danh ấy: ước mơ, nói, ấp ủ những niềm hi vọng gì?
=> Tình cảm yêu quí 2 cây phong gắn liền với tình cảm yêu qíu người thầy giáo đã khơi gợi ước mơ và hi vọng vào tương lai.
=> Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm thầy trò An-tư-nai. Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ thành người có ích. Đó là tấm lòng và phẩm chất của một người cộng sản chân chính.
*) Ghi nhớ:
1. Nội dung:
- Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính:
+ H/ả 2 cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương.
+ Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ ko thể nào quên.
+ Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về 1 c/sống tốt đẹp hơn.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên 2 mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, truyền sự dung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.
3. Ý nghĩa văn bản:
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng Ku-ku-rêu.
4) Củng cố:
? Nhắc lại nghệ thuật và nội dung chính của toàn bài.
? Nhận xét về bức tranh minh hoạ trong SGK, minh hoạ cho đoạn văn nào trong văn bản.
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tìm và phân tích 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm trong đoạn văn của văn bản
- Chọn 1 đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc lòng.
- Soạn bài: ''Ôn tập truyện kí Việt Nam'' SGK - tr104 và văn bản nhật dụng ''Thông tin về trái đất năm 2000''.
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày giảng: ./../2018
Tiết 35-36
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8''
- Học sinh:
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
- Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8''
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3) Bài mới:
1. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô buồn.
2. Dàn ý:
a. Mở bài: Có thể kể theo thứ tự kể ngược kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn.
b. Thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm
* Yếu tố kể:
- Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
- Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
- Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
* Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
- Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
* Yếu tố biểu cảm:
- Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
c. Kết bài
- Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giừo tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)
3. Biểu điểm:
- Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.
- Điểm khá: Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.
- Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..
- Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.
...................................................
4) Củng cố:
- Thu bài, rút kinh nghiệm về ý thức làm bài:
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Ôn tập kiểu bài kể kết hợp tả và biểu cảm
- Chuẩn bị cho bài luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
..
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Nhận xét:
KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN TUẦN 9
Ngày 13 tháng 10 năm 2018
Phạm Thị Thanh Tuyền
Ngày soạn: 18/10/2018
Ngày giảng: ./../2018
BÀI 9
Tiết 37: NÓI QUÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Khái niệm nói quá. Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao). Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc-hiểu văn bản.
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Kiểm tra vở soạn và kiến thức về từ ngữ địa phương nơi HS sinh sống.
3) Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động
Như chúng ta đã biết cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ TV chính là các phương tiện, biện pháp tu từ TV. Trong chương trình NV 6, 7 các em đã được học 1 số biện pháp tu từ TV. Để tiếp tục giúp các em có khả năng khám phá sự kì diệu của ngôn ngữ TV chúng ta sẽ học bài ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Nói quá và tác dụng của nói quá
- Gọi HS đọc NL trong sgk.(bảng phụ)
? Trong NL hiện tượng nói về thời gian mà tg dg nêu ra nghĩa là gì?
? Thời gian “đêm tháng năm & ngày tháng mười” rất ngắn nhưng trên thực tế có ngắn như vậy ko?
(Thực tế tg ko ngắn đến mức độ như vậy nhưng tgdg dùng cách nói phóng đại mức độ của hiện tượng thời gian. Tgdg dùng cách nói như vậy để làm nổi bật điều muốn nói là bản chất của hiện tượng)
? Nói phóng đại sự vật được miêu tả để làm gì? tác dụng?
? Em hiểu thế nào là “thánh thót như mưa ruộng cày”?
? Bài ca dao mtả sự việc cày đồng của người nông dân, nhưng so với thực tế mồ hôi có thể chảy như mưa như thế ko?
? Từng giọt mồ hôi có thể tạo ra âm thanh “thánh thót” như vậy ko?
? Theo em, “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”, “thánh thót như mưa ruộng cày” có đúng sự thật hay không?
(Không đúng với sự thật, nhưng có tác dụng nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc).
? Nói phóng đại sự việc được miêu tả để làm gì? tác dụng?
? Những trường hợp như trên gọi là Nói quá. Theo em thế nào là nói quá?
HS đọc ghi nhớ.
? Như vậy trong cả 2 NL trên tg đã dùng cách nói quá sự thật cách nói như vậy chúng ta có thể tin được ko, có đúng sự thật ko?
