Giáo án Ngữ văn 8 tiết 24 đến 27

Tiết 26.

TRỢ TỪ, THÁN TỪ

A.Mục tiêu bài dạy.

* Giúp HS

1, Kiến thức: H/s hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.

2, Kĩ năng: Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng nó khi cần thiết.

B.Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án

2. Học sinh: học bài, xem tr¬ớc nội dung bài học.

C.Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp.

2. Bài cũ:

HS1: Phân biệt từ toàn dân và từ ngữ địa ph¬ương? Lấy VD?

HS2: Thế nào là biệt ngữ XH? Lấy VD?

 -Khi sử dụng từ ngữ địa ph¬ương và biệt ngữ xã hội cần lư¬u ý điều gì?

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 24 đến 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 CÔ BÉ BÁN DIÊM (An - đéc - xen) Ngày soạn: 08/10/2017 Ngày dạy: 10/10/2017 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đây là tác phẩm văn học nước ngoài nên chỉ cần hiểu những nét khái quát nhất về nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm: + Hiểu được tình cảnh đáng thương và khát vọng đẹp đẽ của em bé bán diêm qua đó thấy được giá trị nhân đạo thống thiết của tác phẩm. + Hiểu, phân tích được nghệ thuật viết truyện độc đáo của An- đéc-xen. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. - Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau). - Hình thành kĩ năng cảm nhận tác phẩm truyện có đan xen yếu tố thực và ảo 3. Thái độ: - Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. - Giáo dục học sinh biết thương yêu có sự cảm thông hơn với những em bé có số phận bất hạnh trong xã hội, rèn luyện phẩm chất tương thân, tương ái. 4. Định hướng: Phát triển năng lực đọc-hiểu, hợp tác và tư duy sáng tạo. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, bút, phấn. - Trò: sách giáo khoa,vở soạn,vở ghi,bút viết,thước kẻ. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân cái chết của lão Hạc? - HS2:Tóm tắt tác phẩm lão Hạc? 3. Bài mới: Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu có diện tích chỉ bằng một phần tám diện tích nước ta, thủ đô của Đan Mạch là Cô-pen-ha-ghen. Mảnh đất nhỏ bé ấy đã sản sinh ra một cây bút xuất sắc viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi, đó là nhà văn An-đéc-xen-ông là nhà văn nổi tiếng nhất của Đan Mạch...hôm nay ta sẽ được cảm nhận tình cảm trong sáng của ông dành cho tuổi thơ chúng ta qua đoạn trích “ Cô bé bán diêm” Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản GV nêu tình huống: các em hãy thử tưởng tượng mình sẽ thế nào nếu ngôi nhà mình đang ở biến thành nhà tranh, vách nát; bộ quần áo các em đang mặc trở nên rách tả tơi và nơi các em đang đứng không phải là lớp học mà là ngoài đường lang thang đi kiếm sống? Một em bé như vậy là một em bé sung sướng hay bất hạnh? 3, 4 học sinh trả lời → đó là em bé bất hạnh GV dẫn vào bài HS lắng nghe HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung ? Dựa vào bài soạn ở nhà, một bạn hãy nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm (kết hợp hỏi và ghi bảng) ●GV: gọi 1 HS đọc tác phẩm ? Đại ý của đoạn trích là gì? ?Bố cục của văn bản? GV lắng nghe, kiểm tra độ chính xác và ghi lên bảng bố cục 3 phần ? Hãy tóm tắt đoạn trích? 