- GV: Người viết chỉ ra thủ phạm đích thực của việc hút thuốc lá chính là việc hít vào thở ra của khói thuốc. Chất nicôtin trong thuốc lá làm người hút có thể có cảm giác say sưa, khoan khoái. Việc hít vào, thở ra, phì phà phì phèo làn khói thuốc thơm thơm tưởng thú vị lắm nhưng thật ra không bổ béo gì. Khoa học đã phân tích và minh họa bằng số liệu cụ thể, từ đó thuyết phục bạn đọc. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, Cứ hút mỗi điếu thuốc lá là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc lá từ 5-8năm. Hút thuốc lá sẽ gây ra nhiều bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30-80%. Tác giả đã phân tích trên cơ sở Khoa học và minh họa bằng số liệu cụ thể => Thuyết phục bạn đọc.
? Theo em, có phải chỉ có người hút mới ảnh hưởng đến sức khỏe không? Vậy hút thuốc còn ảnh hưởng đến những ai? (Nhóm 1)
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45: Ôn dịch thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
Tiết 45
ÔN DỊCH THUỐC LÁ
- Nguyễn Khắc Viện -
NS: 20/10/2018
ND: 01/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, g.tiếp, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, quản lí bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn kĩ năng phân tích một văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học – xã hội.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS không hút thuốc lá, vận động người thân, bạn bè tránh xa thuốc lá.
*Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, phản hồi/lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do nạn dịch thuốc lá gây cho con người.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lí trong lập luận của văn bản.
- Ra quyết định: Quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện.
* Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sử, GDCD, Hóa học, Sinh học, Toán học, Mỹ thuật
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGV, SGK, phòng học chung
- HS: Soạn bài
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động
GV: Hút thuốc lá, thuốc lào là một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là một phần phong tục tập quán của người Việt Nam. Hút nhiều,hút mãi thành quen, thành nghiện, khó lòng cai bỏ được. Nghiện thuốc lá, thuốc lào từ lâu đã trở thành một căn bệnh khó chữa trị đối với nhiều người.
Hiện nay, hút thuốc lá dần thay thế cho thuốc lào ở thành thị cũng như nông thôn. Hút thuốc không chỉ tốn tiền mà còn để lại tác hại không thể lường hết. Đến mức chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành vấn đề khoa học – xã hội mang tầm thế giới. Bài: Ôn dịch, thuốc lá chính là một trong những tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời. Chúng ta cùng tìm hiểu.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu chung:
- GV hướng dẫn HS trình bày kết quả đã chuẩn bị.
? Đại diện nhóm một lên trình bày những hiểu biết của nhóm em về tác giả Nguyễn Khắc Viện.
- Đại diện nhóm trình bày, GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Bản thân Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tiếp xúc nhiều với bệnh nhân; ngoài ra ông còn là một nhà nghiên cứu nên hơn ai hết ông hiểu rõ những tác hại ghê gớm từ khói thuốc lá đối với đời sống con người.
? Trình bày xuất xứ tác phẩm?
- GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ, mạch lạc, chú ý các dòng chữ in nghiêng cần đọc chậm, những câu cảm thán cần đọc với giọng phù hợp. GV gọi 2 HS đọc – nhận xét cách đọc.
- GV: Còn phần từ khó chúng ta sẽ tìm hiểu trong quá trình phân tích.
? Nhan đề văn bản có đặc biệt? Tại sao tác giả lại dùng dấu phẩy ở giữa nhan đề văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”? (GV mời đại diện nhóm hai lên trình bày cách hiểu của nhóm về nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”)
- HS:
+ Thuốc lá: Cách nói tắt của cụm từ tệ nghiện thuốc lá.
+ Dấu phẩy đặt giữa hai từ để ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.
=> Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!
? Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” được xếp vào loại văn bản nào mà các em đã được học? Vì sao chúng ta lại xếp nó vào loại văn bản đó?
- HS: Văn bản nhật dụng – Thuyết minh một vấn đề khoa học xã hội. Vì văn bản trình bày một vấn đề có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại: môi trường, sức khỏe con người...
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần? (GV mời đại diện nhóm ba trình bày phần bố cục đã chuẩn bị)
- HS: Trình bày kết quả đã chuẩn bị
+ Phần 1: Từ đầu đến “... nặng hơn cả AIDS”: Lời cảnh báo ôn dịch thuốc lá.
