Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52 đến 72

Tiết 62:

Hướng dẫn đọc thêm:

 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

 ( Phan Bội Châu)

 Muốn làm thằng cuội

 ( Tản Đà)

Hai chữ nước nhà

 ( Trần Tuấn Khải)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Thấy được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX trong hai tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Hai chữ nước nhà.

- Hiểu được tâm trạng của một con người muốn thoát li khỏi thực tại tầm thường bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng trong Muốn làm thằng cuội.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của ba bài thơ: Hồn thơ lãng mạn bay bổng, giọng điệu hào hung có sức lôi cuốn mạnh mẽ

2. Kĩ năng

Đọc- hiểu tác phẩm thơ trung đại.

3. Thái độ

Giáo dục HS lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Và lòng yêu mến, trân trọng tài năng thơ ca của các tác giả.

4. Năng lực

Năng lực tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, tự quản, sáng tạo, năng lực thưởng thức thẩm mĩ và cảm thụ văn học.

 

docx76 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 52 đến 72, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c2: đặt dấu chấm hỏi. H: Qua tìm hiểu các ví dụ em thấy khi sử dụng dấu câu để tạo lập văn bản ta cần tránh những lỗi nào? HS trả lời. GV chốt lại. GV gọi HS đọc ghi nhớ Đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu: * Ghi nhớ: (SGK – 151) Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Thời gian: phút - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. - Chia HS thành 4 nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. - GV nêu yêu cầu BT 2. - Cho HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. - Từng em nêu phương án trả lời. - GV nhận xét, chữa. Làm bài tập III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 + rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.) + tù tội (.) + Cái Tí (,) thằng Dần cùng vỗ tay reo (:) + (-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về(!) + chúng nó (,) phên cửa (,) lên thềm (.) cạnh phản(,) chiếu rách (.) + ngoài đình (,) chan chát (,) lùng thùng (,)ếch kêu (.) + bên phản (,)hỏi (:) + (-) Thế nào (?) lắm không (?) thế (?) đây mà (!) 2. Bài tập 2 a. Sao mãi tới giờ anh mới về (?)Mẹ ở nhà chờ anh mãi! mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. b. Từ xưa (,)trong cuộc sống lao động và sản xuất (,)nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau (,) giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ (.) Vì vậy (,) có câu tục ngữ (:) “lá lành đùm lá rách”. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút. - GV củng cố lại nội dung bài học - GV yêu cầu HS ghi bài Ghi bài Em hãy viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu đã học ở chương trình lớp 6,7. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút - GV yêu cầu HS ghi bài - Dặn dò chuẩn bị bài mới: Ghi bài Em hãy sưu tầm những đoạn văn mắc lỗi về dấu câu và sửa lại. IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng. Ngày soạn: 08/11/2018 Ngày giảng 8A3: /12/2018 Tiết 60: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài cụ thể. - Kiểm tra mức độ nhận thức của HS về: Từ tượng hình, từ tượng thanh, câu ghép, dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 2. Kĩ năng Phân tích, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Nghiêm túc, cố gắng, tích cực khi làm bài. 4. Năng lực Năng lực tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tự quản, năng lực sáng tạo II. Chuẩn bi 1. Giáo viên - Kế hoạch dạy học. - Đề kiểm tra chung. 2. Học sinh - Ôn tập bài. - Chuẩn bị giấy, bút để viết bài. III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút) Lớp TSHS Số HS Vắng Điều chỉnh 8A3 43 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới - Giáo viên giao đề, HS làm bài 45 phút 4. Củng cố: (2 phút) - GV thu bài, kiểm tra số bài. - Nhận xét ý thức, thái độ làm bài của HS. 5. Hướng dẫn về nhà. (1 phút) - Học thuộc bài cũ. - Đọc và soạn bài mới: Đập đá ở Côn Lôn IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng. Ngày soạn: 09/12/2018 Ngày giảng 8A3: /12/2018 Tiết 61: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm được thế nào là thuyết minh về 1 thể