(Nói quá ko để người ta tin vào điều nói ra mà chỉ để ta hiểu điều được nói đến-hiểu theo nghĩa bóng. Nói như vậy không đúng sự thật, nhưng có tác dụng nhấn mạnh vào điều mà người nói muốn diễn đạt)
? Nói như vậy có phải là nói khoác ko?
(Ko, nói phóng đại sự vật, sự việc để người đọc hiểu được nội dung, ý nghĩa của điều được nói đến. nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào điều ko có thực, là hành động có tính tiêu cực)
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ngữ liệu: SGK/101
2. Nhận xét:
- Đêm tháng năm => Thời gian trôi qua
- ngày tháng mười quá nhanh, đêm và
ngày rất ngắn.
=> Dùng cách nói phóng đại hiện tượng được miêu tả để khẳng định đêm tháng 5 và ngày tháng mười là rất ngắn.
=> Nhấn mạnh hiện tượng được nói đến đay là 1 kinh nghiệm dân gian giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng tg, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm.
- Mồ hôi đổ ra rất nhiều, chảy ra liên tục, rất nhanh.
=> Dùng cách nói phóng đại mức độ sự việc được mtả để nhấn mạnh sự việc cày đồng là vất vả, khó nhọc nhưng giữa trưa hè nóng bức thì sự vất vả ấy lại càng tăng lên gấp nhiều lần.
=> Nhấn mạnh nỗi khổ cực, vất vả vô cùng của người nông dân.
* Ghi nhớ: SGK/102
* Bài tập nhanh.
?Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu sau đây!
“Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau”.
“Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”.
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em”
GV Chốt lại vấn đề và nội dung bài học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
H/s đọc y/c -> làm bài-> trình bày-> gv nhận xét cho điểm
- Trả lời theo suy nghĩ của HS.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
II. Luyện tập.
1. Bài 1/102: Xác định biện pháp nói quá và tìm hiểu tác dụng:
a. sỏi đá cũng thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào bàn tay lao động.
b. đi lên đến tận trời: Vết thương không có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
c. thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác.
2. Bài 2/102: Điền thành ngữ thích hợp vào chỗ trống:
a. chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b. bầm gan tím ruột.
c. ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột.
e. vắt chân lên cổ.
3. Bài 3/102: Đặt câu với thành ngữ:
a. Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời.
d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
e. Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
4. Bài 4/103: Tìm các thành ngữ:
a. Ngáy như sấm.
b. Trơn như mỡ.
c. Nhanh như cắt.
d. Lúng túng như gà mắc tóc.
e. Lừ đừ như ông từ vào đền.
5. Bài 6/103: Phân biệt nói quá và nói khoác
Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng nhưng khác nhau ở much đích. Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
4) Củng cố:
- Nhắc lại ghi nhớ: Khái niệm và tác dụng của nói quá
5) Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK tr103
- Xem trước bài ''Nói giảm, nói tránh''.
-Chuẩn bị bài ôn tập truyện kí Việt Nam :lập bảng theo SGK ,...
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 18/10/2018
Ngày giảng: ./../2018
Tiết 38
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã được học ở học kì I.
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Hệ thống hoá kiến thức về các tác giả, tác phẩm truyện kí Việt Nam.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3) Bài mới: Khởi động :
Công việc ôn tập hôm nay sẽ giúp các em có ý niệm rõ hơn về truyện kí Việt Nam hiện đại, việc hiện đại hóa vh nói chung truyện kí nói riêng đã diễn ra từ đầu TK XX, đến những năm 1930 - 1945 có thể coi là đã hoàn thiện.
- Phân biệt truyện kí hiện đại với truyện kí trung đại ( Dế Mèn phiêu lưu kí, Một thứ quà của lúa non : cốm ,Sống chết mặc bay với Mẹ hiền dạy con,...) những văn bản này ra đời vào thời kí 1900-1945.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá các văn bản truyện kí Việt Nam đã học:
STT
Tên
văn bản
Tác giả
Năm ra
đời
Thể loại
Phương thức biểu đạt.
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-1988)
1941
Truyện ngắn
Tự sự, mtả, biểu cảm trữ tình
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học.
Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá. Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm.
2
Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
1940
Hồi kí
Tự sự trữ tình, miêu tả, biểu cảm
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ.
Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm và đánh giá. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.
3
Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt Đèn)
Ngô Tất Tố
(1893-1953)
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12520585.doc