Giáo án Ngữ văn 8 tiết 105: Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) ( Nguyễn Ái Quốc)

2. Đọc văn bản:

- GV hướng dẫn HS cách đọc : Kết hợp nhiều giọng điệu : khi mỉa mai, châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ, khi giễu nhại, tráo phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ.

GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 3 HS đọc hết 3 phần trong văn bản.

Gv nhận xét cách đọc của hs – uốn nắn ,bổ sung.

3. Thể loại:

? Xác định thể loại của văn bản?

- văn nghị luận

4. Bố cục :

? Em có nhận xét gì bố cục của đoạn trích?

- 3 phần :

+ Phần 1 : Chiến tranh và “người bản xứ”.

+ Phần 2 : Chế độ lính tình nguyện.

+ Phần 3 : Kết quả của sự hi sinh.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 105: Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) ( Nguyễn Ái Quốc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 NS: 04/3/2018 ND: 07/3/2018 TIẾT 105 THUẾ MÁU (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”) ( Nguyễn Ái Quốc) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1- Kiến thức :Giúp HS : - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các nước thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” , bị làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong vb. - Nghệ thuật lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong văn chính luận. 2-Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một vb chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 3- Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm. B. CHUẨN BỊ : - GV : Giáo án, soạn bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo, tranh minh hoạ của NAQ sgk trang 87, tài liệu tích hợp tư tưởng HCM. - HS : Soạn bài theo hướng dẫn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số HS (1’) 2. Kiểm tra kiến thức cũ :(3’) (GV cho HS tìm hiểu về các tác phẩm của Hồ Chí Minh, có thể cho điểm khuyến khích) ? Chúng ta đã học những văn bản nào của Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn 8? Qua những tác phẩm đó em hiểu thêm gì về con người của Bác? Hs trả lời, gv nhận xét. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1:Giới thiệu bài :(2’) GV giới thiệu một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất trên máy chiếu. GV vào bài: Rời bến Nhà Rồng năm 1911, Nguyễn Ái Quốc bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Người đã đi nhiều nơi, tận mắt chứng kiến nỗi khổ nhục của người dân nô lệ khắp thế giới cũng như tội ác tày trời của thực dân đế quốc. Bằng nhiều hành động cụ thể, trong đó có sáng tác văn chương, Người đã góp phần to lớn vào việc vạch trần bộ mặt thật của kẻ thù, phơi bày nỗi thống khổ của người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đứng dậy đấu tranh lật đổ ách thực dân đế quốc. Bản án chế độ thực dân Pháp là một tác phẩm văn học đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng đó . HĐ 2 :HD tìm hiểu bài. (36’) I. Đọc, tìm hiểu chung: 1/ Tìm hiểu chú thích :Gv gọi 1 hs đọc chú thích . a/ Tác giả, tác phẩm: + GV y/c hs đọc chú thích * sgk. ? Em hãy giới thiệu những nét chính về Nguyễn Ái Quốc và Bản án chế độ thực dân Pháp (gồm Thuế máu). GV củng cố, chốt: - NAQ là tên gọi khác của CTHCM trong thời kì hoạt c/mạng trước năm 1945. (H1. Chân dung Nguyễn Ái Quốc) - Bản án chế độ thực dân Pháp viết = tiếng Pháp, gồm 12 chương, in lần đầu tiên bằng tiếng Pháp tại Pari năm 1925, xuất bản đầu tiên ở VN năm 1946. - Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp. (H2. Trang bìa cuốn Bản án chế độ thức dân bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc) - ĐÇu thÕ kØ XX, c¸c nưíc ®Õ quèc thi nhau x©m lưîc