Tiết 99:
Văn bản:HỊCH TƯỚNG SĨ– T2
(Trần Quốc Tuấn)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất củaTrần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm; Thể hiện lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng bài học để tìm hiểu thêm về văn nghị luận.
3. Thái độ:
- GD học sinh lòng yêu nước, nhớ về cội nguồn lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu về tác giả, tác phẩm.
Thiết kế bài dạy.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô)
+ P2: Thế mà -> dời đô
( Đánh giá về Hoa Lư và phê phán 2 triều Đinh- Lê)
+ P3: Huống gì -> Muôn đời
(Những lí do để chọn Đại La là kinh đô mới)
H: Đây là một VB nghị luận. Vậy theo em vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì?
-> Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La.
H: Vấn đề đó được trình bày thành mấy luận điểm?
-> 2 luận điểm:
+ Vì sao phải dời đô
+ Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
GV: Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân nào khiến Lí Công Uẩn dời đô? Lí do ông đưa ra là gì?
H: Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ). Vậy luận điểm “Vì sao phải dời đô có những luận cứ nào?
-> 2 luận cứ:
+ Dời đô là việc làm thường xuyên trong lịch sử các triều đại.
+ Hai nhà Đinh – Lê đóng đô 1 chỗ là hạn chế.
H: Ở phần này, Lí Công Uẩn đã đưa ra những dẫn chứng nào?
H: Hai nhà Thương, Chu dời đô nhằm mục đích gì?
GV: “Phải đâu...phồn thịnh” -> Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời (Phù hợp với quy luật khách quan) vừa thuận theo ý dân (Phù hợp với lòng người)
-> Kết quả của việc dời đô là làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
H: Vì sao các chứng cứ và lí lẽ trên lại trở nên thuyết phục?
-> Vì có sẵn trong lịch sử, ai cũng biết. Vả lại các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phồn thịnh cho dân tộc.
=> Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt của Lí Công Uẩn cũng như của DT ta noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước. Lí Công Uẩn đã lấy số liệu cụ thể về các lần dời đô của các triều đại trước để chuẩn bị cho lí lẽ ở luận cứ sau.
* Yêu cầu HS chú ý đoạn văn sau.
GV: Soi vào sử sách và soi vào tình hình thực tế, Lí Công Uẩn đã nhận xét có tính chất phê phán 2 nhà Đinh, Lê là: theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của 2 nhà Thương Chu.
H: Vậy, việc 2 nhà Đinh, Lê đóng đô mãi ở Hoa Lư đã dẫn dến hạn chế gì?
GV: Thực ra, 2 triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của học chưa đủ mạnh, vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí, với sự phát triển lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
H: Vì vậy LCU đã khẳng định điều gì?
H: Em có nhận xét gì về lời lẽ mà tác giả sử dụng trong phần đầu bài chiếu?
-> Lí lẽ, lập luận tài tình.
GV: Ông có tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua sáng nghiệp, vì nước vì dân.
H: Từ những dẫn chứng trong lịch sử và trong thực tế; bằng lí lẽ của mình, LCU đã đi đến vấn đề gì?
H: Để làm sáng tỏ luận diểm 2: “Thành đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất...” tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
(Những luận cứ chính là những ưu thế của thành Đại La)
H: Em có nhận xét gì về vị trí địa lí, thế đất và đời sống tự nhiên ở Đại La?
H: Vì vậy, LCU đã đánh giá nơi này ntn?
GV: Tóm lại, nhà vua LCU quả có mắt tinh đời, hơn đời, toàn diện và sâu sắc khi nhìn nhận đánh giá, lựa chọn kinh thành Đại La- Thăng Long – Hà Nội ngày nay làm kinh đô cho triều đại mới mà ông là người khởi nghiệp. Bởi nó nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng bao quanh, có Hồ Tây, hồ Lục Thuỷ, có núi Ba vì, Tam Đảo che mặt tây, mặt bắc, thông thương rộng rãi với các tỉnh trên cả nước.
