Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23

Tiết 92:

ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhớ lại khái niêm của kiểu bài thuyết minh

- Ôn lại vai trò, tác dụng, đặc trưng của văn bản thuyết minh.

- Nắm vững bỗ cục bài văn TM và cách làm bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

Xây dựng các dàn ý cho BT1 (trang 35).

2. Học sinh:

Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:././ 2018 Tuần: 23 Tiết 89: Văn bản: NGẮM TRĂNG (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng”: dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở rộng tâm hồn giao hoà với thiên nhiên. - Hiểu được sức truyền cảm của bài thơ qua nghệ thuật bình dị, tự nhiên mà ý nghĩa sâu sắc. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: - GD học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, yêu thiên nhiên, đất nước. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Chép 2 bài thơ ra bảng phụ 2. Học sinh: Đọc trước bài thơ, đọc chú thích Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung H: Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -> Trong thời gian Bác bị giam cầm ở nhà tù Quảng Tây (1942 – 1943). GV: Hướng dẫn cách đọc: Câu 1: Giọng bình thản Câu 2: Giọng bối rối Câu3+ 4: Đằm thắm, vui tươi, sảng khoái. - GV đọc mẫu cả 3 bản: Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, gọi HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? -> Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. H: Bài thơ TNTT thường có bố cục như thế nào? -> 4 phần: Khai- thừa-chuyển- hợp. GV: Bản dịch thơ cũng theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bám sát nguyên tác, nhưng cũng có chỗ chưa lột tả hết được tinh thần của nguyên tác. H: Đọc bài thơ, em thấy Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? -> Trong nhà tù. H: Câu thơ đầu, Bác đã bộc bạch điều gì? H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Bác? H: Điệp từ “không” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm khẳng định điều gì? H: Theo em, tại sao Bác không tả những nỗi thiếu thốn khác mà chỉ nhắc đến rượu và hoa? -> Vì đó là những gì quan trọng nhất gắn với tâm hồn thi sĩ. Uống rượu, ngâm thơ, chờ hoa quỳnh nở và ngắm trăng là thú vui của thi sĩ muôn đời... GV: Cái thiếu thốn của người tù là thiếu cơm, thiếu áo, thiếu tự do. Nhưng dường như Bác không hề nói tới. Cái Bác nói ở đây là cái thiếu của thi nhân. Lúc này đây, Bác không phải là người tù nữa, mà bác là một thi nhân thực thụ. Tâm hồn ấy giúp Bác vượt qua hoàn cảnh thực tại. H: Em có nhận xét gì về lời tâm sự của Bác? H: Trước cảnh đẹp của đêm trăng, tâm trạng của Bác được giới thiệu qua câu thơ nào? GV: giải nghĩa: “nại nhược hà”: Không biết làm thế nào. H: Em hiểu tâm trạng của Bác lúc này ra sao? GV: Câu thơ thứ hai là cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đến sững sờ của đêm trăng.-> Tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh và dáng vẻ ung dung kì là của người tù CM. H: Vì sao người tù lại có tâm trạng xốn xang ấy? -> Mất tự do, thiếu rượu, thiếu hoa để thưởng thức trăng trong khi thiên nhiên đẹp, lộng lẫy và thơ mộng thế kia. H: Nỗi nhớ rượu và hoa, sự cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của người nghệ sĩ được diễn tả bằng cảm nhận gì? Em hiểu được điều gì trong sự cảm nhận ấy? H: Sau những phút giây bối rối, xúc động trước vẻ đẹp của đêm trăng, Bác đã làm gì? H: Nét nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? GV: Bác chủ động tìm đến với trăng, vượt lên trên hoàn cảnh thiếu thốn..cho dù nhà tù có khắc nghiệt đến đâu cũng không ngăn cản nổi sự giao hoà giữa người và trăng. H: Qua đây, em có nhận xét gì về con người