loại văn học. - Hiểu được khi làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học cần quan sát, nhận thức. 2. Kĩ năng Rèn cho HS kĩ năng làm bài thuyết minh về một thể loại văn học. 3. Thái độ GD học sinh ý thức tìm hiểu về các thể loại văn học. 4. Năng lực Năng lực tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, tự quản, sáng tạo II. Chuẩn bi 1.Giáo viên SGK, SGV, Kế hoạch dạy học 2. Học sinh SGK, vở soạn, đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút) Lớp TSHS Số HS Vắng Điều chỉnh 8A3 43 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút GV vào bài Lắng nghe Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức - Thời gian: 30 phút - Gọi HS đọc đề bài GV: Yêu cầu HS đọc rõ ràng, mạch lạc hai bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. H: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ? H: Số dòng, số chữ có bắt buộc không? Có thể thêm bớt được không? - Bắt buộc, không thể thêm bớt. H: Quan sát vào SGK và cho biết: những tiếng như thế nào dược gọi là tiếng bằng, tiếng trắc? H: Em hãy ghi lại hai bài thơ đó bằng kí hiệu B – T ? *Bài “Vào nhà ngục QĐ cảm tác”: T B B T T B B T T B B T T B T T B B B T T T B T T T B B T B B T B B T T T B B T T B B T T B B T T B B B T T B B *Bài “Đập đá ở Côn Lôn”: B B T T T B B B T B B T T B T T T B B T T B B T T T B B T B B T B B T B T B B T T B T T T B B T T B B B T T B B -> Nhất tam ngũ bất luận Nhị tứ lục phân minh GV: Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6 ở các câu phải đối nhau về thanh điệu. Phải là B-T-B hoặc T-B-T. Ngoài ra dòng trên và dòng dưới cũng phải đối thanh với nhau ở các vị trí ấy.-> Gọi là luật. - Ở các vị trí 1, 3, 5 của câu trên mà trùng với tiếng ở vị trí 1, 3, 5 của câu dưới thì gọi là niêm. => Bài thơ không đúng luật thì gọi là thất luật; không đúng niêm thì gọi là thất niêm. GV: Vần là bộ phận của tiếng, không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau là những tiếng hiệp vần với nhau. H: Hãy cho bết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau? - Bài “Vào ...cảm tác”: Lưu- tù- châu- thù- đâu (vần B) - Bài “Đập đá...”: Lôn- non- hòn- son- con (vần B) H: Các vị trí hiệp vần nằm ở tiếng thứ mấy trong dòng thơ? Và cụ thể ở những dòng nào? -> Gieo ở cuối câu 1 và cuối các câu 2, 4, 6, 8. Cả bài chỉ được gieo 1 vần, gọi là “độc vận”. GV: Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. H: Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài được ngắt nhịp như thế nào? - Thường là nhịp 4/3. H: Phần mở bài yêu cầu điều gì? H: Với những kiến thức đã tích luỹ, thu thập được, em sẽ định nghĩa như thế nào? GV: VD: Thơ Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng có từ thời nhà Đường bên Trung Quốc, được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Các nhà thơ của chúng ta đã có rất nhiều tác phẩm viết theo luật thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. H: Nhiệm vụ chính của phần thân bài? H: Cụ thể, đó là những đặc điểm nào? H: Phần kết bài phải làm như thế nào? - GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ - Gọi HS đọc I/ Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học. Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát a. Đọc lại hai bài thơ b. Nhận diện thể thơ - Mỗi bài có 8 câu (Bát cú) - Mỗi câu có 7 chữ (Thất ngôn) c. Luật bằng trắc: d. Đặc điểm về vần: e. Ngắt nhịp: 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ. b. Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ: - Số câu, số chữ - Quy luật B – T - Cách gieo vần - Cách ngắt nhịp..... c. Kết bài: Cảm nhận của người viết về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. * Ghi nhớ: (SGK-154) Hoạt động 3: hoạt động luyện tập - Thời gian: 7 phút - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT. - GV hướng dẫn HS lập dàn ý II. Luyện tập: * Đọc bài đọc thêm: “Truyện ngắn” Bài tập 1 a. Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn b. Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện: - Yếu tố tự sự: Là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của truyện ngắn. - Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản lại cho con trai bằng mọi giá. - Nhân vật chính: Lão Hạc – 1 lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng chất phác, đôn hậu, thương con. - Sự việc phụ: Con trai lão Hạc đi phu, Lão Hạc với cậu Vàng, Với ông giáo... - Nhân vật phụ: Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, Vợ ông giáo... - Yếu tố MT, BC và đánh giá: Là yêú tố bổ trợ, giúp truyện sinh động, hấp dẫn (đan xen vào các yếu tố tự sự) c. Kết bài: Nhận xét đánh giá của người viết về truyện ngắn. