Tiết 103:
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nói cũng là một thứ hành động bởi nó có mục đích.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện hành động nói dựa vào mục đích nói.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
Trong phần thứ hai của bài hịch, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc, đồng thời bộc lộ nỗi lòng mình như thế nào?
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 101 đến 104, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ././ 2018 Tuần 26
Tiết 101:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, tự giác tìm hiểu di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh về một di tích, thắng cảnh quê hương mình.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến, tự hào về quê hương.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Đọc kĩ yêu cầu của bài
Hướng dẫn HS sưu tầm, chuẩn bị bài.
Tìm các bài viết trên báo để đọc mẫu cho HS.
2. Học sinh:
Tham quan, tìm hiểu di tích, DLTC ở địa phương
Sưu tầm bài viết trên sách báo.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh, ta cần phải chuẩn bị tri thức như thế nào? Bài văn có bố cục ra sao?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nói đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, có thể hiểu là di tích lịch sử, cách mạng, văn hoá, hoặc cảnh trí quê hương như: sông ngòi, núi, đầm, ruộng...
Khái niệm “Địa phương” ở đây cũng được hiểu rộng ra là xã, huyện, tỉnh nơi các em đang sinh sống.
Những VB mà các em sưu tầm được và trình bày trong bài hôm nay chính là những VB thuyết minh về các DLTC, DTLS ở địa phương ta. Nó giúp các em bổ trợ cho kiểu bài TM và cũng là cơ hội để các em thêm hiểu và yêu quý địa phương mình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
GV chia lớp thành 4 nhóm.
Các nhóm thảo luận để chọn đối tượng thuyết minh.
Hoạt động 3:
* Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Đại diện của từng nhóm lần lượt trình bày.
- Gọi HS nhóm khác lên nhận xét theo tiêu chí sau:
+ Đối tượng phải là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
+ Bố cục bài viết đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Trình tự thuyết minh hợp lí
+ Làm nổi bật đối tượng.
- Sau khi nghe các nhóm trình bày xong, tự nhận xét lẫn nhau, Gv có sự đánh giá và so sánh giữa các nhóm dựa trên các tiêu chí trên.
- Khen ngợi nhóm làm tốt.
Hoạt động 4:
Sau phần trình bày và nhận xét ở trên, GV gọi đại diện các nhóm giơí thiệu:
- Quá trình chuẩn bị của nhóm
- Quá trình xây dựng VB của nhóm
H: Cảm tưởng của em sau khi trình bày VB?
H: Em đã nhận thức thêm được điều gì về thực tế địa phương ta?
H: Em rút ra được kinh nghiệm gì từ việc học lí thuyết làm văn thuyết minh đến việc vận dụng thực hành?
-> Yêu cầu 3 đến 4 HS trả lời.
* GV đọc bài văn mà mình sưu tầm được cho HS tham khảo.
* Thu các bài hay làm tư liệu.
I. Chia nhóm:
II.Trình bày bài thuyết minh.
Nhóm trưởng (hoặc người có bài viết tốt) lên trình bày bài viết sau khi đã được cả nhóm biên soạn lại.
III/ Tổng kết:
4. Củng cố: GV nhắc lại
- Đặc điểm hình thức của câu PĐ
- Chức năng của câu PĐ.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo theo quá trình phân tích ví dụ.
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT4, 5.
- Chuẩn bị tiết sau: Sưu tầm các bài văn giới thiệu (thuyết
IV. Rút kinh nghiệm:
...........................
Ngày soạn: ....../....../ 2018
Tiết 102:
Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của DT ta ở thế kỉ XV
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích văn chính luận.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc VB, đọc chú thích, tìm bố cục
Trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Cảm nhận của em sau khi học xong Vb “Hịch tướng sĩ” của TQT?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Trong chương trình ngữ văn7, các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”- được ông sáng tác trong thời gian ông lui về Côn Sơn ở ẩn. Hôm nay, chúng ta sẽ lại 1 lần nữa được gặp lại ông trong 1 cương vị, một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng và mới mẻ qua việc tìm hiểu VB: “Nước Đại Việt ta”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
H: Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi?
-> HS
GV: Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. ông tham gia khởi nghĩa lam Sơn và có vai trò rất lớn bên Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành 1 nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông đã bị giết hại rất oan khốc và thảm thương vào năm 1442. Mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông giải oan.
