II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Học đạo: học cách đối nhân xử thế, học để làm người, để giúp đời, trở thành người có ích cho xã hội
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp) Nguyễn Thiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 05/03/2018
Tiết: 101 Ngày dạy:
Văn bản:
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học pháp)
Nguyễn Thiếp
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc hiểu một văn bản viết theo thể Tấu.
- Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể Tấu trong văn học trung đại.
- Nắm được nội dung và hình thức của Bàn luận về phép học.
B- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: nắm được.
- Mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Suy nghĩ, sáng tạo, phân tích, bình luận về phép học.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Tự nhân thức: xác định việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải cầu danh lợi.
* Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Viết sáng tạo: suy nghĩ về “Học đi đôi với hành”
3. Thái độ: giáo dục học sinh tinh thần tự học, học cho mình để xây dựng quê hương đất nước
4. Năng lực: trên cơ sở kiến thức, kĩ năng ta phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực đọc - hiểu văn bản
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tư duy, sáng tạo
C- CHUẨN BỊ
Giáo viên: Hình ảnh của Nguyễn Thiếp
Học sinh: Đọc và soạn kĩ văn bản “Bàn luận về phép học”
D- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1- Ổn định lớp:
Hát, kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta”
Câu 2: Cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta dựa trên những yếu tố nào?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Câu 2: Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
3- Hoạt động dạy học:
- Giới thiệu:
Học để làm gì, học cái gì, học như thế nào?... nói chung, vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ lâu một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “Bàn luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học này.
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Năng lực đọc hiểu văn bản
GV đọc mẫu và gọi HS đọc văn bản “Bàn luận về phép học”
GV nhận xét giọng đọc của các em
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm
H: Em hãy cho biết vài nét về tác giả?
H: Văn bản này được viết vào khoảng thời gian nào?
H: Văn bản thuộc thể loại gì?
H: Tấu là gì?
TL: Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng thường mang yếu tố vui, hài).
II/
Hoạt động 2:
H: Nguyễn Thiếp đã xác định mục đích chân chính của việc học là gì?
H: Nguyễn Thiếp đã khái niệm việc học như thế nào?
H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì khi khái niệm việc học?
TL: Dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu vừa tăng sức thuyết phục. Giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể
H: Khái niệm “đạo” được giải thích ra sao?
TL: Giải thích một khái niệm vốn trừu tượng một cách ngắn gọn, rõ ràng
*Liên hệ thực tế:
Đối với bản thân em thì mục đích học tập của em là gì?
TL: - Trau dồi tri thức cho bản thân
- Rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức
- Góp phần xây dựng đất nước, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước
H: Tác giả phê phán những lối học lệch lạc nào?
TL: Học hình thức hòng cầu danh lợi, không biết tới tam cương ngũ thường
*Liên hệ:
Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
H: Lối học hình thức là như thế nào?
TL: Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.
H: Thế nào là tam cương, ngũ thường, chư sử?
TL: - Tam cương: ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần (vua tôi), phụ tử (cha và con), phu phụ cương (vợ chồng)
- Ngũ thường: 5 đức tính của con người. Đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
- Chư sử: các cuốn sách sử có tiếng đời xưa (chư: từ chỉ số nhiều như trong chư vị, chư khách,..)
H: Lối học hình thức có tác hại gì?
TL: Chúa tầm thường, thần nịnh hót dẫn đến nước mất, nhà tan.
H: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua thực hiện chính sách gì?
TL: Cần khuyến khích việc học bằng cách mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
H: Em có nhận xét gì về chính sách đó?
TL: Quan điểm chính sách tiến bộ hơn thời trước.
H: Theo tác giả phép dạy phải như thế nào?
TL: Dạy theo Chu Tử
H: Phương pháp học như thế nào?
TL: + Học tiểu học để bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.
+ Học rộng rồi tóm gọn.
+ Học kết hợp với hành.
I. Đọc – chú thích
1. Tác giả: (SGK/77)
- Quê ở Hà Tĩnh
- Là người học cao, hiểu rộng
2. Tác phẩm:
- Viết 8 – 1791 trong bài tấu trình lên vua bàn về việc học
- Thể loại: tấu
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Học đạo: học cách đối nhân xử thế, học để làm người, để giúp đời, trở thành người có ích cho xã hội
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”
2. Phê phán lối học sai lầm:
- Lối học hình thức hòng cầu danh lợi
- Không biết tới tam cương, ngũ thường
-> Chúa tầm thường, thần nịnh hót dẫn đến nước mất, nhà tan.
3. Phương pháp học tập:
- Cần khuyến khích việc học bằng cách mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
- Phương pháp học đúng đắn
+ Học tiểu học để bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.
+ Học rộng rồi tóm gọn.
+ Học kết hợp với hành.
4. Củng cố (6’)
- Để khuyến khích việc học Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
- Lối học chuộng hình thức là như thế nào?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
Học kĩ nội dung bài học
Xem trước bài: Thuế máu
+ Thái độ của thực dân Pháp trước và sau chiến tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12304480.doc