Tiết 82
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
1On định
2 Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ em yêu thích nhất ở tiết trước.
Trong bài thơ ấy em cảm nhận được gì hiện thực cuộc sống cách mạng của lãnh tụ HCM?
3 Bài mới
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 81, tiết 85: Chủ đề: Thơ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81, tiết 85 Chủ đề: Thơ Hồ Chớ Minh
Tức cảnh Pác Bó
Ngắm trăng, Đi đường
A. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được những gian khổ trong cuộc đời hoạt động cỏch mạng của Hồ Chớ Minh, tinh thần lạc quan, ung dung tự tại của Người trong những năm thỏng ấy.
B Trọng tõm:
1. Kiến thức:
T81: Hinh ảnh hiện thực những gian khổ trong cuộc đời hoạt động cỏch mạng của Hồ Chớ Minh, khi ở hang Pỏc Bú và ở trong nhà tự Tưởng Giới Thạch.
T82: Niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với cuộc sống
Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời
Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài đường đời, đường cách mạng
Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của ba bài thơ
2 Kĩ năng:
- Rèn đọc diễn cảm, phân tích thơ tứ tuyệt đường luật
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
Tiết 81Hinh ảnh hiện thực những gian khổ trong cuộc đời hoạt động cỏch mạng của Hồ Chớ Minh
1On định
2 Kiểm tra bài cũ
? Vì sao bài thơ lại được đặt “Khi con tu hú”. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
? Âm thanh cuả thiếng chim tu hú ở đoạn 1 và đạon cuối có vai trò gì ? Hãy phân tích
3 Giới thiệu bài mới
Tháng 2 năm 1941, sao 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước khắp bốn biển năm châu, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng phong trào Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pac – Bó trong hoàn cảnh thiếu thốn khốn khổ. Mặc dù vậy, Bác rất vui, người làm việc say sưa miệt mài.
Năm 1941-1942 bị giam cầm trong nhà tự Tưởng Giới Thạch gian khổ đến tận cựng Người đó làm thơ để chờ đến "ngày tự do"
? H/s đọc diễn cảm bài thơ và nói về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
G/v nói thêm về lịch sử, xã hội lúc bấy giờ
? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? Thể thơ? Kết cấu? Giọng điệu
? Đọc 3 câu thơ đầu em hình dung được những gì về cảnh sống của Bác ở Pắc – Bó vào năm 1941?
Câu mở đầu có cấu tạo đặc biệt gì? Hãy chỉ rõ?
+ Việc sử dụng phép đối này có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào?
+ hãy cắt nghĩa hành động ra suối, vào hang của người cách mạng Hồ Chí Minh?Bac ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?
Lien hệ với bài thơ " Bốn thỏng rồi" để thấy cuộc sống địa ngục trần gian trong tự.
? Hãy so sánh bản phiên âm chữ Hán
phần dịch nghiã và dịch thơ 2 câu đầu
? Em có nhận xét gì về ý thơ ở câu thơ đầu ?
? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng cảu nó ở câu thơ đầu ?
? Hãy phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này? từ “trùng san” dịch thành “núi cao” đã thật sát chưa ? Vì sao
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1, Tác giả : sgk
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tức cảnh Pắc – Bó”
- Bài thơ viết vào tháng 2 – 1941 tại hang Pắc – Bó à đó là những ngày Bác được sống ngay trên mảnh đất tổ quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Ngắm trăng”, "Đi đường":Trong nhà tự Tưởng Giới Thạch
2, Tac phẩm :
- Nhan đề : Tức cảnh : Ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình : Ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt (4 phần : khai, thừa, chuyển, hợp)
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
Hinh ảnh hiện thực những gian khổ trong cuộc đời hoạt động cỏch mạng của Hồ Chớ Minh
* Bài "Tức cảnh Pắc Bú"
- Kết cấu :
+ 3 câu đầu tả cảnh sinh hoạt vật chất của Bác ở Pắc – Bó
+ Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ
- Giọng điệu : Đùa vui hóm hỉnh, rất tự nhiên, thoải mái àĐọc bài thơ như thấy nụ cười vui nở trên gương mặt Bác
Cuộc sống gian khổ của Bỏc
* Câu 1 : Dùng phép đối
- Đối vế câu : Sáng bờ suối/ tối hang
- Đối thời gian: Sáng – tối
- Đối hoạt động : Ra – vào
- Đối không gian : Suối – hang
- Ra suối : Nơi làm việc mà bàn là một phiến đá bên bờ suối để dịch sử đảng.
