Giáo án Ngữ văn 8: Nhớ rừng - Thế Lữ

2.Tìm hiểu chú thích.

a. Tác giả: Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).

- Tên: Nguyễn Thứ Lễ

- Quê: Bắc Ninh.

- Sự nghiệp:

+ Viết truyện, sân khấu, .

Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2003.

+ Tác phẩm chính: Mấy vần thơ 1935, Vàng và Máu 1934, Bên đường Thiên lôi 1936, Lê Phong phóng viên 1937.

- Phong cách sáng tác: Hồn thơ dồi dào, đầy chất lãng mạn.

b. Tác phẩm:

- “Nhớ rừng” là tác phẩm tiêu biểu nhất mở đầu cho phong trào thơ mới phát triển.

- PTBĐ: trữ tình kết hợp miêu tả và tự sự.

- Thể thơ: tám chữ, tự do.

c.Các từ khó:

1, . 18 SGK

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8: Nhớ rừng - Thế Lữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN.................................... TIẾT............. NHỚ RỪNG Thế Lữ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới . - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ . 1. Kiến thức - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do . - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng” . 2. Kĩ năng - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. CHUẨN BỊ - Giáo viên: giáo án, bài giảng điện tử. - Học sinh: soạn bài. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Đọc và nêu nội dung bài thơ “Hai chữ nước nhà”? 3. Bài mới Ở Việt Nam, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động. Đó là phong trào thơ mang đậm chất lãng mạn. Gắn liền tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu... Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới, tiêu biểu là bài thơ “Nhớ rừng”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG I I. Đọc, hiểu chú thích - Hướng dẫn đọc và đọc mẫu: giọng đọc thể hiện cái bi, cái hùng và nỗi chán chường - Đọc mẫu. - Cho HS đọc tiếp. - Nêu vài nét sơ lược về tác giả? +Tên: ? + Quê: ?. + Sự nghiệp: ? + Phong cách sáng tác? - Giới thiệu tác phẩm? + Giá trị:? + PTBĐ? + Thể loại? - Cho HS tìm hiểu một số từ khó. - Dựa vào tâm sự của con hổ, em có thể chia bố cục bài thơ làm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần? 1.Đọc. 2.Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả: Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945). - Tên: Nguyễn Thứ Lễ - Quê: Bắc Ninh. - Sự nghiệp: + Viết truyện, sân khấu, ... Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2003. + Tác phẩm chính: Mấy vần thơ 1935, Vàng và Máu 1934, Bên đường Thiên lôi 1936, Lê Phong phóng viên 1937. - Phong cách sáng tác: Hồn thơ dồi dào, đầy chất lãng mạn. b. Tác phẩm: - “Nhớ rừng” là tác phẩm tiêu biểu nhất mở đầu cho phong trào thơ mới phát triển. - PTBĐ: trữ tình kết hợp miêu tả và tự sự. - Thể thơ: tám chữ, tự do. c.Các từ khó: 1,. 18 SGK Bố cục: 5 đoạn và 2 cảnh đối lập - P1: Cảnh con hổ bị giam cầm (1,4). - P2: Cảnh (hồi tưởng) thời vàng son của con hổ (2,3) - P3: Sự nuối tiếc của con hổ. 1. Tác giả: Thế Lữ (1907- 1989) 2. Tác phẩm - “Nhớ rừng” là tác phẩm tiêu biểu nhất. - PTBĐ: trữ tình kết hợp miêu tả và tự sự. - Thể thơ: tám chữ, tự do. - Bố cục: 3 phần. HOẠT ĐỘNG II II. Đọc, hiểu văn bản - Từ ngữ nào gợi tả tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú? - Em đọc thêm đoạn 4, tì từ ngữ gợi tả thái độ của con hổ? - Tác giả đã dụng biện pháp gì trong 2 khổ thơ 1 và 4? - Trong 2 khổ 1 và 4 đã thể hiện tâm trang và thái độ gì của con hổ? Trong cảnh tù hãm đó con hổ nhớ đến điều gì? - Em có nhận xét gì về cảnh giang sơn của hổ? - Câu thơ nào đã miểu tả được hình ảnh của hổ? Đó là hình ảnh gì? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của hổ ở rừng? - Câu thơ nào gợi tả sức mạnh của hổ? - Em nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật của trong khổ 2,3? - Em nhận xét gì về vị chúa tể trong khổ thơ 2,3? Quay lại thực tế, con hổ có tâm trạng gì? Toàn bài thơ thể hiện điều gì của con hổ? Thể hiện ý gì của tác giả? Thảo luận Cho học sinh thảo luận câu hỏi 4 SGK tr7 (3 phút)? Cho HS đọc ghi nhớ SGK tr 7 tập 2. 