1 HS trả lời( Gv vừa hỏi, Hs vừa trả lời theo từng khía cạnh: Năm sinh,năm mất; quê hương; phong cách viết truyện; các tác phẩm tiêu biểu) ●HS: 1 bạn đứng lên đọc tác phẩm. - HS trả lời HS trả lời. I. Đọc – Tìm hiểu chung 1. Tác giả - An-đéc-xen (1805 - 1875) - Là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, chuyên viết truyện dành cho trẻ em. - Các tp tiêu biểu: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga. 2. Đoạn trích * Đọc, chú thích * Đại ý - Truyện thể hiện tình yêu và lòng thương cảm của nhà văn đối với em bé bất hạnh. * Bố cục ◊ p1: từ đầu→tay em cứng đờ ra: tình cảnh đáng thương của em bé ◊ p2: tiếp→chầu thượng đế: em bé và những lần quẹt diêm ◊ p3: còn lại: cái chết của em bé bán diêm * Tóm tắt HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản ? Đọc đoạn đầu kết hợp với bức tranh minh họa trong sách giáo khoa, các em hãy cho cô biết gia cảnh của em bé bán diêm như thế nào? ? Em có nhận xét gì về gia cảnh của cô bé? ? Truyện được đặt trong bối cảnh ntn? ? Em có đánh giá gì về thái độ của mọi người đối với em bé? GV thuyết trình: Đêm giao thừa là khoảnh khắc mọi người được xum họp đầm ấm, tràn đầy niềm vui. Thời gian như con tạo xoay vần chỉ một chút nữa thôi năm cũ sẽ qua, năm mới sẽ đến. Đó là thời điểm tuyệt vời nhất của 365 ngày. Vậy mà trong đêm giao thừa ấy có ai ngờ 1 đứa bé đang lang thang bán từng hộp diêm trong cái lạnh cắt da, cắt thịt. Rõ ràng hoàn cảnh của em bé rất tội nghiệp, đáng thương, đong đầy nước mắt. Và để hiểu hơn hoàn cảnh khổ cực của em bé bán diêm các em hãy đọc tiếp đoạn 1 và liệt kê cho cô những cặp hình ảnh tương phản ●Chia lớp thành 2 đội, mỗi dãy là 1 đội, các thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra các cặp hình ảnh tương phản nhau nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé? ? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật trên là gì? ? Qua hình ảnh đó, nhà văn muốn nói gì với người đọc? ●GV thuyết trình: Tác giả vận dụng thành công nghệ thuật đối lập khi xây dựng truyện. Đối lập giữa quá khứ và hiện tại;giữa hiện tại và hiện tại để làm nổi bật số phận bất hạnh, trớ trêu của em bé bán diêm ●HS trả lời: ●HS trả lời: ●HS trả lời: HS trả lời ●HS lắng nghe HS phân tích II. Tìm hiểu văn bản 1. Hoàn cảnh của em bé bán diêm đêm giao thừa a. Gia cảnh: - Bà nội và mẹ đã qua đời. - Sống với bố khó tính - hay chửi mắng. - Nhà nghèo, nơi ở tối tăm. - Phải đi bán diêm để kiếm sống. => Em bé thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Em phải chịu cảnh sống thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa. b. Bối cảnh: - Thời gian: Đêm giao thừa. - Không gian: Rét buốt dữ dội, tuyết rơi đầy trời. Em bé 1 mình cô đơn, đói rét, lang thang trên đường để mong bán được 1 bao diêm hay có ai bố thí cho 1 chút - Mọi người xq thờ ơ với em -> Em hoàn toàn ko nơi nương tựa. c. Nghệ thuật đối lập - Em bé đi bán diêm vào đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón Tết - Trời gió rét, vắng vẻ >< cô bé đầu trần, chân đất. - Ngoài trời lạnh buốt, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà rực ánh đèn. - Em bé bụng đói, cật rét cả ngày chưa ăn uống gì >< cảnh đón giao thừa ấm áp, tưng bừng “sực nức mùi ngỗng quay”. - Sự hờ hững của khách qua đường >< em bé cố kiếm người mua. => Gợi tình cảnh đáng thương của em bé, gợi cho người đọc sự cảm thông với nỗi đau khổ mà những con người bất hạnh phải chịu, nhắc nhở sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. ® Nêu bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc Tiết 25 Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (Tiếp theo) Ngày soạn: 08/10/2017 Ngày dạy: 11/10/2017 A. Mục tiêu *Giúp HS 1, Kiến thức: H/s tiếp tục khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “ Cô bé bán diêm”. Qua đó, An- đéc- Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với những em bé bất hạnh. 2, Kĩ năng: Tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập, tương phản. 3, Thái độ: Thương cảm với số phận bất hạnh của nhân vật. 4. Định hướng: Phát triển năng lực đọc hiểu, tư duy và sáng tạo. B. Chuẩn bị. Giáo viên: đọc bài, soạnbài Học sinh: học bài xem trước nội dung bài học. C.Tiến trình bài dạy. 1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện : 2.Bài cũ: HS1: Kể diễn cảm câu chuyện Cô bé bán diêm? HS2: Trình bày hoàn cảnh của cô bé bán diêm? 3.Bài mới: Tiết học trước các em đã đi tìm hiểu hoàn cảnh em bé bán diêm và số phận đói khổ của cô bé trong đêm giao thừa.những gì sẽ diễn ra với cô bé,liệu cô có được cuộc sống như cô bé mơ ước không các em cùng nghiên cứu tiết học hôm nay. HĐ của giáo viên HĐ của HS Nội dung cơ bản ?Câu chuyện được tiếp tục nhờ một chi tiết lặp lại. Đó là chi tiết nào? ?Em bé quẹt diêm mấy lần. ? Điều gì xảy ra ở gì ở mổi lần quẹt diêm? Đó là một cảnh tượng như thế nào? ?Điều đó cho thấy mong ước gì của cô bé bán diêm. Mong ước đó có hợp lí không? ?Sau mổi lần quẹt khi diêm tắt thì thực tế của em bé như thế nào ? ?Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và cảnh thực tế có ý nghĩa gì. -GV : Nỗi khát khao của em bé. ? Em hãy kể lại lần lượt 5 lần quẹt diêm của cô bé bán diêm? ? Khi tất cả que diêm còn lại cháy lên là lúc em bé thấy mình bay lên cùng bà, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọạ họ nữa. Điều đó có ý nghĩa gì.? GV: Cuộc sống trần gian chỉ là buồn đau và đói rét đối với người nghèo khổ.Chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh của họ.Vì cái chết sẽ đưa họ đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng theo tín ngưỡng Thiên Chúa. Thế gian không có hạnh phúc, hạnh phúc chỉ có ở thượng đế chí nhân. ?Tất cả điều trên đã nói với ta về một em bé như thế nào? ?Kết thúc câu chuyện như thế nào? ?Kể lại cái chết của cô bé bán diêm? ? Hình ảnh về cái chết của cô bé cho chúng ta biết được điều gì? GV: Tình cảm của tác giả đối với em bé ?Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ? ? Cái chết của cô bé bán diêm còn có ý nghĩa gì? * GV : XH thờ ơ với nổi bất hạnh của người nghèo. HĐ3.Hướng dẫn tổng kết. ?Nét đặc sắc về nghệ thuật của An-đéc-xen mà chúng ta học tập? ?Đọc Cô bé bán diêm em nhận thức điều sâu sắc nào về XH và con người mà tác giả muốn nói với chúng ta? ?Từ đó em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn An-đec-xen dành cho thế giới nhân vật tuổi thơ. -HS phát hiện. -HS trả lời -HS thảo luận nhóm -Cử đại diện trả lời. - HS trả lời . -HS suy nghĩ trả lời cá nhân. - HS lắng nghe. - HS nêu cảm nhận . -HSphát hiện. - HS yếu kể -HS suy luận. - HS lắng nghe. - HS tự bộc lộ. - HS khái quát ND,NT. - HS nêu cảm nhận. 2.Những lần quẹt diêm của cô bé bán diêm. - Em bé quẹt diêm 5 lần, mỗi lần quẹt diêm là một lần mộng tưởng, nhưng khi diêm tắt thì thực tại phũ phàng lại hiện về với em. -Năm lần: Lần 1: *Mộng tưởng +Tưởng như ngồi trước lò sưởi. + Cảnh tượng: sáng sũa , ấm áp , thân mật. +Mộng ước: sưởi ấm