Bài 26 - Tiết 115
HỘI THOẠI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nắm được khái niệm vai xã hội, cách xác định vai xã hội; biết cách nói cho phù hợp với vai xã hội của mình.
2. Kĩ năng:
Biết vận dụng hiểu biết về vai xã hội vào quá trình hội thoại nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc , biết tôn trọng người vai trên trong hội thoại.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AQ đã đầu tư rất nhiều công sức và thời gian để hoàn thành tp “Bản án chế độ TD Pháp” gồm 12 chương, mỗi chương viết về 1 chủ đề và tập hợp lại thành 1 bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác tày trời của CN thực dân và miêu tả c/s khốn cùng của ND các nc thuộc địa.
Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, năm 1925 được xuất bản tại Pa-ri và năm 1946 xuất bản tại VN. VB “Thuế máu” nằm ở chương I, có nội dung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong việc dùng người thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. Vậy đoạn trích có nội dung như thế nào? C. ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng kết hợp khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Giải thích từ khó: bản xứ, Ban-căng, Lính khố đỏ, công sứ, ....
Hoạt động 3:
GV: “Thuế máu” thuộc kiểu VB nào?
-> Nghị luận. (chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề) -> Thuyết phục người đọc, người nghe.
H: Vấn đề “Thuế máu” được triển khai thành mấy luận điểm?
-> 3 luận điểm:
+ Chiến tranh và người bản xứ.
+ Chế độ lính tình nguyện
+ Kết quả của sự hi sinh.
H: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
-> Sáng tạo, độc đáo, đầu-cuối đầy đủ, gây ấn tượng.
H: Em thấy cách đặt nhan đề “Thuế máu” và tiêu đề của cả 3 phần gợi cho người đọc suy nghĩ gì?
-> Tập trung người đọc người nghe vào giai đoạn l/sử 30-45, người dân thuộc địa bị thực dân Pháp bóc lột bằng mọi thứ thuế: thuế thân, thuế muối...mở các đồn điền cao su, cà phê...chính sách dùng người rất dã man, tàn bạo. Nhưng có 1 thứ thuế dã man nhất, đó là thực dân Pháp dùng chính xương máu của người dân bản xứ để làm công cụ chiến tranh-> Bóc lột thuế bằng máu. => Tác dụng: gây ấn tượng cho người đọc, vạch trần bộ mặt ghê tởm của chủ nghĩa thực dân.Cách đặt tên cho 3 phần như vậy cũng tạo sự mạch lạc.
H: VB được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-> Nghị luận kết hợp với TS và BC.
- HS theo dõi phần đầu.
H: Để làm sáng tỏ luận điểm “Chiến tranh và người bản xứ” tác giả đã triển khai mấy luận cứ?
-> 2 luận cứ: giọng điệu của bọn thực dân và số phận người dân các nc thuộc địa.
H: Trước chiến tranh, người dân bản xứ được gọi như thế nào?
H: Và đối với chúng, người dân thuộc địa chỉ biết có việc gì?
H: Cách gọi đó thể hiện thái độ gì của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa?
GV: Trước khi chiến tranh thế giới lần 1 (1914-1918) bùng nổ, chúng khinh miệt gọi người dân các nước thuộc địa là An-nam-mit, là bọn mọi đen bẩn thỉu.... Thế nhưng tên gọi ấy cũng chẳng tồn tại mãi, bởi vì cuộc “Chiến tranh vui tươi” đã xảy ra.
H: Tại sao tác giả lại dùng từ “chiến tranh vui tươi”?
-> Vì chiến tranh TG lần 1, bọn thực dân nhằm bành trướng lãnh thổ, vơ vét của cải ở các nc thuộc địa-> rất vui tươi đối với chủ nghĩa thực dân. Nhưng để có được sự vui tươi, bọn chúng cũng cần phải có lính. Các em hãy cùng theo dõi.
- HS chú ý đoạn văn tiếp theo
H: Khi chiến tranh xảy ra, người dân thuộc địa được gọi với những cái tên như thế nào?
H: Cách gọi đó đã hàm chứa thái độ gì?
