Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27

Bài 24 - Tiết 107

Hành động nói (tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu và bàn về cách thực hiện hành động nói, xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học.

- Biết phân biệt các cách thực hiện hành động nói.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng hành động nói trong khi nói và viết.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Ghi ví dụ, kẻ bảng phân loại ra bảng phụ.

2. Học sinh:

 Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra:

 Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói thông dụng nào?

3. Bài mới:

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được học rất nhiều VB nghị luận.Vậy theo các em, những yếu tố nào tạo nên 1 bài văn nghị luận? - TL: Luận điểm, luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) và cách lập luận. - GV: Em trả lời rất đúng. LĐ, Lcứ và cách LL là đặc trưng cơ bản của bài văn nghị luận. Vậy các em đã có những hiểu biết đầy đủ về luận điểm chưa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tự đánh giá điều đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Dựa vào kiến thức đã học ở học kì II lớp 7, em hãy cho biết thế nào là luận điểm? ->TL: H: Đối chiếu vào SGK, em thấy đâu là câu trả lời rõ nhất? -> TL: Câu c. (GV kết hợp nghi bảng) H: VB “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chủ Tịch có những luận điểm nào? GV: Để chứng minh “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tgiả đã đưa ra 2 luận cứ: + Lòng yêu nước trong lịch sử + Lòng yêu nước ngày nay. H: Đâu là luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở triển khai vấn đề, và đâu là luận điểm chính dùng làm kết luận? -> HS chỉ ra. GV điền. H: Em có nhận xét gì về vị trí của LĐ xuất phát và LĐ chính trong bài văn nghị luận? -> LĐ xuất phát thường nằm ở phần đầu VB, và LĐ chính thường nằm ở cuối VB. GV chốt: Trong VB nghị luận, luận điểm thường tạo thành một hệ thống, trong đó có luận điểm chính và luận điểm phụ, Luận điểm chính thường dùng làm kết luận của bài, là cái đích mà bài viết làm sáng tỏ. Còn LĐ phụ thường dùng làm luận điểm xuất phát, có vai trò nêu ra vấn đề. H: Một bạn cho rằng, bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm: + LĐ1: Lí do cần phải dời đô + LĐ2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao? - Không đúng. GVchốt: Như vậy các em cần phân biệt luận điểm với vấn đề. Bởi vấn đề thì lớn hơn, và người ta cần phải dùng luận điểm thì mới làm sáng tỏ vấn đề được. Chuyển ý: Vậy, giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ như thế nào? H: Vấn đề đặt ra trong VB “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? H: Nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chi Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì có làm sáng tỏ vấn đề đó không? H: Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thực hiện được không? tại sao? H: Sau khi tìm hiểu 2 ví dụ, em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận? -> HS trả lời. GVchốt: Qua tìm hiểu VD1 và VD2, các em thấy, để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài văn nghị luận thì 1 luận điểm vẫn còn chưa đủ, bởi nó thiếu tính toàn diện, chưa đủ chứng cứ để thuyết phục người đọc người nghe. Do đó, khi làm văn, luận điểm ta đưa ra phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, phù hợp với vấn đề cần làm sáng tỏ thì mới có hiệu quả. Chuyển ý: Không chỉ có các luận điểm mới liên quan chặt chẽ với các vấn đề cần giải quyết, mà giữa các LĐ với nhau cũng có mối quan hệ mật thiết. GV: Nêu ra yêu cầu. Đưa ra bảng phụ có ghi 2 hệ thống như sgk. Gọi HS đọc. - Cho HS trao đổi theo bàn (Dựa vào gợi ý phía dưới để lựa chọn). - Gọi đại diện một số bàn nêu kết quả. H: Vì sao em chọn hệ thống LĐ1? H: Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? -> HS trả lời. H: Qua bài ôn tập này, em đã khắc sâu được những kiến thức gì về luận điểm? - HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: - Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK H: Đoạn văn các em vừa theo dõi nêu lên luận điểm: “Nguyễn Trãi là người anh hùng Dt” hay luận điểm: “Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc”? H: Hãy giải thích sự lựa chọn của em? + Luận điểm: “NTrãi như 1 ông tiên trong toà ngọc” không chính xác vì cả đoạn văn không giải thích, chứng minh để làm rõ ý đó. Hơn nữa, tác giả cũng đã bác bỏ ngay ý đó trong đoạn văn này. + Luận điểm: “NTrãi là người anh hùng DT” là chính xác. Vì đoạn văn nêu ra nhiều chứng cứ để chứng minh điều đó như:chân đạp đất, đầu đội trời, tâm hồn lộng gió thời đại, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân chúng, suốt đời tận tuỵ, là khí phách Dt, tinh hoa DT, sự nghiệp và tác phẩm của ông là một bài ca yêu nước... - GV đưa ra bảng phụ có các LĐ như SGK. - Gọi HS đọc yêu cầu và các LĐ đã cho. H: Trước hết, em hãy cho biết vấn đề cần làm sáng tỏ ở BT2 là gì? -> Vấn đề: Giáo dục là chìa khoá của tương lai (Nghĩa là GD góp phần mở ra tương lai cho loài người). H: Để làm rõ vấn đề trên, em sẽ chọn những LĐ nào ? - Gọi 1 HS lên bảng đánh dấu các LĐ đã chọn - Gọi HS khác bổ sung (nếu thiếu) - GV nhận xét. * Chia nhóm, yêu cầu các nhóm sắp xếp, ghi ra bảng phụ rồi trình bày. - GV nhận xét, chữa. I. Khái niệm luận điểm; 1. Luận điểm là gì? - Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận. 2. Ví dụ: a. VB “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. - LĐ1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.(LĐ xuất phát) - LĐ 2: Bổn phận của chúng ta là phải đem lòng yêu nước thực hiện vào công cuộc kháng chiến.(LĐ chính). b. VB “Chiếu dời đô” - Không phải luận điểm, chỉ là những vấn đề. (Vì không đề cập đến tư tưởng, quan điểm của người viết). II/ Mối quan hệ giữ luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận: 1. Ví dụ 1: - Vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -> Không thể làm sáng tỏ nếu chỉ đưa ra 1 luận điểm. 2. Ví dụ 2: - Mục đích: Không đạt được. Vì: Chưa đủ các chứng cứ để thuyết phục. III/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Chọn hệ thống1, vì: + Chính xác + Sắp xếp theo một trình tự hợp lí. * Ghi nhớ: SGK -75. III.Luyện tập. 1. Bài tập 1: - Luận điểm: Nguyễn Trãi là người anh hùng DT. 2. Bài tập 2: * Chọn các luận điểm: 1, 2, 3, 4, 6, 7. * Sắp xếp: - GD giải phóng con người......và tiến bộ XH. - Giáo dục có tác dụng...dân số, bảo vệ môi trường sống, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế. - Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ XD xã hội tương lai. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. - Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho con người. 4. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức về luận điểm. 5. Hướng dẫn học bài: - Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau: Bàn luận về phép học. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:./../.. Bài 25 - Tiết 106 Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp - I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thấy được mục đích, tác dụng của việc hộc tập chân chính: Học để làm người, học để biết và làm theo, học để cho đất nước ngày càng hưng thịnh. Đồng thời thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả. - Nắm được đặc điểm của thể Tấu. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt được cách học sai lầm với cách học đúng; so sánh thể tấu với các thể chiếu, hịch, cáo. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ học tập đúng đắn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của DT ta dựa trên những yếu tố nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ở các tiết học vb trước, các em đã được làm quen với các dạng nghị luận trung đại như: chiếu, hịch, cáo. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thể tấu qua VB: “Bàn luận về phép học” trích trong một bài tấu dâng vua Quang Trung của tác giả Nguyễn Thiếp. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước. Ông được mọi người kính trọng, gọi là “La Sơn phu tử” (tức bậc thầy lớn ở La Sơn- Hà Tĩnh). Tháng 8/1791 ông dâng lên vua Quang Trung bản tấu gồm 3 điều: + Đức quân (đức của nhà vua): mong nhà vua 1 lòng tu lấy đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài. + Dân tâm (lòng dân): Khẳng định lấy dân là gốccủa đất nước. Gốc có vãng, nước mới yên. + Học pháp (phép học) -> VB trong SGK được trích từ phần 3. Hoạt động 3: * GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng thành kính. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Giải thích từ khó: tam cương, ngũ thường, Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh, chư sử. H: Nêu hiểu biết của em về thể tấu? GV: Tấu có điểm giống và khác so với chiếu, hịch, cáo: + Giống: đều là thể văn nghị luận cổ, đều được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. + Khác: Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua hoặc chỉ huy viết, để ban bố mệnh lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết. Còn tấu thì lại do bề dưới viết để dâng lên bề trên (dâng lên vua). - Một số VB tấu nổi tiếng trong lịch sử: “Xuất sư biểu” của Khổng Minh “Thất trảm sớ” của Chu Văn An “Biểu trần tình” của Hoàng Diệu. Hoạt động 4: GV: VB “Bàn luận về phép học” thuộc loại VB nghị luận trình bày, đề nghi 1 vấn đề. H: Vấn đề mà tác giả đề nghị ở đây là gì? -> Vấn đề chủ trương, thuộc lĩnh vực GD-ĐT con người. H: Bố cục của đoạn trích? -> 3 phần: + P1: từ đầu-> điều ấy(Mục đích chân chính của việc học) + P2: Nước Việt ta-> xin chớ bỏ qua.( Bàn luận về phép học) + P3: Đạo học-> hết.(ý nghĩa và tác dụng của việc học chân chính). H: Tác giả dẫn câu châm ngôn:”Ngọc không mài...rõ đạo” ngay ở đầu VB có ý nghĩa gì? -> Dễ hiểu, tăng tính thuyết phục, tạo tiền đề để bàn về việc học. GV: Bằng cách nêu hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng nhấn mạnh bằng cách nói phủ định 2 lần để thành khẳng định. Giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. H: Đạo mà Nguyễn Thiếp muốn nói với chúng ta ở đây là gì? -> Đạo là lẽ sống đúng, đẹp và là mối quan hệ XH giữa người với người. H: Đối với tác giả, kẻ đi học trước hết là phải học điều gì? H: Vậy em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì? GV: Sau khi xác định mục đích chân chính của việc học, tác giả đã đưa ra lời bàn luận. - HS chú ý đoạn văn trang tiếp theo H: Đoạn văn tiếp theo có nội dung là gì? H: Soi vào sử sách, tác giả đã chỉ ra những lối học lệch lạc, sai trái nào? H: Em hiểu như thế nào là lối học hình thức và cầu danh lợi? GV: Nghĩa là học thuộc lòng câu chữ nhưng không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có thực (Hữu danh vô thực) mà được trọng vọng, lợi lộc, nhàn nhã. -> Nền chính học bị thất truyền là như thế. Không biết cả đến những điều giản đơn nhất, cơ bản nhất như tam cương, ngũ thường thì không thể là người biết trên dưới, biết làm người được, chứ nói gì đến làm quan. H: Hậu quả của lối học sai trái đó là gì? GV: Hậu quả thật khôn lường. Các vua Lê, chua Trịnh như: Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải...đều là những tên dâm loạn, bạo chúa, hèn nhát, tầm thường và bán nước. H: Em có nhận xét gì về lời bàn luận của tác giả? - HS đọc “Cúi xin...bỏ qua” H: Tác giả đã đưa ra những ý kiến nào để bàn về cách học? H: Việc mở rộng trường lớp, thành phần học nhằm mục đích gì? -> Mở rộng trường học, thành phần học là tạo cho người học 1 điều kiện rất thuận lợi. Đây là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của tác giả với tư cách là 1 nhà giáo dục lão thành. H: Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra phương pháp học đúng đắn như thế nào? GV: Tác giả chỉ rõ: lấy Chu Tử làm chuẩn, lấy tiểu học làm căn bản, học tuần tự từ thấp lên cao, phải học rộng ra rồi tóm gọn, theo điều học mà làm. H: Học như thế nhằm đạt mục đích gì? H: Tác giả tin tưởng phép học do mình đề ra có thể tạo nên điều gì? GV: Nếu biết được mục đích chân chính của việc học, biết được cách học đúng đắn, thì từ đó sẽ hình thành đạo học. H: Hãy chỉ ró tác dụng của đạo học? H: Tại sao nói: Đạo học thành thì sinh ra người tốt, học tích cực là cơ sở tạo ra người tài? -> HS. H: Đạo học có sức mạnh như thế nào mà làm cho triều đình ngay ngắn? -> Vì: Đạo học cải tạo con người Cải tạo XH Thúc đẩy XH phát triển theo hướng tích cực. H: Đằng sau những lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện thái độ gì? -> Tin tưởng vào đạo học chân chính, kì vọng vào tương lai đất nước. - GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ. I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả : Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước. Ông được mọi người kính trọng, gọi là “La Sơn phu tử” (tức bậc thầy lớn ở La Sơn- Hà Tĩnh). 