Nguyễn Trãi để lại 1 sự nghiệp văn chương đồ sộ ông là người VN đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giơi (năm 1980).
H: Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? vào thời gian nào?
-> Tháng 11/1406 nhà Minh xâm lược nước ta. Đến năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh ở Lam Sơn- Thanh Hoá. Đến cuối năm 1427 thì giành thắng lợi. Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi sát cánh bên nhau từ những ngày đầu khởi nghĩa cho đến ngày giành thắng lợi,-> Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo” vào khoảng năm 1428 để ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp bình Ngô phục quốc của đất nước ta đã giành thắng lợi.
GV: Đọc với giọng trang trọng, chậm rãi, nhấn mạnh một số từ ngữ quan trọng, nhịp 4/3, giọng khẳng định, tự hào.
Gv đọc mẫu, gọi HS đọc.
H: VB này được viết theo thể loại nào?
H: Hãy cho biết đặc điểm của thể cáo?
-> +Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh soạn thảo để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp.
+ Phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (Không quy định gieo vần nhưng phải có đối)
+ Có tính chất hùng biện.
* So sánh hịch với cáo:
- Đều là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng, thường được viết bằng văn biền ngẫu...
- Hịch được dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh, còn cáo dùng để công bố 1 chủ trương hay 1 kết quả để mọi người cùng biết.
GV: Tác giả đặt tên cho VB là “đại cáo” vì sự kiện mà bài văn nói đến là một sự kiện lớn.
- Tìm hiểu chú thích: Nhân nghĩa, điếu phạt, Đinh, Lí, Trần
GV: “Bình Ngô đại cáo” nguyên văn gồm có 4 phần:
- P1: Nêu luận đề chính nghĩa
- P2: Lập bảng cáo trạng tội ác của giặc Minh
- P3: Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi.
- P4: Tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vẵng chãi, đất nước mở ra kỉ nguyên mới và nêu lên bài học lịch sử.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu bài cáo.
* Gọi HS đọc 2 câu đầu.
H: Hãy cho biết nội dung 2 câu trên?
H: Thế nào là nhân nghĩa?
H: Với Nguyễn Trãi, cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở đây là gì?
H: Em hãy giải thích rõ: yên dân, trừ bạo có nghĩa như thế nào?
H: Nếu hiểu “Yên dân” là giữ yên cuộc sống cho dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai? kẻ bạo ngược là ai?
-> Dân: là dân nước Đại Việt ta.
Kẻ bạo ngược: là quân xâm lược nhà Minh.
H: Em có nhận xét gì về tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cập ở đây?
-> Rất rõ ràng nhưng cũng rất mới mẻ.
GVbình: Nhân nghĩa vốn là một học thuyết cuả nho gia, nói về quan hệ đối xử giưã người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi, nó được nâng lên, được mở rộng ra. Ông không coi nhân nghĩa là 1 vấn đề chung chung, mà rssts rõ ràng. Nó không còn ở trong phạm vi quan hệ người với người nữa, mà là giữa các quốc gia, các dân tộc. Nhân nghĩa trái với bạo ngược, nhân nghĩa là tình thương và lẽ phải hướng về phía đất nước, phía nhân dân.
H: Từ việc xác định mục đích, bản chất của nhân nghĩa, em hiểu gì về cội nguồn của nhân nghĩa? (Nhân nghĩa gắn liền với điều gì?)
H: Vậy cuộc kháng chiến này có tính chất như thế nào?
Chuyển ý: cũng chính vì tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm mà mạch văn của bài cáo dường như đã được khơi, và đã bắt đầu tuôn chảy.
* Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo.
H: Những câu bạn vừa đọc khẳng định điều gì?
H: Tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập của DT ta?
H: Em có nhận xét gì về những yếu tố được đưa ra?
-> Rất cơ bản và chủ đạo để khẳng định 1 quốc gia độc lập.
H: Những chứng cớ này đã tạo nên điều gì?
H: Những chứng cớ đó có sức thuyết phục không?
-> Có. Vì dựa vào lịch sử có sẵn, không hề mang tính hão huyền.
GV: bình ngắn
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nó?