Bác? GV: Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên là điều thường nhật ở Bác. Nhưng trong hoàn cảnh tù đày như vậy mà Bác vẫn dành trọn tình cảm cho trăng. Song sắt của nhà tù cũng trở nên bất lực vì: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. ánh trăng mang ý nghĩa khát vọng tự do và vẻ đẹp thanh cao tinh khiết-> Vì vậy dù trong hoàn cảnh nào người cũng dành tình yêu cho thiên nhiên. VD: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng... H: Cách xưng hô của nhà thơ có gì đặc biệt? -> Không phải “người tù”, không phải “phạm nhân” mà là “thi gia”, có nghĩa là nhà thơ. Cách xưng hô đó là sự hoá thân kì diệu, là phút thăng hoa toả sáng của tâm hồn nhà thơ, thấm thía cánh nhìn và cảm xúc mới mẻ của Bác. H: em có cảm nhận gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? -> HS. GV đưa ra ghi nhớ. Dặn học thuộc. GV: Ngắm trăng là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động vẻ đẹp phong phú hài hoà của 1 tâm hồn, 1 nhân cách vĩ đại. Hình ảnh Bác trong bài thơ là một vị khách tiên, khách tự do trong ngục tù. Bài thơ được coi là một khúc hát tự do của bác. 1. Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian Bác bị giam cầm ở nhà tù Quảng Tây (1942 – 1943). 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: 3. Tìm hiểu văn bản: Trong tù không rượu cũng không hoa - Điệp từ “không” -> Câu thơ tả thực cuộc sống thiếu thốn, cực khổ của người tù. -> Tâm sự thanh cao, vượt lên hoàn cảnh hiện thực. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ - Tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác – người thi sĩ trước vẻ đẹp sững sờ của đêm trăng. - Tâm hồn tự do, phong thái ung dung, lạc quan, chất nghệ sĩ của Bác. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - NT: Đối lập, nhân hoá -> Trăng và người là đôi bạn tri kỉ, tri âm, tìm đến với nhau, hiểu nhau. => Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, có nghị lực và chất thép phi thường. * Ghi nhớ: (sgk -38). 4. Củng cố: GV nhắc lại cho HS: - Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của bác Hồ qua bài “Ngắm trăng”: Dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn, giao hoà vơi thiên nhiên, với trăng. 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ của bài thơ. - Học nội dung cơ bản của cả bài theo quá trình phân tích. - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: Văn bản Đi đường IV/ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: ..../..../ 2018 Tiết 90: Văn bản: ĐI ĐƯỜNG (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thấy được ý nghgiã tư tưởng của bài thơ “Đi đường”: Từ việc đi đường gian l;ao mà nói đến bài học đường đời, đường cách mạng. - Hiểu được sức truyền cảm của bài thơ qua nghệ thuật bình dị, tự nhiên mà ý nghĩa sâu sắc. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: - GD học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, yêu thiên nhiên, đất nước. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Chép 2 bài thơ ra bảng phụ 2. Học sinh: Đọc trước bài thơ, đọc chú thích rả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian Bác bị giam cầm hơn 1 năm ở Trung Quốc ( từ 8/1942 đến 9/1943) Bác bị giả đi hết nhà lao này đến nhà lao khác trong huyện Quảng Tây... GV: Hướng dẫn cách đọc Đọc mẫu cả 3 phần: Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Gọi HS đọc, nhận xét cách đọc của HS. H: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? -> Thất ngôn tứ tuyệt. H: Giữa bản phiên âm và bản dịch thơ có gì khác? -> Phiên âm là thể thơ TNTT nhưng ở bản dịch thơ lại là thơ lục bát. H: Câu thơ mở đầu kể về sự việc gì? H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ? H: Thực tế mà người tù phải trải qua là gì? H: Qua giọng điệu