Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75: Tiếng Việt: Câu nghi vấn

- Gv : Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi, có thể là hỏi người khác hoặc hỏi chính mình về những điều chưa biết hoặc còn băn khoăn. Hỏi người khác tức là đối thoại trực tiếp lúc đó cần những câu trả lời trực tiếp. Còn hỏi chính mình có thể có câu trả lời hoặc không cần có câu trả lời. Trong văn chương những câu tự hỏi chính mình người ta gọi là độc thoại. Lên lớp 9 các em sẽ được học bài độc thoại và độc thoại nội tâm. Đây cũng chính là một trong nhưng nghệ thuật kể chuyện góp phần làm nên những thành công của tác phẩm. Truyện Kiều có câu:

 “Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không?” ( đây là Câu hỏi tu từ : là loại câu hỏi thường được sử dụng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm hiểu làm rõ vấn đề, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy. Trong văn chương nghệ thuật người ta sử dụng câu hỏi tu từ khá nhiều. Nếu trong bài “ Nhớ rừng” của nhà văn Thế Lữ là:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

.Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Dùng để phủ định, để bộc lộ tình cảm, cảm xúc thì trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên lại có câu:

“ Năm nay đào lại nở.

Hồn ở đâu bây giờ?”

Là để bộc lộ tình cảm , cảm xúc về sự hoài niệm, tiếc nuối.

