Giáo án Ngữ văn 8 tiết 87: Văn bản: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh)

Thảo luận nhóm:

Hỏi: Hãy chỉ rõ nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ này?

GV chiếu máy chiếu

-Nghệ thuật đối:

+Chủ thể: Nhân> < Nguyệt; Minh nguyệt > < thi gia

+ Hành động: hướng> < tòng; khán> < khán.

+ Hoàn cảnh: Người mất tự do> < trăng được tự do

 Ranh giới giữa người và trăng là chiếc song sắt của nhà tù.

-Nghệ thuật nhân hóa: Trăng là vật thể vô tri đã hóa con người có tâm hồn, có hành động đang “nhòm”, “ngắm” nhà thơ.

 

docx16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 6428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 87: Văn bản: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/1/2018 Ngày giảng: 8A : 27 /1/2018 8C: 27/1/2018 Tiết 87- Văn bản: NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn mình giao hoà với vầng trăng. - Thấy được phong thái ung dung, lạc quan, tâm hồn cao đẹp của Bác. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ, bình dị, tự nhiên, sâu sắc. - Thấy được chất thép và chất trữ tình trong bài thơ. - Thấy được màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Trình bày một vấn đề. 3. Thái độ: - Yêu kính và biết ơn lãnh tụ. - Tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 4. Năng lực: - Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, thưởng thức văn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, Sách giáo viên, kế hoạch dạy học, tập thơ “Nhật kí trong tù”, máy chiếu, phiếu học tập 2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới, tìm hiểu tập thơ “Nhật kí trong tù”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): - Kiểm tra sĩ số lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong quá trình học 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Thời gian: 2 phút Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Quả thực đúng như vậy, qua một số bài thơ mà các em đã học như “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” các em đều thấy xuất hiện hình ảnh của vầng trăng. Nhưng cũng là vầng trăng, nhưng nếu trong “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, Bác được ngắm trăng ngay tại chiến khu Việt Bắc thì hôm nay, cô sẽ giới thiệu đến các em một bài thơ khác của Bác cũng có hình ảnh vầng trăng nhưng lại là ngắm trăng trong nhà tù Tưởng Giới Thạch- Trung Quốc. Vậy có gì khác trong lần ngắm trăng này, cô và các em cùng vào bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thời gian: 35 phút Gv yêu cầu học sinh xem lại những thông tin về tác giả đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kỳ 1. Hỏi: Hãy nhắc lại những thông tin cơ bản về Chủ tịch Hồ Chí minh? - Hồ Chí Minh (1890-1969) , quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. GV chiếu nguyên tác chữ Hán của bài thơ để học sinh quan sát. - GV hướng dẫn học sinh đọc Đọc cả phần phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ; chú ý giọng bình thản ở câu 1, giọng bối rối, tự hỏi ở câu 2 và sự đối nhịp, đối chữ ở câu 3 và 4. - GV đọc mẫu - GV gọi 1-2 HS đọc bài thơ và nhận xét cách đọc - GV yêu cầu học sinh chú ý vào bản dịch nghĩa để hiểu bài thơ. Hỏi: Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? - Là bài thơ số 21 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” Hỏi: Em có hiểu biết gì về tập thơ “Nhật kí trong tù” ? - GV chiếu hình ảnh và thông tin về tập thơ “Nhật kí trong tù” - Thể loại: Nhật kí bằng thơ - Gồm 113 bài thơ - Viết bằng chữ Hán - Viết khi Bác Hồ bị Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây- Trung Quốc (8/1942- cuối1943) GV mở rộng về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này: Tháng 8.1942 lấy danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh em bạn bè quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi là gián điệp.Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943, Người được thả tự do - Đây là bức chân dung tự họa của Bác Hồ “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao” Tinh thần cách mạng của tập thơ Hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? - Thất ngôn tứ tuyệt. Hỏi: Hãy chỉ ra cách ngắt nhịp và cách gieo vần của bài thơ? - Thường ngắt nhịp: 2/2/3 - Vần chân, gieo vần ở tiếng cuối cùng của câu 2 và câu 4 (hà,gia) Hỏi: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ này là gì? - Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. Hỏi: Cấu trúc chung của bài thơ theo thể Thất ngôn tứ tuyệt là gì? - Khai- thừa-chuyển-hợp Hỏi: Với bài thơ này, em có cách chia nào khác không? - Chia bài thơ làm 2 phần: + P1 (Hai câu thơ đầu): Tâm trạng của Bác khi gặp trăng. + P2 (Hai câu thơ cuối): Cuộc giao hòa giữa người và trăng. GV chuyển ý: “Vọng nguyệt” không chỉ là bức tranh của một đêm trăng đẹp mà nó còn là một bức tranh tinh thần của Bác. Vậy, bức tranh tinh thần ấy thể hiện như thế nào. Cô và các em cùng chuyển sang phần II. Nhắc lại Lắng nghe Quan sát Lắng nghe Đọc Trả lời Trả lời Lắng nghe Trả lời Nhận xét Trả lời Nhắc lại Trả lời Lắng nghe I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Hồ Chí Minh 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Là bài thơ số 21 trong tập “Nhật kí trong tù”. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. - Bố cục: 2 phần - GV yêu cầu học sinh chú ý 2 câu thơ đầu. GV chiếu slied: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) Hỏi: Theo em, những thi sĩ xưa thường chuẩn bị những gì cho cuộc ngắm trăng của mình? Rươụ: Cảm xúc thêm nồng nàn Hoa: Dưới trăng hoa càng thêm lộng lẫy Trăng đối với các thi sĩ chính là một người bạn, khơi nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, chính vì vậy trong các cuộc ngắm trăng, họ thưởng chuẩn bị hoa, rượu, thậm chí cả nến và phải có bạn hiền. Hoa dưới trăng càng thêm lộng lẫy, lãng mạn, rượu khiến cảm xúc thăng hoa, nồng nàn thì thơ ca càng bay bổng, lãng mạn. Hỏi: Trong bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Hãy chỉ ra những chi tiết nói về hoàn cảnh ngắm trăng của Bác? (chú ý vào câu thơ đầu phần nguyên tác) Ngục trung: Trong tù vô tửu: Không có rượu vô hoa: Không có hoa Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được Bác sử dụng trong câu thơ này? Việc sử dụng nghệ thuật này có tác dụng gì? - Điệp từ “vô” kết hợp với từ “diệc” để khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người. - Nhịp thơ 2/2/3 kết hợp với thanh bằng, trắc cho thấy âm hưởng nhẹ nhàng, tự nhiên của câu thơ. Hỏi: Khi trong tù không rượu cũng không hoa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc ngắm trăng? Cuộc ngắm trăng khó thực hiện, không trọn vẹn. Hỏi: Nhưng nếu thực hiện được cuộc ngắm trăng ấy, con người phải có thêm điều gì? - Tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, nghĩa là phải có thêm yếu tố tinh thần, vượt lên khỏi cảnh ngộ ngặt nghèo. Hỏi: Qua phân tích em thấy Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt. Ngắm trăng là một thú vui thanh tao của các bậc thi sĩ, nhưng ở đây Bác lại ngắm trăng trong tù, một hoàn cảnh rất đặc biệt. Hỏi: Có phải chăng câu thơ đầu của Bác chỉ muốn nhấn mạnh sự thiếu thốn khi ở trong tù hay còn ý nghĩa nào nữa? Các em hãy nhận xét cách ngắt nhịp, luật bằng trắc trong câu thơ này? - Nhịp thơ 2/2/3, 4 thanh bằng 3 thanh trắc mang mang lại âm hưởng nhẹ nhàng chứ không nặng nề hay phê phán. GV mở rộng: Câu thơ mở đầu với ý nghĩa là khai đề, nếu chúng ta chỉ hiểu câu thơ chỉ muốn nhấn mạnh sự thiếu thốn trong tù thì các câu thơ sau sẽ phải triển khai theo ý này. Nhưng câu thơ vừa có ý nghĩa hiện thực lại vừa có ý nghĩa biểu cảm: - Nghĩa hiện thực: Hoàn cảnh thiếu thốn trong ngục tù - Nghĩa biểu cảm: Câu thơ như lời tự bạch của Bác. Vì nhìn thấy ánh trăng sáng đẹp quá, Bác mới nghĩ đến hoa và rượu những thứ thường có trong mỗi lần ngắm trăng. Nhưng có phải vì thế mà cuộc ngắm trăng không diễn ra?