PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức chung về phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những phương pháp thuyết minh và điều kiện vận dụng chúng vào trong việc viết đoạn văn, lập dàn ý và hình thành văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
B.CHUẨN BỊ.
-Thầy: - Giáo án.
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu khái niệm văn bản thuyết minh và các đặc điểm chính của văn thuyết minh.
74 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 (ôn buổi chiều) - Trường THCS Bảo Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung cần đạt
Chia nhóm hoạt động:
Nhóm I: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; Từ tượng hình, từ tượng thanh;
Nhóm II: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ và biệt ngữ xã hội; Biện pháp tu từ từ vựng; các loại từ: trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Nhóm III. Câu ghép, các mối qua hệ câu ghép.
Yêu cầu: Trình bày khái niệm, đặc điểm, nêu ví dụ:
Từng nhóm trình bày theo trình tự.
Nhận xét nội dung trả lời.
Giáo viên hệ thống lại.
I. Lí thuyết
A. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2. Trường từ vựng
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
5. Một số biện pháp tu từ từ vựng
Nói quá
Nói giảm, nói tránh.
B. Ngữ pháp
1. Một số từ loại
Trợ từ
Thán từ
Tình thái từ
2. Các loại câu ghép
- KN:
- các mối quan hệ giữa câu ghép
Nhóm I:
Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ VD: Cây rộng hơn cây cam, cây chuối
- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bào hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: cá thu hẹp hơn cá.
- trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD: Phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật
VD: lom khom, ngất ngưởng
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh.
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
Nhóm II:
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào ...
Nam bộ: bắp, trái thơm, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2), gậy (1) - tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh...
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
VD: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chị ấy không còn tr ẻ lắm
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
VD: ngay, chính, có, những, đích, mỗi, đích thị ...
* Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. VD: ôi, trời ôi, than ôi, hỡi, này, vâng
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD; à, ư, hả, chăng, đi, vào, với, thay, ạ, cơ, nhé, .
- Không sử dụng được tuỳ tiện vì:
+ Phải chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe, đọc.
Nhóm III:
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
VD: Vì trời mưa nên đường ướt.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, hễ-thì
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho
- Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi
- Quan hệ lựa chọn: hay
Hướng dẫn làm bài.
Bài tập 1:
1.A; 2: tập hợp chung về nghĩa; 3: C; 4. địa phương nhát định; 5. D; 6.nhấn mạnh, thái độ đánh giá; 7. biểu thị thái độ đánh giá .gọi đáp; 8. C; 9.C; 10.A
Bài tập 2:
- Từ “đi”
- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
-> Giảm nỗi đau buồn của nhân dân đối trước cái chết của Bác.
Bài tập 3:
2 câu:
Bài tập 4: học sinh viết bài.
Đọc – nhận xét
Giáo viên tổng kết
II. Thực hành
Bài tập 1:Em hãy chọn phương án đúng nhất trong mỗi câu hỏi, hoặc điền từ thích hợp vào chỗ trống để trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Các từ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến,thuộc trường từ vựng nào?
A – Tâm trạng B – Tính cách C – Thái độ D – Cá tính
Câu 2: Trường từ vựng là. .................(1)............của những từ có ít nhất một nét .........2............
Câu 3: Tiêu chí để phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
A - Chức năng cú pháp của từ B - Nghĩa của từ
C- Phạm vi sử dụng của từ D – Cả A,B,C
Câu 4: Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một .....................................................
Câu 5: Các từ : trúng tủ, ngỗng, ghi đông thuộc kiểu từ nào ?
A – Từ địa phương B – Biệt ngữ xã hội
C – Từ ngữ toàn dân D – Gồm A, B
Câu 6: Trợ từ là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để .....(1)....hoặc biểu thị ...(2).....sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Câu 7: Thán từ là những từ dùng để .............................của người nói hoặc dùng để ................
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào có sử dụng trợ từ ?
A - Những cánh đồng bát ngát . B - Em đến nhà thì trời mưa
C - Nó có đến ba quyển sách D - Anh cả tôi đỗ đại học
Câu 9: Trong những câu sau đây , câu nào không sử dụng tình thái từ?
