Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Trong lòng mẹ - Trích: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

*Hướng dẫn đọc:

+ Cuộc đối thoại với bà cô: bà cô chì chiết, đay nghiến, cố hạ uy tín người mẹ trong lòng đứa con. Bé Hồng yếu đuối vừa cứng cõi, tự hào về mẹ xen lẫn đau đớn khi thấy mẹ bị xúc phạm.

+ Mẹ con gặp gỡ  diễn cảm: nỗi xúc động vô bờ bến của chú bé khi gặp mẹ (ríu chân, nũng nịu nép vào mẹ, làm sao bé lại )

Gọi 3 HS đọc (phân vai) theo sự hướng dẫn  Nhận xét ngắn gọn cách đọc của HS

Tìm hiểu chú thích: rất kịch, tha hương cầu thực, tâm can, thành kiến, cổ tục, ảo ảnh,

? Toàn bộ văn bản gồm có hai cảnh. Dựa vào đó, em hãy xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung chính từng phần?

 

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 4: Trong lòng mẹ - Trích: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 TRONG LÒNG MẸ Trích: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) Ngày soạn:15/08/2017 Ngày dạy: .../.../2017 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Khái niệm thể loại hồi kí - Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha, phải sống xa mẹ. - Cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một văn bản hồi kí, biết cách ghi chép các sự việc theo thể kí. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Từ đó biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác II. Chuẩn bị 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phân tích, thảo luận, diễn giảng. 2. Phương tiện - Giáo viên: + Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. + Tranh minh họa tác phẩm. Bảng phụ ghi các hình ảnh đối chiếu. - Học sinh: + Sách giáo khoa, vở bài tập. + Đọc bài, tóm tắt và soạn bài theo câu hỏi SGK. Chia bố cục, xác định nội dung chính của từng phần. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: 1, Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện ở những thời điểm nào trong buổi tựu trường đầu tiên? 2, Nêu chủ đề của truyện ngắn? 3, Ghi (nói) lại ấn tượng của em trong buổi tựu trường đầu tiên? 3. Bài mới Chúng ta là những người được sinh và và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Được trải qua những giây phút êm đềm hạnh phúc bên gia đình. Chắc hẳn các em sẽ có một tuổi thơ thật đẹp phải không nào? Tuy nhiên, ở đâu đó trên cõi đời này vẫn còn rất nhiều người bất hạnh, hoàn cảnh éo le không thể cho họ một cuộc sống sung túc đầy đủ tình thương như bao người khác. Trong tiết học ngày hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ cùng đến với một hoàn cảnh như thế qua văn bản: Trong lòng mẹ được trích từ tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của cố nhà văn Nguyên Hồng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: *GV cho HS đọc phần chú thích. - Em hãy giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyên Hồng? (tên khai sinh là gì? Quê ông ở đâu? Bắt đầu sự nghiệp từ lúc nào? Sáng tác chủ yếu về đề tài gì? Phong cách sáng tác? Thành tựu nổi bật? ) *Chốt: Ông là nhà văn của những người lao động cùng khổ (dưới đáy xã hội) à Yêu thương, trân trọng vẻ đẹp đáng quý của họ. Sáng tác giàu chất trữ tình (thiết tha, chân thành) ? Văn bản này nằm trong tác phẩm nào nào? Nội dung chính và bố cục? Xuất bản? *Chốt: Những ngày thơ ấu viết về tuổi thơ cay đắng (mồ côi cha, sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác của bé Hồng – tác giả à bộ mặt lạnh lùng của xã hội đồng tiền, thành kiến cổ hũ, nhỏ nhen độc ác của đám thị dân à Tình máu mũ cũng khô héo nhưng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu mẹ tha thiết, vượt qua giọng lưỡi xúc xỉm, dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ ) ? Đoạn trích thuộc chương mấy của “Những ngày thơ ấu” => Đoạn trích thuộc chương 5. HS trình bày dựa vào chú thích SGK/18,19. => Tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở thành phố Nam Định; trước CM sống chủ yếu ở cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. à Tác phẩm đầu tay đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi là ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, tiếp tục sáng tác tiểu thuyết, kí, thơ, sử thi nhiều tậpà Được truy tặng giả thưởng HCM về VH –NT (1996). => Văn bản trích “Những ngày thơ ấu” kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in thành sách năm 1940. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - Nguyên Hồng (1918-1982) - Tuổi thơ cơ cực, cay đắng => vốn sống, bản lĩnh. - Nhà văn của những người lao động cùng khổ, nhà văn của phụ nữ và trẻ em. - Đa tài, sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công nhất là văn xuôi. - Giọng văn chân thực, dạt dào và thấm đượm tình thương. 2. Tác phẩm: - Những ngày thơ ấu + TL: Hồi kí. + In báo: 1938 + Gồm 9 chương => Kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. => Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyên Hồng. - Đoạn trích thuộc chương 5. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản *Hướng dẫn đọc: + Cuộc đối thoại với bà cô: bà cô chì chiết, đay nghiến, cố hạ uy tín người mẹ trong lòng đứa con. Bé Hồng yếu đuối vừa cứng cõi, tự hào về mẹ xen lẫn đau đớn khi thấy mẹ bị xúc phạm. + Mẹ con gặp gỡ à diễn cảm: nỗi xúc động vô bờ bến của chú bé khi gặp mẹ (ríu chân, nũng nịu nép vào mẹ, làm sao bé lại) Gọi 3 HS đọc (phân vai) theo sự hướng dẫn à Nhận xét ngắn gọn cách đọc của HS Tìm hiểu chú thích: rất kịch, tha hương cầu thực, tâm can, thành kiến, cổ tục, ảo ảnh, ? Toàn bộ văn bản gồm có hai cảnh. Dựa vào đó, em hãy xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung chính từng phần? - HS lắng nghe - HS đọc theo phân công - HS lắng nghe => Chia làm 2 phần: + P1: “Từ đầu người ta hỏi đến chứ.” à Tâm địa xấu xa của người cô bé Hồng. + P2: Còn lại à Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với mẹ. II. Tìm hiểu văn bản * Đọc ! Yêu cầu HS quan sát phần 1, chú ý những từ ngữ, chi tiết liên quan đến biểu hiện của người cô. ? Người cô đã nói gì với bé Hồng? Mục đích của những lời nói đó là gì? Chi tiết nào trong lời nói của người cô thể hiện rõ bản chất của nhân vật? ? Mục đích săm soi, hành hạ, nhục mạ đứa bé tự trọng, ngây thơ bằng việc xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm có đạt được không? Điều đó giúp em hiểu thêm gì về người cô? ? Khi dồn cậu bé đến sự đau khổ tột cùng, bà cô có thái độ như thế nào? => Từ cười đáp lại à im lặng cúi đầu xuống đất , lòng thắt lại, khóe mắt cay cay à nước mắt ròng ròngè cay nghiệt, cao tay ? Các chi tiết vỗ vai, nhìn mặt, đổi giọng, nghiêm nghị có phải người cô đã chịu nhượng bộ? => Tươi cười kể các chuỵên (về sự khốn khổ của người mẹ) với thái độ thích thú) => Thay đổi đấu pháp tấn công: hạ giọng, ngậm ngùi thưong xót người đã mất (Đỡ tủi cho cậu mày cũng còn phải có họ có hàng) àGiả dối, thâm hiểm, trơ trẻn ? Qua cuộc thoại giữa người cô và bé Hồng, em quan sát thấy cử chỉ, lời nói của người cô thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh! => Lời nói ngọt ngào nhưng thật cay độc; Lúc nào cũng cười, tỏ vẻ thân thiện, gần gũi (cười hỏi, cười rất kịch, giọng vẫn ngọt, vỗ vai, cười mà nói rằng, ngân dài, thật ngọt, tươi cười kể, vỗ vai, ngậm ngùi) ? Với những chi tiết đã phân tích, em hãy khái quát lại bản chất của người cô. Từ đó, tác giả muốn tố cáo điều gì, từ loại người nào trong xã hội? GV chốt và bình: Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cũng đã cười và đáp lại cô tôi” là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé Hồng. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô mình nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. => Quan sát đoạn trích (phần 1) => Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ. àKéo đứa cháu vào trò chơi độc ác dàn tính sắn với mục đích châm chọc, nhục mạ. => Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm à Tố cáo hạng người tàn nhẫn, sắc lạnh, vô cảm trong xã hội thực dân nửa phong kiến 1. Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô a. Nhân vật bà cô - Lời nói: cay độc _ Mày có muốn vào chơi với mẹ mày không? (cười hỏi) _ Mợ mày phát tài lắm (giọng ngọt) _ Tao chạy cho tiền tàu, và thăm em bé chứ (vỗ vai, cười nói, ngân dài) à châm chọc, nhục mạ, cay nghiệt, cao tay. - Nụ cười: rất kịch (giả dối) - Cử chỉ, thái độ: Giả vờ quan tâm, thương cháu. _ Kể về sự khốn khổ của mẹ Hồng (tươi cười kể) _ Hạ giọng, ngậm ngùi thưong xót àGiả dối, thâm hiểm, trơ trẻn à Tố cáo hạng người tàn nhẫn, sắc lạnh, vô cảm. 4. Củng cố 1. Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Qua chương " Trong lòng mẹ " em thấy ý kiến trên có đúng không? vì sao? GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng. 2. Nhân vật chính được kể tron văn bản “ Trong lòng mẹ là ai”? A. Bà cô, bé Hồng. B. Người mẹ,bé Hồng. C. Bé Hồng D.Bà cô. D. Cả câu A, B, C đều đúng. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ. - Chuẩn bị phần tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 2 Trong long me_12327749.docx
Tài liệu liên quan