trong mái nhà thân thuộc. Thực tế : +Lò sưởi biến mất, em bé bị rét cóng. Lần 2: +Bữa ăn sang trọng, thức ăn toả mùi thơm ngon lành. +Cảnh tượng kì diệu. +Mong ước được ăn ngon. +Thực tế: Bức tường dày đặc, lạnh lẽo, phố xá vắng teo, lạnh buốt, gió bấc vi vu thổi, người đi đường lãnh đạm. * Ý nghĩa: Nổi rõ mong ước chính đáng và thân phận bất hạnh của em bé. +Sự thờ ơ, vô nhân đạo của XH đối với người nghèo. Lần 3: + Cây thông Nô en. + Mong ước: được vui đón Nô en trong ngôi nhà của mình. +Thực tế: + Ngọn nến bay lên biến thành ngôi sao trên trời. Lần 4: +Bà đang mỉm cười với em * Biểu hiện tình cảm nhớ thương bà, ước nguyện đi theo bà. Lần 5: +Em quẹt hối hả liên tục, muốn níu giữ bà lại, hai bà cháu cầm tay nhau bay vút lên cao, cao mãi. * Thực tế : Em bé đã chết vì đói và rét. *Em bé bán diêm: -Bị bỏ rơi, đói rét, cô độc. -Luôn khao khát ấm no, hạnh phúc 3.Cái chết của em bé bán diêm. - “Người ta thấy một em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” - Cô bé chết giữa những bao diêm, trong đó, có một bao đã đốt hết nhẵn. * Số phận của cô bé bán diêm cũng chính là số phận bất hạnh của những người nghèo khổ. Cái chết của em góp phần tố cáo xã hội lúc bấy giờ. IV.Tổng kết. 1.Nghệ thuật. -Đan xen giữa các yếu tố thật và ảo. -Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. Kết thúc truyện theo lối tượng phản, đối lập. 2.Nội dung. -Trên thế gian lạnh lùng đói khát không có chổ cho ấm no, hạnh phúc, niềm vui của trẻ thơ nghèo khổ. -Thương xót, đồng cảm, bênh vực. D.Củng cố ,dặn dò. -HS đọc ghi nhớ -Tại sao có thể nói Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái con người nói chung, với em bé nói riêng? - Học bài, nắm nội dung chính của bài. - Chuẩn bị bài: Trợ từ, thán từ Tiết 26. TRỢ TỪ, THÁN TỪ Ngày soạn: 11/10/2017 Ngày dạy: 13/10/2017 A.Mục tiêu bài dạy. * Giúp HS 1, Kiến thức: H/s hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ. 2, Kĩ năng: Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp 3, Thái độ: Có ý thức sử dụng nó khi cần thiết. B.Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án 2. Học sinh: học bài, xem trớc nội dung bài học. C.Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: HS1: Phân biệt từ toàn dân và từ ngữ địa phương? Lấy VD? HS2: Thế nào là biệt ngữ XH? Lấy VD? -Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý điều gì? 3. Bài mới. Trong tiếng Việt khi nói người ta thường dùng một số từ ngữ đi kèm để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến.Người ta gọi đó là trợ từ . Có trường hợp người ta dùng một số từ ngữ đi kèm để bày tỏ cảm xúc tình cảm. Người ta gọi đó là thán từ.Vậy trợ từ là gì?Thán từ là gì?Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu hai khái niệm mới này. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản HĐ1.Hình thành khái niệm trợ từ. GV treo bảng phụ, gọi HS đọc. GV y/c HS làm việc theo nhóm. ?Nghĩa của 3 câu có gì khác nhau? ?Vì sao lại có sự khác nhau đó? ?Các từ các ,và , những đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc. GV giảng: Những đi kèm với hai bát cơm biểu thị hàm ý hơi nhiều. Có đi kèm biểu thị hàm ý hơi ít Gọi từ những và có là trợ từ.Vậy trợ từ là gì ? GV đưa BT nhanh ở bảng phụ GV gọi HS đọc Đặt 3 câu có dùng 3 trợ từ: chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó. -Nói dối là tự làm hại chính mình. -Tôi đã