H: Em có nhận xét gì về thể văn tác giả sử dụng trong đoạn văn này? tác dụng của nó?
GV: Đoạn văn gồm nhiều câu văn biền ngẫu (Hai con ngựa sóng cương cùng đi) các vế đối với nhau cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng và lí lẽ dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc người nghe.
* HS dọc 2 câu văn cuối bài.
H: Nội dung đoạn văn vừa đọc là gì?
H: Tại sao đến cuối bài chiếu, lời tuyên bố của Vương tử lại là lời hỏi ý kiến quần thần?
H: Cách kết thúc ấy có ý nghĩa gì?
GV: Phần kết thúc Vb gồm 2 câu. Câu 1 nêu ró khát vọng, mục đích của nhà vua. Câu 2 hỏi ý kiến quần thần. Dĩ nhiên LCU hoàn toàn có thể ra lệnh cho bầy tôi chấp hành; nhưng ông là nhà vua khởi nghiệp, thân dân, dân chủ và khôn khéo. Nên qua sự phân tích ở trên, đã thấy rõ việc dời đô, việc chọn thành Đại La là theo mệnh trời, hợp lòng người và hiển nhiên là 1 yêu cầu của lịch sử.
H: Khát vọng của nhà vua và của nhân dân ta được phản ánh qua VB này là gì?
-> Vb đã phản ánh khát vọng về 1 đất nước độc lập, thống nhất ( Giang sơn thu về 1 mối) đồng thời phản ánh ý chí tự cường của DT ta.
H: Bài chiếu có sức thuyết phục không? Vì sao?
-> Có sức thuyết phục mạnh mẽ vì:
+ Nói đúng được ý nguyện của nhân dân
+ Có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc.
GV: Bài chiếu có cấu trúc chặt chẽ, vừa có lí vừa có tình, nêu được các dẫn chứng co thật, phân tích được nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của dẫn chứng để làm tiền đề cho các lí lẽ. Cách diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, xứng đáng là văn của bậc thiên tử, đấng minh quân.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Chú thích.
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Vì sao phải dời đô?
a. Dời đô là việc thường xuyên trong lịch sử các triều đại.
- Nhà Thương: 5 lần dời đô
- Nhà Chu: 3 lần dời đô
-> Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, vì vận nước lâu dài.
b. Nhà Đinh, nhà Lê đóng đô một chỗ là 1 hạn chế.
- Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
- Trăm họ hao tổn
- Muôn vật không được thích nghi.
-> Không thể không dời đổi.
2. Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
- Vị trí địa lí: Trung tâm trời đất
- Thế đất:
+ “Rồng cuộn hổ ngồi”
+ Đúng ngôi
+ Tiện hướng
+ Rộng, bằng, cao, thoáng.
- Đời sống nhân dân và cảnh vật: vô cùng phong phú, tốt tươi.
-> Quý hiếm, sang trọng, đẹp đẽ, có nhiều khả năng phát triển.
=> Nơi thắng địa.
- NT: Lối văn biền ngẫu-> Tăng sức thuyết phục.
* Lời tuyên bố của Vương tử:
- Hỏi ý kiến quần thần
-> Mang tính dân chủ, cởi mở.
=> Việc dời đô vừa thuận ý trời, vừa hợp lòng người.
* Ghi nhớ: (SGK - 51).
* Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Tầm nhìn chiến lược của vua Lý Công Uẩn về quân sự.
4. Củng cố: GV nhắc lại hệ thống luận điểm trong bài chiếu.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại nội dung VB, học bài theo theo quá trình phân tích.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: Văn bản Hịch tướng sĩ.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ......./....../ 2018
Tiết 98:
Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ
(Trần Quốc Tuấn)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất cuat Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm; Thể hiện lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịc, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng bài học để tìm hiểu thêm về văn nghị luận.
3. Thái độ:
- GD học sinh lòng yêu nước, nhớ về cội nguồn lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu về tác giả, tác phẩm.
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc trước văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục.