- Vào hang : Hang Pắc – Bó nơi sinh hoạt hàng ngày sau buổi làm việc
- Cháo bẹ, rau măng.
àĐó là một cuộc sống thiếu thốn gian khổ, điều kiện sống tạm bợ, bữa ăn đạm bạc.
* Bài "Ngắm trăng"
- Hoàn cảnh ngắm trăng
+ Rất đặc biệt : Trong tù ngục
+ Không rượu cũng không hoa à động từ miêu tả hiện thực nhà tù
* Bài "Đi đường"
* Câu thơ đầu – câu khai, mở ra ý chủ đạo của bài thơ : Nỏi gian lao của người đi đường
- Điệp từ : Tẩu lộ à làm nổi bật ý tẩu lộ nan à giọng thơ suy ngẫm thể hiện thể hiện cuộc đời của Bác : Bác bị giải hết từ nhà lao này sang nhà lao khác à thể hiện nổi gian lao, vất vả của người đi bộ trên đường núi.
* Câu 2 :
- Nghĩa đen : Nói cụ thể cái gian lao của tẩu lộ : Vượt qua rất nhiều núi, hết dãy này đến dãy khác, liên miên bất tận
+ Động từ : Trùng san Làm nổi bật
+ Từ : Hựu hình ảnh thơ
nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ
- Nghĩa bóng : Người tù Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường mới
4 Củng cố:
? Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào?
Gợi ý : - Cổ điển : Thú “lâm tuyền”, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, nhãn tự
- Hiện đại : Cuộc đời cách mạng, lối sống cách mạng, công việc cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng, ngôn từ tự nhiên giản dị
5 Hướng dẫn học ở nhà - Soạn bài tiếp theo
Tiết 82
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
1On định
2 Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ em yêu thích nhất ở tiết trước.
Trong bài thơ ấy em cảm nhận được gì hiện thực cuộc sống cách mạng của lãnh tụ HCM?
3 Bài mới
GV nhắc lại phép đối đã được phân tích ở tiết trước.
? Em hiểu như thế nào về câu thơ thứ hai?
? Cần phải hiểu từ sẵn sàng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ này?
? Hãy chỉ ra nghệ thuật đối cụ thể hiện ở câu 3 ?
? ý nghĩa của việc sử dụng phép đối?
G/v : ở 3 câu thơ đầu chúng ta thấy Bác Hồ tuy phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng được sống giữa núi rừng thiên nhiên đất nước mình, được làm viẹc cho cách mạng, nên Bác rất yêu đời yêu thiên nhiên, lạc quan, vui sống. Những cảm xúc đó bắt nguồn từ tình yêu tổ quốc thiết tha, niềm tin con người. Thi nhân xưa thường ca ngợi thú “lâm tuyền”. Song điều khác hẳn là thú “lâm tuyền” của Bác không để ẩn dật trốn tránh cuộc đời, mà để làm việc cho nhân dân cho nước, để “chỉnh dịch” lịch sử, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng đất nước, đưa nhân dân tơi ấm no hạnh phúc
Đọc câu kết
? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ? Vì sao?
? Giải thích ý nghĩa từ “sang”
? Em hiểu thêm được gì về Bác qua lời thơ này ?
? Sự khát khao được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa, cho thấy điều gì ở Bác ?
? Câu thơ thứ 2 dịch chưa thật sát. Vậy ta phải hiểu như thế nào ở câu 2
? Vậy em hiểu thêm được điều gì về Bác qua 2 câu thơ đầu?
G/v chuyển ý
H/s đọc 2 câu cuối
? Có thể đặt nhan đề cho hai câu thơ cuối là gì?
? Nghệ thuật thể hiện 2 câu thơ cuối có gì đặc biệt ?
? Tác dụng cảu nó trong việc sử dụng nội dung ?
