CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng với chức năng chính là để hởi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2.Kĩ năng:
Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu như thế nào được gọi là câu nghi vấn? (Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng nào?) Nêu ví dụ?
3. Bài mới:
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ././ 2018 Tuần: 21
Tiết 81,82:
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả; thấy được nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả.
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ hiện đại.
3.Thái độ:
GD học sinh lòng yêu quê hương, đất nước .
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Tranh minh hoạ (phóng tranh từ SGK)
2. Học sinh:
Đọc trước bài thơ, đọc chú thích
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ 2, 3 của bài thơ “Nhớ rừng” và cho biết nỗi nhớ thời oanh liệt của con hổ được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Nói chung, nhà thơ nào mà chẳng có 1 miền quê. Vì vậy những bài thơ nói về cái “Núm ruột sinh tồn” ấy, với họ không có gì là khó hiểu. Bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh đã được tác giả viết từ khi ông còn rất trẻ, mới bước vào làng thơ nhưng nó vẫn được coi là “Một chấm son giữa cánh đồng thơ mới”. Cái mới ở đây không phải là ở đề tài, mà ở thể thơ, ở cấu trúc bài thơ, và nhất là hồn thơ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
-> HS trả lời.
- GV bổ sung thêm: Tế Hanh sinh năm 1921 quê ở Quảng Ngãi. Quê hương chính là nguồn thi cảm lớn nhất trong suốt cuộc đời của Tế Hanh.
Bài thơ được sáng tác năm 1939. Đây là tình cảm của cậu học trò 18 tuổi lần đầu tiên xa quê nhớ về quê hương mình.
Hoạt động 3:
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Giọng đọc nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý nhịp thơ 3/2/3 hoặc 3/5.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Giải thích từ khó: 1, 3, 4
Hoạt động 4:
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
-> Thơ 8 chữ.
H: Em có nhận xét gì về cách gieo vần?
-> Vần chân, liền. Một số câu gieo vần lưng.
H: Dựa vào nội dung, em có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần?
-> 4 phần:
+ P1: 2 câu đầu (G. thiệu chung về làng quê).
+ P2: 6 câu tiếp (Cảnh thuyền ra khơi đánh cá)
+ P3: 8 câu tiếp (Cảnh thuyền cá trở về)
+ P4: 4 câu cuối (Nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương).
GV: Có thể nói đoạn 2 và 3 là hai đoạn thơ đặc sắc nhất của bài thơ này.
H: Mạch cảm xúc của bài thơ?
-> Ca ngợi làng quê, cuộc sống ở quê và nỗi nhớ quê hương. Bài thơ có cách phân đoạn không đều và cũng không theo bố cục của thơ Đường. Tất cả là do hồn thơ, do cảm hứng của cái “tôi” trữ tình xô đẩy như những con sóng biển: Khi dìu dặt, lúc tràn bờ. Cảm hứng ấy được diễn đạt bằng những hình ảnh ngôn từ đầy sáng tạo.
H: Nhà thơ trở về quê hương bằng con đường nào?
-> Bằng cách hồi tưởng.
H: Quê hương qua nỗi nhớ của nhà thơ được bắt nguồn từ hình ảnh nào?
H: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả?
H: Qua lời giới thiệu này, quê hương của tác giả có những đặc trưng gì?
GV: Lời giới thiệu của nhà thơ nếu xét theo nghĩa thông tin đơn giản thì ta hiểu đó là 1 làng ven biển, 1 cù lao và dân ở đó sinh sống bằng nghề đánh cá. Nhưng cái tình của Tế Hanh, cái hồn biển của Tế Hanh đã gửi vào câu chữ để cái làng ấy hiện ra duyên dáng, nên thơ. Làng ở vào thế trung tâm, xung quanh là nước, và khoảng cách với biển cũng được đo bằng nước “Cách biển nửa ngày sông”.
H: Sáu câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh gì?
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ
H: Cảnh ra khơi được giới thiệu vào thời điểm nào?
H: Tại sao tác giả không chọn 1 thời điểm khác để miêu tả mà lại chọn thời điểm sớm mai?
GV: Một ngày mới tinh khôi, trong trẻo, bình minh tươi sáng, như bắt đầu một ngày ra khơi đầy hứa hẹn. Câu thơ như có hoạ và có nhạc làm bức tranh vùng trời, vùng biển trở nên tươi sáng, đầy màu sắc.