GVbình: Năm 1077, Lí Thường Kiệt đã viết bài thơ “Nam quốc sơn hà”- đây được coi là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của đất nước ta, trong đó, Lí Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền về mặt lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và gần 400 năm sau, Vb “Bình Ngô đại cáo” - VB được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” đã ra đời.
Nếu như trong “Nam quốc sơn hà” Lí Thường Kiệt mới chỉ khẳng đinh chủ quyền của DT ở lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng và nền độc lập riêng thì ở “Bình ngô đại cáo” quan niệm về chủ quyền của DT đã có sự tiến bộ rất nhiều.....(chỉ bảng)
Và hơn thế nữa, nếu trong “NQSHà”. LTKiệt cho rằng chủ quyền là do “Sách trời”, do thần linh, thì đến bây giờ N.Trãi đã khẳng định: Nó là do sức mạnh DT, dựa trên tư tưởng nhân nghĩa.
Chuyển ý: Và để minh chứng rõ hơn, để khẳng định độc lập chủ quyền của DT ta là do sức mạnh chính nghĩa, N.Trãi đã kể ra một loạt những chứng cứ lich sử thật tiêu biểu.
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối .
H: Nguyễn Trãi đã dẫn ra những sự kiện và chứng cớ lịch sử nào?
H: Kết quả của các sự kiện đó?
-> Quân ta đều đại thắng.Bọn giặc đều thất bại nhục nhã.
H: Việc dẫn ra một loạt các chứng cớ như trên nhằm mục đích gì?
H: Sức mạnh ấy, lòng tự hào ấy đã được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?
GV: Ở đây có 2 câu văn biền ngẫu, mỗi câu có 2 vế sóng đôi rất tương xứng. Các câu văn biền ngẫu này đã làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch; tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.
H: Hai câu cuối của trích đoạn này tiếp tục khẳng định với chúng ta điều gì?
-> Tiếp tục khẳng định độc lập của nước ta và tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang được ghi lại đầy đủ trong sử sách nước ta.
=> Một DT có quốc hiệu, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử...đều riêng biệt, tồn tại ngang hàng với các quốc gia, lãnh thổ khác. Điều hiển nhiên đó đã được tuyên bố 1 cách đầy tự hào. Vì vậy VB như 1 bản TNĐL
H: Từ nội dung VB “Nước Đại Việt ta”, em hiểu được điều gì về tác giả Nguyễn Trãi?
-> Yêu nước
Có tư tưởng nhân nghĩa, tiến bộ
Giàu tình cảm và lòng tự hào DT...
H: Qua tìm hiểu, em đã nắm bắt được điều gì về ND-NT của đoạn trích?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV bình: Đoạn văn mở đầu bài “BNĐC” không dài. Tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát. Đoạn văn ấy có sức khái quát rất cao: Biến những gì xảy ra thành quy luật vận hành. Ngươì thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng hai câu: ‘Việc xưa...ghi” Ng. Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời. Bề nổi của lời văn chính là sự nghiêm khắc, răn dạy; còn chiều sâu thấm thía một đạo lí nhân nghĩa, một tư tưởng, một lẽ phải làm người.
GV hướng dẫn HS về nhà làm.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả :
- Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- ông tham gia khởi nghĩa lam Sơn và có vai trò rất lớn bên Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành 1 nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.
2. Tác phẩm.
Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo” vào khoảng năm 1428 để ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp bình Ngô phục quốc của đất nước ta đã giành thắng lợi.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc.
2. Thể loại : Cáo
3. Chú thích.
4. Bố cục.
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Nguyên lí nhân nghĩa:
- Nhân nghĩa: Yên dân: làm cho dân
yên ổn, hạnh phúc
Trừ bạo: trừ diệt giặc
Minh xâm lược.
-> Gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.
=> Cuộc kháng chiến chính nghĩa, phù hợp với lòng dân.
2. Khẳng định chủ quyền, độc lập DT
- Quyền độc lập:
+ Quốc hiệu
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Lịch sử riêng
+ Chế độ, chủ quyền riêng
+ Nhân tài
-> Tạo nên sức mạnh của chính nghĩa.
- NT: Liệt kê, so sánh đối lập
=> Nước Đại Việt tồn tại là hiển nhiên, như 1 chân lí khách quan.
3. Những chứng cớ lịch sử:
- Lưu Cung-> thất bại
- Triệu Tiết-> tiêu vong
- Toa Đô-> bắt sống
- Ô Mã-> giết tươi
-> Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập, chủ quyền và lòng tự hào dân tộc.
