Giáo án Ngữ văn 8 tiết 8, 9: Bố cục của văn bản

I. Bố cục của văn bản

1. Ví dụ: Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”

- MB: Từ đầu danh lợi

(Giới thiệu về Chu văn An)

- TB: Tiếp vào thăm

(tài và đức của Chu Văn An)

- KB: còn lại (Tình cảm mọi người đối với Chu Văn An)

- Các phần phải phù hợp, thống nhât, tập trung làm rõ chủ đề.

2. Kết luận (ghi nhớ)

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.

- Văn bản thường có ba phần:

+ MB: Nêu chủ đề của văn bản

+ TB: Gồm nhiều đoạn trình bày các khía cạnh của chủ đề.

+ KB: Tổng kết chủ đề của văn bản.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 8, 9: Bố cục của văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02: Tiết 8-9 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN Ngày soạn: 06/09/2017 Ngày dạy: 08/09/2017. Lớp 8B A. Mục tiêu bài dạy : * Giúp học sinh: 1. Kiến thức: + Nắm được bố cục văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục. 2. Kĩ năng: + Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định. + Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản. 3. Thái độ: + Có ý thức xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án. - HS: soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi SGK C.Tiến trình dạy học 1. Ổn địnhlớp 2. Kiểm tra bài cũ : HS1: Thế nào là chủ đề của văn bản? Làm bài tập 2. HS2: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Nêu yêu cầu làm bài tập 3? 3. Bài mới Trong những năm học trước, các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài, dàn bài lại là chính kết quả, hình thức thể hiện của bố cục. Vì thế bố cục trong văn bản không phải là 1 vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục, và rất ngại xác định bố cục trong lúc làm bài. Vì vậy bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu giúp ta xây dựng được bố cục rành mạch, hợp lí . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lớp 6 và lớp 7. + GV yêu cầu HS đọc phần văn bản sgk: /24. - Nội dung chính của văn bản là gì? - Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó? - Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên? - Theo em, các phần có liên kết với nhau không và liên kết như thế nào? -Vậy bố cục của văn bản là gì? - Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? - Nhiệm vụ của từng phần là gì? - Các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào? + GV cho học sinh hiểu : ba phần đó có quan hệ chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề + Cho hs đọc phần ghi nhớ sgk/25. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tổ chức sắp xếp phần thân bài *GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận cách sắp xếp nội dung phần thân bài. - Phần thân bài văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện nào ? - Các sự kiện đó được sắp xếp ra sao ? GV: Văn bản trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm lí của bé Hồng - Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng đó trong phần thân bài ? - Vậy theo em phần thân bài của bài này được sắp xếp theo trình tự nào? - Khi tả người, con vật , phong cảnh ... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một trình tự mà em thường gặp ? - Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc đó ? - Theo em ở bài này các ý được sắp xếp theo trình tự nào? * Khái quát quy tắc sắp xếp, tổ chức nội dung thân bài. -Ở các bài trên ta thấy có nhiều trình tự sắp xếp nội dung khác nhau, vậy việc sắp xếp nội dung phần thân bài phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - Theo em các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào ? + GV chốt lại ý kiến của hs và hướng vào phần ghi nhớ sgk/25 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập1: - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu. ? Tìm từ ngữ hoặc câu chủ đề trong đoạn. ? Phân tích cách triển khai chủ đề? * GV nhận xét, chốt. Bài tập 2: Bài tập 3: Cho hs làm ở nhà - HS đọc phần văn bản sgk, trả lời các câu hỏi. +HS phát biểu ý kiến của mình, trả lời từng phần trong câu hỏi theo định hướng như sgk. HS trả lời HS trả lời - Đọc phần ghi nhớ sgk/25 HS trình bày - HS trả lời - Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh -HS thảo luận và phát biểu ý kiến: - Hs đọc và suy nghĩ, trả lời câu hỏi I. Bố cục của văn bản 1. Ví dụ: Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” - MB: Từ đầudanh lợi (Giới thiệu về Chu văn An) - TB: Tiếp vào thăm (tài và đức của Chu Văn An) - KB: còn lại (Tình cảm mọi người đối với Chu Văn An) - Các phần phải phù hợp, thống nhât, tập trung làm rõ chủ đề. 2. Kết luận (ghi nhớ) - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. - Văn bản thường có ba phần: + MB: Nêu chủ đề của văn bản + TB: Gồm nhiều đoạn trình bày các khía cạnh của chủ đề. + KB: Tổng kết chủ đề của văn bản. II. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản 1.Thân bài: Tôi đi học-Thanh Tịnh - Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường: + Cảnh vật thay đổi. + Các cậu nhỏ: gọi tên nhau, trao sách vở. + Ghì tay thật chặt. + Muốn thử sức mình. - Tâm trạng của nhân vật tôi trong sân trường: + Lo sợ vẩn vơ. + Cảm thấy chơi vơi. + Giật mình lúng túng khi gọi tên. + Khóc nức nở. - Trong lớp học: + Cảm thấy mùi hương lạ. + Không thấy xa lạ. - Sắp xếp theo trình tự thời gian (hồi tưởng, hiện tại - quá khứ) - Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước và trong buổi tựu trường. 2. Diễn biến tâm trạng bé Hồng - Trước khi gặp mẹ: thương mẹ, đau đớn tủi cực căm ghét những cổ tục. - Khi gặp mẹ: sung sướng, hạnh phuc vô bờ. - Sắp xếp theo sự phát triển của sự việc. * Sắp xếp theo không gian: (tả phong cảnh), chỉnh thể đến bộ phận (tả người, vật, con vật) hoặc tình cảm, cảm xúc (tả người) * Phần thân bài của văn bản nói về các sự việc: - Chu Văn An là người tài cao. - Chu Văn An là người đức trọng. 3. Kết luận (sgk) - Sắp xếp thân bài phụ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. - Theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc. - Theo mạch suy luận , cảm xúc của người viết III. Luyện tập Bài tập 1: a. Tôi vộida trời. - Cách triển khai chủ đề nhìn từ xa đến gần đến tận nơi xa dần. b.Trình tự thời gian: về chiều , lúc hoàng hôn. - hoàng hôn. c. Từ khái quát đến cụ thể, từ cái đã biết đến cái chưa biết. Bài tập 2: Gợi ý trình bày các ý: MB: Giới thiệu cảnh ngộ của bé Hồng và tình thương mẹ. TB: - Tình thương mẹ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô. - Tình thương mẹ biểu hiện qua thái độ căm giận những cổ tục. - Tâm trạng của chú bé khi được ở trong lòng mẹ. KB: Kết luận chung về tình thương mẹ của bé Hồng. 4.Củng cố, dặn dò: - Đọc lại phần ghi nhớ, nhấn mạnh từng ý . - Làm bài tập số 3. - Xây dựng bố cục của một bài văn tự sự theo yêu cầu sau: Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ. - Soạn bài: “Tức nước vỡ bờ”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Bo cuc cua van ban_12327750.doc
Tài liệu liên quan