hết sức tự nhiên như một lời kể, em có nhận xét gì về thái độ của người tù? -> Câu thơ như một lời suy ngẫm thấm thía, rút ra từ thực tế đi đường rất khổ ải H: Em hiểu từ “đường”ở đây theo những nghĩa nào? -> Đường: đường chuyển lao đường cmạng, đường đời. H: Câu thơ thứ hai đã phát triển rõ ý câu đầu như thế nào? H: Hình ảnh “Núi cao rồi lại ...trập trùng” gợi cho em suy nghĩ gì? GV: Những dãy núi cao cứ nối tiếp nhau không dứt, những khó khăn cứ chồng chất lên nhau làm người tù CM không ngừng nghỉ. H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? H: Sau khi vượt hết khó khăn này đến khó khăn khác, gian lao này đến gian lao khác, người tù đạt được kết quả như thế nào? H: Em có nhận xét gì về sự chuyển ý từ câu 1, câu 2 sang câu 3? GV: Câu 1, câu 2 nêu ra nỗi khó khăn và diễn tả cụ thể nỗi khó khăn đó. Đến câu thơ thứ 3, mạch thơ có sự vận động mạnh mẽ. Đây là một chặng đua, 1 thử thách cuối cùng. H: Trong hình dung của em, người tù lúc này có tâm trạng như thế nào? GV: Người tù bỏ lại đằng sau núi non trùng điệp với bao khó khăn gian khổ để đón nhận niềm vui, niềm hạnh phúc của người chiến thắng với ý chí và nghị lực phi thường. - Gọi HS đọc câu cuối. H: Câu thơ cuối đã thể hiện tư thế nào của người tù CM? GV: Hai câu thơ cuối thấp thoáng hình ảnh con người, vừa vươn tới đỉnh cao thắng lợi sau những gian nan, thử thách, ngắm cả đất trời bao la. Tư thế đường hoàng, hiên ngang; niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao. GV liên hệ: “Cảnh rừng Việt Bắc”, “Tức cảnh Pác Bó”. H: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của con người trước con đường đời đầy thử thách? - HS trả lời. - Đưa ra ghi nhớ. Dặn HS học thuộc. H: Bài thơ làm ra là để tự động viên, tự khuyên mình. Nhưng nó lại có sức truyền cảm mạnh mẽ, có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn, thử thách trên đường đời, để vươn tới mục đích cao đẹp. Đó là chân lí, đạo lí thực tiễn sâu sắc của bài thơ này. 1. Hoàn cảnh sáng tác Trong thời gian Bác bị giam cầm hơn 1 năm ở Trung Quốc ( từ 8/1942 đến 9/1943) Bác bị giả đi hết nhà lao này đến nhà lao khác trong huyện Quảng Tây... 2. Đọc và tìm hiểu chú thích 3. Tìm hiểu văn bản: Đi đường mới biết gian lao - Giọng điệu: Tự nhiên -> Đi đường gặp nhiều vất vả, cản trở, khó nhọc. Núi cao rồi lại núi cao trập trùng - Cụ thể hoá nỗi gian lao, vất vả, khó khăn chồng chất triền miên. - NT: Điệp từ “núi cao” -> Bước chân người tù như thi gan với tất cả gian lao thử thách. Cần phải có ý chí, quyết tâm cao độ. Núi cao lên đến tận cùng - Vượt mọi khó khăn sẽ lên đến đỉnh cao nhất. -> Niềm hạnh phúc của người chiến thắng. Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non - Nước non ngàn dặm thu cả vào tầm mắt -> Thể hiện tư thế làm chủ. * Ghi nhớ: (sgk – 40). 4. Củng cố: GV nhắc lại cho HS: Hai lớp nghĩa sâu sắc trong bài “Đi đường”: Từ việc đi đường gian lao, nói lên bài học đường đời, đường CM. 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ của bài thơ. - Học nội dung cơ bản của cả bài theo quá trình phân tích. - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: Câu cầu khiến. IV/ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:././ 2018 Tiết 91: CÂU CẦU KHIẾN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến và phân biệt được câu cầu khiến với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ ra bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu một số chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: * GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK. - Gọi HS đọc. H: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? H: Vì sao em cho rằng đó là câu cầu khiến? Dựa vào đặc điểm hình thức nào? H: Các câu cầu khiến trên thực