A - Những tên khổng lồ nào cơ? B - Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư!
C - Giúp tôi với, lạy chúa ! D - Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao?
Câu 10: Từ cơ mà trong câu: “- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về cơ mà” là:
A – Trợ từ B - Thán từ C - Tình thái từ D – Từ nghi vấn
Bài tập 2: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
Bài tập 3: “Buổi mai hôm ấy, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần
C V C
này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng
V C V C
tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
V C V
Đoạn văn trên có mấy câu ghép? Phân tích các vế các câu ghép đó.
Bài tập 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn(5-10 dòng) giới thiệu về Phan Bội Châu. Trong đoạn văn đó, em có sử dụng từ 2-3 dấu ngoặc đơn; và 2-3 dấu ngoặc kép.
4. Củng cố:
Thế nào là “Nói giảm nói tránh; Nói quá”; Câu ghép
(học sinh trả lời theo định nghĩa)
Ngày soạn :13/1/2018
Tiết 19
Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức chung về văn bản thuyết minh. Những đặc điểm, tính chất cơ bản của kiểu văn bản đó.
2. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những đặc điểm chung và dấu hiệu nhận biết văn bản thuyết minh từ đề tài, ngôn ngữ, nội dung biểu đạt.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự học đối với mỗi học sinh.
B.Chuẩn bị.
-Thầy: Giáo án.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
c.Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ ? Hãy nêu yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh.
3. Bà i mới :
Hoạt động thầy – trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn bản thuyết minh.
Thuyết minh: Giới thiệu, trình bày, giải thích về các đối tượng trong tự nhiên và xã hội
? Nêu các vấn đề, đối tượng thường được sử dụng thuyết minh?
Học sinh lẫy ví dụ:
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao.
- Giới thiệu về Huế
- Giới thiệu về Côn Sơn – Kiếp Bạc.
- Giới thiệu về món ăn cổ truyền.
- Giới thiệu về cách làm chiếc diều giầy (diều sáo).
? Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh?
Văn bản 1:
"Quê tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây dừa:
"Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ"
Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng được uống nước dừa mát lạnh, ngọt lịm vào buổi trưa hè nóng nực, cơm dừa vừa béo vừa ngọt, có thể làm mứt ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt con cào cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn, thú vị vô cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân vướng, nhà cửa. Thế đấy, cây dừa luôn luôn và sẽ tồn tại mãi bên cạnh cuộc sống con người"
Văn bản 2:
"Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm gia vị,rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến là cọng dừa dùng làm chổi, làm giỏ xách, cả gáo dừa cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức,Dừa gắn bó với cuộc sống người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách rời"
Bài Tập:
GV cho HS lên ghi đoạn văn trên bảng.
I. Thế nào là văn bản thuyết minh.
1. Khái niệm:- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức ) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ..của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương phức trình bày, giới thiệu, giải thích .
VD:Văn bản Ôn dịch thuốc lá hay Cây dừa Bình Định.
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan, xác thực và hữu ích cho con người.
-Muốn văn bản thuyết minh hay và thuyết phục, có giá trị phải:
+Trình bày rõ ràng và hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
+Ngôn ngữ sử dụng phải cô đọng, chính xác, chặt chẽ, sinh động.
II. Luyện tập.
Bài tập 1. Trong hai văn bản sau, văn bản nào là văn bản thuyết minh? Vì sao?
- Văn bản 2 là văn bản thuyết minh bởi đoạn văn 2 trình bày cụ thể, ngắn gọn những thông tin hữu ích về lợi ích của cây dừa.
Bài tập 2:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Văn bản được chép lại trong vở
a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết minh?
Gợi ý – hướng dẫn.
a) Đoạn văn thuyết minh về "Đoạn sông chết Thị Vải"
b) Các chi tiết: có số liệu cụ thể, cung cấp cho người đọc lượng tri thức về hiện tượng và sự thật trong tự nhiên: sông Thị Vải bi ô nhiễm nặng.
Đoạn trích thuộc văn bản nhật dụng (tin tức báo chí), được văn bản sử dụng hàng ngày, gắn kết với cuộc sống con người.
4. Củng cố:
- Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Trình bày những đặc điểm chung của kiểu văn bản TM so với văn bản miêu tả?