nhiÒu n¬i trªn thÕ giíi nh»m v¬ vÐt cña c¶i vµ nh©n lùc khiÕn ®êi sèng cña nh©n d©n ë c¸c nưíc thuéc ®Þa v« cïng khæ nhôc. Lµn sãng c¸ch m¹ng ®ang lªn m¹nh mÏ ë kh¾p n¬i. - ChiÕn tranh thÕ giíi thø nhÊt bïng næ, c¸c nưíc ®Õ quèc tranh giµnh nhau quyÒn lîi, ®Èy nh©n d©n lao ®éng ë nhiÒu n¬i vµo lß löa chiÕn tranh th¶m khèc. ? Bản án chế độ thực dân Pháp đưa ra những vấn đề gì? - Tố cáo, kết án tội án tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp. - Tình cảnh khốn cùng của người dân nô lệ các xứ thuộc địa. - Giáng đòn quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Vạch con đường đấu tranh cách mạng cho các dân tộc bị áp bức. ? Qua phần tìm hiểu về con người NAQ, tác phẩm mà người viết ta nhận thấy đối với đất nước, con người nói chung thì Người luôn có tình cảm ntn? => Yêu nước thương dân, có tính thần quốc tế vô sản. b. Từ khó GV cho hs đọc giải nghĩa các từ khó GV nhấn mạnh một số từ: Bản xứ, An-nam-mit, vòng nguyệt quế, chiếc gậy của ngài thống chế 2. Đọc văn bản: - GV hướng dẫn HS cách đọc : Kết hợp nhiều giọng điệu : khi mỉa mai, châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ, khi giễu nhại, tráo phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ. GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 3 HS đọc hết 3 phần trong văn bản. Gv nhận xét cách đọc của hs – uốn nắn ,bổ sung. 3. Thể loại: ? Xác định thể loại của văn bản? - văn nghị luận 4. Bố cục : ? Em có nhận xét gì bố cục của đoạn trích? - 3 phần : + Phần 1 : Chiến tranh và “người bản xứ”. + Phần 2 : Chế độ lính tình nguyện. + Phần 3 : Kết quả của sự hi sinh. * Ý nghĩa nhan đề: ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên cho đoạn trích (Thuế máu) và cách đặt tên cho 3 phần trong đoạn trích Thuế máu? - Thuế máu : thuế đóng bằng xương máu, tính mạng của con người -> Gợi số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa, lòng căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của thực dân Pháp. - Trình tự cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột của bọn thực dân cai trị. Từ “chiến: đến “ chế độ” rồi chỉ ra kết quả của sự hi sinh, các phần nối tiếp như thế chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của NAQ. II.Đọc –hiểu văn bản 1. Chiến tranh và “người bản xứ” : * Thái độ của các quan cai trị thực dân. ? So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người bản xư trong hai thời điểm trước và khi chiến tranh xảy ra? Gợi ý: ?Trước chiến tranh ,bọn thực dân gọi dân thuộc địa như thế nào?Cách gọi đó chứng tỏ bản chất gì của thực dân ? Gv nhận xét : - Trước chiến tranh : Gọi An –nam –mít là tên da đen bẩn thỉu , chỉ biết kéo xe và ăn đòn của các quan cai trị ->Tàn ác . Gv cho hs xem bức tranh của NAQ . H3. Tranh của NAQ về số phận của người dân thuộc địa ? Nhưng khi chiến tranh vừa xảy ra thì họ được gọi là gì ? - Khi chiến tranh xảy ra: + con yêu + bạn hiền + chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. ? Vì sao có sự thay đổi đó ? + GV nhận xét , bổ sung .( Đó là thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hi sinh) ÞThủ đoạn mánh khóe, nham hiểm thay đổi đột ngột, có tính chất lừa bịp dân chúng, độc ác, tàn bạo. H4. Hình ảnh những người lính thuộc đia trong chiến tranh ? Biện pháp nghệ thuật (giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ)? Gv : Mâu thuẫn trào phúng và giọng điệu trào phúng được thể hiện ngay những dòng đầu tiên rất rõ nét và sắc sảo những từ ngữ đó buộc người nghe phải hiểu ngược lại . * Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa: ? Em hiểu “cuộc chiến tranh vui tươi” ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả lại gọi như vậy? Gv