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
H: Nhận xét của em về nội dung, ý nghĩa cũng như cách lập luận của VB “Chiếu dời đô”?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Học bộ môn Lịch sử lớp 7, các em đã thấy được những khó khăn mà nhân dân ta gặp phải sau cuộc khắng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258) và nhất là khi cuộc kháng chiến lần 2 sắp nổ ra. Trước tình thế đó, vào tháng 9 năm 1284, trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, Trần Quốc Tuấn đã công bố bài “ Hịch Tướng Sĩ” để khích lệ tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến quyết thắng kẻ thù của các tướng sĩ dưới quyền. Vậy nội dung bài hịch và mục đích của TQT là gì? chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của VB này?
-> HS trả lời.
- GV bổ sung thêm: TQT là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn, là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần 2 (1285) và lần 3 (1287 – 1288).
Sau khi được phong là “Quôc công tiết chế” thống lĩnh toàn bộ quân đội và trước khi quân Mông – Nguyên sang xâm lược lần hai, lúc đó lực lượng ta đã rất mạnh nhưng trong triều có một số quan lại có tư tưởng cầu hoà, dao động. Vì vậy TQT đã viết “Hịch tướng sĩ” để kêu gọi, động viên họ.
Hoạt động 3:
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc cần thay đổi linh hoạt phù hợp với từng đoạn.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS
* Chú thích:
H: Em hiểu thế nào là thể hịch?
GV: so sánh: Hịch và chiếu có những điểm giống và khác nhau:
- Giống: Cùng là 1 loại văn ban bố công khai, cùng là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Khác nhau: Về mục đích và chức năng: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh, còn hịch dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi nhằm khích lệ tinh thần, tình cảm.
- GV: tiếp tục cho HS giải nghĩa 1 số từ khó.
Hoạt động 4:
H: Bài hịch được viết theo thể văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu?
-> Biền ngẫu.
H: Dựa vào nội dung văn bản, em hãy cho biết VB chia làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
-> 4 phần:
+ P1: Từ đầu-> Còn lưu tiếng tốt.
( Nêu gương sáng trong lịch sử)
+ P2: Huống chi -> Vui lòng.
( Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù. Đồng thời nói lên lòng căm thù giặc).
+ P3: Các ngươi -> phỏng có được không.
(Phê phán những sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hành động đúng)
+ P4: Đoạn còn lại (Lời kêu gọi).
H: Tác giả đã nêu ra những tấm gương sáng nào?
H: Em có nhận xét gì về cách nêu của tác giả?
-> Nêu từ xa đến gần, từ xưa đến nay.
H: Khi nêu các tấm gương sáng, tác giả muốn nhấn mạnh điểm nổi bật nào ở họ?
GV: Lấy dẫn chứng ở Trung Quốc là 1 thói quen của văn học trung đại. Các nhà văn VN thời đó thường lấy điển tích, điển cố TQ ra làm khuôn mẫu, làm hình ảnh chuẩn mực để so sánh. Chủ ý của tác giả ở đây là dùng biện pháp “Khích tướng” để khơi gợi sự nhiệt tình, sự xả thân của các tướng sĩ.
* Yêu cầu HS chú ý đoạn văn sau.
H: Nội dung chính của đoạn văn này là gì?
H: Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về tội ác của giặc thông qua những dẫn chứng trên?
GV: Chúng còn điên cuồng tàn phá kinh thành và lùng bắt giết hại nhân dân, vơ vét của cải, sản vật lạ đem về nước.
H: Tác giả dã dùng biện pháp nghệ thuật gì khi khắc hoạ kẻ thù?
H: Tác dụng của biên pháp nghệ thuật này?
GV: Ông coi chúng như cú, diều, dê, chó, hổ đói...chẳng khác gì loài cầm thú.
Tác giả đã hiểu thấu dã tâm của giặc, nhìn thấy rõ những hiểm hoạ mà chúng đang và sắp gieo cho nhân dân ta...
H: Thái độ của TQT đối với bọn giặc?
GV: Tác giả đã thể hiện lòng căm thù sâu sắc đối vơi bọn giặckhi ông tốp cáo thái độ khinh mạn, ngạo nghễ và lòng tham của chúng. Đồng thời ông còn bộc lộ tình cảm, tâm sự của mình với các tướng sĩ dưới quyền.