Ở đây chính là lấy cái không có để nói về cái sẵn có ở những câu thơ sau. GV chuyển ý: Vậy đứng trước hoàn cảnh này, Bác Hồ có tâm trạng như thế nào. Các em chú ý vào câu thơ thứ 2. GV yêu cầu học sinh chú ý câu thơ thứ hai. “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;) Hỏi: Về hình thức, em thấy đây là kiểu câu gì? Vì sao - Đây là câu nghi vấn với cụm từ “nại nhược hà” (biết làm thế nào). Hỏi: Ở đây câu nghi vấn dùng để hỏi hay để để bộc lộ tình cảm, cảm xúc? - Câu thơ thể hiện niềm bối rối, xao xuyến, rạo rực, không cầm lòng được của Bác trước đêm trăng đẹp. Vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Nhưng khổ nỗi, Bác lại đang bị giam cầm trong ngục tù thiếu thốn mọi thứ thì làm sao mà ngắm trăng trọn vẹn được, nhưng ánh trăng lại đẹp quá mới khiến Bác bối rối như vây. Hỏi: Đối chiếu câu thơ của Bác với câu thơ dịch, em thấy khác nhau ở điểm nào? - Về phần nguyên tác: “nại nhược hà” (biết làm thế nào?) -> câu nghi vấn - Về bản dịch: “khó hững hờ”-> câu khẳng định: Bác không thể hững hờ với trăng được, sẵn sàng đón nhận trăng, nhưng đồng thời cho thấy nhân vật trữ tình hơi bình thản, chứ không rung động mãnh liệt như trong câu thơ chữ Hán. Trong câu thơ thứ 2 này, Nam Trân đã dịch chưa sát so với nguyên tác Hỏi : Qua tìm hiểu 2 câu thơ đầu, em hãy nhận xét về tình cảm của Bác đối với trăng ? - Tình cảm nồng hậu, tha thiết với ánh trăng. GV chuyển ý: Như vậy, cô và các em đã vừa phân tích 2 câu thơ đầu để thấy được cái hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt của Bác, thấy được tâm trạng bối rối, xao xuyến của Bác trước vầng trăng, qua đó cảm nhận được tình cảm nồng hậu, tha thiết của Bác với trăng. Vậy để xem cuộc gặp gỡ giữa người và trăng có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu 2 câu thơ cuối. GV yêu cầu học sinh chú ý vào bản nguyên tác: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Thảo luận nhóm: Hỏi: Hãy chỉ rõ nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ này? GV chiếu máy chiếu -Nghệ thuật đối: +Chủ thể: Nhân> < thi gia + Hành động: hướng> < khán. + Hoàn cảnh: Người mất tự do> < trăng được tự do Ranh giới giữa người và trăng là chiếc song sắt của nhà tù. -Nghệ thuật nhân hóa: Trăng là vật thể vô tri đã hóa con người có tâm hồn, có hành động đang “nhòm”, “ngắm” nhà thơ. Hỏi: Việc sử dụng nghệ thuật này có tác dụng gì? - Trăng và người gắn bó, giao hòa với nhau trong mọi cảnh ngộ. Trăng và người đều chủ động tìm đến nhau để giao hòa với nhau và ngắm nhau say đắm. Hỏi: Nếu chỉ là hành động người ngắm trăng, thì đó cũng là việc thường tình. Nhưng đối với Bác để đến được với ánh trăng Bác phải làm gì? - Để ngắm trăng người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà tù. Hỏi: Trăng ngắm nhà thơ, đó là việc khác thường, nhưng khác thường hơn nữa là trăng chủ động theo khe cửa đến với người tù. Vậy trăng ngắm gì ở Bác? Điều này cho thấy mối quan hệ giữa người và trăng như thế nào? - Trăng ngắm phong thái ung dung, tự tại của Bác. - Quan hệ gần gũi, thân tình. Đây không phải là lần duy nhất Bác và trăng gặp nhau bên song cửa sổ. Trong bài thơ “Tin thắng trận” Bác viết: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” Thảo luận cặp đôi: 2 phút Hỏi: Có người nói đây chính là “cuộc vượt ngục về mặt tinh thần” Em có suy nghĩ gì về ý kiến