- NT: Sử dụng câu văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.
* Ghi nhớ (SGK – 69)
* Tích hợp giáo dục quốc phòng: Tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
* Luyện tập:
4. Củng cố:
GV nhắc lại nội dung các phần cơ bản trong bài.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại VB, học nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: Hành động nói (tiếp theo).
IV. Rút kinh nghiệm:
....
Ngày soạn: .../...../ 2018
Tiết 103:
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nói cũng là một thứ hành động bởi nó có mục đích.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện hành động nói dựa vào mục đích nói.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
Ghi ví dụ ra bảng phụ.
2. Học sinh:
Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
Trong phần thứ hai của bài hịch, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc, đồng thời bộc lộ nỗi lòng mình như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Trong đời sống của chúng ta, để tồn tại, con người chưa bao giờ ngừng hoạt động. Và các hình thức hoạt động (còn gọi là hành động) cũng rất đa dạng.Vậy đã bao giờ các em nghĩ rằng nói năng cũng là một hành động của con người chưa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* GV treo bảng phụ ghi VD trong SGK(62).
- Gọi HS đọc.
H: Em hãy chỉ ra những câu nói của nhân vật Lí Thông?
->TL: “Con trăn ấy....lo liệu”.
H: Lí Thông nói với Thạch Sanh những lời ấy nhằm mục đích chính là gì?
H: Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
-> TL: “Thôi, bây giờ...trốn ngay đi”.
H: Lí Thông có đạt được mục đích không?
->TL: Đạt được mục đích.
H: Chi tiết nào nói lên điều đó?
-> TL: “Chàng vội vã....kiếm củi nuôi thân”.
H: Theo em, Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào?
H: Nếu hiểu hành động là “Việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là hành động nói không? Vì sao?
-> TL: Việc làm của Lí Thông chính là một hành động nói, vì nó có mục đích, và mục đích đó đã được thực hiện thành công.
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là hành động nói?
- HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ1.
GV: Nêu tình huống:
- Cô mời bạn....đứng dậy!
- Cảm ơn! Mời em ngồi xuống!
H: Em có nhận xét gì về hành động mà cô vừa thực hiện?
-> HS trả lời.
GV: Như vậy, cô đã dùng lời nói để điều khiển bạn...đứng lên và ngồi xuống, thay cho việc dùng tay và sức lực để điều khiển bạn. Hành động của cô là hành động nói vì nó có mục đích, và mục đích đó cũng đã được thực hiện thành công.
Chuyển ý: Vậy có những kiểu hành động nói nào?
*Yêu cầu HS chú ý câu nói của Lí Thông ở VD trên.
H: Lời nói của Lí Thông gồm mấy câu?
-> TL: 4 câu.
GV dùng bút đánh số vào từng câu trên bảng phụ
H: Ngoài mục đích lớn nhất là: đuổi Thạch Sanh đi để mình được hưởng lợi, mỗi câu trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
GV: Như vậy ta có thể thấy mỗi câu đều thực hiện một hành động nói khác nhau.
* GV treo bảng phụ, gọi HS đọc
H: Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích trên?
-> TL:
+ Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
+ Con sẽ ăn.....thôn Đoài.
+ U nhất định......Trời ơi!
H: Cái Tí nói mấy câu?
-> TL: 5 câu (GV dùng bút đánh số)
H: Cho biết mục đích trong mỗi hành động nói của cái Tí?
H: Mục đích hành động nói của chị Dậu?
GV: Tóm lại, cùng là lời nói của 1 nhân vật, diễn ra cùng 1 hoàn cảnh. Nhưng mục đích của từng câu khác nhau dẫn đến hành động nói cũng khác nhau.
H: Qua phân tích VD1 và VD2, hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết?
- HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: Chúng ta đã biết, người ta thường dựa vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Các em đã được học các kiểu câu phân loại theo mục đích nói rồi. Vì vậy:
- Câu nghi vấn: thường dùng để thực hiện hành động hỏi.
- Câu cầu khiến: thường dùng để thực hiện hành động điều khiển.
- Câu cảm thán: thường dùng để thực hiện hành động bộc lộ t/c, c/x
- Câu trần thuật: thường dùng để thực hiện hành động trình bày.