+ Văn bản thuyết minh: cung cấp cho người đọc lượng tri thức về các hiện tượng và sự thật trong tự nhiên, xã hội một cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách dùng chúng có lợi cho con người.
+ Văn bản miêu tả: Tái hiện lại sự vật, sự việc, quang cảnh, giúp người đọc cả nận được vẻ đẹp của cảnh vật đang tả và hiểu được những tình cảm, cảm xúc của người viết gởi gắm vào đối tượng được miêu tả
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Phương pháp thuyết minh.
Tiết 20 Ngày soạn: 22/1/2018
Phương pháp thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức chung về phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những phương pháp thuyết minh và điều kiện vận dụng chúng vào trong việc viết đoạn văn, lập dàn ý và hình thành văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
B.Chuẩn bị.
-Thầy: - Giáo án.
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu khái niệm văn bản thuyết minh và các đặc điểm chính của văn thuyết minh.
3. Bà i mới :
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cần đạt
?Thế nào là phương pháp thuyết minh?
?Muốn làm tốt một vănbảnthuyết minh,người viết cần phải làm gì?
Trongvănbản thuyết minh cần sử dụng những phương pháp nào?
?Nêu định nghĩa và tác dụng của từng phương pháp?
I.Phương pháp thuyết minh:
-Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh về vật,hiện tượng.
-Người viết cần quan sát và tìm hiểu kĩ sự vật,hiện tượng cần được thuyế minh, nhất là phải nắm được bản chất,đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu.
-Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục,dễ hiểu,sáng rõ,người ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa,giải thích,dùng số liệu,so sánh
a.Phương pháp định nghĩa, giải thích:
-Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới thiệu.
-Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc điểm,công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ “là”.
VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh.
b.Phương pháp liệt kê:
Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí nào đó.
Vai trò:Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện,ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c.Phương pháp nêu ví dụ:
Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được thuyết minh.
d.Phương pháp dùng số liệu:
Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không suy diễn.
e.Phương pháp so sánh:
So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
g.Phương pháp phân loại, phân tích:
-Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.
II. Luyện tập:
Bài tập 1.
Đọc các đoạn văn sau và xác định phương pháp chủ yếu tác giả sử dụng để thuyết minh.
Bảng phụ:
a. Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân lý tưởng của biết bao tao nhân mặc khách: Lý Thường Kiệt, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà
b. So với thủy điện trên sông, điện thủy triều có một số điểm ưu việt. Điện sông có mùa khô, mùa cạn, thời tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy triều cho ta một điện năng tương đối ổn định.
c. Ta đến bệnh viện K sẽ rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
a. Liệt kê. b. So sánh c. Nêu ví dụ:
- Đoạn văn trên là văn bản thuyết minh bởi nó cung cấp tri thức về một món ăn nổi tiếng: yến sào.
PP chủ yếu: liệt kê, so sánh, định nghĩa, phân tích, nêu ví dụ.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau:
Yến sào là sản phẩm quý hiếm của nước ta và trên thế giới. Yến sào là món ăn ngon, bổ dưỡng làm tăng thêm sức khỏe cho cơ thể, nhất là người yếu và người cao tuổi. Đồng thời cũng là một dược phẩm chữa trị nhiều bệnh. Yến sào đều có ở các vùng biển Việt Nam, nhưng so với cả nước thì yến sào có nhiều ở vùng vịnh Nha Trang có chất lượng tốt nhất. Hiện nay, ở Khánh Hòa, sản lượng yến sào khai thác được trung bình hằng năm vào khoảng ba tấn và là sản lượng cao nhất ở Việt Nam. Phần lớn lượng yến sào là nguồn thu ngoại tệ mạnh của tỉnh. Vì thế, người ta thường ví yến sào là “vàng trắng” của Khánh Hòa.
(Kim Duy - Đảo yến)
- Đoạn văn trên có phải là đoạn văn TM không? Vì sao?
- Phương pháp TM chủ yếu?
Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về một thứ đồ dùng quen thuộc:
a. Có sử dụng phương pháp định nghĩa.
b. Có sử dụng phương pháp nêu ví dụ.
c. Có sử dụng phương pháp liệt kê.