+ Phần 2: Tiếp theo đến: “...con đường phạm pháp” Bàn về tác hại của thuốc lá.
+ Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi chống hút thuốc lá.
2. Tìm hiểu văn bản
? Mở đầu văn bản tác giả đưa ra những thông tin, dịch bệnh nào?
- HS: Dịch hạch, thổ tả, AIDS
? Từ thông tin đó tác giả đưa ra lời cảnh báo về điều gì?
? Em hiểu gì về “hắc ín”, “ni-cô-tin”,“dịch hạch”, “AIDS”? (GV hướng dẫn HS tích hợp kiến thức về Sinh học, GDCD)
- HS:
+ Hắc ín: Chất lỏng, sánh, màu đen, là sản phẩm phụ khi chưng cất than đá hoặc dầu mỏ, thường dùng để làm lớp chống ẩm chống mối mọt.
+ Ni-cô-tin: Chất độc trong thuốc lá, thuốc lào, có tác dụng gây nghiện.
+ Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu từ động vật gặm nhấm (chuột, thỏ...) qua người bởi bọ chét. Trên thế giới đến nay đã xảy ra ba đại dịch hạch và số người chết từ 50 đến 100 triệu người mỗi lần có dịch xảy ra.
+ AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Lúc này hệ thống miễn dịch suy yếu dễ mắc các bệnh như lao, ung thư, lở loét...
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong lời cảnh báo trên?
? Với cách sử dụng lối so sánh ấy tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- GV bình và chuyển ý: Theo Vietnam Plus ngày 30/5/1917, tổ chức Y tế thế giới đã thống kê tại Việt Nam khói thuốc “giết khoảng 40.000 người mỗi năm. Và cũng theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới, số người chết do thuốc lá mỗi năm có thể tăng thành 70.000 trường hợp nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. So với số ca tử vong do HIV/AIDS là 48.000 ca kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên (năm 1992), hay so với tai nạn giao thông , mỗi năm 13-14.000 ca tử vong , thì số người chết do khói thuốc gây ra khủng khiếp hơn nhiều .. Chỉ một luận điểm ngắn gọn đã giúp chúng ta hiểu rõ về hiểm họa của thuốc lá. Vậy, vì sao thuốc lá bị xem là một ôn dịch? Nó có tác hại như thế nào đến với cộng đồng, với nhân loại chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
- GV yêu cầu HS theo dõi phần hai theo bố cục đã chia.
? Trước khi bàn về tác hại của thuốc lá, tác giả đã đánh giá khái quát vấn đề đó bằng cách nào?
- HS: Dẫn lời của Trần Hưng Đạo
? Từ câu nói của Trần Hưng Đạo em hiểu ý của tác giả ở đây là gì?
- HS: Hút thuốc lá gây hại cho sức khoẻ của người hút như là loại giặc gặm nhấm từ từ mà chắc chắn, khó gỡ, thậm chí mắc bệnh hiểm nghèo...
? Việc trích dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo với việc hút thuốc và nghiện thuốc tác giả muốn khẳng định điều gì?
- HS: Đây là cách nói ấn tượng, mang tính ẩn dụ, trích dẫn câu nói của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề y học, nó không chỉ đúng mà còn tạo sự ám ảnh đối với người nghe. bởi khói thuốc không làm cho con người lăn đùng ra chết ngay mà nó gặm nhấm sức khỏe con người như con tằm ăn lá dâu. Vì nó âm thầm, bí mật, từng ngày, từng giờ ăn mòn sự sống của con người. Câu văn mở đầu phần thân bài đúng là một hồi còi báo động cho chúng ta biết: Thuốc lá gặm nhấm sức lực và cả tâm hồn của con người thật đáng sợ.
- GV yêu cầu HS làm BTTN nhanh: Chọn các phương án trả lời đúng trong các phương án sau?
? Thuốc lá ảnh hưởng đến mặt nào trong đời sống con người?
Đối với kinh tế.
Đối với chính trị.
Đối với sức khỏe.
Đối với đạo đức.
- Đáp án đúng: A, C, D
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’): Trình bày tác hại của thuốc lá đối với từng mặt của đời sống con người và xã hội.