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút. - GV củng cố lại nội dung bài học - GV yêu cầu HS ghi bài Ghi bài Em hãy viết bài thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút - GV yêu cầu HS ghi bài - Dặn dò chuẩn bị bài mới: HDDT: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Muốn làm thằng cuội, Hai chữ nước nhà” Ghi bài Em hãy đọc về thể thơ tự do và viết bài thuyết minh về thể thơ này. IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng. Ngày soạn: 09/12/2018 Ngày giảng 8A3: /12/2018 Tiết 62: Hướng dẫn đọc thêm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu) Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà) Hai chữ nước nhà ( Trần Tuấn Khải) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Thấy được khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX trong hai tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Hai chữ nước nhà. - Hiểu được tâm trạng của một con người muốn thoát li khỏi thực tại tầm thường bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng trong Muốn làm thằng cuội. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của ba bài thơ: Hồn thơ lãng mạn bay bổng, giọng điệu hào hung có sức lôi cuốn mạnh mẽ 2. Kĩ năng Đọc- hiểu tác phẩm thơ trung đại. 3. Thái độ Giáo dục HS lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Và lòng yêu mến, trân trọng tài năng thơ ca của các tác giả. 4. Năng lực Năng lực tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, tự quản, sáng tạo, năng lực thưởng thức thẩm mĩ và cảm thụ văn học. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên SGK, SGV, Kế hoạch dạy học 2. Học sinh SGK, vở soạn, đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút) Lớp TSHS Số HS Vắng Điều chỉnh 8A3 43 2. Kiểm tra bài cũ( 5 phút) H: Em hãy nêu khái quát nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút Giáo viên vào bài Lắng nghe Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức - Thời gian: 30 phút GV: Yêu cầu HS đọc phần chú thích SGK H: Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Phan Bội Châu? H: Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? H: Bài thơ được viết bằng thể thơ nào? GV giảng về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. GV hướng dẫn HS cách đọc H: Em hãy chia bố cục bài thơ? 4 phần: Đề, thực, luận, kết GV chuyển ý. * HS đọc 2 câu đầu. H: Hai câu thơ đầu, tác giả đã tả thân phận người tù như thế nào? -> Hào kiệt, phong lưu, chạy mỏi chân... H: Qua cách miêu tả đó, em thấy được điều gì ở con người Phan Bội Châu? GV: PBC vào ngục mà phong thái vẫn ung dung đường hoàng, tự tin thanh thản như người chủ động nghỉ chân ở 1 nơi nào đó trên chặng đường bôn ba của mình. H: Giọng điệu lạc quan có phần hài hước như vậy giúp em hiểu gì về khí phách của người chiến sĩ cách mạng? GV: Chuyển ý * HS chú ý 2 câu thực. H: Hai câu thực giúp em hiểu gì về cảnh ngộ của tác giả? H: Từ hai câu thơ này, em có nhận xét gì về cuộc đời hoạt động của người chiến sĩ Phan Bội Châu? H: Vậy 4 câu thơ sau nói về điều gì? - Sự nghiệp của PBC. H: Hai câu luận đã nói lên điều gì? H: Bị kết án tử hình nhưng Phan Bội Châu vẫn nuôi hoài bão lớn. Hai câu thơ này cho em biết gì về ý chí, lập trường của nhà thơ? H: Để bộc lộ rõ khát vọng, ý chí của người tù, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? - Lối nói khoa trương, bút pháp lãng mạn. * Gọi HS đọc 2 câu kết. H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Điệp từ: “còn H: Điệp từ đó đã thể hiện ý chí gì của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu? - GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ H: Em hãy nêu một vài nét khái quát về tác giả? H: Nêu xuất xứ của tác phẩm? H: Em hãy chia bố cục bài thơ? - 4 phần: Đề, thực, luận, kết * HS đọc 2 câu đề. H: Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã tâm sự điều gì với chúng ta? - Một lời than thở, một tâm trạng, một nỗi buồn chán. H: Qua giọng điệu