gọi đích danh nó. -Bạn không tin ngay cả tôi nữa à . Tác dụng: nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi. HĐ2.Hình thành khái niệm thán từ. GV treo bảng phụ, y/c HS đọc, hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. ?Các từ này, a trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì. ?Em có nhận xét gì về vị trí của các từ trên. ?Các từ ấy có thể làm một câu độc lập không.Cho VD? A.Này! B.Gì thế! A.Ngày mai đến nhà tớ chơi. A.A! B.Gì vậy? A.Một con sâu. A.Ngày mai con nhớ ghé thăm ngoại nhé! B.Vâng! ?Các từ a, vâng, này có thể làm một bộ phận của câu không.Cho VD. Này! Nhìn kìa! A! Mẹ đã về. Vâng!Con đi học ngay đây. ?Gọi những từ này, a, vâng là thán từ.Vậy thán từ là gì? ?Thán từ có mấy loại? - GV chỉ định HS đọc ghi nhớ. BT nhanh. HS làm việc cá nhân và trình bày. Đặt 3 câu dùng 3 thán từ: ôi - ừ- ơ -Ôi!Biển buổi chiều thật đẹp. -ừ!Cái cặp đẹp đấy. Ơ!Em tưởng ai hoá ra anh. HĐ3.Hướng dẫn luyện tập. GV treo bảng phụ y/c HS đọc. ?Trong các câu dưới đây từ nào là trợ từ, từ nào không phải. - Y/c HS đọc BT2 - HS chia 4 nhóm làm việc. - GV phát phiếu học tập. - GV treo bảng phụ - Y/c HS đọc và làm BT 3. HS làm việc cá nhân , 2 HS lên bảng ? Y/c HS đọc BT4 ?Các từ in đậm sau đây biểu đạt nội dung gì. -HS đọc và thảo luận, cử đại diện trình bày. -HS nhận xét -HS chú ý -HS rút ra kết luận -HS qua sát bảng phụ . - HS đọc -HS làm việc cá nhân - HS trình bày - HS đọc ví dụ ở bảng phụ . - HS thảo luận nhóm -Đại diện trình bày - HS trả lời -HS trả lời -HS quan sát bảng phụ, đọc - HS đọc - HS làm việc cá nhân. - HS thảo luận theo nhóm - Ghi kết quả vào phiếu học tập - HS đọc 2 HS lên bảng trình bày -HS đọc - HS làm BT theo hướng dẫn. I.Trợ từ. 1.Ví dụ. a.Thông báo khách quan thông tin+sự kiện b.Thông tin bộc lộ hàm ý hơi nhiều. c.Thông tin bộc lộ hàm ý hơi ít. Vì: ngoài thông tin khách quan còn có thông tin bộc lộ 2.Nhận xét. -Từ có, và, những đi kèm với từ ngữ để nhấn mạnh bày tỏ thái độ, đánh giá đối với sự việc. 3.Kết luận. -Trợ từ là những từ chyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: Có, những, đích, chính, ngay. II.Thán từ. 1.Ví dụ. -Này: tiếng thốt"gây sự chú ý của người đối thoại. -A: biểu thị thái độ tức giận -Vâng: bày tỏ thái độ lễ phép. 2.Nhận xét. -Vị trí: đứng đầu câu. -Này, a, vâng có thể độc lập tạo thành câu. -Có thể làm thành phần biệt lập của câu. 3.Kết luận. -Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. -Thán từ đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. -Thán từ có hai loại: +Bộc lộ tình cảm cảm xúc: a, ái, ôi, ô hay, than ôi. +Gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ. III.Luyện tập. Bài tập1. Các câu có trợ từ. a , c , g , i Bài tập 2. a.Lấy - Nhấn mạnh mức tối thiểu ( Không có một lá thư, không nhắn một lời và không gửi một đồng quà) b.Nguyên: Chỉ kể tiền thách cưới đã quá cao. Đến: Nhiều, nghĩa là quá vô lí. c.Cả: Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường. d.Cứ : Nhấn mạnh việc lặp lại . Bài tập 3. Chỉ ra thán từ. a.Này!à! b.Ấy! c.Vâng! d.Chao ôi! e.Hỡi ơi! Bài tập 4. a.