* HS chú ý SGK
H: Trước những biểu hiện của kẻ thù, nỗi lòng của người chủ tướng được bộc lộ như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về tâm sự được biểu hiện qua những câu văn trên?
H: Từ lòng uất hận tột cùng ấy, TQT muốn biến nó thành hành động như thế nào?
H: Qua những hành động ấy, em thấy TQT là người như thế nào?
H: Đoạn văn này đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Vì sao?
GV: Tác giả đã cường điệu hoá ở mức tối đa những động từ mạnh để thể hiện sự tột cùng lo lắng, tột cùng đau xót và phẫn uất.
Đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong một bài văn chính luận.Con người, phẩm chất đạo đức và tài năng của Hưng dạo vương TQT đã là 1 tấm gương sáng ngời về mọi mặt cho nên mỗi chữ trong đoạn văn như nước mắt tuôn, như máu chảy trên trang giấy. Đó là tấm lòng, gan ruột, tâm huyết của vị chỉ huy đang tâm sự cùng với bề tôi. Đây cũng chính là chỗ sáng tạo của bài hịch này.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả : TQT là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn, là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần 2 (1285) và lần 3 (1287 – 1288).
2. Tác phẩm :
TQT đã viết “Hịch tướng sĩ” để kêu gọi, động viên các tướng sĩ.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Chú thích.
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Nêu gương sáng trong lịch sử:
- Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh.
- Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang.
-> Nêu cao tinh thần vì vua, vì chủ, vì nước.
2. Tội ác của giặc và nỗi lòng chủ tướng.
* Tội ác của giặc:
- Sứ giặc:
+ Ngênh ngang đi lại
+ Sỉ mắng triều đình
+ Bắt nạt tể phụ
+ Đòi ngọc lụa, thu vét vàng bạc...
-> Hống hách, bạo ngược, khinh mạn, tham lam.
- NT: Ngôn từ gợi tả, lối nói ẩn dụ, giọng điệu mỉa mai -> coi chúng như loài cầm thú.
=> Khinh thường, căm thù, đau xót, phẫn nộ.
* Tâm sự của TQT:
- Quên ăn, vỗ gối
- Ruột đau như cắt
- Nước mắt đầm đìa.
-> Lòng căm uất, sôi sục hận thù của 1 trái tim vĩ đại.
- Muốn: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu...cũng cam lòng.
-> Có ý chí xả thân cứu nước.
- NT: Thể văn biền ngẫu, lối nói cường điệu, ước lệ, giọng điệu thống thiết.
-> Phù hợp với ngôn từ, giọng điệu của thể hịch.
4. Củng cố: GV nhắc lại
- Cấu trúc chung của một bài hịch
- Nội dung chính của phần đã tìm hiểu.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại VB, học nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: Học tiếp phần 3, phần 4 của VB.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: /../ 2018
Tiết 99:
Văn bản:HỊCH TƯỚNG SĨ– T2
(Trần Quốc Tuấn)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất củaTrần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm; Thể hiện lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng bài học để tìm hiểu thêm về văn nghị luận.
3. Thái độ:
- GD học sinh lòng yêu nước, nhớ về cội nguồn lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu về tác giả, tác phẩm.
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Tiếp tục trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
H: Trong phần thứ hai của bài hịch, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc, đồng thời bộc lộ nỗi lòng mình như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Ở tiết học trước, khi tìm hiểu phần đầu của VB “Hịch tướng sĩ”, các em đã được biết đến những tấm gương sáng trong lịch sử hết lòng vì vua, vì chủ, vì nước. Các em cũng đã biết được sự hống hách, bạo ngược, khinh mạn, tham lam của quân Mông- Nguyên qua lời tố cáo của TQT. Và hơn thế nữa, chúng ta còn thấy được tâm sự của vị chủ soái TQT với lòng căm uất, sôi sục hận thù bọn gặc cướp nước và ý chí xả thân cứu nước của một trái tim vĩ đại. Vậy tiếp theo, trong bài hịch được coi là “áng văn chính luận xuất sắc” này, Tác giả đã bày tỏ thêm những tâm sự gì? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
- Gọi HS đọc từ: “Các ngươi.. được không?”