ấy, nỗi niềm của Tản Đà muốn nói cụ thể là gì? H: Theo em, nguyên nhân nào khiến Tản Đà chán ghét thực tế? - Xã hội ngột ngạt, tầm thường, đầy bất công; nhân dân bị áp bức không lối thoát. Còn những tâm hồn thanh cao, những cá tính mạnh mẽ không thể chấp nhận hiện thực xã hội ấy * HS đọc 2 câu thực. H: Bế tắc nơi cuộc đời, trần thế, thi sĩ muốn thoát li đi đâu? - Muốn được lên cung trăng- chốn thần tiên thanh cao H: Vì sao tác giả lại muốn lên cung trăng? H: Em có nhận xét gì về giọng điệu cuả hai câu thực? - Giọng thơ: tự nhiên như 1 câu hỏi, như 1 lời cầu xin. H: Em có nhận xét gì về cách thoát li của Tản Đà? * Gọi HS đọc 2 câu luận H: Trong suy nghĩa của tác giả, được lên cung trăng với chị Hằng thì sẽ có những gì? - Muốn có bầu bạn, thích được ngao du H: Qua hai câu luận, em hiểu điều gì về nỗi lòng Tản Đà? GV: Bình * Gọi HS đọc 2 câu kết. H: Hai câu kết tạo được kết thúc bất ngờ với 1 hình ảnh độc đáo. Theo em, đó là hình ảnh nào? - Tựa nhau...cười. GV: Tác giả dường như có hẹn với trần thế nên cứ đến rằm tháng 8 mỗi năm lại tựa vai chị Hằng trông xuống thế gian cười. H: Ý nghĩa của cái cười ở đây là gì? - Cười: đượm chút mỉa mai, độ lượng, thích thú. GV: + Cái cười thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa cách khỏi cõi trần thế bụi bặm. + Cái cười thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian giờ đây chỉ còn là “bé tí” khi mình đã bay bổng được lân trên đó. -> Đây chính là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà. H: Hai câu kết ẩn chứa 1 tâm sự của Tản Đà. đó là tâm sự gì? GV chốt và dưa ra ghi nhớ H: Em hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của mình về tác giả? H: Tác phẩm được trích từ đâu? H: Em hãy chia bố cục bài thơ? 3 phần: + P1: 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn- Từ biệt con trai nơi ải bắc. + P2: 20 câu tiếp theo: Hiện tình của đất nước và nỗi lòng người ra đi + P3: 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. * HS theo dõi phần 1 H: Điều đặc biệt trong cuộc chia tay này là gì? - Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt, Nguyễn Trãi thương cha khóc theo đến tận biên ải, và Nguyễn Phi Khanh khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù cho đất nước và gia đình. H: Em có nhận xét gì về bối cảnh, không gian khi cuộc chia tay diễn ra? - Không gian: heo hút, ghê sợ. Là nơi tận cùng của đất nước H: Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên qua những lời thơ nào? Hạt máu nóng... ..... Con ơi con nhớ..... H: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh lúc này? H: Nguyên nhân nào khiến nước mắt của người cha cũng tầm tã rơi? - Xót thương cho con, xót thương cho mình, xót thương cho cảnh nước mất nhà tan. H: Những điều ấy đã nói lên suy nghĩ gì trong lòng người cha? * HS đọc 20 câu tiếp theo. H: Đây là lời nói của ai? - Lời nói của Nguyễn Phi Khanh và cũng chính là lời nói của tác giả Trần Tuấn Khải. H: Trước khi từ biệt, Nguyễn Phi Khanh nhắc nhở con trai điều gì? Lời nhắc nhở dó nhằm mục đích gì? H: Trong những câu tiếp theo, câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước? H: Chi tiết trên gợi cho ta hình ảnh đất nước như thế nào? H: Sau những dòng thơ cực tả như thế, tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc như thế nào? H: Em có nhận xét gì về câu, từ của tác giả? - Câu cảm thán. Bộc lộ cảm xúc xen kẽ những dòng tâm sự. H: Những câu thơ trên bộc lộ điều gì trong lòng tác giả? GV: Bình * Gọi HS đọc 8 câu cuối. H: Biết mình ở trong tình thế này, người cha tỏ ý với con mình điều gì? - Thế bất lực, sa cơ, bó tay H: Em hiểu “Thân lươn...” ở đây là gì? -“Thân lươn” là lấy trong “Truyện Kiều” của Ng. Du: Thân lươn bao quản lấm đầu Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa. Tự coi mình là đồ bỏ đi khi phải chết nơi quê người. H: Người cha đưa mình vào thế bất lực ấy nhằm mục đích gì? H: Tại sao tác giả lại lấy “Hai chữ nước nhà” làm nhan đề? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ như thế nào? - HS trả lời - GV củng cố nội dung chính. - Gọi HS đọc ghi nhớ Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Ông là nhà Cách mạng, nhà thơ lớn của dân tộc - Một số tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, Văn tế phan Châu Trinh 2. Tác phẩm a. Xuất xứ b. Thể thơ c . Bố cục II. Đọc- hiểu văn bản 1.Hai câu đề Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù - Con người có tài chí hơn người, phong thái đàng hoàng, tự tin và ung dung, thanh thản. => Khí phách ngang tàng, bất khuất. 