+ Nhóm 1: Đối với sức khỏe: Khói thuốc lá đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể người hút? Vì sao hút thuốc, nghiện thuốc lại có hại ghê gớm đến sức khỏe con người như vậy? (GV hướng dẫn HS tích hợp kiến thức về Hóa Học – “Chất”) Theo em, có phải chỉ có người hút mới ảnh hưởng đến sức khỏe không? Vậy hút thuốc còn ảnh hưởng đến những ai?
+ Nhóm 2: Đối với đạo đức. Câu nói “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” thể hiện thái độ nào của người hút? Tại sao hút thuốc lá lại ảnh hưởng đến đạo đức con người?
+ Nhóm 3: Đối với kinh tế: Hút thuốc sẽ ảnh hưởng như thế nào về kinh tế?
+ Nhóm 4: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi trình bày về tác hại của thuốc lá?
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả, HS nhận xét. GV nhận xét
? Khói thuốc lá đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể người hút? (Nhóm 1)
- GV: Người viết chỉ ra thủ phạm đích thực của việc hút thuốc lá chính là việc hít vào thở ra của khói thuốc. Chất nicôtin trong thuốc lá làm người hút có thể có cảm giác say sưa, khoan khoái. Việc hít vào, thở ra, phì phà phì phèo làn khói thuốc thơm thơm tưởng thú vị lắm nhưng thật ra không bổ béo gì. Khoa học đã phân tích và minh họa bằng số liệu cụ thể, từ đó thuyết phục bạn đọc. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, Cứ hút mỗi điếu thuốc lá là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc lá từ 5-8năm. Hút thuốc lá sẽ gây ra nhiều bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30-80%. Tác giả đã phân tích trên cơ sở Khoa học và minh họa bằng số liệu cụ thể => Thuyết phục bạn đọc.
? Theo em, có phải chỉ có người hút mới ảnh hưởng đến sức khỏe không? Vậy hút thuốc còn ảnh hưởng đến những ai? (Nhóm 1)
- HS: Khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong lành, làm cho những người chung quanh chịu vạ lây. Tác hại đến cả những bà mẹ, những bào thai là nguyên nhân gây đẻ non, quái thai ...
? Câu nói “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” thể hiện thái độ nào của người hút? (Nhóm 2)
- HS: Thái độ vô trách nhiệm, đồng thời là lời chống chế thường gặp ở những người hút. Chúng ta cần bác bỏ luận điệu sai lầm ấy.
- GV nhấn mạnh thêm về hút thuốc lá thụ động và tác hại ghê gớm của nó.-> Tác hại đến sức khỏe
? Tại sao hút thuốc lá lại ảnh hưởng đến đạo đức con người? (Nhóm 2)
? Vậy, có phải chỉ có người lớn hút thuốc không?
GV chiếu hình ảnh HS hút thuốc.
? Em có suy nghĩ gì từ những hình ảnh trên?
? Em đã từng gặp hình ảnh trên ở trường mình chưa? (GV hướng dẫn HS tích hợp môn GDCD Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội; Bài 3: Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch; Bài 8: Ứng xử với môi trường tự nhiên)
- GV: Từ đó giúp chúng ta hiểu rằng không phải chỉ có người lớn hút thuốc mà hiện nay giới trẻ hút thuốc cũng rất nhiều. Theo thống kê của Bộ y tế, năm 2013 có 17% HS hút thuốc trước 10 tuổi.
Nhiều HS hút thuốc không chỉ là bắt chước mà cho rằng việc hút thuốc là sang, thể hiện đẳng cấp, đến lúc thiếu tiền dẫn đến trộm cắp, phì phèo điều thuốc, lân la hàng quán, kết bạn với kẻ xấu, bị lôi kéo vào nhiều tệ nạn khác.
? Hút thuốc sẽ ảnh hưởng như thế nào về kinh tế? (Nhóm 3) (GV hướng dẫn HS tích hợp môn Toán 6: Bài 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số để tính số tiền mua thuốc lá hằng ngày)
- GV: Một người nghiện thuốc lá trung bình một ngày hút hết 12000 đồng (nửa bao 555 xanh ). Vậy 1 tháng người đó phải tiêu tốn bao nhiêu tiền cho việc mua thuốc lá? (Nước ta mỗi ngày có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá)
? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi trình bày về tác hại của thuốc lá? (Nhóm 4)
? Từ nội dung trên giúp em hiểu gì về tác hại của thuốc lá?