H: Trên cái nền của bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh nào làm cho em chú ý?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả con thuyền đầy sáng tạo như vậy?
H: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
H: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” Hình ảnh cánh buồm ở đây có ý nghĩa gì?
GV: Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
- Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ 1 nơi xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong những uớc mơ con.
->Hình ảnh cánh buồm trong thơ Hoàng Trung Thông là biểu tượng của ước mơ, hoài bão và ước vọng. Nhưng hình ảnh những cánh buồm trong thơ Tế Hanh là hình ảnh mang tâm hồn của cả 1 vùng quê, thật thiêng liêng và sâu nặng biết bao.
H: Vậy em hình dung như thế nào về không khí ra khơi?
- HS chú ý 8 câu thơ tiếp theo.
H: Cảnh gì được miêu tả và tái hiện trong đoạn thơ này?
H: Cảnh đón thuyền cá trở về được miêu tả như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về không khí ở bến?
H: “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Tại sao câu thơ này lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
-> Trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng, cho dân làng chài trở về an toàn.
H: Có phải nguyên nhân cá đầy ghe là do trời không?
-> Không, mà là lời cảm ơn của người dân làng chài và của chính tác giả.
GV: Con thuyền nhẹ nhõm rời bến trong làn gió nhẹ của buổi sớm mai hồng. Và vẫn con thuyền ấy, ngày hôm sau đầy nặng cá trở về. Giấc mơ đã trở thành hiện thực – hiện thực trong cái ồn ào tấp nập của dân làng ra đón ghe, đón cá. Là hình ảnh thực rồi mà nó vẫn như mơ. Cảnh đón thuyền về bến không chỉ gây ấn tượng bởi không khí vui vẻ, hồ hởi, náo nức mà còn đặc sắc bởi hình ảnh người dân làng chài.
H: Dân trai tráng sau chuyến ra khơi về được đặc tả như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh của họ?
GV: Vẻ đẹp khoẻ khoắn, rắn chắc của những người dân chài với làn da rám nắng, mang cả vị mặn mòi xa xăm của biển khơi. Họ như những con người được sinh ra từ biển, đi ra từ cổ tích, sao đầm ấm và thân thương đến thế.
H: Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
H: Có ý kiến cho rằng: con thuyền và con người ở đây có sự tương đồng. Em hãy cho biết ý kiến của mình?
GV: Con thuyền vừa là con thuyền thực, vừa là con thuyền thơ. Thực là vì nó đã về bến đỗ để được neo đậu, được bình yên, không còn gió dập sóng xô. Nhưng thơ là ở chỗ: nó cũng như 1 con người: thư giãn và mãn nguyện sau 1 chuyến ra khơi thành công.
*HS đọc khổ thơ cuối.
GV: Đối với nhà thơ, cảnh người và quê hương không phải là bức tranh được miêu tả trực tiếp. Mà nó chỉ là những kỉ niệm hiện lên trong kí ức, nghĩa là có 1 khoảng cách xa xôi. Vì thế nên luôn có 1 miền tưởng nhớ.
H: Nhà thơ đã nhớ về những hình ảnh nào?
H: Qua những hình ảnh quen thuộc, rất đặc trưng trên, em hiểu được điều gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?
GV: Trong nỗi niềm tưởng nhớ ấy, dường như chỉ cần nhắm mắt lại là cảnh và người lại hiện ra rõ mồn một. Bởi nó đã nhập tâm, đi vào kí ức thi nhân.
H: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này?
H: Cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm?
- HS trả lời.
- GV đưa ra ghi nhớ, gọi HS đọc.
GV: Chốt: Bài thơ đã kết thúc nhưng bức tranh về quê hương vùng biển, cảnh và người vùng biển, nhất là tình cảm của nhà thơ với quê hương vẫn đầy dư vị, ngân nga. Tình cảm ấy như chất muối thấm đẫm trong những câu thơ, cả giọng thơ bồi hồi và ngôn ngữ thơ vô cùng bình dị.
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm bài thơ
- Cho HS quan sát tranh
H: Bức tranh là hình ảnh nào trong bài thơ?
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả :
- Tế Hanh sinh năm 1921. Quê ở Quảng Ngãi.
- Quê hương chính là nguồn thi cảm lớn nhất trong suốt cuộc đời của Tế Hanh.
2. Tác phẩm :
Bài thơ được sáng tác năm 1939. Đây là tình cảm của cậu học trò 18 tuổi lần đầu tiên xa quê nhớ về quê hương mình.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Chú thích.
