I- Đặc điểm, công dụng.
1. Ví dụ: SGK- T49
- Từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
-> Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
- Từ: Hu hu, ư ử
-> Mô tả âm thanh.
2. Đặc điểm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thai của sự vật ( Gợi tả hình dáng ).
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ( Mô tả âm thanh).
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15: Tiếng Việt: Từ tượng hình - Từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/03/2018
Ngày giảng: 2018
Tiết 15: Tiếng việt:
TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯỢNG THANH
Mục tiêu cần đạt:
Về kiến thức:
Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng 2 loại từ này trong nói và viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm để đạt hiệu quả trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
Trong khi nói và viết cần sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Về thái độ:
Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt.
Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ.
HS: Trả lời câu hỏi, tìm hiểu, sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có dung từ tượng thanh, tượng hình.
Phương pháp:
Phương pháp đàm thoại, tích hợp, quy nạp, thực hành, hoạt động nhóm,
Tiến trình dạy học:
Hoạt động khởi động:
Mục đích: Thu hút sự chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức cũ liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
Phương pháp: Trực quan, trải nghiệm sáng tạo.
Trò chơi: “ Nhanh tai, nhanh mắt”:
+ Thời gian: 3 phút
+ Luật chơi:GV chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhiệm vụ: Dựa vào các hình ảnh, video, âm thanh trên phông chiếu các nhóm sẽ tìm các từ láy miêu tả tư thế, trạng thái, âm thanh của các sự vật, hiện tượng một cách chính xác nhất. Đội nào giơ tay trước và trả lời được nhiều đáp án chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng và sẽ nhận được phần quà của GV.
+ Các bức tranh, video:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
- Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật : ( động não )
- Thời gian : (34P)
* GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc đoạn văn
? Trong những từ ngữ in đậm, những từ ngữ nào gợi tả hình dáng, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật?
? Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
?Thế nào là từ tượng hình ? tượng thanh ?
* GV giải thích:
- Tượng : là một yếu tố hán Việt có nghĩa là : mô phỏng.
- Hình : hình ảnh.
- Thanh : âm thanh
- Mô phỏng âm thanh rất đạt.
- Âm thanh thì không mô phỏng được hình dáng nên đúng ra phải gọi là : từ gợi hình.
/////* GV : Những từ láy tượng hình, tượng thanh được Nam Cao sử dụng có tác dụng gì?
- Thể hiện sự dằn vặt, cái chết đau đớn của lão Hạc, làm cho người đọc cảm động với sự đau thương và phẩm chất cao quý của lão Hạc.
* GV: Sử dụng đồ dùng trực quan - cho HS so sánh 2 cách diễn đạt .
- Đoạn 1: “ Mặt lão hu hu khóc”.
+ Cách 1: Giữ nguyên các từ ngữ in đậm:
+ Cách 2: Bỏ các từ in đậm: “ móm mém, hu hu”.
? Trong 2 cách thì cách nào diễn đạt hay hơn ?
- Cách 1.
? Lão “ móm mém ”gợi hình dáng khuôn mặt như thế nào ?
- Gợi ra hình dáng khuôn mặt khốn khổ của lão Hạc với cái miệng rụng hết răng , má hõm vào.
? Nếu chỉ nói lão khóc diễn tả điều gì ?
-Trạng thái khóc bình thường
? Lão “hu hu khóc” thì diễn tả tâm trạng của lão như thế nào ?
- “hu hu ” gợi tiếng khóc to liên tiếp, trạng thái tâm lý đau đớn , xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán chó . Cậu vàng là kỉ vật của con trai lão để lại và cũng là con vật gắn bó với lão như một người tri kỉ .
? Nếu chỉ nói lão Hạc ở trên giường thì sự vật diễn ra như thế nào ?
- Bình thường.
? Nếu nói lão Hạc “ vật vã ” trên giường thì có điều gì khác nhau ?
- Cảnh tượng đau đớn , thảm thương vật lộn với cái chết thật dữ dội ).
////////= > Từ tượng hình , tượng thanh hầu hết là từ láy . Hãy chỉ ra từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ?
? Như vậy em thấy sử dụng từ tượng hình , tượng thanh có tác dụng gì trong việc tạo lập văn bản?
* BT nhanh: Đọc đoạn văn từ : “Anh Dậu uốn vai -> tay thước và dây thừng” ( Tức nước vỡ bờ).
? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn em vừa đọc?
- Từ tượng hình: uể oải, run rẩy.
- Từ tượng thanh: sầm sập.
? Từ đó em có thể cho biết từ tượng hình tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản nào?
- Tự sự và miêu tả.
? Em hiểu như thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
* HS đọc ghi nhớ (SGK).
I- Đặc điểm, công dụng.
1. Ví dụ: SGK- T49
- Từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
-> Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
- Từ: Hu hu, ư ử
-> Mô tả âm thanh.
2.è Đặc điểm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thai của sự vật ( Gợi tả hình dáng ).
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ( Mô tả âm thanh).
3.Công dụng :
Tác dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; làm cho miêu tả, tự sự thêm sinh động.
2. Ghi nhớ:SGK/49
* HĐ2: Luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh thông qua việc làm bài tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: ( động não )
- Thời gian : (15)
*Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1/ SGK
- HS làm miệng -> Nhận xét:
- HS làm vở – 1 HS lên bảng làm .
* GV: chia 4 nhóm
- Ha hả : cưòi to, tỏ ra rất khoái trí
- Hì hì : phát ra cả đường mũi , biểu lộ sự thích thú , có vẻ hiền lành
- Hô hố: cười to, thô lỗ , gây khó chịu cho người khác
- Hơ hớ: thoải mái, vui vẻ,không cần che đậy, giữ gìn có vẻ vô duyên
- HS đọc bài tập 4 - chia nhóm.
- GV hướng dẫn HS đặt câu.
- HS làm bài, nhận xét.
+ Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ những tiếng cành khô gẫy lắc rắc.
+ Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
+ Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa
+ Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng lập loè.
+ Chiếc đồng hồ báo thức kêu tích tắc suốt đêm.
+ Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
+ Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng
+ Người đàn ông cất tiếng ồm ồm.
II- Luyện tập
Bài tập1:
* Từ tượng hình: Rón rén,lẻo khẻo, chỏng quèo.vục
Sấn, ấn dúi .
* Từ tượng thanh: Soàn soạt, bịch,bốp, nhem nhẻm
Bài tập 2
- Lò dò,liêu xiêu, đủng đỉnh, lẫm chẫm, lững thững, thướt tha .
Bài tập 3:
- Ha hả
- Hì hì
- Hô hố
- Hơ hớ
Bài tập 4:
? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Tác dụng.
5. Hướng dẫn học sinh học bài.
- Làm bài tập 3 + 5 /SGK
- Chuẩn bị bài: LK các đv trong vb.
* Rút kinh nghiệm.
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4 Tu tuong hinh tu tuong thanh_12420678.doc