Giáo án Ngữ văn 8 tiết 108: Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

II. Luyện tập (18’)

 Bài tập 1

Các biện pháp biểu cảm:

Một là:

- Nhại các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-man-mí bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.

- Cách xưng hô của bọn thực dân trước và sau chiến tranh.

Tác dụng: Phơi bày giọng điệu dối trá của bọn thực dân tạo hiệu quả mỉa mai.

Hai là :

Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp.

VD: Những người bản xứ đã . phóng ngư lôi Những ngôn từ mĩ miều ko thể che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc .

→Yếu tố biểu cảm tạo nên hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 108: Tìm yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 108 - TLV TÌM YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 1. Mục tiêu a. Kiến thức: - Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay có sức lay động người đọc (người nghe). b. Kĩ năng: - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn. c. Thái độ: - Gd hs có ý thức dùng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 2. Chuẩn bị - Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng. - Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới . 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: không. b. Bài mới * Đặt vấn đề (1’) * Nội dung : Các em biết rằng, mục đích của văn nghị luận là đưa ra một quan điểm , tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, để cho bài văn nghị luận thực sự sinh động, hấp dẫn hơn ta thường dùng kết hợp thêm yếu tố tự sự, miêu tả hay biểu cảm. Vậy thì trong bài mới ngày hôm nay, cô trò ta sẽ tìm hiểu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận nhé. Tiết HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG ? Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? Nghị luận ? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên? ? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm thì văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? ? Mặc dù có yếu tố biểu cảm nhưng 2 văn bản trên vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm vì sao? ? Vậy yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận? GV mời 2 hs đọc lần lượt hai cột để làm rõ sự khác biệt của việc có và không có yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ? Theo các em, câu văn ở cột nào hay hơn?Vì sao? ? Trong bài văn nghị luận yếu tố biểu cảm còn đóng vai trò gì nữa? →GV bình: Nếu lí lẽ và dẫn chứng trong các phép lập luận tác động đến lí trí của người đọc, người nghe, thì yếu tố biểu cảm lại có tác động mạnh đến tình cảm của họ. Biểu cảm là yếu tố có khả năng Gây được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu sắc nhất nghĩa là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản. ? Thiếu yếu tố biểu cảm, sức thuyết phục của văn nghị luận nhất định sẽ giảm sút. Nhưng có phải cứ có yếu tố biểu cảm là sức thuyết phục của một văn bản nghị luận sẽ mạnh mẽ lên không? ? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? ? Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao? ? Trong một bài văn nghị luận, yếu tố biểu cảm được biểu hiện dưới dạng nào? ? Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và người bản xứ và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm, tác dụng biểu cảm đó là gì? ? Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm? GV treo bảng phụ trích đoạn “ Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh) và yêu cầu xác định biểu hiện của yếu tố biểu cảm. Hs đọc văn bản. - Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp nước, không, thà , chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hế là, thì, ai có, dùng, ai cũng phải. - Những câu cảm thán: + Hỡi đồng bào toàn quốc! + Hỡi đồng bào! + Hỡi các em binh sĩ, tự vệ, dân quân. + Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! + Kháng chiến thắng lợi muôn năm! - Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống nhau ở chỗ có sử dụng từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm. - Các tác phẩm ấy viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm ý kiến bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống thế nào?) - Biểu cảm không hề đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi. Hs đọc bảng so sánh đối chiếu SGK. -Vì có những từ ngữ biểu cảm (từ ngữ in nghiêng trong SGK) -Làm cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn. - Khôngvì còn phụ thuộc vào cách sử dụng yếu tố biểu cảm. - Người làm văn không phải chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay mà còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới. Đó là tình cảm chân thành sâu sắc xuất phát từ trái tim người viết. - Biết chọn và sử dụng từ ngữ biểu cảm, câu biểu cảm đúng lúc, đúng chỗ. Hs Tính khẳng định hay phủ định Biểu lộ các cảm xúc(yêu, ghét, buồn, vui, căm giận,.) Giọng văn (mạnh mẽ, đanh thép, thiết tha, truyền cảm,..) Đọc Hs nêu yêu cầu bài tập. Cho hs làm bài " Gv chữa bài. Cho hs làm bài " Gv chữa bài. I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (22’) 1. Ví dụ - Đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiền” 2. Nhận xét - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn. Vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc (người nghe). - Đề bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. * Ghi nhớ (SGK. 97) II. Luyện tập (18’) Bài tập 1 Các biện pháp biểu cảm: Một là: - Nhại các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-man-mí bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.... - Cách xưng hô của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. "Tác dụng: Phơi bày giọng điệu dối trá của bọn thực dân tạo hiệu quả mỉa mai. Hai là : Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân Pháp. VD: Những người bản xứ đã ... phóng ngư lôi Những ngôn từ mĩ miều ko thể che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc . →Yếu tố biểu cảm tạo nên hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay. Bài tập 2 Trong đoạn văn không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò để họ thấy tác hại của việc học tủ và học vẹt. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự xuống cấp trong lối học văn và làm văn của những Hs mà ông thật lòng quý mến. Dễ dàng thấy được rằng những tình cảm ấy trong nhiều đoạn văn đã được biểu hiện rõ ở cả 3 mặt: từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn. Bài tập 3 Ngôn từ: Giọng điệu Thái độ c. Củng cố (3’) ? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL, em cần chú ý điều gì? d. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học ghi nhớ. - Làm bài tập 3. - Chuẩn bị bài: Đi bộ ngao du. 4. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 26 Tim hieu yeu to bieu cam trong van nghi luan_12432002.doc