Ngoài ra, hành động nói cũng có thể diễn ra bằng cử chỉ, điệu bộ (lắc đầu, gật đầu, bĩu môi, phẩy tay, nhún vai...) Tuy nhiên dạng điển hình của hành động nói vẫn là bằng lời nói.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi HS trả lời từng câu.
- GV nhận xét, chữa.
- GV nêu ra yêu cầu
- Gọi HS đọc các ngữ liệu
- Chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu:
+ Nhóm 1: Phần a
+ Nhóm 2: Phần c
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ. Thời gian thảo luận và ghi kết quả: 10 phút.
- Yêu cầu trình bày thành 2 cột: hành động nói (Ghi câu nói tương ứng) và mục đích.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
* Phần b. cho HS về nhà làm.
- Gọi HS đọc đoạn trích.
H: Hãy tìm 3 câu có chứa từ “Hứa”?
- HS trả lời.
- GV đưa ra bảng phụ có ghi 3 câu nói đó. (Làm thành 2 bảng giống nhau)
- Gọi 2 HS lên xác định kiểu hành dộng nói trong 3 câu đó ( điền vào bảng).
- GV nhận xét, chữa.
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Mục đích của Lí Thông: muốn đuổi Thạch Sanh đi, để cướp công của chàng.
- Phương tiện: Lời nói
=> Hành động nói.
* Ghi nhớ1: (SGK – 62).
II/ Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Ví dụ 1:
- Câu 1-> Trình bày.
- Câu 2-> Đe doạ
- Câu 3-> Khuyên bảo
- Câu 4-> Hứa hẹn
2. Ví dụ 2:
* Lời của cái Tí:
- Câu1, 2, 3: -> Hỏi
- Câu 4, 5:-> Bộc lộ cảm xúc.
* Lời của chị Dậu:
- Con sẽ ăn ở...thôn Đoài. (Báo tin)
* Ghi nhớ2 : (SGK- 63)
III.Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích;
+ Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí giết giặc của quân sĩ.
+ Khích lệ tướng sĩ học tập theo cuốn “Binh thư yếu lược”.
- Câu văn tiêu biểu: “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.
2. Bài tập 2:
a.
- Bác trai...chứ? (Hỏi)
- Cảm ơn cụ...thường. (Cảm ơn)
- Nhưng xem ra...lắm (Trình bày)
- Này, bảo bác ấy...(Cầu khiến).
- Chứ nằm ở đây...(Bộc lộ t/c, c/x)
- Vâng, cháu cũng...(Xác nhận)
- Nhưng để cháo nguội...(Trình bày)
- Nhịn suông...(Bộc lộ t/c, c/x)
- Thế thì phải giục...(Cầu khiến)
c.
- Cậu Vàng....ông giáo ạ! (Báo tin)
- Cụ bán rồi? (Hỏi)
- Bán rồi! (Xác nhận)
- Họ vừa bắt xong (Thông báo)
- Thế nó cho bắt à? (Hỏi)
- Khốn nạn...(Bộc lộ t/c, c/x)
- Ông giáo ơi! (Bộc lộ t/c, c/x)
- Nó có biết gì đâu!(Bộc lộ t/c, c/x)
- Nó thấy ...mừng. (Tả)
- Tôi cho...cơm.(Kể)
- Nó đang ăn... lên.(Kể).
3. Bài tập 3:
- Câu1: “Anh phải hứa với em....chúng ngồi cách xa nhau” (Điều khiển)
- Câu2: “Anh hứa đi.” (Ra lệnh)
- Câu3: “Anh xin hứa.” (Hứa hẹn).
4. Củng cố:
- Qua bài học hôm nay, các em thấy: hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục dích nhất định.
- Có rất nhiều kiểu hành động nói khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là:
+ Hành động hỏi
+ Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
+ Hành động điều khiển: (yêu cầu, đề nghị, động viên, khuyên bảo, thách thức...)
+ Hành động hứa hẹn
+ Hành động bộc lộ t/c, c/x.
Sau khi học xong tiết học này, các em hãy tích cực sử dụng hành động nói trong giao tiếp. Nếu các em biết áp dụng đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ có tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt. Vậy cách sử dụng cụ thể như thế nào? Các em sẽ còn được tìm hiểu kĩ thêm ở tiết học sau.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc kĩ quá trình tìm hiểu ví dụ
- Học thuộc ghi nhơ1, ghi nhớ 2
- Làm tiếp BT2 phần b.