2. Hai câu thực Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tôi giữa năm châu. - Cực tả nỗi phiêu bạt lênh đênh không 1 mái ấm gia đình và còn là đối tượng bị truy nã. => Cuộc đời Cách mạng bôn ba, sóng gió, đầy bất trắc. 3. Hai câu luận: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù - Vẫn ôm ấp hoài bão trị nước, cứu đời. => ý chí kiên quyết, lập trường vững vàng không lay chuyển. 4. Hai câu kết: Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu - Ý chí sắt son, bất khuất, coi thường mọi hiểm nguy-> Tin vào sự nghiệp cách mạng. * Ghi nhớ: (SGK-T148). B. Muốn làm thằng Cuội I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (SGKT156) 2. Tác phẩm a. Xuất xứ b. Bố cục II. Đọc- hiểu văn bản 1.Hai câu đề Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi. - Buồn cho trần thế, cho thời đại và cho cả bản thân mình. 2. Hai câu thực Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. - Muốn xa lánh, thoát khỏi cuộc sống nơi trần thế. => Thoát li bằng mộng tưởng. 3. Hai câu luận: Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió cùng mây thế mới vui - Muốn tìm người tri âm tri kỉ để giải toả, chia sẻ những buồn sầu, u uất. 4. Hai câu kết Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. => Tâm sự của Tản Đà ẩn chứa lòng yêu nước. * Ghi nhớ: (SGK-157) C. Hai chữ nước nhà I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (SGK- T161) 2. Tác phẩm a. Xuất xứ b. Bố cục II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con trai nơi ải Bắc. Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi giời nam gió thảm đìu hiu Bốn bề hổ thét chim kêu - Cuộc chia tay vĩnh viễn với đất nước và với con trai. - Hoàn cảnh éo le, người đi người ở mà nợ nước thù nhà chưa trả. => Nặng lòng với quê hương đất nước. 2. Tình hình hiện tại của đất nước * “Giống Hồng Lạc...kém gì” -> Giống nòi có từ xưa, ta phải tự hào và phát huy. * “Than vận nướccòn thương đâu” -> Giặc giã xâm lược, nước mất nhà tan, nhân dân khổ cực. * “Thảm vong quốc...đàn sau đó mà” - Niềm xót thương vô hạn trước cảnh tình đất nước. -> Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ. 3. Lời trao gửi cho con - Khơi dậy, hun đúc ý chí gánh vác cho con, trao gửi thêm sức mạnh cho con. => Khát vọng, niềm tin vào thế hệ mai sau. * Ghi nhớ(SGK-T163) Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Thời gian: 5 phút GV yêu cầu HS học nhanh bài “Muốn làm thằng cuội” ( Nhắc học thuộc từ nhà) Đọc III. Luyện tập Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng cuội” Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút. - GV củng cố lại nội dung bài học - GV yêu cầu HS ghi bài Ghi bài Em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước thông qua các tác phẩm vừa học Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút - GV yêu cầu HS ghi bài - Dặn dò chuẩn bị bài mới: Ghi bài Em hãy sưu tầm thêm những tác phẩm thơ, văn xuôi viết về lòng yêu nước của các tác giả Trung đại Việt Nam. IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng Ngày tháng năm 2018 TỔ CHUYÊN MÔN KIỂM TRA KHDH Từ tiết đến tiết Nhận xét. Người kiểm tra: Ngày soạn: 09/12/2018 Ngày giảng 8A3: /12/2018 Tiết 63: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nắm được các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học trong học kì I 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Vệt trong nói, viết và có ý thức củng cố, tích hợp ngang với phần Văn và Tập làm văn 3. Thái độ Có thái độ trân trọng, yêu quý Tiếng Việt 4. Năng lực Năng lực tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, tự quản, sáng tạo. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên SGK, SGV, Kế hoạch dạy học 2. Học sinh SGK, vở soạn, đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học 1.Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút) Lớp TSHS Số HS Vắng Điều chỉnh 8A3 43 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong quá trình học) 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút Giáo viên vào bài Lắng nghe Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Thời gian: 30 phút H: Thế nào là từ có nghĩa rộng và từ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ? H: Thế nào là từ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp? H: Tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Tại sao? -> Chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ ngữ này so với từ ngữ khác. GV: Các từ ngữ thường gặp trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa chỉ tồn tại trong từng văn cảnh. Do đó tính chất rộng - hẹp của chúng chỉ là tương đối. H: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? H: Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng? Cho ví dụ? -> Cấp độ kquát của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ cùng loại. VD: Thực vật bao hàm: Cây, cỏ, hoa và Cây, cỏ, hoa lại bao hàm: Cây dừa, cỏ gà, hoa mai. - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa nhưng các từ trong trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. VD: Trường từ vựng “Người”: + Chức vụ của người: Giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch (danh từ) + Phẩm chất trí tuệ của người: Thông minh, sáng suốt, ngu đần.(Tính từ). H: Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? H: Thế nào là từ tượng thanh? Cho VD? H: Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho VD? H: Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho VD? H: Thế nào là nói quá? - Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? - Là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ , nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lsự H: Trợ từ là gì? Cho ví dụ? - Là những từ chuyên đi kèm trong câu có tác dụng nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói trong câu H: Thán từ là gì? Cho ví dụ? - Là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói hoặc biểu thị tình cảm, cảm xúc. H: Tình thái từ là gì? Cho ví dụ? - Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hoặc bộc lộ sắc thái tình cảm của người nói. H: Có được sử dụng tình thái từ một cách tùy tiện không? Tại sao? - Không được sử dụng tuỳ tiện (vì nó còn liên quan đến sắc thái tình cảm) nên phải chú ý đến thứ bậc, tuổi tác, quan hệ xã hội và tình cảm. H: Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Cho VD? H: Có những phương tiện nào để nối các vế trong câu ghép? - Dùng từ ngữ: quan hệ từ, cặp quan hệ từ, chỉ từ, đại từ - Dùng dấu câu: phẩy, hai chấm, chấm phẩy H: Các vế trong câu ghép có thể có những mối quan hệ ý nghĩa như thế nào? Nêu một số mối quan hệ mà em biết? GV chốt ý GV chuyển ý. Cho HS làm bài tập . I. Từ vựng 1. Lí thuyết: a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ b. Trường từ vựng c. Từ tượng hình, từ tượng thanh d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội e. Nói quá, nói giảm nói tránh. II. Ngữ pháp 1. Lí thuyết a. Trợ từ b. Thán từ c. Tình thái từ d. Câu ghép Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Thời gian: 15phút H: Tìm trong ca dao các bài có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh? H: Viết 2 câu trong đó có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh? H: Đặt câu có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn trích. - HS làm việc cá nhân và nêu kết quả. Làm bài tập Làm bài tập Làm bài tập II. Luyện tập * Bài tập 1 - Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. -> Nói quá=> Khẳng định không bao giờ có chuyện như vậy xảy ra. - Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay -> Nói giảm nói tránh=> Tránh gây cảm giác đau buồn. * Bài tập 2 - Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai -> Tượng thanh - Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà -> Tượng hình * Bài tập 3 a. Đặt câu: + A! Mẹ đã về! Nhưng mà mẹ mua cho con mỗi hai chiếc bút thôi à? + Anh làm bẩn sách của tôi à? - Không! - Anh đừng chối nữa. Chính anh hôm qua mượn tôi quyển sách này, lúc ấy bìa của nó còn trắng nguyên. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút. - GV củng cố lại nội dung bài học - GV yêu cầu HS ghi bài Ghi bài Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( HS làm ở nhà) - Thời gian: 1 phút - GV yêu cầu HS ghi bài - Dặn dò chuẩn bị bài mới: “ Ông đồ” Ghi bài IV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12514233.docx