II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:
- Nhà nghèo, mẹ và bà nội đã chết, cha luôn đánh đập, mắng chửi.
- Phải đi bán diêm kiếm sống.
Thật đáng thương.
- Nghệ thuật đối lập - tương phản.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 21, 22: Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2018 Tiết: 21,22
Ngày dạy : 02/10/2018 Tuần: 6
CÔ BÉ BÁN DIÊM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- HS hiểu lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh
2.Kĩ năng:
- HS thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- HS thực hiện được: Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)
3. Thái độ:
- Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
4.1. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4.2. Năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bảng đen
- Học liệu: Giáo án, SGK, tài liệu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
CÔ BÉ BÁN DIÊM
Nắm được kiến thức về tác giả, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản
Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu trong văn bản
Phân tích nghệ thuật tương phản trong văn bản
Viết được một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật trong truyện.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
*Kiểm tra 15 phút (15’)
? Câu hỏi:
Câu 1: Tác giả của văn bản “Tôi đi học” là ai ? (2 điểm)
Câu 2 : “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ? (2 điểm)
Câu 3: Qua văn bản Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật Lão Hạc? (6 điểm)
(1) Mục tiêu: Đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm:
Đáp án:
Câu 1: Tác giả của văn bản “Tôi đi học” là Thanh Tịnh
Câu 2 : “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại hồi kí
Câu 3: Là người nông dân nghèo khổ dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng, bế tắc không lối thoát vẫn giữ được phẩm chất cao quý, tốt đẹp: nhân hậu, hết lòng yêu thương con, giàu lòng tự trọng, thật thà, thẳng thắn,.
A. KHỞI ĐỘNG (1’)
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm.
Nội dung hoạt động 1
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
Tiết 21,22: CÔ BÉ BÁN DIÊM
Trên thế giới có không nhiều những nhà
văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích
dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ
tích do nhà văn Đan Mạch( Bắc Âu)
An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời.
Không những trẻ em khắp nơi vô cùng
yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán.
Hôm nay chúng ta cùng làm quen với
truyện cô gái bán diêm của An-đéc-xen.
-Nghe, ghi tiêu đề bài vào vở
-NL tự học
-NL giao tiếp TV
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu chung (10’)
(1) Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả An-đéc-xen và sơ lược tác phẩm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, đọc tác phẩm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS có hiểu biết về tác giả An-đéc-xen và sơ lược tác phẩm.
Nội dung của hoạt động 2
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
I. Tìm hiểu chung:
1 . Tác giả:
- An-đéc-xen(1805-1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3. Đọc, tóm tắt
* GV HDHS tìm hiểu hoạt động 1
- Cho HS đọc kĩ chú thích SGK
? Em hãy trình bày ngắn gọn về An-đéc-xen và tác phẩm Cô bé bán diêm.
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- HS tóm tắt.GV nhận xét
-Đọc
-Suy nghĩ, trả lời
-Đọc
-NL giao tiếp TV.
-NL thưởng thức văn học
-NL tự học
HOẠT ĐỘNG 3. Đọc – hiểu văn bản (43’)
(1) Mục tiêu: Giúp HS có hiểu biết đầy đủ, cụ thể về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS có hiểu biết đầy đủ, cụ thể về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô bé bán diêm.
Nội dung của hoạt động 3
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:
- Nhà nghèo, mẹ và bà nội đã chết, cha luôn đánh đập, mắng chửi.
- Phải đi bán diêm kiếm sống.
" Thật đáng thương.
- Nghệ thuật đối lập - tương phản.
ð Nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp và đáng thương của em bé.
ðTố cáo hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và tố cáo những người cha vô trách nhiệm.
(Hết tiết 1)
2. Lòng cảm thương của tác giả:
- Các mộng tưởng lần lượt diễn ra
theo thứ tự hợp lý: lò sưởi " bàn ăn " cây thông Nô-en" người bà.
ð Thực tế đau khổ, mộng tưởng tươi đẹp xen kẽ với nhau
- Lòng nhân ái, yêu thương sâu sắc của tác giả đối với trẻ em.
- Em bé đã chết giữa sự vô tâm của mọi người.
- Đôi môi đang mĩm cười, đôi má ửng hồng.
- Cảnh hai bà cháu bay lên trời.
" Sự cảm thông, tình yêu thương của tác giả đối với em bé
* GV HDHS tìm hiểu hoạt động 2
? Phần đầu văn bản cho thấy hoàn cảnh cô bé như thế nào?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé?
- Đói rét, thiếu thốn tình thương "Bất hạnh.
? Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật đối lập - tương phản.
? Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào?
-Trời rét, tuyết rơi >< cô bé đầu trần, chân đất.
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn >< ngoài đường tối đen.
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay >< em bé bụng đói.
- Ngôi nhà xinh xắn xưa kia >< cái xó tối tăm bây giờ.
- Bà còn sống có tình yêu thương >< nay suốt ngày bị mắng chửi.
? Tác dụng của các hình ảnh tương phản ấy?