H: Tại sao người dân ở các nc thuộc địa từ địa vị hèn hạ bỗng dưng được coi trọng như vậy?
-> Vì TD Pháp muốn họ đi lính cho chúng. Bọn chúng tàn bạo, nhẫn tâm lợi dụng xương máu của nhân dân thuộc dịa để chết thay cho chúng trên chiến trường.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
H: Qua những DT mang ý mỉa mai sâu cay đó, bộ mặt của bọn thực dân hiện lên như thế nào?
GV: Tác giả đã chế giễu, mỉa mai cuộc chiến tranh này ngay từ đầu VB với các cụm từ được đặt trong dấu ngoặc kép. Thực chất, đây là cuộc chiến tranh đầy gian khổ và sự thực những người dân vẫn luôn bị khinh miệt và đàn áp thẳng tay. Cái tên của họ trước và trong chiến tranh có thay đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Đó chỉ là những cái tên rỗng tuếch mà thôi. Họ vẫn là những công cụ chiến tranh.
Chính cái mâu thuẫn ấy đã gây ra nụ cười mỉa mai. Tác giả chỉ rõ mâu thuẫn giữa danh hiệu và cái giá họ phải trả. Vậy số phận của học được miêu tả ra sao?
H: Số phận của người dân các nước thuộc địa được miêu tả trên những phương diện nào?
-> ở chiến trường và ở hậu phương.
H: Trên chiến trường, số phận của người đi lính được miêu tả như thế nào?
GV: Cuộc chiến tranh đã đẩy người dân bản xứ đến cảnh thê thảm khi học phải xa gia đình, quê hương, bỏ cả mạng sống vì những mục đích vô cùng phi nghĩa. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của kẻ cầm quền.
H: Ngoài ra, số phận của người dân bản xứ ở hậu phương cúng được giới thiệu như thế nào?
GV: Mặc dù không phải ra chiến trường nhưng cuộc sống của họ tại hậu phương cũng chẳng sung sướng hơn khi họ....
H: Để làm rõ số phận của người dân thuộc địa, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó?
GV: Tác giả chỉ rõ: “Tổng cộng có 70 vạn người....mình nữa”. Việc đưa ra số liệu cụ thể làm cho người đọc có sự tin cậy cao-> Tố cáo tọi ác của thực dân, gây lòng căm thù phẫn nộ của nhân dân các nước thuộc địa đối với chúng.
* GV giới thiệu 2 bức tranh.
H: Hãy cho biết, 2 bức tranh minh hoạ cho nội dung gì của VB?
- Cảnh người dân thuộc địa kéo xe tay, quan “Phụ mẫu” ngồi trên xe, quát tháo...
- Cảnh người dân bị đàn áp bởi đòn roi...
GV: Trong phần 1 của VB, ta thấy tác giả đã phản ánh bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân khi muốn sử dụng người dân vô tội ở các xứ thuộc địa vào cuộc chiến tranh, muốn ném họ vào lò lửa chiến tranh để đạt được mục đích của chúng. Vậy cụ thể, vấn đề “Thuế máu” còn được làm sáng tỏ ở những phương diện nào? chúng ta tiếp tục được tìm hiểu ở tiết sau.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ:
* Giọng điệu của bọn thực dân:
Trướcchiến tranh
Khi chiến tranh
- Gọi:
+Bọn da đen bẩn thỉu
+ Bọn An-nam-mit bẩn thỉu
- Chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn.
-> Khinh miệt
- Gọi:
+ Con yêu
+ Bạn hiền
- Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
-> Ngợi ca
- NT: Tương phản, đối lập; sử dụng nhiều danh từ mang ý mỉa mai, châm biếm.
-> Giọng điệu giả dối, bịp bợm, thâm độc.
* Số phận của người dân thuộc địa:
- Ở chiến trường:
+ Xa gia đình, quê hương
+ Phơi thây trên chiến trường
+ Chết khi vượt biển
+ Bỏ xác tại những vùng hoang vu
+ Bị tàn sát.
- Ở hậu phương:
+ Bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng.
+ Nhiễm khí độc, khạc ra từng miếng phổi.