4. Củng cố:
- Khi tạo lập văn bản, ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? - Trình bày những đặc điểm chung của kiểu văn bản TM so với văn bản miêu tả?
- Khi sử dụng các phương pháp đó, ta phải chú ý điều gì? (phù hợp với đối tượng và nội dung thuyết minh).
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
----------------------------------------------------------------
Tiết 21 Ngày soạn: 29/1/2018
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn thuyết. Học sinh nắm vững những yêu cầu về đề văn và cách làm bài văn thuyết minh, bố cục của văn bản, cách mở bài, cách sắp xếp các ý và kết bài.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
B.Chuẩn bị.
-Thầy: - Giáo án.
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :?
Hãy nêu các phương pháp thuyết minh và nêu tác dụng của chúng?
3. Bà i mới :
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cần đạt
?Đề văn thuyết minh là gì?
?Đối tượng được đề cập đến trong văn thuyết minh?
?Có mấy dạng đề văn thuyết minh?Cho ví dụ?
?Có thể quy các đề văn thuyết minh vào các nhóm nào?
?Trước khi làm bài văn thuyết minh,cần phải làm gì?
?Ngôn ngữ trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào?
?Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phàn?
GV:Đọc văn bản: “ở xã đồng Tháp hôm nay”.
?Hãy xác định dàn ý chi tiết của văn bản trên?
?Hãy xác định các phần của văn bản?
1. Đề văn thuyết minh:
- Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày các tri thức về chúng.
- Đối tượng dược đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất rộng vì lĩnh vực nào trong đời sống cũng có rất nhiều đối tượng cần được giới thiệu.
- Có hai dạng đề:
+ Dạng đề có cấu trúc đầy đủ:
VD: Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày QT Phụ nữ 8/3.
- Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập dến đối tượng được thuyết minh.
VD: Một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam?
- Các nhóm đề văn thuyết minh:
+ Thuyết minh về người.
+ Thuyết minh về đồ dùng gia đình.
+ Thuyết minh về vật dụng cá nhân.
+ Thuyết minh về phong tục tập quán.
+ Thuyết minh về món ăn.
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
+ Thuyết minh về loài hoa,loài cây.
+ Thuyết minh về vật nuôi.
+ Thuyết minh về tác phẩm văn học
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của đề. Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
+ Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chính xác cao, dễ hiểu.
- Bố cục: Gồm ba phần:
+MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+TB: Gồm có nhiều ý, sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Trình bày đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng
+KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II.Thực hành:
1.Đề bài: Cho văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
-VB trên gồm ba phần:
+MB: Từ đầu-dân gian: Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+TB: Tiếp –với dân làng: Giới thiệu cụ thể cuộc thi.
+KB: Còn lại:Trình bày suy nghĩ của em về hội thi.
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào?
?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào?
?Nêu hình dáng của đôi dép?
?Nêu công dụng và cách sử dụng?
?Chúng ta bảo quản dép cao su như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về đôi dép?
2. Lập dàn ý cho đề bài sau: “Giới thiệu về đôi dép lốp cao su”.
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Thuyết minh.
-Nội dung: đối tượng là đôi dép lốp cao su.
*Dàn ý:
-MB: Giới thiệu về đôi dép lốp cao su.
-TB:
1.Hình dáng:
2.Công dụng
3. Cách sử dụng:
4.Cách bảo quản:
-KB:
3. Viết mở bài giới thiệu về chiếc dép lốp cao su.
1. Các bạn ạ! đôi dép lốp cao su bây giờ với chúng ta quá xa lạ phải không? Thế nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ nó lại rất gắn bó với cán bộ và chiến sĩ Việt Nam ta.đôi dép là một vật dụng rất tiện lợi và cần thiết,thể hiện sự sáng tạo độc đáo.Để hiểu rõ hơn tôi xin giới thiệu để các bạn cùng nghe.
2.-Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn với cuộc đời giản dị của Chỉ tịch Hồ Chí Minh.đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ dã trở thành một đề tài phong phú của biết bao nhiêu nhà thơ Quân đội. Chính vì vậy, đôi dép đơn sơ ấy đã trở thành biểu tượng giản dị mà cao quý cho lực lượng vũ trang nhân dân VN.