? Nhận xét về cách trình bày tác hại về thuốc lá của tác giả? (GV hướng dẫn HS tích hợp phân môn Tập Làm văn: Phương pháp thuyết minh sẽ tìm hiểu ở tiết sau).
? Với những tác hại của thuốc lá, các em có nhất trí với câu nói “Ôn dịch, thuốc lá” của tác giả không?
- GV bình, chốt nội dung: Thuốc lá là một ôn dịch khủng khiếp nhất của thế kỉ 21 này. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Hơn ai hết chính bản thân các em phải nói không với thuốc lá, và trở thành những tuyên truyền viên tích cực để tác động đến nhận thức của người hút và những người xung quanh hiểu rằng: Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng chính họ mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với những người xung quanh. Vì trong tiềm thức của họ nghĩ rằng chỉ có người hút mới bị hại.
Như vậy không còn là hút điếu thuốc để nâng cao sĩ diện nữa cái làn thuốc mờ mờ ấy đã len lỏi vào cơ thể mỗi người.
Cô muốn các em hãy cùng theo dõi những hình ảnh sau (tác hại của thuốc lá).
? Cảm nghĩ của em sau khi xem xong các hình ảnh này?
- GV chuyển ý: Từ thảm họa đó tác giả kêu gọi điều gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần c.
? Phần cuối văn bản tác giả cung cấp thông tin gì?
? Em hiểu thế nào là chiến dịch chống thuốc lá?
- HS: Chiến dịch chống thuốc lá: là các hoạt động thống nhất, rộng khắp nhằm chống lại một cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
? Thực trạng ở nước ta như thế nào?
- GV: Từ đó tác giả đưa ra một tâm niệm, có thể xem đó là lời kêu gọi. Vậy, lời kêu gọi đó là gì?
? Câu cảm thán: “Nghĩ đến mà kinh!” đặt ở cuối bài thay cho kết luận gợi cho chúng ta những suy nghĩ gì?
? Nhận xét về cách thuyết minh của tác giả qua lời kêu gọi trên?
- GV bình và chốt nội dung: Mở đầu văn bản là tiếng báo động trực tiếp vang lên và khép lại bằng lời kêu gọi tha thiết của tác giả. Câu cảm thán như một sự truyền cảm, giục giã đã nhen nhóm trong lòng người đọc hãy khẩn trương, bức thiết hơn nữa, bởi chúng ta đã chịu nhiều dịch bệnh quái ác nay lại thêm ôn dịch thuốc lá. Hãy đáp lại tấm lòng của người thầy thuốc Nguyễn Khắc Viện, công dân, HS chúng ta cùng đứng lên ngăn chặn, chống lại nạn ôn dịch thuốc lá! Đó là hành động thiết thực, là sự tồn tại duy nhất của nhân loại.
? Đảng và nhà nước ta đã làm gì để chống lại, ngăn chặn nạn ôn dịch này?
- HS trả lời, GV chiếu hình ảnh tiêu hủy thuốc lá lậu.
- GV bổ sung: Ngày 1/5/2013 QĐ có hiệu lực về cấm hút thuốc nơi công cộng và xử phạt hành chính đối với những người hút thuốc. Nhưng do lực lượng thi hành còn mỏng nên chưa có hiệu quả.
? Những nghệ thuật chính nào được tác giả sử dụng trong văn bản?
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản này?
- HS: Thuốc lá là kẻ thù của nhân loại; thuốc lá là một tệ nghiện, hãy loại trừ nó...
? Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta từ bài học hôm nay là gì?
- HS:
+ Thuốc lá là kẻ thù của nhân loại.
+ Thuốc lá là một tệ nghiện, hãy loại trừ nó.
+ Không hút thuốc lá.
+ Bỏ thói quen hút thuốc.
+ Vận động, tuyên truyền...
3. Tổng kết
? Vì sao có thể gọi văn bản này là văn bản thuyết minh?
- HS: Với nội dung văn bản là các tri thức về tác hại của thuốc lá để bạn đọc nhận thức và biết cách đề phòng.
