Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

*HĐ1: HD HS tìm hiểu chung

HDHS đọc và tìm hiểu chú thích dấu (*)

-GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả NTT.

- Yu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả dựa vào chú thích dấu (*).

GV tóm lượt lại và nhấn mạnh những nét chính về nhà văn này.

-Giới thiệu sơ lược những tác phẩm của nhà văn tóm tắt ngắn gọn tiểu thuyết Tắt đèn và nhấn mạnh vị trí, nội dung của đoạn trích trong tác phẩm.

-Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thuộc chương nào của Tắt đèn?

 chốt và giới thiệu thêm về vị trí đoạn trích.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết 9 Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích Tắt đèn-Ngô Tất Tố) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn. - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Kĩ năng - Tóm tắt văn bản truyện. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ - Bênh vực người lao động nghèo trong chế độ phong kiến, lên án chế độ phong kiến bất công tàn ác. - Biết đấu tranh chống lại bất công, trân trọng giá trị của người lao động trong cuộc sống hiện tại. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT 2. Học sinh: SGK, soạn bài III.PHƯƠNG PHÁP: thảo luận, phân tích, phát vấn, gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ - Em có nhận xét gì về nhân vật người cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ? - Em có cảm nhận gì về tình thương mẹ của chú bé Hồng? 3.Bài mới 1. Giới thiệu bài Xã hội Việt Nam trước năm 1945 đầy rẫy những bất cơng, người nơng dân trong xã hội lúc bấy giờ được xem là những người dưới đáy xã hội họ luơn chịu sự cai trị tàn độc cùng với sự áp bức bĩc lột của bọn địa chủ phong kiến. Trước hiện thực xã hội, đã cĩ khơng ít các phần tử yêu nước đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền. Trong đĩ cĩ các nhà thơ, nhà văn họ dùng ngịi bút để phơi bày hiện thực. Bên cạnh các tác phẩm như Bước đường cùng, Chí Phèo, Tiếng hò sông Hậu, Những nẻo đường phù sa thì Tắt đèn cũng bức tranh thu nhỏ của một XH đầy những áp bức bất công, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung *HĐ1: HD HS tìm hiểu chung HDHS đọc và tìm hiểu chú thích dấu (*) -GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả NTT. - Yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả dựa vào chú thích dấu (*). àGV tóm lượt lại và nhấn mạnh những nét chính về nhà văn này. -Giới thiệu sơ lược những tác phẩm của nhà vănè tóm tắt ngắn gọn tiểu thuyết Tắt đèn và nhấn mạnh vị trí, nội dung của đoạn trích trong tác phẩm. -Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thuộc chương nào của Tắt đèn? à chốt và giới thiệu thêm về vị trí đoạn trích. *Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản - HDHS tìm hiểu kĩ các chú thích: 1, 2, 3, 4, 6, 9,11 trước khi đọc VB. -Giọng đọc phù hợp, làm rõ không khí hồi hộp, khẩn trương ở đoạn đầu. -Chú ý ngôn ngữ nhân vật, diễn tả được diễn biến sự kiện và tâm lý nhân vật. èGV đọc mẫu 1 đoạn. Tìm hiểu chi tiết VB -Nhắc lại nội dung đoạn trích: Đoạn trích kể chuyện buổi sáng ở nhà chị Dậu. - Tình cảnh của gia đình chị Dậu lúc này như thế nào ? - Có thể xem đoạn này là thế “tức nước” đầu tiên được không ? àGV nhận xét và chuyển ý: Từ tình thế này em, em sẽ hiểu được người đàn bà ấy sẽ có tâm trạng như thế nào và hành động ra sao trong cuộc đối đầu với 2 tên tay sai ngay sau đó. -GV cho HS giải thích lại từ cai lệ - Em thấy tên cai lệ ở đây hiện lên như thế nào? Bản chất, tính cách của y ra sao? àNhận xét - Thái độ, hành động, cử chỉ và ngôn ngữ của hắn khi xông vào nhà anh Dậu thúc sưu được Ngô Tất Tố miêu tả như thế nào ? -Cho HS thảo luận (2HS/nhĩm): + Em có nhận xét chung gì về tính cách của tên này? Qua đó, em hiểu gì về chế độ xã hội đương thời? ànhận xét GV cho HS nhắc lại tình thế gia đình của chị Dậu khi bọn tay sai “sầm sập tiến vào” - Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào? GV nhận xét: Diễn biến tâm lý của chị Dậu có thể chia thành 2 giai đoạn. - Vì sao chị Dậu lại phải thiết tha van xin đến mức tự hạ mình như thế? Có phải chị là người yếu đuối, nhút nhát không? ànhận xét Bình: Chúng ta cần hiểu rõ điều này để càng thêm trân trọng tình cảm tốt đẹp của người phụ nữ lao động nông thôn. Cho dù họ có phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách đến thế nào. - Mặc dù thiết tha van xin nhưng tên cai lệ vẫn phớt lờ không quan tâm mà cứ lấn tới. Trong hoàn cảnh đó chị Dậu đã làm gì? - Em hãy tìm và phân tích sự chuyển đổi thái độ của chị Dậu, từ cách xưng hô đến nét mặt, cử chỉ, hành động? - Hành động nào của chị Dậu khiến em đồng tình và thú vị nhất? Vì sao? - Vì sao chị Dậu có đủ dũng khí để quật ngã 2 tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy? Việc 2 tên tay sai thảm bại