2. Tác phẩm : Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791. II/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc. 2. Chú thích. 3. Thể loại : tấu III/ Tìm hiểu văn bản: 1. Mục đích chân chính của việc học. - Học để trở thành người biết rõ đạo, có đạo đức. -> Học để làm người. 2. Bàn về cách học, * Phê phán cách học sai lầm. - Học hình thức - Học cầu danh lợi -> Không hiểu nội dung, có danh mà không có thực chất. - Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan. -> Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn. * Đề xuất cách học đúng - Mở rộng trường lớp - Mở rộng thành phần học. -> Tạo điều kiện thuận lợi cho người học. - Phương pháp học đúng: + Học theo Chu Tử + Học tuần tự từ thấp đến cao + Học rộng nhưng phải biết hệ thống kiến thức. + Học đi đôi với hành. -> Nắm đc k. thức, học có chiều sâu. - Kết quả: + Đào tạo được người tài giỏi + Giữ vững nước nhà. 3. Tác dụng của phép học: - Có được người tốt. - Triều đình ngay ngắn - Thiên hạ thịnh trị -> XH, đất nước ổn định và phát triển. * Ghi nhớ: (SGK – 79). IV. Luyện tập: Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc, Khẳng định quan điểm, sai trái của việc học phương pháp học đúng đắn. Tác dụng của việc học chân chính 4. Củng cố: - Tác giả chỉ ra những cách học sai lầm và hậu quả của nó như thế nào? - Đồng thời, ông đã đề xuất phương pháp học đúng như thế nào? Tác dụng của phép học ấy? 5. Hướng dẫn học bài: - Đọc lại VB, học bài theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau: Hành động nói. IV. Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn:..// Bài 24 - Tiết 107 Hành động nói (tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu và bàn về cách thực hiện hành động nói, xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học. - Biết phân biệt các cách thực hiện hành động nói. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng hành động nói trong khi nói và viết. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ, kẻ bảng phân loại ra bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói thông dụng nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nhắc lại kiến thức cũ để vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: * GV treo bảng phụ ghi VD trong SGK. - Gọi HS đọc. H: Các câu văn trong ví dụ trên thuộc kiểu câu gì? -> Câu trần thuật H: Xác định hành động nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu + vào ô thích hợp và đánh dấu – vào ô không thích hợp theo bảng? H: Kết quả ở bảng trên đã phản ánh điều gì? GV: Cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích nói khác nhau và thực hiện những hành động nói cũng khác nhau. H: Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu NV, CK, CT, TT với những kiểu hành động nói mà em biết? Cho VD minh hoạ? -> HS H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu rút ra nhận xét gì về cách thực hiện hành động nói? - HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hướng dẫn học sinh làm. - Gọi HS trả lời từng câu. H: Vị trí của mỗi câu trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của chúng? - Gọi HS đọc yêu cầu H: Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong lời nói của Người? H: Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng? - Gọi HS đọc đoạn văn. H: Hãy tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên? H: Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách như thế nào? I. Cách thực hiện hành độnh nói: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: Câu Mđích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày + + + - - Đ. Khiển - - - + + Hứa hẹn - - - - - Bộc lộ ... - - - - - -> Câu trần thuật + dùng để trình bày: dùng trực tiếp + dùng để điều khiển: dùng gián tiếp. * Ghi nhớ: (SGK – 62). III.Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. Các câu nghi vấn trong “Hịch tướng sĩ”: TT Câu nghi vấn Mục đích Cách dùng 1 Từ xưa...không có? Khẳng định Gián tiếp. 2 Lúc bấy giờ... được không? Phủ định Gián tiếp 3 Lúc bấy giờ ... được không? Khẳng định Gián tiếp 4 Vì sao vậy? Hỏi Trực tiếp 5 Nếu vậy... trời đất nữa? Phủ định Gián tiếp. b.Mối quan hệ giữa vị trí của câu với mục đích nói: - Câu 1: ở đầu VB, gắn với nội dung nêu gương sáng trong lịch sử. Vì vậy để tướng sĩ khâm phục, câu nghi vấn này được dùng với mục đích KĐ. - Câu 2: ở giữa VB, gắn với nội dung phê phán những sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hậu quả. Vì vậy câu nghi vấn được dùng với mục đích phủ định. - Câu 3: ở giữa VB, gắn với nội dung chỉ ra hành động đúng, cần làm theo nên câu NV được dùng để khẳng định - Câu 4, 5: ở cuối VB, gắn với nội dung chỉ rõ 2 con đường: sống và chết. Vì vậy 1 câu NV là câu hỏi, và 1 câu là phủ định. 2. Bài tập 2: *Các câu TT có mục đích cầu khiến: a. - Vì vậy....thống nhất tổ quốc. - Hễ còn...quét sạch nó đi. - Đồng bào...thắng lợi hoàn toàn. - Quân và dân...ruột thịt. b. - Điều mong muốn cuối cùng... cách mạng thế giới. * Tác dụng: Tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng tha thiết của mỗi người. 3. Bài tập 3: * Các câu có mđ cầu khiến: - Dế Choắt: + Song anh có cho phép em mới dám nói... + Anh đã nghĩ thương em như thế...thì em chạy sang. - Dế Mèn: + Được, chú mày cứ nói...nào. + Thôi, im cái điệu ...ấy đi. * Mối quan hệ và tính cách: - Dế Choắt: yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. - Dế Mèn: ỷ thế kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh, ngạo mạn, hách dịch, 4. Củng cố: GV nhắc lại cách thực hiện hành động nói: + Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó: trực tiếp. + Thực hiện bằng kiểu câu khác: gián tiếp. 5. Hướng dẫn học bài: - Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp BT4, 5 - Chuẩn bị tiết sau: Viết đoạn văn trình bày luận điểm. IV. Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn:./../.. Bài 25 - Tiết 108 Viết đoạn văn trình bày luận điểm I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm theo các cách: diễn dịch và quy nạp. 3. Thái độ: GD ý thức, thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Thế nào là luận điểm? Nêu các yêu cầu về luận điểm trong một bài văn nghị luận? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học để giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: - Gọi HS đọc 2 đoạn văn a, b H: Đâu là câu chủ đề (câu mang luận điểm) trong đoạn văn a? H: Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào? H: Bằng hiểu biết của mình về cách trình bày nội dung trong đoạn văn, em hãy cho biết đoạn văn này được trình bày theo cách nào? H: Hãy phân tích cách quy nạp trong đoạn văn này? -> Cấu trúc: + Kinh đô cũ của Cao Vương + Vị trí: trung tâm trời đất + Địa thế: quý hiếm + Dân cư và muôn vật: thuận lợi. + Nơi thắng địa => Kết luận: xứng đáng là kinh đô bậc nhất... H: Em có nhận xét gì về cách lập luận ở đây? -> Luận cứ đưa ra toàn diện , đầy đủ; lập luận mạch lạc, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. H: Đâu là câu chủ đề (câu mang luận điểm) của đoạn văn b? H: Vị trí của câu chủ đề? H: Với vị trí như vậy, đoạn văn được triển khai theo cách nào? H: Hãy phân tích cách quy nạp trong đoạn văn trên? -> Sau khi nêu LĐ: “Đồng bào ta ngày nay...” để nói lên tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các dẫn chứng và lí lẽ: + Theo lứa tuổi: cụ gì -> nhi đồng + Theo vùng miền: nước ngoài -> vùng bị tạm chiếm-. Miền ngược-> miền xuôi. + Theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ: những chiến sĩ, những công chức hậu phươưng, những phụ nữ, các bà mẹ chiến sĩ, nam nữ cong nhân và nông dân, đồng bào điền chủ... H: Em có nhận xét gì về cách lập luận? -> Vừa toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, cụ thể. GV: Qua tìm hiểu 2 đoạn văn a và b ta thấy: Mỗi luận điểm được trình bày thành 1 bài văn nghị luận. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở đầu tiên (đôi với đoạn diễn dịch) và ở cuối đoạn (đối với doạn quy nạp). - Gọi HS đọc đoạn văn trang 80 H: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy cho biết lập luận là gì? -> Lập luận là cách sắp xếp các luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ) để làm sáng tỏ luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. H: Hãy tìm luận điểm của đoạn văn trên? H: Nhận xét về câu văn mang luận điểm và cách trình bày đoạn văn? H: Đoạn văn được lập luận theo cách nào? GV: Tương phản được thể hiện ở chỗ: đặt chó bên người. đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, sung sướng hả hê với chó bên cạnh giọng “ chó má” với mẹ con chị D. H: Cách lập luận của đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không? GV: Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục cao là nhờ luận cứ. Nhưng sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi hoặc giảm đi nếu luận cứ không chính xác, châm thực và đầy đủ. Nếu Nghi Quế không thích chó hoặc không “Giở giọng chó má với mẹ con chị D” thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà.......ra” H: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp ý trong đoạn văn vừa dẫn? H: Nếu tác giả xếp nhận xét Nghi Quế “Đùng đùng giở giọng chó má....”lên trên và đưa nhận xét “Vợ chồng địa chủ....yêu gia súc” xuống phía dưới thìhiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? -> Luận điểm sẽ trở nên mờ nhạt, lỏng lẻo hơn. Không còn được rõ ràng nữa. H: Trong đoạn văn, những cụm từ “Chuyện chó con”, “giọng chó má”, “Rước chó vào nhà”, “Chất chó đểu” được xếp cạnh nhau có tác dụng gì? -> Làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn vì: Các cụm từ vừalàm rõ luận điểm, xoáy sâu vào luận điểm, vừa tô đậm thêm sự tương phản trong cách đối xử của vợ chồng Nghị Quế với người, với chó -> Càng nổi bật bản chất thú vật của chúng. H: Qua tìm hiểu VD1 và VD2, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi trình bày luận điểm trong 1 đoạn văn nghị luận? - GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và 2 câu văn. H: Em hãy diễn đạt ý của 2 câu thành 2 luận điểm ngắn gọn? GV: Xác định luận điểm của đoạn văn dựa vào câu chủ đề (câumang luận điểm). Vì vậy câu mang luận điểm cần ngắn gọn, rõ ràng, sáng tỏ. - HS đọc đoạn văn H: Đoạn văn trình bày luận điểm gì? H: Vị trí của câu mang luận điểm? H: Đoạn văn sử dụng những luận cứ nào? H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn? - Gọi Hs đọc yêu cầu - Gọi 1 HS đọc đoạn văn mẫu H: Em sẽ đưa ra những luận cứ nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? I/ Trình bày luận điểm thành 1 đoạn văn nghị luận. 1. Ví dụ 1: a. - Câu chủ đề (câu nêu luận điểm): “Thật là chốn hội tụ trọng yếu.....bá vương muôn đời”. -> Vị trí: cuối đoạn. => Trình bày theo cách quy nạp. b. - Câu chủ đề (câu nêu luận điểm): “Đồng bào ta ngày nay....ngày trước”. -> Vị trí: ở đầu đoạn => Cách viết: diễn dịch. 2. Ví dụ 2: - Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà...chất chó đểu của giai cấp nó ra”. -> Vị trí: cuối đoạn. (cách viết quy nạp). - Cách lập luận: tương phản. => Làm cho luận điểm sáng tỏ, chính xác, có sức thuyết phục cao. - Cách sắp xếp luận cứ: rất chặt chẽ theo 1 trình tự hợp lí. -> Không thể thay đổi tuỳ tiện. * Ghi nhớ: (SGK- 81) II/ Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. 2. Bài tập 2: - Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. - Vị trí: ở đầu đoạn. - Các luận cứ: + Đã ghi lại đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt. + Làm người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không âm thanh... + Đưa ta vào 1 TG gần gũi thường ta chỉ thấy 1 cách mờ mờ... -> Cách sắp xếp luận cứ: theoi trình tự tăng tiến, cứ luậnc ứ sau biểu hiện 1 mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA van 8 tuan 27 nam 2016 (1).doc
Tài liệu liên quan