- NT: Liệt kê
-> Làm nổi bật số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
4. Củng cố:
GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của tiết học.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại văn bản
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Tiếp tục trả lời câu hỏi về các nội dung còn lại để tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn:...../....../2018
Bài 26 - Tiết 114
Văn bản: THUẾ MÁU (T2)
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp)
- Nguyễn ái Quốc -
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn khốc.
Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được nghệ thuật của VB qua ngòi bút lập luận sắc bén, giọng văn trào phúng sâu cay của NAQ trong văn chương chính luận.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong chiến tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc văn bản, tiếp tục tìm hiểu các nội dung còn lại
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
Tác giả văn bản “Thuế máu” đã triển khai luận điểm 1: ‘Chiến tranh và người bản xứ” như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV nhắc lại nội dung tiết 1 để dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc lại phần II.
H: Luận điểm: “Chế độ lính tình nguyện” được hình thành bằng những luận cứ nào?
- Những thủ đoạn, mánh khoé bắt lính
- Phản ứng của những người bị bắt
- Luận điệu của chính quyền thực dân.
H: Mở đầu luận cứ thứ nhất, tại sao tác giả lại viết “Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi...” ?
-> Viết như vậy mang tính chất khách quan, không phải là ý của người viết đưa ra-> Phù hợp với lối viết phóng sự điều tra.
H: Những thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân được giới thiệu như thế nào?
H: Những người lính khốn khổ đó bị chúng gọi bằng cái tên gì?
-> những “vật liệu biết nói”.
GV: Cuộc chiến tranh thế giới đang diễn ra nóng bỏng. Bọn thực dân đã dùng mọi thủ đoạn dã man, tàn bạo thậm chí là hèn hạ để bắt người dân đi lính.
H: Vậy mà oái oăm thay, chế độ tuyển quân như săn bắt người ấy lại được gọi bằng cái tên hết sức trắng trợn như thế nào?
GV: “Lính tình nguyện” ở đây không phải là người đi lính được theo nguyện vọng của mình. Đây thực chất là “Vừa ăn cắp vừa la làng” như cha ông ta vẫn nói. Quả là giọng điệu đe tiện, giả dối nhằm che giấu sự thật dã man bên trong. Vậy phản ứng của những người bị bắt ra sao?
H: Để phản ứng, chống lại chế độ “lính tình nguyện” ấy, người dân vô tội có phản ứng gì?
GV: Nói đến nhà tù là nói đến điều tồi tệ nhất. Mà ở đây, thời kì con người còn chưa được bảo vệ nhân quyền- nhà tù thời chiến tranh, nhà tù để nhốt “vật liệu biết nói” -thì lại càng dã man hơn.Nào là ốm đau, đói rét, nào là cực hình...chẳng khác nào con vật. Bởi vậy một số người bỏ trốn và thoát nạn, một số khác thì làm cho mình bị mắc bệnh nặng...để được thả ra.
Vậy mà bọn cầm quyền vẫn dùng mọi lời lẽ để ca tụng chế độ tuyển quân của chúng.
- HS chú ý đoạn văn tiếp theo
H: Tên toàn quyền Đông Dương đã nói gì trong bản bố cáo?
H: Nhưng sự thực đằng sau những lời lẽ điêu ngoa đó đã được phơi bày như thế nào?
GV: Sau khi đã bắt được người, sự thật của việc bắt bớ ấy đã bị nhà cầm quyền xuyên tạc đi, tô hồng lên 1 cách đáng hổ thẹn. Đó là sự giả dối vô lương tâm nhằm lừa bịp dư luận. Tác giả đã ngay lập tức vạch trần cái dụng ý tối tăm nấp sau những từ ngữ đầy kệch cỡm. Lời lẽ của NAQ tuy nhẹ nhàng nhưng cách lập luận lại sắc bén, như 1 cái tát vả vào miệng kẻ ăn không nói có, không biết ngượng mồm
H: Qua 3 luận cứ trên, em hiểu gì về thái độ và dụng ý của tác giả?
- HS đọc lại phần 3.
H: Để làm rõ luận điểm 3, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
-> Số phận của những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc
-> Cách đối xử với những thương binh và gia đình tử sĩ.
H: Khi chiến tranh chấm dứt, điều gì đã xảy ra?