? Hai câu thơ cuối cho em hiểu được tình cảm của Bác với thiên nhiên như thế nào ?
? Em cảm nhận dược gì về tinh thần cách mạng của Bác qua lời thơ cuối?
H/s đọc 2 câu cuối
? So sánh bản dịch nghĩa, dịch thơ với phát âm chữ hán
? Trong bài thơ tứ tuyệt, câu chuyển thường có vị trí nổi bật, ý thơ thường bất ngờ, chuyển cả mạch thơ. ở bài “Đi đường” câu 3 là như vậy. Vậy em hãy chỉ ra ý thơ có tác dụng làm chuyển mạch bài thơ?
? Tác giả muốn khái quát quy luật gì mở ra tâm trạng như thế nào của chủ đề trữ tình?
? Câu thơ 4 tả tư thế nào của người đi đường
? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi?
? Vì sao người có tâm trạng ấy ?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở câu 3, 4
? Bài thơ cho ta thấy được điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pắc – Bó
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ được thể hiện ở bài này?
? Bài thơ phần nào thể hiện quan niệm sống, niềm vui thích thực sự, thú “lâm tuyền” của Bác Hồ. Quan niệm ấy được hiểu như thế nào?
H/s đọc ghi nhớ
? Tư tưởng cổ điển và tư tưởng thép, chất nghệ sĩ của chiến sĩ được kết hợp như thế nào trong bài thơ?
H/s đọc ghi nhớ
? Hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ ?
? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
H/s đọc ghi nhớ
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
* Bài "Tức cảnh Pắc Bú"
1, Thú “lâm tuyền” của Bác Hồ :
Câu1: Phép đối - đó là một cuộc sống hài hoà, thư thái và có ý nghĩa của người làm cách mạng luôn làm chủ hoàn toàn
Câu 2 : - Cháo bẹ, rau măng luôn là những thứ sẵn có trong bữa ăn
- Tư tưởng luôn sẵn sàng.
à Giọng thơ hài hước, dí dỏm, trong gian khổ vẫn thư thái vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng và hoà hợp với thiên nhiên
* Câu 3 : Việc làm
- Đối ý : Điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá chông chênh)/ nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm(dịch sử Đảng)
- Đối thanh : Bằng (chông chênh)/ trắc (dịch sử Đảng)
à Với người cách mạng những khó khăn vật chất thì cũng không thể cản trở cách mạng. trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cách mạng vẫn có thể hoà hợp với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh
2, Cái “sang” của cuộc đời làm cách mạng
- Từ “sang” – thi nhãn của bài thơ
sang trọng, giàu có, cao
- Sang quý, đẹp đẽ
cảm giác hài lòng, vui thích
à Tâm trạng, tình cảm của Bác khi
tự nhìn nhận đánh giá về cuộc sống của minh, cuộc đời cách mạng của người ở Pắc – Bó : Ăn, ở, làm việc tuy khó khăn, thiếu thennhưng người vẫn luôn cảm thấy vui thích giàu có, sống trong à lối nói khoa trương nhưng rất chân thành, niềm vui ấy toả ra từ toàn bộ bài thơ, từ thiên nhiên, hình ảnh giọng điệu thơ à Tất cả điều đó đều xuất hiện từ quan niệm sống của Bác Hồ
* Bài "Ngắm trăng"
+ Tinh thần, tâm hồn tự do ung dung, niềm say mê của Bác đối với trăng, với thiên nhiên đẹp
- Cụm từ : Khó hững hờ à như lời giải bày tâm sự, bộc lộ cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của tâm hồn Bác, trước cảnh đẹp của đêm trăng. Điều đó thể hiện Bác là một người tù cách mạng và cũng là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê hồn nhiên và có tâm hồn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp
ố Hai câu thơ đầu toả sáng một tâm hồn thanh cao, vượt trên hình thức không gian khổ để hướng tới cái trong sáng, cái đẹp của thiên nhiên, vũ trụ bao la à Đó chính là yếu tố lãng mạn cách mạng của bài thơ
2, Hai câu thơ cuối:
- Mối giao hoà đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng
- Nghệ thuật đối rất đặc sắc :
+ Nhân hứng nguyệt tòng
+ Khán minh nguyệt – khán tri gia
+ Song