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75: Tiếng Việt: Câu nghi vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 75 , Ngày soạn: 30/12/2017 , Ngày dạy: 10/1/2017 Tuần dạy: 20 , Lớp dạy: 8A4 Tiếng Việt : CÂU NGHI VẤN 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 1.2. Kĩ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. * Tích hợp: - Môn anh văn: Giọng đọc câu nghi vấn. - Tập làm văn 9: Độc thoại và độc thoại nội tâm . - Tiếng Việt: Đại từ , quan hệ từ ở lớp 7, tình thái từ , câu trần thuật ở lớp 8, phó từ ở lớp 6, câu nghi vấn (tt), ... 1.3. Thái độ: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu nghi vấn, yêu thích và sử dụng câu nghi vấn trong khi nói ( giao tiếp ) , trong khi viết ( học làm văn, sáng tác... ). 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Những đồ dùng, thiết bị và phương tiện dạy học thông thường: Giáo án, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, máy chiếu, đoạn clip phóng sự, đoạn ghi âm thanh, phần thưởng. 2.2. Học sinh: - Yêu cầu học sinh đọc trước tài liệu: Câu nghi vấn trang 11-12 SGK văn 8 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số hai lớp, em nào vắng? Có lí do hay không? ( 1 phút) 3.2. Kiểm tra miệng ( nếu có ) ( 1 phút) Câu hỏi: - Ở bậc tiểu học em đã được học những kiểu câu chia theo mục đích nói nào ? Trả lời: - Ở bậc tiểu học em đã được học những kiểu câu là: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm. 3.3. Tiến trình dạy học: * Giới thiệu bài : Trong Tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, mỗi kiểu câu có một số đặc điểm hình thức nhất định. Những đặc điểm hình thức này thường gắn với một chức năng chính. Vậy câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và chức năng chính là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. Cô mời các em vào học tiết 75 bài Câu nghi vấn.( 1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (Đặc điểm hình thức và chức năng chính 20 phút) - Gv gọi Hs đọc phần ngữ liệu trong SGK trang 11, Gv chiếu phần ngữ liệu lên bảng phụ. - Gv: Em hãy cho biết trong đoạn trích trên có mấy câu? - Hs: Đoạn trích gồm 6 câu. - Gv: Theo em, trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? - Hs: Câu nghi vấn là câu 2,5,6. - Gv: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? - Hs: Vì kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi. Trong câu (2) có cặp từ nghi vấn: (có)...không, câu (5) có từ nghi vấn ( làm ) sao, câu (6) có từ Hay ( là) . - Gv: Từ hay trong câu nghi vấn có tác dụng gì? - Hs: Từ hay dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.( Có điều này thì không có điều kia, ít nhất là theo giả định của người hỏi. ). - Gv chiếu bài tập nhanh lên bảng phụ. Gọi Hs đứng dậy đọc. - Hstl:Câu a có từ từ ai là đại từ nghi vấn. - Gv: Ngoài từ ai theo em đại từ nghi vấn còn có những từ nào? - Hs: Gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu... - Hs:Câu b có từ à là tình thái từ nghi vấn. - Gv: Ngoài từ à theo em tình thái từ nghi vấn còn có những từ nào? - Hs: Ử, hả, chứ... + Câu c có cặp từ ( có)...không là cặp phó từ nghi vấn. - Gv: Ngoài cặp từ ( có)...không theo em cặp phó từ nghi vấn còn có cặp từ nào? - Hs: ( Đã)...chưa + Câu d có từ hay ( là ) là quan hệ từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. - Gv: Vậy qua phần ngữ liệu và phần bài tập nhanh vừa rồi, em hãy cho biết đặc điểm hình thức ( dấu hiệu nhận biết ) của câu nghi vấn ? - HSTL. - Gv: Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì ? - Hs: Dùng để hỏi. - Gv: Vậy chức năng chính của câu nghi vấn là gì? - Gv : Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi, có thể là hỏi người khác hoặc hỏi chính mình về những điều chưa biết hoặc còn băn khoăn. Hỏi người khác tức là đối thoại trực tiếp lúc đó cần những câu trả lời trực tiếp. Còn hỏi chính mình có thể có câu trả lời hoặc không cần có câu trả lời. Trong văn chương những câu tự hỏi chính mình người ta gọi là độc thoại. Lên lớp 9 các em sẽ được học bài độc thoại và độc thoại nội tâm. Đây cũng chính là một trong nhưng nghệ thuật kể chuyện góp phần làm nên những thành công của tác phẩm. Truyện Kiều có câu: “Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?” ( đây là Câu hỏi tu từ : là loại câu hỏi thường được sử dụng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm hiểu làm rõ vấn đề, không cần câu trả lời, mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy. Trong văn chương nghệ thuật người ta sử dụng câu hỏi tu từ khá nhiều. Nếu trong bài “ Nhớ rừng” của nhà văn Thế Lữ là: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối ....Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Dùng để phủ định, để bộc lộ tình cảm, cảm xúc thì trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên lại có câu: “ Năm nay đào lại nở... Hồn ở đâu bây giờ?” Là để bộc lộ tình cảm , cảm xúc về sự hoài niệm, tiếc nuối. - Gv: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn có những chức năng khác. Các em sẽ được học ở tiết 79 ngữ văn 8. - Gv: Khi cô giáo dạy bài này ở các lớp khác có bạn nói trong câu cứ có từ nghi vấn thì đó là câu nghi vấn. Em có đồng ý với ý kiến đó ko? Để trả lời cho câu hỏi này, các em cùng tìm hiểu trong bài tập bổ trợ sau. - Gv chiếu bài tập : Những câu sau có phải là câu nghi vấn không? Tại sao? a. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. ( Nam Cao,Lão Hạc ) b. Biển nhiều khi rất đẹp ai cũng thấy như thế. ( Vũ Tú Nam, Biển đẹp) - Gv hướng dẫn hs thảo luận nhóm. Đáp án: Đây không phải là câu nghi vấn. Vì ở câu a có từ nghi vấn tại sao nhưng không dùng để hỏi mà dùng để giải thích lí do (kết cấu chứa từ tại sao chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.). Còn câu b có từ ai ( cũng ), trong Tiếng Việt gọi là từ phiếm định. Chú ý: Cần phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định. Trong Tiếng Việt tổ hợp X cũng như: Ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũngbao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Ví dụ : “Ai cũng thấy thế” có nghĩa là “Mọi người đều thấy thế”. Vậy X là 1 từ phiếm định chứ không phải là 1 từ nghi vấn. - Gv: Đây là những câu trần thuật và tiết sau các em sẽ được học. - Gv: Gọi hs đọc ghi nhớ. - Gv chiếu đoạn ghi âm cho cả lớp nghe. - Gv Hướng dẫn các em khi nghe cố gắng tập trung tìm xem trong đoạn ghi âm có mấy câu nghi vấn? Chỉ ra các câu nghi vấn đó? * Bài tập này các em thảo luận nhóm gồm 4 bạn. Mỗi bạn ghi một câu nghi vấn mà mình nghe được vào cánh hoa phía mình, gạch chân hình thức của câu nghi vấn đó. Sau đó cả nhóm cùng thảo luận, rút ra kết luận đoạn ghi âm có mấy câu nghi vấn và điền số câu nghi vấn vào tâm của bông hoa. - Gv: Thu đại diện hai nhóm và gián lên bảng. Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv: Khi viết câu nghi vấn có hình thức để nhận biết là kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Còn khi nói, khi giao tiếp, câu nghi vấn có hình thức nào để chúng ta dễ nhận biết? - Để trả lời câu hỏi này, cô và các em sẽ tổ chức một trò chơi “ Học làm chuyên gia”. Gv hướng dẫn cách chơi : Sau khi xem xong đoạn phóng sự, em có thể mời một bạn trong lớp làm chuyên gia và trả lời cho câu hỏi của em, hoặc em cũng có thể làm chuyên gia và trả lời câu hỏi của bạn. Đối với trò chơi này cô giáo cũng có thể tham gia cùng các em. Cô giáo sẽ là chuyên gia để trả lời phỏng vấn của các em và các em cũng sẽ là chuyên gia để trả lời phỏng vấn của cô giáo. - Gv chiếu đoạn phóng sự lên bảng phụ. - Hs: Xem - Gv: Trước tiên cô giáo xin được làm chuyên gia để trả lời phỏng vấn của các em. Bạn nào có thể mạnh dạn đứng dậy đặt cho cô giáo một câu hỏi liên quan đến đoạn clip này?.... - Một số câu hỏi( tùy vào tình huống cụ thể để xử lí) có thể là: ? Đoạn clip này liên quan đến bài học nào mà các em vừa học gần đây ? => Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. ? Nội dung chính của đoạn clip này là gì? => Nội dung chính là nói đến tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. ? Bao bì ni lông có những tác hại nào?... - Gv: Qua trò chơi vừa rồi , để nhận biết câu nghi vấn khi nói em dựa vào hình thức gì? - Hs: Ngữ điệu, lên giọng ở cuối câu và nhấn mạnh ở từ nghi vấn để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. - Gv: Trong tiếng anh cũng vậy. Ví dụ: How are you? What your name? How do you do?... - Gv: Để khắc sau kiến thức vừa học, chúng ta chuyển sang phần luyện tập I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính 1. Đặc điểm hình thức: - Câu nghi vấn là câu: + Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, ( có)không, (đã).chưa,) Hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn.). - Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 2. Chức năng chính: - Dùng để hỏi. * Chú ý: - Có từ nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn. - Phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định. * Ghi nhớ: Trang 11/ SGK Hoạt động 2: (Luyện tập. 20 phút) - Làm bài tập luyện tập * Bài 1: Hs làm bài tập cá nhân. Đứng tại chỗ trình bày. Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau . Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? * Bài 2: - Hs thảo luận nhóm 3 phút. * Bài 3: Hướng dẫn cho Hs về nhà làm làm câu a, c vì câu a, d đã làm ở bài tập bổ trợ. * Bài 4: Gọi 1 học sinh trả lời cho 2 câu hỏi. - Hai câu đã cho khác nhau về hình thức (mô hình cấu trúc câu): có không; đã chưa. Sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về ý nghĩa: câu thứ nhất là một câu hỏi thực sự hướng vào tình trạng sức khoẻ thực tế của người được hỏi, không kèm giả định . Trong khi đó, câu thứ hai là một câu hỏi kèm giả định (người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ). Nếu sự giả định này sai thì câu hỏi trở nên vô lí. Vậy : + Câu nghi vấn có mô hình có...không: người hỏi không biết thông tin về quá khứ. + Câu nghi vấn có mô hình đã...chưa: người hỏi đã biết thông tin về quá khứ . - Tổ chức cuộc thi: Tiếp sức. - Chia làm 4 đội thi là 4 tổ. Trong vòng 2 phút lên bảng ghi cặp câu hỏi theo mô hình cókhông và đãchưa. Bạn của đội mình ghi xong thì bạn khác trong đội lên ghi tiếp. Đội nào có nhiều đáp án đúng thì đội đó chiến thắng và dành được 1 phần quà. * Bài 5: Làm cá nhân * Bài 6: Làm cá nhân - Gv chiếu bảng phụ phần thi: Ai nhanh hơn ai. - Gv chốt lại bài học bằng sơ đồ tu duy. - Gv: Câu nghi vấn không chỉ được sử dụng trong giao tiếp, trong văn chương mà còn được sử dụng trong âm nhạc. Nhạc sĩ Xanh Xanh đã sáng tác bài hát Quả với một loạt những câu nghi vấn và được nhiều người yêu thích. Chiếu bài hát của nhạc sĩ Xanh Xanh. II. Luyện tập: * Bài 1: SGK/11, 12 Đáp án: a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ? c. Văn là gì ? Chương là gì ? * Bài 2: SGK/ 12 - Những câu trên là câu nghi vấn vì : kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi và có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn. - Không thể thay từ hay bằng từ hoặc. Vì nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu sẽ trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. * Bài 3: SGK/ 12 * Bài 4: SGK/ 12 Trả lời: * Giống nhau: Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi, dùng để hỏi . * Khác nhau: Hình thức a) Cặp phó từ nghi vấn: có.không. b) Cặp phó từ nghi vấn: đã.chưa. Ý nghĩa a) Hỏi ở thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khỏe thế nào. b) Hỏi ở thời điểm hiện tại, nhưng biết rõ tình trạng sức khỏe trước đó không tốt * Bài 5: SGK/ 12 Trả lời: * Khác nhau về hình thức a) Bao giờ: đứng đầu câu b) Bao giờ: đứng cuối câu * Khác nhau về ý nghĩa a) Hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. b) Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. * Bài 6: SGK/ 12 Trả lời: - Câu (a) đúng vì không biết bao nhiêu ki-lô-gam ( đang phải hỏi ) ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ ( nhờ bưng, vác). - Câu (b) sai vì chưa biết giá bao nhiêu ( đang phải hỏi ) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 2 phút) 4.1. Tổng kết: - Gv chốt lại bài học bằng sơ đồ tu duy. 4.2. Hướng dẫn tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. + Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. + Tiếp tục hoàn thiện các bài tập vào vở, làm bài tập 3a, c. Học thuộc ghi nhớ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 5. PHỤ LỤC (Nếu có .....................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 18 Cau nghi van_12434236.doc
Tài liệu liên quan