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Quê hương qua hồi tưởng của nhà thơ
Làng tôi ở...
Nước bao vây...
- Lời giới thiệu mộc mạc, tự nhiên
-> Làng chài, gắn bó cuộc sống với sông nước.
a. Cảnh ra khơi đánh cá
- Thời điểm: Sớm mai hồng: trời trong, gió nhẹ.
-> Tươi sáng, khoáng đạt.
- Con người: đi đánh cá.
- Chiếc thuyền:
+ Như con tuấn mã
+ Phăng mái chèo
+ Cánh buồm: như mảnh hồn làng
+ Rướn thân
- NT: Nhân hoá, so sánh, động từ mạnh-> Làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền.
-> Hình ảnh cánh buồm: Là biểu tượng của làng quê và con người nơi đây.
=> Bức tranh lao động đầy hứng khởi, tràn đầy sức sống.
b. Cảnh thuyền cá trở về:
- Ồn ào trên bến đỗ
- Dân làng: tấp nập
-> Không khí vui vẻ, hồ hởi, náo nức.
- Dân trai tráng:
+ Da ngăm rám nắng
+ Thân hình: nồng thở vị xa xăm.
-> Vẻ đẹp khoẻ khoắn, giản dị, đầy sức sống của những con người lao động.
- Chiếc thuyền: im, mỏi, nằm, nghe...
- NT: Nhân hoá
-> Con thuyền như con người: thư giãn và mãn nguyện.
2. Nỗi nhớ của tác giả
- Luôn tưởng nhớ:
+ Màu nước xanh
+ Cá bạc Giản dị, thân
+ Chiếc buồm vôi thuộc
+ Con thuyền
+ Mùi nồng mặn
-> Nỗi nhớ da diết, đằm thắm, cháy bỏng.
3. Nghệ thuật:
- Phương thức biểu cảm: trực tiếp
- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá
- Giàu hình ảnh và nhạc điệu.
* Ghi nhớ: (SGK)
IV. Luyện tập: Đọc diễn cảm.
4. Củng cố:
GV nhắc lại những nội dung chính.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: “Câu nghi vấn”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:./../ 2018
Tiết 83:
CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng với chức năng chính là để hởi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2.Kĩ năng:
Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu như thế nào được gọi là câu nghi vấn? (Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng nào?) Nêu ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
* GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK.
- Gọi HS đọc.
H: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
H: Những câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không?
H: Chúng có dấu chấm hỏi mà không dùng để hỏi thì dùng vào mục đích gì?
H: Câu nghi vấn trong ví dụ a. thực hiện chức năng gì?
H: Các câu còn lại?
H: Từ đó em thấy, có phải bao giờ câu có dấu chấm hỏi ở cuối cũng là những câu dùng để hỏi không?
H: Những câu nghi vấn trên có yêu cầu người đối thoại phải trả lời không?
GV: Đó là những câu nghi vấn( xét về hình thức) nhưng nội dung thì thực hiện chức năng khác.
GV: đưa ra bảng phụ, gọi HS xác định.
+ Anh có thể ngồi lùi vào được không?
-> Cầu khiến.
+ Nó không lấy thì còn ai vào đây?
-> Khẳng định
+ Ai lại làm như vậy?
-> Phủ định
+ Mày muốn ăn đòn hả?
-> Đe doạ
+ Sao anh không về chơi thôn vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên?
-> Bộc lộ t/c, c/x.
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết câu nghi vấn ngoài chức năng chính là dùng để hỏi thì còn đảm nhiệm những chức năng gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS trả lời từng phần.
- HS đọc thầm nội dung trong SGK.
H: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết là câu nghi vấn?
H: Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần.
- GV nhận xét kết quả.
H: Tìm những câu có nghĩa tương đương để thay thế những câu trên
- Gọi từng HS phát biểu.
- Gọi HS đọc yêu cầu
H: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi?
- GV nhận xét, chữa.
- GV nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
GV: Hướng dẫn HS làm BT trong sách nâng cao Ngữ văn 8.
HS: thực hành làm BT theo hướng dẫn.
- Nhận xét, sửa lỗi.
I. Những chức năng khác
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
- Không được dùng để hỏi
-> Để thực hiện những chức năng khác:
a. Bộc lộ t/c, c/x (Sự nuối tiếc).
b. Hàm ý đe doạ
c. Đe doạ
d. Khẳng định
e. Bộc lộ cảm xúc (Sự ngạc nhiên).