H: Kết quả, những người dân thuộc địa sau khi nộp xong “thuế máu” được đối xử như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh của họ lúc này?
GV: Họ đi chiến đấu để bảo vệ “công lí và tự do” những lại không biết gì , và cũng không bao giờ được hưởng công lí và tự do.
H: Với những thương binh và người thân của các tử sĩ, họ được đối đãi ra sao?
H: Sự thực, bọn chúng có “tốt” như vậy không?
GV: Không chỉ man rợ trên chiến trường, tàn ác trong cách đối xử với người đi lính mà còn nhẫn tâm gieo cái chết trắng, gây những cuộc huy huynh đệ tương tàn cho người dân thuộc địa.
H: Vậy thái độ của chúng ta- những người được tặng quà?
-> Nhổ vào mặt kẻ tặng quà.
GV: Bình liên hệ với Vb “Những trò lố hay là Va-ren và PBC” ở Ngữ Văn 7 tập II: PBC cũng đã nhổ vào mặt Va-ren...
H: Em có nhận xét gì về lời lẽ và cách kết thúc VB?
-> Kết thúc VB vừa là lời đánh giá, nhận xét , vạch đường cho người dân bị lừa bịp, vừa là lời lên án chế độ thực dân. Đồng thời cũng là lời kêu gọi những người chính nghĩa hãy đứng lên đấu tranh.
H: Thái độ của tác giả khi triển khai luận điểm 3?
H: Em có nhận xét gì về trình tự các luận điểm?
-> Theo trình tự thời gian: trước, trong, sau cuộc chiến tranh.
GV: Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn và bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột “thuế máu” được phơi bày 1 cách toàn diện và triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa cũng được miêu tả 1 cách cụ thể, sinh động.
H: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong VB này?
- NT: Châm biếm, đả kích; tương phản, đối lập, hình ảnh sinh động, ngôn ngữ giàu chất trào phúng, giọng điệu mỉa mai châm biếm. Kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm vào văn NL.
VD: Từ ngữ: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, vật liệu biết nói.
Giọng điệu: Ấy thế mà..., Đùng 1 cái...
H: Cảm nhận của em sau khi học xong VB?
- HS trả lời, GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ
2. Chế độ lính tình nguyện:
a. Những thủ đoạn, mánh khoé bắt lính:
- Những cuộc lùng ráp
- Săn bắt, nhốt
- Tóm người khoẻ mạnh nghèo khó trước, người giàu sau.
- Doạ nạt, xoay xở, kiếm tiền những nhà giàu.
-> Chế độ “lính tình nguyện”.
b. Phản ứng của những người bị bắt:
- Tìm mọi cách trốn thoát
- Làm mọi cách nhiễm bệnh nặng để bị thải hồi.
c. Lời lẽ của bọn cầm quyền:
Lời lẽ
Sự thực
- Ban phẩm hàm
- Truy tặng danh hiệu
- “Tấp nập đầu quân”, “Không ngần ngại”.
- Xích tay điệu về tỉnh lị.
- Nhốt trong trại, có lính canh.
- Các cuộc biểu tình, bạo động.
=> Mỉa mai, châm biếm, vạch trần sự thật và giọng điệu trắng trợn của thực dân.
3. Kết quả của sự hi sinh:
a. Số phận lính tình nguyện sau khi nộp “thuế máu”:
- Chiến tranh chấm dứt:
+ Bọn cầm quền: im bặt
+ Lính tình nguyện: mặc nhiên trở lại “Giống người hèn hạ”.
- Kết quả:
+ Bị lột hết của cải, quân tư trang, vật kỉ niệm.
+ Bị kiểm soát, đánh đập vô cớ
+ Bị cho ăn, cho ngủ và sinh hoạt như loài vật
+ Đón chào 1 cách tồi tệ.
-> Họ chỉ còn là những cái xác không hồn.
b. Cách đối xử với những thương binh và người thân tử sĩ
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.
-> Đầu độc người dân.
=> Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt hành động bỉ ổi của thực dân trước “thuế máu” của người dân thuộc địa.
* Ghi nhớ: (SGK).