nhận xét – bổ sung . - Là chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). - Cách nói mỉa mai, đả kích của tác giả đối với tội ác tày trời của thực dân Pháp (chỉ vui tươi với Pháp thôi). ?Cái giá mà người dân thuộc địa phải trả trong cuộc c/tranh vui tươi ấy là gì? → +Phải đột ngột xa rời vợ con, đem mạng sống để đánh đổi những vinh dự hão huyền. +Bị biến thành vậtt hi sinh cho lợi ích vinh dự của những kẻ cầm quyền, bỏ mạng trên những chiến trường. + Những người phục vụ chịu bệnh tật cái chết rất đau đớn. + Các con số: 8 vạn người chết trong tổng số 70 vạn. ?Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và giọng điệu của tác giả khi nói về thái độ của bọn thực dân? Qua đó, thể hiện dụng ý gì của tác giả? Gv nhận xét bổ sung : - Dùng những danh từ, tính từ rất mĩ miều, kêu vang, hào nhoáng. - Kết cấu tương phản => Vạch trần thủ đoạn lừa bịp vụng về để che giấu bản chất độc ác, tàn bạo của thực dân Pháp. ? Việc nêu hai con số ở cuối đoạn văn có tác dụng gì? - Càng góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ cho các dân tộc thuộc địa. * Nghệ thuật: ? Em có nhận xét gì về giọng điệu? ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh biểu cảm trong phần 1? ? Về các biện pháp nghệ thuật chủ yếu? ?Qua đó, cho thấy số phận của người thuộc địa như thế nào? - GV củng cố. ®- Giọng vừa giễu cợt, vừa xót xa. - Các từ ngữ biểu cảm: tên da đen bẩn thỉu, an-nam-mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sỹ bảo vệ công lí và tự do - Các hình ảnh biểu cảm: phơi thây, bảo vệ các loài thủy quái, lấy máu tưới vòng nguyệt quế, lấy xương chạm khắc chiếc gậy của các ngài thống chế - Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, kết cấu tương phản Þ Số phận bi thảm,đáng thương, cay đắng-> Nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo của chính quyền thực dân. Bài tập tổng kết: GV cho HS thảo luận nhóm ?Hãy vẽ sơ đồ lập luận của phần 1 Chiến tranh và người bản xứ? Gv cho các nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét, chốt. CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI BẢN XỨ Thái độ của các quan cai trị Trước chiến tranh Khi chiến tranh xảy ra Họ là giống hạ đẳng, họ là con yêu, bạn hiền Súc vật, bị đánh đập chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do Số phận của những người dân thuộc địa Kết quả: trong số 70 vạn thì có 8 vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình. Thủ đoạn xảo trá, bản chất tàn bạo của bọn thực dân (Hết tiết 1) - HS xem và cảm nhận. - HS lắng nghe - HS đọc và dựa vào chú thích giới thiệu những nét chính về Nguyễn Ái Quốc và Bản án chế độ thực dân Pháp . HS lắng nghe, tiếp nhận - HS liên hệ - Đọc từ khó - Đọc – lắng nghe -HS xác định thể loại - HS dựa vào văn bản xác định bố cục . - HS suy nghĩ trả lời . Hs theo dõi đoạn 1 trả lời câu hỏi . - HS phát hiện các chi tiết . nghe - hiểu Xem tranh - HS trình bày . - HS nêu nhận xét. Nghe - HS trả lời Nghe - HS tìm hiểu sự mâu thuẫn và phát hiện các chi tiết tiếp theo. - HS bàn luận –suy nghĩ trả lời . Nghe - HS trao đổi, trình bày. - Hs dựa vào văn bản giải thích . - Hs nhận xét. Theo dõi, ghi - nắm chi tiết HS thảo luận theo nhóm (4 nhóm) vẽ sơ đồ lập luận của phần 1. -các nhóm trình bày, nhận xét nhau. Ghi * Củng cố: (2’)Gv chốt nội dung phân tích ở phần 1, nhấn mạnh những ý cơ bản về tác giả, tác phẩm. D. Dặn dò: (1’) - Nắm nội dung tiết học: nắm được nội dung lập luận của tác giả, nắm được mâu thuẫn trào phúng trong phần I. - Chuẩn bị tiết 2: đọc và phân tích nội dung trong phần II, III của đoạn trích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 26 Thue mau_12308992.docx
Tài liệu liên quan