* Ghi nhớ : (SGK- 142)
IV/ Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Con người...để có ăn ư?
-> Bộc lộ t/c, c/x (Sự ngạc nhiên)
b. Than ôi...nay còn đâu?
-> Phủ định
(Ngoài ra còn hàm chứa t/c, c/x: sự bất bình).
c. Sao ta không ngắm...rơi?
-> Cầu khiến.
d. Ôi thế thì...bóng bay?
-> Phủ định
2. Bài tập 2:
a.+ Sao cụ lo xa quá thế?
-> Từ “sao” và dấu ?
+Tội gì.....để tiền lại?
-> Từ “gì” và dấu?
+ Ăn mãi...lấy gì mà lo liệu?
-> Từ “gì” và dấu ?
=> Chức năng: dùng để phủ định.
b. Cả đàn bò...làm sao?
-> Từ “làm sao” và dấu ?
=> Bộc lộ thái độ băn khoăn, ngần ngại.
c. Ai dám bảo...mẫu tử?
-> Từ “ai” và dấu?
=> Khẳng định
d.+ Thằng bé kia...gì?
-> Từ “gì” và dấu ?
+ Sao lại...mà khóc?
-> Từ “sao” và dấu ?
=> Câu hỏi.
* Những câu thay thế:
a.
+ Cụ không phải lo xa quá như thế.
+ Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
+ Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b. Không biết chắc chắn thằng bé có đảm nhiệm được công việc chăn dắt đàn bò này không nữa.
c. Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.
3. Bài tập 3:
a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim tối qua được không?
-> Câu cầu khiến.
b. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
-> Bộc lộ t/c, c/x: sự băn khoăn.
4. Bài tập 4:
- Những câu nghi vấn dùng để chào là những câu người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng những câu chào khác (có thể là những câu nghi vấn mà vẫn hợp lí)
VD: - Cậu đọc sách à?
- Ừ! Chào cậu!
Hoặc:
- Cậu đọc sách đấy à?
- Cậu đi đâu thế?
(Người nói và người nghe có quan hệ thân mật).
* BT bổ sung:(Dành cho một số HS khá giỏi lớp 8A) Làm BT 2 tr 180 trong sách Ngữ văn 8 nâng cao.
4. Củng cố:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn?
- Chức năng của câu nghi vấn?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo quá trình phân tích VD
- Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị tiết sau: Thuyết minh về 1 phương pháp.
IV/ Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ././ 2018
Tiết 84:
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP(CÁCH LÀM)
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu thế nào là bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
2.Kĩ năng:
Biết cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm) một món ăn, một món đồ chơi hay cách chưoi 1 trò chơi phổ biến.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Bài văn thuyết minh về cách chơi 1 trò chơi dân gian.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết một đoạn văn thuyết minh cần tuân theo những yêu cầu gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Ở học kì I, khi học về kiểu bài thuyết minh, các em đã được làm quen với 2 dạng bài: thuyết minh về 1 đồ dùng và thuyết minh về 1 thể loại VH. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm 1 dạng văn thuyết minh nữa: đó là thuyết minh về 1 phương pháp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc các bài văn trong SGK.
H: Đối tượng của bài văn thuyết minh này?
-> Một sản phẩm (một món đồ chơi)
GV: Đối tượng thuyết minh là 1món đồ chơi nhưng nó khôg giống như thuyết minh về 1đồ vật. ở đây người ta thiên về quy trình, thao tác làm ra sản phẩm đó.
H: Các phần chủ yếu của văn bản này là gì?
H: Theo em, phần nào là quan trọng nhất? Vì sao?
-> Cách làm là quan trọng nhất. Vì nội dung phần này trình bày tỉ mỉ, giúp người đọc nắm bắt được phương pháp để còn làm theo được.
H: Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?
-> Không cần thiết. Vì nếu không giới thiệu đầy đủ các nguyen vật liệu thì không có điều kiện vật chất để tiến hành chế tác ra sản phẩm. Nếu bài văn chỉ có phương pháp làm thôi thì sẽ không tránh khỏi trừu tượng.
H: Phần cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
-> Từ dễ đến khó. Cái gì làm trước thì trình bày trước, cái gì làm sau thì trình bày sau. Có như vậy người đọc mới dễ hiểu.