trước chị Dậu còn có ý nghĩa gì và chứng tỏ điều gì? àGV chốt và nhận xét bổ sung. - Em có suy nghĩa gì về cách xây dựng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích? àGV nhận xét, bổ sung. - Qua việc phân tích VB, em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo, đặt như vậy có thoả đáng không? Vì sao? * GVHDHS tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật. - Đoạn trích có những đặc sắc gì về nghệ thuật? *Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản - Qua đoạn trích, em hãy nêu ý nghĩa văn bản được rút ra àNhận xét, chốt lại, ghi bảng *Hoạt động 4: Tổng kết -HS đọc SGK -HS căn cứ vào chú thích. -HS căn cứ vào chú thích trả lời. -3, 4 HS đọc VB theo HD của GV -Thê thảm đáng thương, món nợ sưu nhà nước vẫn không có cách gì trả được, anh Dậu đang ốm nặng, gia đình nghèo, 3 đứa con nhỏ đói khát. Tất cả đã dồn lên đôi vai người đàn bà đảm đang dịu dàng, hiền hậu, tình nghĩa nàyèchị biết làm gì hơn nữa ngoài sự lo lắng, hi vọng cơ may và thấp thỏm đợi chờ. - Đây là thế tức nước đầu tiên đã được xây dựng và dồn tụèchị Dậu thương yêu, lo lắng cho chồng. Chính điều này sẽ quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo. -Dựa vào SGK trả lời -Là tên tay sai chuyên nghiệp, nhờ bóng chủ mà y tác oai, tác quái. Hung dữ, chỉ biết làm theo lệnh quan, đánh trói, bắt người là nghề của hắn. - Thái độ hống hách:”Gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt” Ngôn ngữ vô văn hoá:”Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi!” Hành động vũ phu: “đùng đùng, giật phắt cái thừng”, sấn đến trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu, bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch” -HS thảo luận Tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệtènhân vật này không chỉ điển hình cho tầng lớp tay sai thống trị mà còn là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. - Thiết tha van xin tên cai lệ: Nhà cháu đã túng, hai ông làm phúccho cháu khất, cháu van ông. -Vì chị yêu thương chồng, không muốn chồng bị hành hạ trong lúc đau ốm. - Thay đổi cách xưng hô liều mình cự lại. -Liều mạng cự lại:chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ Nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra cưả, túm tóc tên người nhà lý trưởnglẳng 1 cái hắn ngã nhào ra thềm -HS nêu lên suy nghĩ của bản thân. -HS tư duy trả lời -Khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ lao động nông thôn nước ta trước CMT8, cho dù họ phải sống 1 cuộc sống vô cùng gian nan, khổ cực. -Tức nước ở đây là sự áp bức tàn nhẫn của tên cai lệ đối với gia đình chị Dậu. Vỡ bờ là sự vùng lên của chị Dậu khi không thể chịu đựng được nữa. Đó là quy luật có áp bức, có đấu tranh của quần chúng lao khổ trong chế độ cũ trước CMT8. - Khắc hoạ nhân vật rõ nét. Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. -HS phát biểu. -HS đọc phần ghi nhớSGK. I. TÌM HIỂU CHUNG. - Ngô Tất Tố (1893-1954) là nhà văn, xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều liõnh vực nghiên cứu, học thực sáng tác. - Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. - Xác định được vị trí của đoạn trích: nằm ở chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 1. Hoàn cảnh gia đình anh Dậu: - Nợ sưu nhà nước. -Anh Dậu đang đau yếu, khổ sở. -Con nhỏ, nhà thiếu ăn. -> Sự thấu hiểu cảm thông sâu sắc của tác giảvới tình cảnh cơ cực, bế tắc của ngưởi nông dân 2. Cai Lệ-bộ mặt của thế lực cai trị bấy giờ: -Thái độ hống hách. -Ngôn ngữ vô văn hóa. -Hành động vũ phu, côn đồ, yêu thích đánh trói và hành hạ. -> Phản ánh bộ mặt tàn ác,bất nhân của xã hội thực dân nữa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyềnthực dân nữa phong kiến,đại diện cho giai cấp thống trị. 3.Chị Dậu-người phụ nữ nông dân phẩm hạnh -Thiết tha van xin tên cai lệ vì yêu thương chồng con. -Thay đổi cách xưng hô->liều mạng cự lại. -“Tức nước vỡ bờ” – đánh nhau và đánh thắng tên cai lệ. -> Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương,tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành,chất phác. 4. Nghệ thuật - Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ. - Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực,sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động,tâm lí..) 5. Ý nghĩa văn bản Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của người nông dân hiền lành, chất phác. III. Tổng kết (SGK) Hoạt động 5: HD học bài và chuẩn bị bài ở nhà Học bài: -Tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chịDậu) -Hãy cho biết hiện thực xã hội cũng như ý nghĩa của văn bản thơng qua việc miêu tả nhân vật chị Dậu của tác giả Chuẩn bị bài mới: Xây dựng đoạn trong VB. -Xem trước nội dung bài học. -Trả lời câu hỏi ở mỗi phần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Tuc nuoc vo bo_12332174.doc
Tài liệu liên quan