(Hết tiết 1)
- HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước
? Trong nỗi cô đơn, đói rét giữa đêm giao thừa giá rét em bé đã làm gì?
- Tìm nguồn sáng và chút hơi ấm qua những que diêm.
? Trong truyện bao nhiêu lần cô bé quẹt diêm?
- 5 lần cô bé quẹt diêm.
? Những hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau mỗi lần em bé quẹt diêm? Theo em vì sao nó lại xuất hiện?
- Lần 1: Lò sưởi " Vì em bé đang rét cóng.
- Lần 2: Bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon lành " em đang đói.
- Lần 3: Cây thông Nô - en " mơ ước được vui chơi như mọi người trong đêm giáng sinh.
- Lần 4: Hình ảnh người bà đã mất xuất hiện " em rất yêu thương bà.
- Lần 5: Quẹt liên tục cho đến hết bao diêm " em muốn níu giữ bà và đi theo bà.
? Cái biến hoá mơ ước luôn đối lập với cái bất biến - cái thực nghiệt ngã có tác dụng gì?
- Tố cáo một xã hội nghiệt ngã vô tình, thờ ơ trước mạng sống của con người nhất là trẻ em.
? Thái độ của tác giả?
- Yêu thương, thấu hiểu nỗi lòng con trẻ. " Lòng nhân ái, yêu thương sâu sắc.
? Thái độ, tình cảm của mọi người trước cái chết của em bé?
- Mọi người quá lạnh lùng thờ ơ với em bé cả lúc sống và lúc chết.
? Điều đó phản ảnh vấn đề gì trong xã hội?
- Cả một xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái chết của một em bé mồ côi, nghèo khổ. Cả cha em cũng nghiệt ngã vô tình với con cái.
? Nghệ thuật ở đoạn cuối?
- Đối lập, tương phản (mọi người ấm áp, vui vẻ ><cô bé chết rét.)
? Tình cảm và thái độ của tác giả đối với em bé qua đoạn kết như thế nào?
- Trong cái nhìn của tác giả cái chết thê thảm của em trở thành sự bay bổng như một tiểu thiên thần. Ngòi bút nhân ái và lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương vẫn nhẹ nhàng.
? Theo em kết thúc câu chuyện “Cô bé bán diêm” có hậu hay không?
_ Kết thúc có hậu nhưng nghiệt ngã.
+ Có hậu: qua những chi tiết miêu tả lúc em cùng bà bay về trời và nét mặt của em trong sáng mồng một.
+ Nghiệt ngã: Cuối cùng em chết.
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-NL cảm thụ thẩm mỹ
-NL giao tiếp TV
-NL tự học
-NL sáng tạo
-NL sử dụng ngôn ngữ
-NL tự quản lý bản thân
HOẠT ĐỘNG 4. Tổng kết (15’)
(1) Mục tiêu: Giúp HS tổng kết lại những đặc sắc nghệ thuật và nội dung chủ yếu của văn bản Cô bé bán diêm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS nắm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung chủ yếu của văn bản Cô bé bán diêm.
Nội dung của hoạt động 4
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập..
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
2. Nội dung, ý nghĩa
- Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
-Tố cáo xã hội bất công, lạnh lùng, tàn nhẫn và những người cha người mẹ vô trách nhiệm với con cái
* Ghi nhớ: Sgk
* GV HDHS tìm hiểu hoạt động 3
? Nghệ thuật nào đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm?
? Nội dung, ý nghĩa đoạn trích?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-Suy nghĩ, trả lời
-Suy nghĩ, trả lời
-Đọc
-NL tự quản lý bản thân
-NL giao tiếp TV
-NL hợp tác
-NL cảm thụ thẩm mỹ
-NL sử dụng ngôn ngữ
C. LUYỆN TẬP (2’)
HOẠT ĐỘNG 5. Luyện tập
(1) Mục tiêu: Giúp HS rút ra được suy nghĩ sau khi học xong tác phẩm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS rút ra được suy nghĩ sau khi học xong tác phẩm.
Nội dung của hoạt động 5
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
IV. Luyện tập:
* GV HDHS tìm hiểu hoạt động 4
? Cảm xúc và hành động của em trước một người bạn có hoàn cảnh như thế?
-Trình bày trước lớp
-NL tự học
-NL sáng tạo
-NL giao tiếp TV
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’)
HOẠT ĐỘNG 6. Tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Bảng đen
(5) Sản phẩm: HS bày tỏ được suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.
Nội dung của hoạt động 6
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NL hình thành
? Hãy nêu suy nghĩ của em về tác phẩm Cô bé bán diêm?
-Trình bày trước lớp
-NL tự học
-NL giao tiếp TV
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2’)
- Học bài, nắm kiến thức.
- Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của truyện
- Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự và biểu cảm (Trả lời câu hỏi trong SGK)
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
? Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh của em bé trong truyện cô bé bán diêm?
? Tích hợp Mĩ thuật: Hãy vẽ một bức tranh diễn tả cảnh em bé trong đêm giao thừa?
IV.KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 6 Co be ban diem 20182019_12468063.docx