H: Nội dung chính của đoạn văn này là gì?
H: Mở đầu đoạn văn này, tác giả không phê phán các tướng sĩ ngay, mà đề cập đến điều gì?
H: Những chi tiết nào cho ta cảm nhận được mối quan hệ này?
-> TL: Không có mặc thì ...
Không có ăn thì...
H: Em có nhận xét gì cách cư xử của chủ tướng đối với các tướng sĩ?
GV bình: Trần Quốc Tuấn đã lo cho tướng sĩ dưới quyền từ cái ăn,cái mặc đến phương tiện tác chiến, từ vật chất cho đến tinh thần, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gì hơn thế nữa.
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ này?
H: Theo em, TQT khẳng định mối quan hệ và tình cảm chu đáo, ân cần của mình đối với quân sĩ nhằm mục đích gì?
-> Làm cơ sở -> sự trách mắng là có lí, xuất phát từ tình thương.
GV: bình: chứng tỏ ông rất am hiểu tâm lí của tướng sĩ, ông đã rất khôn khéo nêu ra mối ân tình này để tướng sĩ của ông sau này dẫu có bị trách mắng cũng không cảm thấy bị tổn thương, bởi tất cả chỉ xuất phát từ tình thương mà thôi.
H: Tác giả đã chỉ ra những sai lầm nào?
H: Các biểu hiện “Không lo”, “Không thẹn”, “không tức”, “không căm” tác giả đã phê phán thái độ gì của tướng sĩ?
H: Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra và phê phán những sai lầm nào nữa?
H: Em có nhận xét gì về những hành động trên?
H: Em có nhận xét gì về thái độ và cách phê phán của tác giả?
GV: Thái độ phê phán của tác giả thật nghiêm khắc. Nhưng cũng thật linh hoạt, bởi khi thì ông nói thẳng, gần như sỉ mắng: “Không biết lo, không biết thẹn, không biết tức, không biết căm...” khi thì lại mỉa mai, chế giễu: “Cựa gà trống...giặc điếc tai”
Sự bàng quan, thờ ơ trong cái nhìn của các tướng sĩ không chỉ bộc lộ sự nông cạn trong suy nghĩ của họ mà còn là thái độ “vong ơn bội nghĩa” trước mối ân tình của chủ. Sự ăn chơi hưởng lạc và vun vén cho cá nhân không chỉ là vô trách nhiệm mà còn táng tận lương tâm khi vận nước đang ngàn cân treo sợi tóc . Tác giả đã phê phán họ thật cụ thể, không bỏ qua 1 chi tiết nào.
H: Cách phê phán như vậy có tác dụng gì?
-> Đánh vào lòng tự trọng, khơi gợi, làm cho họ thức tỉnh.
H: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn này? Tác dụng của nó?
H: Để các tướng sĩ thêm thấm thía, tác giả đã chỉ ra và dự đoán hậu quả của những sai lầm trên như thế nào?
H: Tác giả nhấn mạnh sự mất mát, tổn thương bằng cách nào? Nó có tác dụng gì?
GV: Bao giờ Trần Quốc Tuấn cũng gắn quyền lợi của mình với quyền lợi của tướng sĩ. Cho nên, việc phê phán không chỉ xuất phát từ quyền lợi của chủ mà còn vì quyền lợi chung của tất cả mọi người. -> sự phê phán có nghiêm khắc đấy, nhưng mà lại “Thấu tình đạt lí” -> Làm tăng sức thuyết phục, khiến các tướng sĩ phát huy thêm ý thức, trách nhiệm, danh dự, từ bỏ lối sống cầu an để chuẩn bị chiến đấu.
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối P3.
H: Cho biết đoạn văn em vừa đọc có nội dung gì?