4. Củng cố:
GV nhắc lại các nội dung:
- Chế độ “Lính tình nguyện”
- Kết quả của sự hi sinh.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại văn bản
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: Hội thoại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:...../....../2018
Bài 26 - Tiết 115
HỘI THOẠI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nắm được khái niệm vai xã hội, cách xác định vai xã hội; biết cách nói cho phù hợp với vai xã hội của mình.
2. Kĩ năng:
Biết vận dụng hiểu biết về vai xã hội vào quá trình hội thoại nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ nghiêm túc , biết tôn trọng người vai trên trong hội thoại.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có mối quan hệ xã hội rộng- hẹp- thân- sơ khác nhau. Những mối quan hệ này thường phức tạp và tinh tế: một người có địa vị cao trong XH nhưng về nhà lại chỉ là con cái. Ngược lại, một người là cha, là mẹ của một gia đình nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đòng nghiệp. Những “vị trí” trong XH, trong cơ quan, trong gia đình ấy được gọi là các “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc ví dụ trang 92-93.
H: Có những nhân vật nào tham gia đoạn hội thoại trên?
-> Bé Hồng và người cô.
H: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai là vai trên, ai là vai dưới?
H: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
-> Có 2 điểm đáng chê trách.
+ Với quan hệ gia đình, đáng ra người cô phải yêu thương, đùm bọc, động viên khích lệ... vậy mà cô lại độc ác, gieo rắc vào đầu cháu những ý nghĩ....
+ Với tư cách là người lớn tuổi, người cô phải ăn nói mẫu mực cho con cháu noi theo, đằng này người cô lại.....
H: Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép?
-> Tôi cúi đầu không đáp.
Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất....cay cay.
Cô tôi chưa dứt câu, ....không ra tiếng.
H: Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
-> Hồng phải làm như vậy vì biết rằng mình là người bề dưới, phải tôn trọng bề trên.
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu vai xã hội là gì?
- HS trả lời, GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Ví dụ: Trong bữa cơm gia đình rất quen thuộc và phổ biến ở VN gồm: ông bà, bố mẹ, con.
H: Hãy xác định vai của từng người?
- Người con: có 2 vai:
Là con đối với bố mẹ
Là cháu đối với ông bà.
- Cha mẹ có 2 vai:
Cha mẹ đối với con
Con đối với ông bà.
- Ông bà cũng có 2 vai:
Cha mẹ đối với con
Ông bà đối với cháu.
GV: Quan hệ HX rất đa dạng, vì căn cứ vào tuổi tác, chức vụ, quan hệ...cho nên vai XH cũng phức tạp theo. Khi vai của mình trong hội thoại thay đổi thì cách xưng hô cũng thay đổi.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tưng em nêu kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: a
+ Nhóm 2: b
+ Nhóm 3: c.
- Các nhóm thảo luận 5 phút và ghi kết quả ra bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa.
I. Vai xã hội trong hội thoại.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Quan hệ thứ bậc trong gia đình:
+ Người cô: vai trên
+ Bé Hồng: vai dưới.
* Ghi nhớ: (SGK).
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Thái độ nghiêm khắc:
- Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo...phỏng có được không?
- Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung...biết bụng ta.
b. Thái độ khoan dung:
- Các ngươi ở cùng ta...chẳng kém gì.
- Nay ta bảo thật các ngươi...có được không?
- Nay ta chọn binh pháp...nghịch thù.
2. Bài tập 2:
a. Vai XH của các nhân vật:
- Xét về địa vị XH: Ông giáo vai trên, lão Hạc vai dưới.
- Xét về tuổi tác: Lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới.
b.
- Thái độ kính trọng của ông giáo:
Ông giáo gọi lão Hạc bằng “cụ”, mời ngồi, mời hút thuốc, ăn khoai, uống nước.
- Thái độ thân tình: Nắm lấy vai lão Hạc, giọng điệu ôn tồn, xưng hô gộp “ông con mình”, xưng “tôi”.
c. Thái độ lão Hạc:
- Quý trọng: Gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, đáp là “vâng”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”.
- Thân tình: Xưng hô gộp là “hai chúng mình”.
