Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích tác phẩm “Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố

Thảo luận nhóm: 2’

Hỏi: Em hiểu như thế nào về cụm từ: tức nước vở bờ? Theo em đặt tên văn bản là Tức nước vở bờ có thỏa đáng không ? Vì sao?

Gợi ý: - Tức nước vở bờ là: thực tế của cuộc sống lao động.

 - Cách đặt tên như vậy là thỏa đáng. Vì tức nước là chỉ sự áp bức của bọn PDPK còn vở bờ là chỉ sự vùng dậy đấu tranh của người nông dân lúc bấy giờ.( có áp bức, có đấu tranh). Con đường sống của quần chúng là con đường đấu tranh để tự giải phóng chứ không có con đường nào khác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 9: Văn bản Tức nước vỡ bờ (Trích tác phẩm “Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3; Tiết: 9 NS: 9/9/2018, ND:11/ 9/2018 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích tác phẩm “Tắt đèn”) - Ngô Tất Tố A. Mức độ cần đạt: Giúp h/sinh: 1. Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích. - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm- Tắt Đèn. - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 2. Kỹ năng: tóm tắt văn bản truyện; vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ: giáo dục lòng yêu thương con người; ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tác phẩm “Tắt đèn”. Video 2.. Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới. C. Tiến trình các hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài : Em hãy nêu tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ ? 3. Bài mới: Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, là một trong những tác giả tiêu biểu cho dòng hiện thực phê phán .Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay trong đó có tác phẩm tắt đèn. Tác phẩm tắt đèn là bản tố khổ chân thực sâu sắc chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của hàng triệu nông dân nghèo bị áp bức, bóc lột. Vậy để biết được văn bản có nội dung thế nào mời cả lớp cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung (*) PP: Đàm thoại KT: đặt câu hỏi - Qua phần chú thích em hiểu gì về tác giả Ngô Tất Tố? - Đoạn trích là chương mấy của tác phẩm Tắt Đèn? - Nêu PTBĐ của văn bản. - Trình bày những điểm cơ bản nhất về tác giả. - Nêu vị trí của đoạn trích. - Nêu PTBĐ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Ngô Tất Tố (1893 - 1954), quê làng Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh. - Là nhà báo nổi tiếng, nhà văn hiện thực xuất sắc trước CMT8. - Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). 2.Tác phẩm: - Văn bản: Trích từ chương 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn”. - Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với mtả, biểu cảm. GV giới thiệu - Bố cục. + P1: Từ đầu ... có ngon miệng hay không. Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu. + P2: Còn lại. Chị Dậu đương đầu với bọn tay sai phong kiến. II. Tìm hiểu văn bản * Hoạt động 2: Tìm hiểu tình thế của gia đình chị Dậu. PP: Đàm thoại KT: đặt câu hỏi + Trước khi xảy ra sự việc đánh nhau với Cai lệ GĐ chị Dậu đang ở trong tình thế như thế nào? + Từ tình huống trên cho thấy GĐ chi Dậu có hoàn cảnh như thế nào? - Quan về lang thu thuế, nhà không còn tiền nộp sưu, chồng bị bệnh hành hạ, chị phải bảo vệ chồng.; Chị đã bán đi đứa con và của cải nhưng vẫn không đủ tiền nộp cho cả em chồng đã chết. - cùng quẩn, bế tắc 1. Tình thế của GĐ chị Dậu. - Quan về tận làng thu thuế. - Chị phải bán con, chó và khoai vẫn không đủ tiền nộp thuế. - Chồng chị đau ốm, bị hành hạ. => Hoàn cảnh gia đình chị Dậu hết sức cùng quẩn, bế tắc * Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật cai lệ để hiểu bản chất của nhà nước TD PK PP: Đàm thoại KT: đặt câu hỏi - Hướng h/s chú ý đoạn “Anh Dậu”... hết: thái độ, lời nói, hành động của tên cai lệ. + Hãy nêu và nhận xét về hành động, cử chỉ và ngôn ngữ của tên cai lệ khi bước vào nhà chị Dậu. + Qua hành động, cử chỉ trên em thấy Cai lệ là người như thế nào? - Quan sát văn bản. - Hành động: sầm sập tiến vào .... - Ngôn ngữ : quát nạt, hầm hè, hung tợn. - độc ác, vô nhân đạo, hung dữ... 2. Nhân vật cai lệ: - Hành động, cử chỉ: + Hùng hổ xông vào nhà chị Dậu với roi song, tay thước, dây thừng. + Trợn mắt, giật phắt dây thừng, bịch vào ngực chị Dậu, sấn đến định trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu... - Ngôn ngữ: quát, thét, hầm hè, nham nhảm ... => là kẻ hung bạo như dã thú. Hiện thân cho nhà nước thực dân PK bất nhân lúc bấy giờ. * Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật chị Dậu để biết được vẻ đẹp và sức mạnh tiềm tằng của người phụ nữ VN PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm KT: đặt câu hỏi, chia nhóm - Những chi tiết nào trong văn bản Ngô Tất Tố kể về sự lo lắng của chị Dậu đối với chồng? - Vậy đối với chồng thì chị là người như thê nào? - Hãy nêu diễn biến hành động, ngôn ngữ của chị Dậu trong khi đối mặt với Cai lệ. - Qua cách cử xử của chị Dậu ở trên em có nhận xét gì về tính cách của chị? - Nấu cháo, quạt, hỏi, đi rón rén - Bảo vệ chồng - Đánh giá phẩm chất. - Lúc đầu: hạ mình van xin, xưng cháu - ông. - Thấy chồng sắp bị đánh: chị xám mặt, đỡ tay cai lệ; xưng cháu - ông. - Bị đánh bất ngờ, chị liều mạng cự lại, xưng: tôi - ông; nói lí lẽ. - Cai lệ làm tới; chị cảnh báo: “Mày... bà cho mày xem.” và đánh hắn. - Nhận xét tính cách 3. Nhân vật chị Dậu: a. Đối với chồng: - Luôn quan tâm, chăm sóc chồng. - Một mình đứng ra bảo vệ chồng. => là người vợ hiền, yêu thương chồng hết mực. b. Đối với bọn tay sai: - Van xin (cháu- ông) - Nói lý ( tôi – ông) - Phản kháng ( bà- mày) => Hiền dịu, vị tha, nhẫn nại nhưng tiềm tàng một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thảo luận nhóm: 2’ Hỏi: Em hiểu như thế nào về cụm từ: tức nước vở bờ? Theo em đặt tên văn bản là Tức nước vở bờ có thỏa đáng không ? Vì sao? Gợi ý: - Tức nước vở bờ là: thực tế của cuộc sống lao động. - Cách đặt tên như vậy là thỏa đáng. Vì tức nước là chỉ sự áp bức của bọn PDPK còn vở bờ là chỉ sự vùng dậy đấu tranh của người nông dân lúc bấy giờ.( có áp bức, có đấu tranh). Con đường sống của quần chúng là con đường đấu tranh để tự giải phóng chứ không có con đường nào khác. Hoạt động 5: HD tổng kết PP: Đàm thoại KT: đặt câu hỏi - Nội dung chính mà tác giả muốn nói với bạn đọc trong đoạn trích là gì? - Em có nhân xét gì về cách XD tình huống truyện; cách kể chuyện và miêu tả nhân vật của tác giả? Hướng dẫn h/s ghi nhớ - Nêu 2 ý: + Bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH thực dân PK; Nỗi cư cực của người nông dân. + Vẽ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. - Xây dựng tình huống - Kể chuyện, miêu tả nhân vật III. Tổng kết: Nội dung: - Đọan trích đã cho ta hiểu được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội TDPK đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh cơ cực, bế tắc khiến họ phải liều mạng chống lại. - Đồng thời thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính. - Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động D. Củng cố- dặn dò: * Củng cố : Qua tiết học này chúng ta cần nắm được nối thống khổ của người nông dân trong xã hội phong kiến * Dặn dò: Về nhà học bài, tóm tắt văn bản. - Chuẩn bị bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”. Bổ sung rút kinh nghiệm ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Tuc nuoc vo bo_12416199.doc
Tài liệu liên quan