hiện chức năng gì? GV: Đưa ra bảng phụ, gọi HS xác định. + Sứ giả hãy mau mau về xin nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt! -> Yêu cầu, ra lệnh. + Bạn đọc đi! -> Yêu cầu + Bạn nên nghe lời anh ấy đi. -> Khuyên bảo. + Mẹ giặt giúp con chiếc áo này với nhé. -> Đề nghị. - Gọi HS đọc ví dụ 2. H: Cách đọc từ “Mở cửa” trong câu a và câu b có gì khác nhau? H: Em còn nhận ra điều gì về đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? GV: Lưu ý: + Khi yêu cầu: người nói là vai trên, người nghe là vai dưới. + Khi đề nghị: người nói là vai dưới, người nghe là vai trên. + Trong trường hợp lời nói không có chủ ngữ (Lấy hộ quyển sách với!) thì người nói trở nên vô lễ, mất lịch sự. -> Vì vậy, khi sử dụng câu cầu khiến cũng phải lưu ý khi giao tiếp với người lớn tuổi. H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là câu cầu khiến? - HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu - Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần. - GV hướng dẫn học sinh làm. - Đại diện các nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung từng phần. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Gọi từng hS lên trả lời. - GV nêu yêu cầu của BT. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, thống nhất đáp án. - Gọi HS đọc đoạn trích. H: Cho biết suy nghĩ, nguyện vọng và cách đặt vấn đề của Dế Choắt? H: Nội dung cầu khiến được diễn đạt bằng cách nào? H: Vì sao Dế Choắt lại chọn cách diễn đạt như vậy? - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. GV: Hướng dẫn một số HS lớp 8A làm BT bổ sung trong sách nâng cao. HS: Làm BT theo hướng dẫn của GV. I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ1: a. Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b. Đi thôi con. * Đặc điểm hình thức: - Chứa các từ mang ý cầu khiến: đừng, đi, thôi. - Kết thúc câu bằng dấu chấm. * Chức năng: - Khuyên bảo - Yêu cầu 2. Ví dụ 2: a. Câu “Mở cửa” đọc nhẹ nhàng hơn. -> Vì đây là câu trả lời (thuộc kiểu câu trần thuật). b. Câu “Mở cửa” đọc có ngữ điệu, nhấn mạnh hơn. -> Vì đây là câu dùng để ra lệnh (Thuộc kiểu câu cầu khiến). + Hình thức: Kết thúc câu bằng dấu chấm than. + Chức năng: Ra lệnh. * Ghi nhớ : (SGK) II.Luyện tập. 1. Bài tập 1: * Các từ ngữ cầu khiến: a. hãy b. đi c. đừng * Nhận xét về chủ ngữ: a. Vắng mặt chủ ngữ. b. Chủ ngữ là “Ông giáo”. c. Chủ ngữ là “Chúng ta” * Thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ: a. Thêm CN Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. -> Nội dung không thay đổi nhưng mức độ yêu cầu thì nhẹ nhàng hơn. b. Bớt CN Hút trước đi! -> Nội dung không thay đổi nhưng mức độ đề nghị thì tăng lên, gần như ra lệnh. Câu nói kém lịch sự. c. Thay CN “Chúng ta” bằng “Các anh” Nay các anh đừng làm gì nữa... -> Nội dung có thay đổi, vì: + Chúng ta: bao gôm cả người nói và người nghe. + Các anh: chỉ có người nghe thực hiện yêu cầu. 2. Bài tập 2: * Những câu cầu khiến: a. Thôi im cái điệu....đi. b. Các em đừng khóc. c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! * Nhận xét: a. Vắng CN, từ ngữ CK là: thôi, đi. b. CN là “Các em”, từ ngữ cầu khiến là: đừng. c. Vắng CN, không có từ ngữ CK, chỉ có ngữ điệu CK và dấu !. 3. Bài tập 3: * Giống nhau: - Đều là câu cầu khiến - Có từ ngữ cầu khiến: “hãy”. * Khác nhau: a. Vắng chủ ngữ: Có tính chất cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến cao hơn, mang tính chất ra lệnh. b. Có chủ ngữ “thầy em”, mức độ cầu khiến nhẹ nhàng hơn, mang tính khích lệ động viên. 4. Bài tập 4: - Nguyện vọng của Dế Choắt: Muốn nhờ Dế Mèn đào cho 1 cái ngách để phòng thân. - Suy nghĩ của Dế Choắt: Luôn coi mình là đàn em của Dế Mèn. - Cách đặt vấn đề nhờ vả (Nhưng thực chất là yêu cầu, đề nghị): khiêm nhường và kín đáo, mang tính chất thăm dò thái độ Dế Mèn. - Nội dung cầu khiến: được diễn đạt bằng hình thức câu nghi vấn. -> Cách diễn đạt này phù hợp với vị thế của Dế Choắt và khiến Dế Mèn dễ tiếp nhận hơn. 5. Bài tập 5: - Không thể thay thế vì: + Đi đi con: Chỉ yêu cầu người con thực hiện hành động đi. + Đi thôi con: Yêu cầu cả người mẹ và người con cùng thực hiện hành động đi. * BT bổ sung: Cho HS lớp 8A làm thêm BT 2 tr 190 và BT7 tr 192 trong sach Ngữ văn nâng cao 8. 