đó? GV chiếu máy : - Vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do, ở đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù tăm tối, thiếu thốn, nơi chứa đựng đầy tội ác, bất công nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Đây chính là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Trăng ngắm Bác, chính là đang ngắm tư thế ung dung, lạc quan của Bác. Đây cũng đồng thời là chất thép trong thơ Bác. Chất thép thể hiện ở chính tinh thần lạc, ung dung, tự tại. Đây cũng chính là nét hiện đại trong thơ Bác. - Hỏi: Hãy so sánh hai câu thơ này ở phần nguyên tác và dịch thơ để xem bài dịch thơ có giữ được sự đăng đối trong hai câu thơ không? - Hai câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối, tức cũng giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra, câu thơ dịch thứ tư có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ ràng là chưa cô đúc, đó là chưa kể chữ nhòm ở đây không được nhã (nhất là lại nhòm khe cửa!). Thảo luận cặp đôi: -Thời gian: 2 phút Hỏi: Vì sao trong câu thơ thứ 3, tác giả viết là “Nhân” nhưng sang câu thơ thứ 4 tác giả lại nhận mình là “thi gia”? - GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và cho điểm - Câu 3 Bác dùng chữ “nhân” để chỉ người ngắm trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng biến thành thi gia. Trước vầng trăng, không còn tù ngục, chỉ có Người thơ và tri kỉ vầng trăng. - Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận mình, tâm hồn được tự do. Tâm hồn được tự do, rung cảm trước cái đẹp thì đó là tâm hồn của thi gia. Quả thật đây là cuộc lột xác từ thân phận người tù trở thành nhà thơ. Và ta cũng lại thấy được cái chất nghệ sỹ trong con người Bác. - GV mở rộng: Việc sắp xếp chữ “nhân” và “nguyệt” cũng có nhiều dụng ý. - Chữ “nhân” đứng đầu câu thơ thứ 3 cho thấy, con người luôn ở tư thế làm chủ mọi hoàn cảnh, con người chủ động tìm đến với ánh trăng chứ không phải chỉ vì hoàn cảnh thiếu thốn, bị giam giữ mà để lỡ mất đêm trăng đẹp. Đây chính là nét hiện đại trong thơ của Bác, luôn lấy con người làm trung tâm. Hỏi: Trong hoàn cảnh đặc biệt, Bác đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” đầy ấn tượng, vậy bài thơ đã thể hiện được nét đẹp nào trong tâm hồn Bác: GV đưa lên máy chiếu - Bác có tâm hồn rung động, nhạy cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên, có tình tình yêu TN sâu sắc. Chính tình yêu đó: + Làm cho vầng trăng vô tri trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm hồn như con người. + Đã xóa đi hình ảnh nhà tù thay vào đó là không gian đầy lãng mạn, chỉ có trăng và người yêu trăng . - Tâm hồn chiến sỹ, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách. - Tâm hồn nghệ sỹ khao khát tự do. - Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời. Đặc điểm trong thơ Bác là lúc nào cũng cảm nhận thấy cái phong thái, lạc quan. Lúc nào Bác cũng quan điểm “Bĩ cực rồi đến ngày thái lai”. Hay các em đã được học câu chuyện “Dù mưa hay nắng” trong sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7”, các em đều rất ấn tượng với cách nói của Bác. Ngày nắng nóng thì Bác nói: “Chà may quá, hôm nay trời không mưa”, nếu gặp trời mưa Bác lại nói “Hay thật trời mưa đi mát quá” khiến cho các chú bộ đội đều mỉm cười, tán thưởng, đôi chân như khỏe ra, dẻo dai hơn. Giáo viên chuyển ý: Như vậy các em thấy, với nghệ thuật đối rất đặc sắc, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, Bác Hồ đã cho chúng ta thấy cuộc gặp gỡ vừa kỳ lạ nhưng lại vừa quấn quýt, thắm thiết tạo nên một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa người và trăng. Điều gì đã làm nên thành công cho bài thơ, chúng ta cùng chuyển sang phần III. Hỏi: Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Tác giả đã khéo léo khai thác một thi đề quen thuộc đó là “Ngắm trăng” dễ tạo cảm xúc, gợi hình ảnh quen thuộc. - Nghệ thuật đối trong câu 3,4 hết sức tinh tế. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Nghệ thuật điệp tư, nhân hóa Hỏi: Nội dung của bài thơ là gì? - Tình yêu thiên nhiên tha thiết. - Phong thái ung dung lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy. GV gọi học sinh đọc ghi nhớ Chú ý Trả lời Lắng nghe Phát hiện Trả lời Lắng nghe Suy nghĩ Trả lời Trả lời Ghi bài Suy nghĩ Lắng nghe Lắng nghe Chú ý Trả lời Suy nghĩ, trả lời Ghi bảng So sánh Trả lời Lắng nghe Trả lời Ghi bài Lắng nghe Chú ý Thảo luận Lắng nghe Trả lời Ghi bài Trả lời Trả lời Lắng nghe Trao đổi Lắng nghe So sánh, đối chiếu Trao đổi Báo cáo kết quả Lắng nghe Lắng nghe Suy nghĩ, trả lời Quan sát Lắng nghe Lắng nghe Trả lời Trả lời Đọc II. Đọc- hiểu văn bản: Hai câu thơ đầu - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt- ngắm trăng trong tù. - Tâm trạng của Bác: Bối rối, trăn trở, xao xuyến, xúc động khi đối diện với ánh trăng. => Tình cảm nồng hậu, tha thiết với ánh trăng. 2. Hai câu thơ cuối - Người và trăng có sự giao hòa, gắn bó với nhau, cả hai đều chủ động tìm đến và ngắm nhau say đắm. => Phong thái ung dung, lạc quan của Bác. III. Tổng kết Nghệ thuật Sử dụng chữ Hán Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc Sử dụng thành công nghệ thuật đối, điệp Nội dung : - Tình yêu thiên nhiên tha thiết. - Phong thái ung dung lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy. *Ghi nhớ: SGK/38 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Thời gian: 4 phút Thảo luận cặp đôi Thời gian: 2 phút Hỏi: Đây là bài thơ hiện đại nhưng lại mang đậm màu sắc cổ điển. Hãy làm rõ điều này? - Cổ điển: + Thi đề: Ngắm trăng + Thi liệu: Rượu hoa, trăng +Chữ Hán: Trang trọng, cổ điển +Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Hiện đại: + Tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng. + Con người luôn làm chủ, làm chủ cả hoàn cảnh, làm chủ cả hành động của mình. GV nhận xét và chấm điểm các cặp đôi. Thảo luận IV. Luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Thời gian: 3 phút Hỏi: Cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, qua bài thơ này em học tập được điều gì ở Bác? - Yêu thiên nhiên và biết thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Hỏi: Yêu thiên nhiên là gì? Có phải chỉ ngắm trăng mới là yêu thiên nhiên? Em cảm thấy mình đã biết yêu thiên nhiên chưa? - Thái độ bình thản, lạc quan trước mọi hoàn cảnh. Biết cách vượt qua hoàn cảnh bằng sức mạnh tinh thần, bằng suy nghĩ tích cực. Hỏi: Đã bao giờ em buồn chưa? Em buồn vì chuyện gì? Lúc đó tâm trạng của em thế nào? Liên hệ với hoàn cảnh của Bác Phát biểu suy nghĩ của cá nhân Phát biểu suy nghĩ của cá nhân Liên hệ bản thân HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) 1. Sưu tầm những bài thơ của Bác cũng viết về trăng. - Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận, Đi thuyền trên sông Đáy, Trung thu. Trung thu “Trung thu ta cũng tết trong tù, Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” 2. Trao đổi với bạn bè, người thân cái hay của bài thơ. HS về nhà làm HS về nhà làm 4. Củng cố (2 phút) - GV và HS khái quát kiến thức trọng tâm bài học. - Gv cho học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. -Gv dựa vào kết quả làm của học sinh để ghi điểm 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1phút) - Học thuộc bài thơ. - Ôn tập lại văn thuyết minh, chuẩn bị viết bài TLV số 5. - Đọc và tìm hiểu bài: Câu cảm thán. IV: Rút kinh nghiệm: . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 21 Ngam trang Vong nguyet_12303755.docx
Tài liệu liên quan