4. Củng cố:
- Khi tìm hiểu đề văn thuyết minh, ta thường phải làm gì? Làm thế nào để có dàn bài thuyết minh hợp lý và đạt hiệu quả cao.
+ Tìm hiểu kĩ đề.
+ Xác định đối tượng.
+ Xác định nội dung tri thức
......................................................................
Ngày soạn1/2/2018
Tiết 22: Viết đoạn văn thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc cách viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo các nội dung đã học: Song hành, diễn dịch, quy nạp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn dạt rõ ràng, trôi chảy, đúng thể loại.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh học bài cũ, đọc các đoạn văn thuyết minh.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
Bài mới:
Họat động của thầy và trò
Nội dung dạy học
? Nêu khái niệm đoạn văn?
? Mỗi nội dung( ý lớn) của bài văn thuyết minh được viết thành mấy đoạn văn?
? Đoạn văn thuyết minh phảI tuân thủ những dấu hiệu hình thức nào?
? Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh cần được sắp xếp như thế nào?
? Khi viết đoạn văn thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Cho biết đoạn văn trên thuyết minh về một bộ phận của địa danh nào?
? Trình từ sắp xếp của các ý tuân thủ theo cấu tạo nào?
? Hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh?
GV: Nêu yêu cầu của câu hỏi.
HS: làm theo yêu cầu của giáo viên.
Lý thuyết:
1. Khái niệm đoạn văn:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
2.Mỗi nội dung lớn của bài văn thuyết minh được viết thành một đoạn văn.
3. Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ các dấu hiệu hình thức và cách trình bày nội dung như các đoạn văn khác: Song hành, diễn dịch, quy nạpCách diễn dạt trong đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng phương thức miêu tả, tự sự.
4. Các ý trong đoạn văn thuyết minh phải sắp xếp theo trình tự:
- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản phẩm, một loài vật, cây cối, con vật
- Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần( Thuyết minh giới thiệu một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm)
- Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng thời gian nhất định( Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi)
- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau( Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một đồ dùng
5. Khi viết đoạn văn cần làm rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn khác.
I. Bài tập thực hành:
1. Đoạn văn:
- Ngọ Môn, cửa chính của hoàng thành xây năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn dài 59,95m, cao 14,8m , gồm hai phần chính: Phần dưới xây bằng gạch theo kiểu: “ Thượng thu hạ thách”, có năm lối ra vào, phần trên là lầu Ngũ Phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có một trăm chiếc cột lớn nhỏ. Liên kết theo lối chính bộ máI riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, đầu đao cong vút. Toàn khối kiến trúc này được đặt trên nền đài bằng đá hình chữ U.
- Đoạn văn trên có nội dung thuyết minh về cấu tạo của Ngọ Môn, một bộ phận trong số các di tích của cố đô Huế. Trình tự sắp xếp tuân thủ theo cấu tạo của đối tượng là chính, có kết hợp với thứ tự nhận thức.
2. Sắp xếp đoạn văn:
(1) Trần Quốc Tuấn(1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiết xuất của dân tộc.
(2) Đến đời Trần Anh Tông , ông về ở Vạn Kiếp ( nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ) rồi mất ở đấy.
(3) Năm 1285 và 1287, quân Minh xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được vua Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ vang.
(4) Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ông ở nhiều nơi.
=> 1, 3, 2, 4
3. Viết đoạn văn thuyết minh về nội dung một tác phẩm văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả.
4. Củng cố:
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đoạn văn ở câu hỏi 3 vào vở
Tiết 23: Ngày soạn:21/2/2018
thuyết minh về một thứ dồ dùng
I .Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùng trong dời sống; Thuyết minh về cây bút bi.
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
3. Thái độ: - Có ý thức học tập, rèn luyện.
II. Chuẩn bị:
- Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh : Ôn bài.
III. Tiến trình dạy và học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về đôi dép lốp?
3.Bài mới:
Đề 3: Thuyết minh về cây bút bi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dạy và học
?Muốn làm được bài văn thuyết minh về đồ dùng,ta phải làm như thế nào?
?Nêu bố cục của văn bản thuyết minh?
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- On buoi chieu_12461592.doc