H: Tác giả đã nêu ra những hành động đúng nào?
H: Để minh chứng đó là những hành động đúng, tác giả đã dẫn ra kết quả gì?
-> Đánh được giặc, giữ được nước, còn nhà cửa và gia quyến.
H: Việc đưa ra lời khuyên, hành động đúng và kết quả như vậy nhằm mục đích gì?
GV: Trong 2 đoạn văn, tác giả đã thuyết phục người nghe bằng lối nghị luận: dùng điệp ngữ và phép liệt kê so sánh. Hai đoạn văn nêu ra hai thế đối lập: một đằng thì nêu ra cái sai lầm, một đằng thì nêu ra hành động đúng, một đằng thì phê phán, một đằng thì động viên nên làm theo.
-> Vì vậy không những các tướng sĩ dưới quyền của Trần Quốc Tuấn khi đó mà cả người đọc chúng ta cũng thấy rõ đúng-sai, phải-trái, nên hay không nên lúc này.
* HS đọc: “Nay ta chọn binh pháp...hết”.
H: Em cảm nhận được điều gì qua phần kết VB?
H: Tác giả đã kêu gọi binh sĩ như thế nào?
H: Việc chỉ rõ hai con đường cho các tướng sĩ có tác dụng như thế nào?
H: Lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn có mục đích gì?
GV: “Binh thư yếu lược” là cuốn sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quân nổi tiếng trong lịch sử. Trần Quốc Tuấn là một tướng giỏi, có tên trong cuốn sách và cũng là người có công biên soạn cuốn sách này.
H: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả thông qua lời kêu gọi trên?
GV: Thái độ đó đã tác động mạnh mẽ, đã định hướng khích lệ, đã khẳng định thái độ không đội trời chung với giặc.
H: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Cảm nhận của em về giọng điệu và ý nghĩa của câu văn cuối?
H: Đặt mình vào vị trí của tướng sĩ, em có hành động gì?
-> Bị thuyết phục, hưởng ứng.
GV: Câu văn cuối cùng của bài hịch bỗng trở về với giọng điệu tâm tình, tâm sự, bày tỏ gan ruột của vị chủ tướng hết lòng hết sức vì đức vua, vì dân, vì nước; của người cha hết lòng yêu thương các tướng sĩ dưới quyền.
H: Những nét nổi bật về nghệ thuật của văn bản này?
-> TL:
+ Cách lập luận: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
+ Tư tưởng cốt lõi: quyết tâm giết giặc cứu nước.
+ Kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
+ Luận điểm, luận cứ chặt chẽ, lời văn gợi cảm, thống thiết.
+ Sử dụng phép so sánh, đối lập, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, hình ảnh ẩn dụ khoa trương.
H: Sau khi học xong VB, em khắc sâu, ghi nhớ được điều gì?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trả lời cá nhân.
- GV dặn HS về nhà tìm dẫn chứng và viết hoàn chỉnh vào ở BT.
GV: Củng cố:
Dù không được sống trong những tháng ngày sôi sục năm 1284 -1285 nhưng bất cứ ai, khi đọc “Hịch tướng sĩ’, đều không cầm được nước mắt. Bởi có những đoạn văn nhói lên đau đớn, xót xa; có những đoạn văn ngùn ngụt lửa căm hờn, lời văn nghẹn ngào, sôi sục. Mỗi chữ như một lời thề thiêng liêng, một quyết tâm sắc nhọn.
Càng về cuối bài hịch, giọng văn càng thiết tha, mạnh mẽ. Từ tấm lòng, tình cảm chuyển dần sang ý chí, quyết tâm. Vị chủ soái đã thể hiện quyết tâm sắt đá, ý chí lớn lao, tin tưởng ở tướng sĩ và tin ở chính mình. Ông đã truyền cho toàn quân khí thế “Sát thát” hừng hực, một niềm tin tất thắng không gì lay chuyển nổi. Chính khí thế đó đã tạo nên sức mạnh giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông, tô thắm thêm những trang sử hào hùng của DT ta.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Nêu gương sáng trong lịch sử
2.Tội ác của giặc và nỗi lòng chủ tướng
3. Phê phán những sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hành động đúng.
* Khẳng định quan hệ chủ tướng
- Ân cần, chu đáo, cùng “đồng cam cộng khổ”.