-Kìa: tỏ ý đắc chí -Ha ha: khoái chí. -ái ái: tỏ ý van xin. b.Than ôi: tỏ ý hối tiếc. D.Củng cố, dặn dò. - HS đọc ghi nhớ. - Học bài, nắm nội dung. - Làm BT5,6. - Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Tiết 27. MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 11/10/2017 Ngày dạy: 13/10/2017 A. Mục tiêu *Giúp HS. 1, Kiến thức: - H/ s biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lô tình cảm người viết trong 1 văn bản tự sự. - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự. 2, Kĩ năng: Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự. 3, Thái độ: Yêu thích môn học. B. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: giáo án, đọc tài liệu 2. Học sinh: xem trước nội dung bài học. C. Tiến trình lên lớp. 1.Ổn định tổ chức 2.Bài cũ: Kiểm tra 15 phút: Đề bài : Tóm tắt truyện: Cô bé bán diêm. 3.Bài mới: Trong thực tế không chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảmtrong một văn bản các yếu tố này luôn đan xen vào nhau, hổ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung cơ bản HĐ1.Hướng dẫn tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Y/c HS đọc và làm việc theo nhóm ?Phân biệt tả, kể, biểu cảm. ?Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn. ? GV nhận xét, chốt, ghi bảng ?Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự? ? Hãy bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên.Chép lại các câu văn kể người và viết thành một đoạn. ?Đối chiếu hai đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. ?Rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện. ?Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. ?Em có nhận xét gì về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự. HĐ2.Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ. Y/c HS đọc ghi nhớ ?Chỉ ra nội dung của phần ghi nhớ. HĐ3.Hướng dẫn luyện tập. Y/c HS đọc và xác định y/c của BT. - HS đọc - HS trả lời -HS làm việc theo nhóm, cử -Đại diện trình bày -HS tranh luận -HS làm việc cá nhân -HS đối chiếu trình bày - HS suy nghĩ kết luận. - HS trả lời - HS suy nghĩ trả lời. - HS đọc - HS khái quát - HS đọc và xđ y/c bt thảo luận nhóm, đại diện trình bày I.Sự kết hợp giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. *Phân biệt. -Kể: tập trung nêu sự việc, hành động của nhân vật. -Tả: chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động. 1.Yếu tố miêu tả. -Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu chân. -Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, nổi bật màu hồng của đôi má. *Yếu tố biểu cảm. -Hay tại sựsung túc (suy nghĩ) -Tôi thấy những cảm giác ấm ápthơm tho lạ thường (cảm nhận) -Phải bé lạiêm dịu vô cùng (phát biểu cảm tưởng) *Các yếu tố này không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau. 2.Đoạn văn. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Tôi chạy theo xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi lên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. *Yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng diện mạo của sự việc, nhân vật và hành động như hiện lên trước mắt người đọc. *Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật. 3.Vai trò của yếu tố kể. -Bỏ yếu tố kể thì không có cốt truyện vì cốt truyện là do sự việc, nhân vật và hành động chính tạo nên. *Ghi nhớ. II.Luyện tập. -Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản: -Tôi đi học -Tức nước vỡ bờ -Lão Hạc. D.Củng cố, dặn dò: -Y/c HS đọc phần đọc thêm -Học bài nắm nội dung chính-Làm BT2 -Chuẩn bị bài: Đánh nhau với cối xay gió

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 6 Co be ban diem_12327751.doc
Tài liệu liên quan