- Xem lại lí thuyết, lập dàn ý chi tiết cho bài viết số 5 để tiết sau trả bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: /.../ 2018
Tiết 104:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Đánh giá lại toàn diện kết quả học tập của mình về kiểu bài thuyết minh
- Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài làm từ đó có ý thức sửa chữa, bổ sung và học hỏi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh, kĩ năng diễn đạt và dùng từ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra.
Nhận xét, thống kê ưu, nhược điểm.
2. Học sinh:
Ôn lại lí thuyết, lập dàn ý
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
GV nêu mục tiêu tiết học để HS nắm được nội dung.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
* GV yêu cầu HS đọc đề bài
H: Xác định kiểu bài của đề văn trên?
H: Đối tượng thuyết minh?
H: Với đối tượng và kiểu bài như trên, bài viết phải làm nổi bật nội điều gì?
H: Phần mở bài, em sẽ giới thiệu điều gì?
H: Phần thân bài, em sẽ cung cấp cho người đọc những tri thức gì?
H: Trình tự thuyết minh ở phần thân bài như thế nào?
H: Phần kết luận có vai trò gì?
Hoạt động 2:
Về hình thức:
Đa số trình bày sạch đẹp, bố cụ rõ ràng, không sai chính tả.
Về nội dung:
+ Nắm được đặc trưng của kiểu bài
+ Xác định đúng đối tượng
+ Sử dụng phương pháp phù hợp
+ Chuyển đoạn hợp lí
+ Đối tượng thuyết minh phong phú.
Về hình thức:
+ Sai chính tả, viết tắt nhiều.
+ Chữ viết xấu, ẩu, trình bày chưa khoa học.
+ Không tách ý, chuyển đoạn phù hợp
Về nội dung:
+ Bài viết sơ sài, chưa đầy đủ.
+ Đối tượng chưa phù hợp
+ Viết lan man, chưa toát ý.
+ Sử dụng từ ngữ chưa chính xác.
+ Diễn đạt còn vụng.
+ Một số em mở bài theo phương thức tự sự.
Hoạt động 3:
* GV viết các từ sai chính tả lên bảng
* Gọi HS mắc lỗi lên sửa.
*GV nêu câu văn có từ dùng sai để HS phát hiện.
* Gọi HS nêu cách sửa.
* GV đọc chậm câu văn mắc lỗi
* HS lắng nghe và phát biểu, nêu cách sửa.
Hoạt động 4:
- Đọc mẫu: chọn đọc cho HS 2 bài:
Tho 8A
- GV trả bài cho HS
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
- Tuyên dương một số bài làm tốt.
I/ Xác lập yêu cầu của đề bài
Đề bài: Em hãy thuyết minh về một đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà em hiểu biết rõ nhất.
- Kiểu bài: Thuyết minh về một đồ dùng.
- Đối tượng: Một đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày
-> Phải làm nổi bật cấu tạo và vai trò của đồ dùng trong đời sống.
Dàn ý:
* Phần mở bài:
Giới thiệu kháI quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
* Phần thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và cấu tạo của đồ dùng.
- Nêu nguyên lí hoạt động( nếu có, tùy vào từng loại đồ dùng)
- Nêu vai trò và công dụng của đồ dùng.
- Cách sử dụng và bảo quản.
* Phần kết bài:
Khẳng định lại tầm quan trọng của đồ dùng đối với đời sống con người.
II/ Nhận xét:
1. Ưu điểm.
2. Hạn chế:
III. Chữa lỗi
1. Lỗi chính tả:
2. Lỗi dùng từ:
3. Lỗi diễn đạt:
IV. Trả bài, gọi điểm:
4. Củng cố:
GV nhắc lại bố cục của bài văn TM về một phương pháp và những lỗi cần tránh khi làm bài.
5. Hướng dẫn học bài:
- Viết lại bài văn trên cơ sở đã chữa lại
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về luận điểm.
IV. Rút kinh nghiệm:
...
Tân Thạnh, Ngày.....tháng.....năm 2018
Ký duyệt của tổ trưởng:
VŨ THỊ ÁNH HỒNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 8 tuan 26 nam 2016 (1).doc