? Ở nước ta, em thấy có những việc làm gì để phòng chống ôn dịch thuốc lá?
- HS: Ở Thành phố HCM có những nhà hàng, khách sạn không có thuốc lá.
? Em hãy giải thích tại sao trên bao thuốc lá sản xuất tại Việt Nam lại có ghi dòng khẩu hiệu nhắc nhở người sử dụng: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”?
- HS trả lời
- GV: Khái quát, gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- GV Khái quát lại nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy.
*Hoạt động 3: Luyện tập
- GV chiếu bài tập lên màn hình, hướng dẫn HS làm.
1. Văn bản: “Ôn dịch , thuốc lá” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm.
2. Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:“Nếu giặc đánh ta như vũ bão thì không đáng sợ,đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu.
(Ôn dịch, thuốc lá)
A. Phân tích
B. Định nghĩa
C. Liệt kê
D. So sánh.
*Hoạt động 4: Vận dụng
? Nếu trong gia đình em có một người (bố, anh, ông) nghiện thuốc, em sẽ làm gì? (GV hướng dẫn HS tích hợp với nếp sống văn minh thanh lịch – GDCD lớp 8)
- HS: Giúp người nghiện cắt cơn nghiện thuốc bằng các thực phẩm trong bữa ăn, phân tích cho người thân thấy được 22 tác dụng nếu từ bỏ thuốc, khuyên không nên hút thuốc.
- Các bạn học sinh nam, mỗi em sẽ viết một bản quyết tâm cụ thể xác định cho mình sẽ không bao giờ hút thuốc lá.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- GV: Tuyên truyền, cổ động cũng là một hình thức chống lại thuốc lá. Sau khi học xong bài này về nhà mỗi em hãy vẽ một bức tranh cổ động phòng chống hút thuốc lá. (GV hướng dẫn HS tích hợp kiến thức môn Mỹ thuật).
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - Tác phẩm:
a. Tác giả:
- Nguyễn khắc Viện : (1913-1997).
- Quê : Hà Tĩnh.
- Là bác sĩ, giáo sư có nhiều cống hiến cho ngành y học.
b. Tác phẩm:
Trích từ bài viết: “Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện” .
2. Đọc văn bản:
3. Từ khó: (SGK/121)
4. Phương thức biểu đạt: Nghị luận + thuyết minh.
5. Bố cục: 3 phần.
II. Tìm hiểu văn bản:
a. Lời cảnh báo ôn dịch thuốc lá.
- Ôn dịch thuốc lá - nặng hơn cả AIDS.
-> Nghệ thuật so sánh.
=> Hiểm họa của thuốc lá đối với đời sống xã hội.
b. Bàn về tác hại của thuốc lá:
- So sánh: Khói thuốc lá – Giặc nguy hiểm.
* Đối với sức khỏe:
- Người hút: Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim
- Những người xung quanh: Nhiễm độc -> tội ác.
- Thái độ vô trách nhiệm, phê phán những lời chống chế, ngụy biện của người hút.
=> Thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng con người.
* Đối với đạo đức:
- Bố, anh hút: Nêu gương xấu - phạm pháp.
* Đối với kinh tế: Tốn kém.
-> Liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân tích phân loại.
=> Thuốc lá là một ôn dịch.
c. Lời kêu gọi chống thuốc lá.
- Chiến dịch chống thuốc lá: là các hoạt động thống nhất, rộng khắp nhằm chống lại một cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
- Hãy đứng lên ngăn chặn, chống lại nạn ôn dịch này.
=> Sâu sắc, thuyết phục.
2. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa văn bản:
Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người; từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK/122).
IV. Luyện tập:
Bài tập 2: (Về nhà) Ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị ở bài đọc thêm số 2
4. Củng cố, dặn dò:
- Học nội dung bài, làm bài tập 2 phần Luyện tập
- Chuẩn bị bài mới: Câu ghép (tt)
Hà lam, ngày 20 tháng 10 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thị Dạ Thảo
TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC
VIDEO CLIP
ALBUM ẢNH
VĂN BẢN TRƯỜNG - DOWNLOAD
LIÊN HỆ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 8giao an tich hop kien thuc lien mon On dich thuoc la_12460518.docx