1. Cảnh tù hãm. - Từ ngữ gợi tả tâm trạng: +“Gậm” “nỗi căm hờn” + “Nằm dài dần qua”. + “Làm trò lạ mắt đồ chơi” - Thái độ: + “Khinh lũ ngạo mạn ..” + “Ôm uất hận”, “ghét tầm thường, giả dối” + “Nhục nhằn tù hãm”. - Nghệ thuật: Liệt kê, giọng giễu nhại, nhịp ngắn dồn dập ở câu đầu, câu sau kéo dài biểu hiện nỗi chán chường, khinh miệt. => Thể hiện tâm trạng bất lực, nỗi nhục nhã ê chề của một vị chúa tể rơi vào nghịch cảnh. b. Cảnh vàng son. - Cảnh sơn lâm: + “Bóng cả”, “cây già”, “lá gai” “cỏ sắc”, “cao cả âm u” + “Gió gào ngàn” “ giọng nguồn hét núi” – chốn linh thiêng, bí hiểm. - Hình ảnh vị chúa: + “Thét khúc trường ca dữ dội”. + “Bước chân” “dõng dạc đường hoàng”. + “Cuộn tấm thân như song cuộn” + “Mắt thần”..“mọi vật đều im hơi” – oai phong lẫm liệt. - Cuộc sống: + “Đêm vàng bên bờ suối uống ánh trăng tan”. + “Tiếng chim ca giấc ngủ” – cuộc sống vàng son của bậc đế vương. - Sức mạnh” + “Chiều lênh láng máu” + “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” +” Chiếm riêng phần bí mật” – phi thường bắt tất cả phải khuất phục. - Nghệ thuật: + Câu thơ giàu chất tạo hình, sống động. + Bức tranh tứ bình: chúa sơn lâm say mồi đứng bên bờ suối, uống trăng đầy lãng mạn. Uy lực vô biên có chim ca cho giấc ngủ, đợi mảnh mặt trời chết, chiều lênh láng máu. => Vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, kiêu hãnh, lẫm liệt của một vị chúa tể đầy uy lực. => Câu hỏi tu từ “nào đâu” làm cho giấc mộng huy hoàng của vị chúa khép lại trong u uất: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” => Cả hai cảnh tượng của con hổ đã thể hiện sự bất hòa sâu sắc thực tại và mơ ước mãnh liệt thế giới tự do. c. Sự nuối tiếc của vị chúa. - Tâm trạng: + Câu hỏi: “Hỡi oai linh, Hỡi cảnh rừng” – vô vọng. + Hình ảnh: Cảnh “nước non” “ nơi vùng vẫy” – chỉ còn trong hoài niệm. - Thực tai: Chỉ còn nỗi “ngao ngán” tuyệt vọng. => Bi kịch của một vị chúa tể thất thời. 3. Tổng kết: a. Nội dung: - Chán ghét thực tại tầm thường tù túng - Khao khát tự do - Khêu gợi lòng yêu nước thầm kín. b. Nghệ thuật: - Cảm hứng lãng mạn: cảm xúc mãnh liệt, cuồn cuộn dâng trào. - Biểu tượng oai hùng của con hổ. - Từ ngữ giàu chất tạo hình, tráng lệ, khoáng đạt. - Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, hàm súc, ngắt nhịp linh hoạt. - Giọng thơ: u uất, bực dọc, dằn vặt; say sưa, tha thiết, hùng tráng. 1. Cảnh tù hãm - Từ ngữ gợi tả tâm trạng: +“Gậm” “nỗi căm hờn” + “Nằm dài dần qua”. + “Làm trò lạ mắt đồ chơi” - Thái độ: + “Khinh lũ ngạo mạn ..” + “Ôm uất hận”, “ghét tầm thường, giả dối” + “Nhục nhằn tù hãm”. => Nghệ thuật: Liệt kê, giọng giễu nhại, nhịp ngắn dồn dập. => Thể hiện tâm trạng bất lực, nỗi nhục nhã ê chề của một vị chúa tể rơi vào nghịch cảnh. 2. Cảnh vàng son - Cảnh sơn lâm: chốn linh thiêng, bí hiểm. + “Bóng cả”, “cây già”, “lá gai” “cỏ sắc”, “cao cả âm u” + “Gió gào ngàn” “ giọng nguồn hét núi” – chốn linh thiêng, bí hiểm. - Hình ảnh vị chúa: oai phong lẫm liệt. + “Thét khúc trường ca dữ dội”. + “Bước chân” “dõng dạc đường hoàng”. + “Cuộn tấm thân như song cuộn” + “Mắt thần”..“mọi vật đều im hơi” – oai phong lẫm liệt. - Cuộc sống: thời vàng son. + “Đêm vàng bên bờ suối uống ánh trăng tan”. + “Tiếng chim ca giấc ngủ” – cuộc sống vàng son của bậc đế vương. - Sức mạnh: phi thường + “Chiều lênh láng máu” + “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” +” Chiếm riêng phần bí mật” – phi thường bắt tất cả phải khuất phục. - Nghệ thuật: + Câu thơ giàu chất tạo hình, sống động. + Bức tranh tứ bình: Vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, kiêu hãnh, lẫm liệt của một vị chúa tể đầy uy lực. + Câu hỏi tu từ “nào đâu, đâu” làm cho giấc mộng huy hoàng của vị chúa khép lại trong u uất: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” => Cả hai cảnh tượng của con hổ đã thể hiện sự bất hòa sâu sắc thực tại và mơ ước mãnh liệt thế giới tự do. 3. Sự nuối tiếc của vị chúa. - Tâm trạng: + Câu hỏi: vô vọng. + Hình ảnh cũ: Trong hoài niệm. - Thực tai: “ngao ngán” tuyệt vọng. => Bi kịch của một vị chúa tể thất thời III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK/7 4. Củng cố, dặn dò “Nhớ rừng” đã cho em cảm nhận gì? Học thuộc bài thơ và nội dung. Chuẩn bị bài “Câu nghi vấn”. D. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 18 Nho rung_12393510.docx