-> Rất ân tình
* Phê phán những sai lầm:
- Chủ nhục: Không lo
- Nước nhục: Không thẹn
- Hầu giặc: Không tức
- Bị sỉ nhục: Không căm.
-> Bàng quan, thờ ơ.
- Chọi gà, săn bắn, đánh bạc, uống rượu, nghe hát, vườn ruộng, vợ con, lo làm giàu...
-> Ăn chơi hưởng lạc, vun vén cá nhân.
=> Thái độ nghiêm khắc, phê phán cụ thể, linh hoạt.
- NT: Liệt kê, đối lập, điệp ngữ, câu nghi vấn, biện pháp diễn đạt sóng đôi.
-> Lời lẽ thêm mạnh mẽ, thuyết phục.
- Hậu quả: Nước mất nhà tan
Thanh danh mai một
Tiếng xấu để đời
- NT: điệp cấu trúc “Chẳng những...mà còn”
-> tăng sức thuyết phục, gắn liền quyền lợi của chủ tướng với quân sĩ
* Nêu ra hành động đúng.
- Phải lo xa, đề cao cảnh giác.
- Tăng cường luyện tập võ nghệ.
-> Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng đối với kẻ thù.
4. Lời kêu gọi.
- Học tập, rèn luyện theo “Binh thư yếu lược”
- Khích lệ ý chí đánh giặc.
-> Giúp binh sĩ từ bỏ lối sống cá nhân; động viên, cổ vũ tinh thần cho họ.
-> Thái độ: dứt khoát, cương quyết, rõ ràng.
-> Giọng điệu tâm tình, bày tỏ tấm lòng vì dân vì nước.
* Ghi nhớ (SGK – 61)
* Tích hợp giáo dục quốc phòng và an ninh: Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
IV. Luyện tập: Câu hỏi 1
4. Củng cố:
H: Trần Quốc Tuấn đã phê phán những sai lầm nào của tướng sĩ? Đồng thời ông chỉ ra hành động đúng là gì?
H: Bài hịch đưa ra lời kêu gọi gì?
H: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài hịch?
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại VB, học nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: Câu phủ định.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /../ 2018
Tiết 100:
CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định và phân biệt được câu phủ định với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Câu trần thuật là kiểu câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu ví dụ: “Tôi không đi cắm trại”. Rồi hỏi HS: Câu văn trên có đặc điểm giống với các kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật mà chúng ta đã học không? để dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK.
- Gọi HS đọc.
H: Các câu b, c, d xét về hình thức có gì khác so với câu a?
H: Câu a dùng để làm gì?
-> Thông báo, khẳng định việc Nam đi Huế có thể diễn ra.-> Câu trần thuật
H: Câu b, c, d dùng để làm gì?
GV: Phân tích chức năng của 2 từ:
+ Chưa: sẽ diễn ra trong tương lai
+ Không, chẳng: không diễn ra việc đi Huế.
-> Khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
GV đưa ra bảng phụ, gọi HS đọc VD2.
H: Trong phần trích trên, câu nào là câu phủ định?
-> HS chỉ ra.
H: Căn cứ vào đặc điểm hình thức nào để nhận biết?
H: Những câu phủ định trên dùng để làm gì?
GV: Câu 1: Tưởng con voi...con đỉa.
Câu 2: Không phải...đòn càn.
Câu 3: Đâu có...quạt thóc.
-> Câu 2: chỉ bác bỏ có 1 ý kiến
Câu 3: Bác bỏ cả 3 ý kiến.
H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy câu phủ định có đặc điểm hình thức và chức năng ntn?
- HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
*Lưu ý: Câu phủ định có thể dùng để biểu thị ý khẳng định trong các trường hợp sau:
+ Không thể không dời đổi ->
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 8 tuan 25 nam 2016 (1).doc