4. Củng cố: GV hỏi HS: - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến? - Chức năng của câu cầu khiến? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài theo quá trình phân tích ví dụ. - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về văn bản thuyết minh. IV/ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: ././ 2018 Tiết 92: ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhớ lại khái niêm của kiểu bài thuyết minh - Ôn lại vai trò, tác dụng, đặc trưng của văn bản thuyết minh. - Nắm vững bỗ cục bài văn TM và cách làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Xây dựng các dàn ý cho BT1 (trang 35). 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Thế nào là bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? Những yêu cầu của kiểu bài này? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ở cuối học kì I và đầu học kì II này các em đã được học về kiểu bài thuyết minh từ khái niệm, yêu cầu về tri thức, về lời văn, các kiểu đề văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh rồi đến cách làm bài văn thuyết minh... Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Thuyết minh là kiểu VB như thế nào? Nhằm mục đích gì? H: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào? GV: Bản hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, đồ vật như bàn là, máy bơm, quạt điện, nồi cơm điện...là những vB thuyết minh đơn giản nhất, vậy mà cũng đã rất hữu ích cho đời sống con người. -> Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu VB này với các kiểu VB khác. đã là tri thức thì người làm VB không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tương hay suy luận ra mà làm được. H: Vậy tri thức trong Vb thuyết minh đòi hỏi phải như thế nào? -> Phải khách quan, xác thực, đáng tin cậy. H: VB thuyết minh có tính chất gì khác so với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận? GV: Đối với tự sự, miêu tả: Làm cho người đọc cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp của sự vật hoặc căm ghét trước tính xấu của đối tượng. Còn đối với văn nghị luận, đối tượng của vb là một vấn đề, nên phải dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ. H: Từ tính chất trên, em hãy cho biết yêu cầu về lời văn của Vb thuyết minh? -> Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn. H: Các kiểu đề văn TM thường gặp là gì? - TM về 1 đồ vật - TM về một thể loại VH - TM về một phương pháp - TM về một danh lam thắng cảnh. -> Ngoài ra còn có: - TM về một hiện tượng tự nhiên – XH - TM về 1 gương mặt thể thao tiêu biểu - TM về 1 phong tục tập quán, lễ hội.... H: Theo em, muốn làm tốt bài văn TM, cần phải chuẩn bị những gì? H: Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì ? H: Những phương pháp thuyết mịnh nào thường được chú ý và sử dụng? H: Trong VB thuyết minh có yếu tố miêu tả và BC không? Liều lượng và tác dụng của từng yếu tố đó? - Có. Miêu tả và BC chỉ là yếu tố phụ trợ, làm bài văn TM tăng sức hấp dẫn. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 phần - GV hướng dẫn học sinh làm. - HS làm bài, ghi kết quả ra bảng phụ - GV cho HS nhận xét bổ sung và thống nhất cách chữa. VD: + Di tích lịch sử: Đình, chùa, đền... + Danh lam thắng cảnh: Hồ, núi, sông, vịnh, đảo, khu nghỉ mát, vui chơi... VD: Các thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú, Lục bát...hoặc Truyện ngắn, Tiểu thuyết. Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng thuộc thể loại VH nào mà xác định mức độ và nội dung thuyết minh cho phù hợp. VD: Phương pháp vẽ bản đồ, biểu đồ, phóng tranh minh hoạ, làm thí nghiệm... - Gọi HS đọc yêu cầu bT2. - GV hướng dẫn HS làm ở lớp, yêu cầu về nhà tiếp tục hoàn thiện. I. Ôn tập lí thuyết: 1. Khái niệm: VB thuyết minh là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tẹ nhiên và XH bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Vai trò và tác dụng: Cung cấp tri thức một cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết về sự vật, sự việc một cách đầy đủ, đúng đắn để vận dụng vào cuộc sống. 3. Tính chất: VB thuyết minh cốt làm cho người đọc nắm vững tri thức thuộc các khía cạnh liên quan đến đối tượng thuyết minh. 4. Chuẩn bị tri thức để làm bài: - Chuẩn bị tri thức: bằng cách quan sát, học tập, nghiên cứu, hỏi han... - Sắp xếp tri thức, lập dàn ý. -> Bài văn TM phải làm nổi bật đối tượng thuyết minh. 5. Các phương pháp thuyết minh: - Nêu định nghĩa, giải thích - Liệt kê - Nêu ví dụ - Dùng số liệu - So sánh - Phân loại- phân tích. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. TM về đồ dùng: * Lập ý: Gồm có tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng, cách dùng, những lưu ý... * Dàn ý: - MB: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó. - TB: Cấu tạo, nguyên lí hoạt động (nếu có), vai trò-công dụng, cách sử dụng và bảo quản... - KB: Khẳng định lại tầm quan trọng của đồ dùng đối với đời sống con người. b. Giới thiệu 1 Di tích LS, Danh lam TC. * Lập ý: Gồm có tên địa danh, khái quát vị trí, ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, những phong tục, lễ hội có liên quan... * Dàn ý: - MB: Giới thiệu khái quát vị trí và ý nghĩa ls-vh-xh của địa danh. - TB: Quá trình hình thành và phát triển, quá trình tôn tạo, tu bổ, thay đổi tên gọi; Cấu trúc, quy mô, cảnh đẹp; Phong tục tập quán của địa phương. - KB: Thái độ, tình cảm sự đánh giá của người viết hoặc lời kêu gọi ý thức của người dân... c. TM về 1 thể loại VH: * Lập ý: Gồm có: tên thể loại, Vb tiêu biểu, hiểu biết về những đặc điểm hình thức thể loại, tính chất, nội dung... * Dàn ý: - MB: Giới thiệu chung về thể loại VH và vị trí của nó đối với vh-xh hoặc đối với hệ thống thể loại. - TB: Giới thiệu, phân tích cụ thể về ND và hình thức, có đưa VD minh hoạ - KB: Những điều lưu ý khi thưởng thức hoặc khi sáng tác kiểu VB này. d. Giới thiệu 1 Phương pháp: * Lập ý: Gồm có tên đồ dùng, tên thí nghiệm, tác dụng, hiệu quả, mục đích, nguyên liệu, quy trình làm, kết quả , yêu cầu thành phẩm... * Dàn ý: - MB: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng, đồ chơi; tên thí nghiệm và mục đích, tác dụng của nó. - TB: Chuẩn bị nguyên vật liệu (số lượng, màu sắc, chất liệu); Quy trình-cách thức tiến hành (từng bước, từng khâu cho đến khi hoàn thành); yêu cầu( về chất lượng, hình dáng, màu sắc...). - Kết bài: Những điều lưu ý, những cách giải quyết trong quá trình tiến hành... 2. Bài tập 2: 4. Củng cố: GV nhắc lại cho HS: -Khái niệm, vai trò, tác dụng, tính chất của bài văn thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh - Cách lập ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. 5. Hướng dẫn học bài: - Ôn lại toàn bộ kiến thức phần lý thuyết về văn bản thuyết minh. - Làm BT 2 vào vở - Chuẩn bị tiết sau: VB “Ngắm trăng”, “Đi đường”. IV. Rút kinh nghiệm: Tân Thạnh, Ngày.....tháng.....năm 2018 Ký duyệt của tổ trưởng: VŨ THỊ ÁNH HỒNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA văn 8 tuan 23 nam 2016 (1).doc
Tài liệu liên quan