à Miêu tả cuộc ngắm trăng độc đáo, thể hiện mối giao hoà gắn bó tha thiết giữa Bác (thi nhân) và trăng
+ Người ở trong nhà giam – qua song cửa – ngắm vầng trăng sáng ngoài bầu trời tự do
+ Trăng ở bầu trời tự do – qua song sắt ngắm nhà thơ
(Trăng được nhân hoá, người tù được hoá thân thành thi sĩ)
ố Đó là một cuộc hội nghộ gặp gỡ thanh cao cuả đôi tri âm tri kỷ ố Đây là cuộc vượt ngục về tư tưởng của người tù cách mạng Hồ Chí Minh
* Hai câu thơ cho thấy tư tưởng kỳ diệu của người chiến sĩ – thi sĩ ấy: Một bên là nhà tù đen tối, một bên là vần trăng thơ mộng, thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạng say người, ở giữa hai thế giới ấy là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này nhà tù đã trở nên bất lực vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỷ đến với nhau, người tù cách mạng đã không chút bận tâm về cùm xích, đói rét của Cố Đo nhà tù, bất chấp song sắt thô bạo để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm
- ở lời thơ cuối ta cảm nhận được :
+ Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ của Bác
+ Sức mạnh tư tưởng lớn lao của người chiến sĩ vĩ đại đó
+ Tư tưởng thép : Tư tưởng tự do, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù
* Bài "Đi đường"
Câu 3 : (câu chuyển)
- Mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên tới đỉnh cao chót, là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời nhưng là lúc mọi khó khăn kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng
à Việc đi đường với mọi khó khăn, gian lao cuối cùng rồi cũng tới đích, con đường cách mạng, và đường đời cũng vậy.
à Nhân vật trữ tình trở thành người khách du lịch đến được vị trí cao nhất, tốt nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trước mắt
* Câu 4 :
- Tư thế (Người bị đày đoạ đến kiệt sức, tuyệt vọng) trở thành người du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp
- Tâm trạng : Vui sướng đặc biệt, bất ngờ à niềm vui hạnh phúc hết sức lớn lao của ngưòi chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh.
* ở câu thứ 3 : Tứ thơ đột ngột vút lên theo chiều cao
- ở câu 4 : hình ảnh thơ lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, gợi cảm giác sự cân bằng, hài hoà
III. Tổng kết – Luyện tập
* Bài "Tức cảnh Pắc Bú"
1, Nội dung :
- Cảnh sinh hoạt, làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa
- Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Bác
2, Nghệ thuật :
- Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng
- Cách dùng từ ngữ đặc sắc, gợi cảm
GHI NHO (sgkt )
* Bài "Ngắm trăng"
1, * Tư tưởng cổ điển
Thi đề : Vọng nguyệt
Thi hiệu : Trăng, rượu, hoa
Cấu trúc đăng đối
Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt
* Tư tưởng thép
Là sự tự do nội tại
Phong thái ung dung vượt lên
sự tàn bạo của nghục tù
Tư tưởng lạc quan cách mạng, là cuộc vượt ngục tư tưởng
GHI NHO (sgkt )
* Bài "Đi đường"
1, Nội dung : Bài thơ có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen : Nói về việc đi đường núi
- Nghĩa bóng : Con đường cách mạng, đường đời
Bác Hồ muốn nêu lên một chân lý, một bài học rút ra từ thực tế : Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ
2, Nghệ thuật :
- Thơ tức cảnh tự sự mà thiên nhiên suy nghĩ, triết lý
- Lời thơ giản dị mà cô đọng, ý, lời chặt chẽ, lô gíc, tự nhiên, chân thực...
- Cổ vũ tư tưởng vượt khó khăn thử thách trên đường đời để đạt mục đích cao đẹp
GHI NHO (sgkt )
4 Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ em yêu thích nhất
5 Hướng dẫn học ở nhà ? Chép lại những câu thơ về trăng của Bác ? So sánh với hình ảnh trăng trong Vọng Nguyệt
Đọc thuộc lòng 3 bài thơ Chuẩn bị bài kiểm tra tập làm văn số 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_de_Tho_Ho_Chi_Minh.doc