H: Phần yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
-> Cũng cần thiết. Vì yêu cầu về tỉ lệ các bộ phận, hình dáng, chất lượng sản phẩm giúp người làm có thể đánh giá được kết quả của mình mà sửa chữa, điều chỉnh.
H: Đối tượng TM của văn bản này?
-> Cách nấu 1 món ăn
H: Hãy xác định các phần chính của VB?
H: Phần nguyên liệu này có gì khác so với văn bản a?
GV: Ngoài nguyên liệu loại gì, còn có thêm phần định lượng bao nhiêu củ, quả, thực phẩm...tuỳ theo số bát, đĩa, số người ăn.
H: Cách làm này có gì khác so với ở VB a? Vì sao?
GV: Đối với việc chế biến món ăn, nếu theo đúng thời gian quy định là rất quan trọng. Bởi nếu tuỳ tiện thay đổi thì thành phẩm sẽ kém chất lượng.
H: Phần yêu cầu thành phẩm bao gồm những yêu cầu nào?
H: Hai VB thuyết minh trên đều có đặc điểm chung nào?
-> Đều có 3 phần là...
GV: Bởi vì muốn làm gì cũng phải có nguyên vật liệu, có cách làm và có yêu cầu thành phẩm (tức là sản phẩm làm ra phải có chất lượng). Phần quan trọng là thuyết minh cách làm theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả như mong muốn.
H: Nếu em không hiểu gì về một trong những đối tượng và phương pháp thuyết minh trên, thì em có thuyết minh được không?
-> Không. Vì không có tri thức.
H: Vậy để TM được, em phải có những hiểu biết như thế nào?
H: Khi trình bày, ta phải trình bày như thế nào?
-> Ngắn gọn, rõ ràng.
H: Hãy nhận xét về lời văn của 2 VB trên?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Đưa ra ghi nhớ.Gọi HS đọc.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giao nhiệm vụ: mỗi dãy làm 1 dàn ý.
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- HS thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ
- GV nhận xét, chữa.
- Gọi HS đọc VB.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét kết quả.
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm).
1. Ví dụ:
a. VB “Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”
b. VB “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”.
2. Nhận xét.
a.
- Nguyên vật liệu: quả thông , các loại hạt, cành cây khô...
- Cách làm:
+ Làm thân
+ Làm đầu và mũ
+ Làm tay
+ Làm chân và bóng
+ Gắn cố định lên ván gỗ
- Yêu cầu thành phẩm:
+ Tỉ lệ
+ Dáng người
b.
- Nguyên liệu: rau ngót, thịt lợn nạc, các gia vị...
(Kèm theo số lượng và trọng lượng)
- Cách làm:
+ Sơ chế rau
+ Sơ chế thịt
+ Chế biến hoàn thiện.
(Kèm theo thời gian chế biến)
- Yêu cầu thành phẩm:
+ Trạng thái
+ Màu sắc
+ Mùi vị.
=> Phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm thì mới thuyết minh được.
* Ghi nhớ : (SGK- 26)
II/ Luyện tập.
1. Bài tập 1:
VD: TM về 1 trò chơi
- MB: Giới thiệu khái quát về trò chơi đó.
- TB:
+ Chuẩn bị: sân bãi, số người chơi, dụng cụ...
+ Tiến hành chơi: cách chơi, luật chơi, trình tự chơi, cách thưởng, cách phạt...
+ Một số yêu cầu khi chơi.
- KB: Khẳng định vai trò, vị trí của trò chơi.
2. Bài tập 2:
- Đặt vấn đề: Từ đầu -> vấn đề.
( Nêu ra yêu cầu, thực tiễn cấp bách phải tìm cách đọc nhanh).
-Có nhiều cách-> ý chí (Các cách đọc và nội dung các cách đó)
- Hiệu quả: Phần còn lại.
=> Ý 2 và 3 là nội dung TM chủ yếu và quan trọng nhất.
4. Củng cố:
- Bài văn TM về 1 phương pháp có bố cục như thế nào?
- Những yêu cầu đối với phần cách làm?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo quá trình phân tích VD
- Học thuộc ghi nhớ, tập thuyết minh về 1 phương pháp mà em thành thạo.
- Chuẩn bị tiết sau: VB “Khi con tu hú”.
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tân Thạnh, Ngày..tháng..năm 2018
Ký duyệt của tổ trưởng:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 8 tuan 21 nam 2016 (1).doc