- Những chi tiết thể hiện sự không vui và giữ ý của lão Hạc: lão chỉ cười ‘đưa đà”, “cười gượng” và khéo léo từ chối việc ăn khoai, uống nước. Chứng tỏ lão vẫn giữ khoảng cách đối với ông giáo.
4. Củng cố:
- Em hiểu thế nào là vai xã hội?
- Những căn cứ nào giúp ta xác định vai xã hội?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn:...../...../2018
Bài 26 - Tiết 116
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thấy được biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong văn nghị luận và nó làm tăng sức thuyết phục, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc, người nghe.
- Nắm được các yếu tố cần thiết của việc đưa ra yếu tố biểu cảm để việc nghị luận đạt hiệu quả cao.
2. Kĩ năng:
Biết vận dụng những kiến thức vào việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
Thực sự xúc động trước vấn đề nghị luận để từ đó phát huy vào yếu tố biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Trong chương trình Ngữ Văn 7, các em đã được làm quen với kiểu bài nghị luận. Văn nghị luận ở lớp 7 tập trung vào 2 dạng: Chứng minh và giải thích. Sang lớp 8, các em lại 1 lần nữa làm quen với văn nghị luận, nhưng được nâng cao hơn, đó là việc kết hợp các phương thức biểu đạt khác trong bài văn nghị luận. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu yếu tố thứ nhất- yếu tố biểu cảm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc ví dụ trong SGK.
GV: Cuộc CM tháng 8/1945 thắng lợi, chúng ta đx lật đổ được chế độ PK thối nát và chế độ áp bức bốc lột của TD Pháp, khai sinh ra nước VN DCCH. Nhưng ngay sau đó, TD Pháp đã tráo trở quay lại xâm lược VN lần thứ hai. Trươc tình thế của đất nước lúc đó, HCM đã viết lời kêu gội toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 để kêu gọi dân chúng đứng lên chống Pháp.
GV: ở lớp 7, các em đã được học văn biểu cảm. yếu tố biểu cảm thường thể hiện rõ nhất ở các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những câu cảm thán.
H: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả?
H: Tìm những câu cảm thán trong VB trên?
H: Những từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán có tác dụng như thế nào trong VB “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”?
-> Có sức lay động, cảm hoá con người, có sức khơi gợi tinh thần yêu nước mãnh liệt trong lòng nhân dân vá ự căm thù sâu sắc.Nó vạch trần bộ mặt đểu giả của bọn thực dân lúc bấy giờ.
H: Về mặt sd từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không?
H: Tuy nhiên, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những VB nghị luận chứ không phải là những VB biểu cảm. Vì sao?
GV: Và các VB trên viết ra cũng không nhằm mục đích biểu cảm. Vì vậy biểu cảm không phải là yếu tố chủ đạo, nó chỉ là yếu tố phụ trợ cho qúa trình nghị luận mà thôi.
- Gọi HS đọc bảng đối chiếu.
H: Vì sao những câu ở hệ thống 2 lại hay hơn những câu ở hệ thống 1?
-> Vì những câu ở hệ thống 2 có chứa những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc người nghe. Hệ thống 1 không có những từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán nên đọc lên vẫn đúng nhưng không hay.
H: Từ đó, em hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
GV: Thực tế cho thấy, người đọc người nghe chỉ thấy 1 bài văn nghị luận hay khi bài văn đó không chỉ làm đầu óc mình sáng tỏ lên mà còn làm cho trái tim mình rung động. Do đó, mặc dù chỉ đóng vai trò phụ trợ nhưng yếu tố biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để làm bài văn nghị luận có hiệu quả cao.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ 1.
- Gv khái quát và chuyển ý.
GV: Thông qua việc tìm hiểu các VB như “Hịch tướng sĩ” và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” em hãy làm sáng tỏ vấn đề: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của y.tố biểu cảm trong văn bản nghị luận bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi sau:
H: Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và cách lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?
H: Chỉ có rung cảm thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra cách nói như: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả...” hay ‘uốn lưỡi cú diều...”? Để viết được những câu như thế ,người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?
GV: Nghĩa là người viết phải có khả năng diễn đạt bằng cách thường xuyên rèn luyện để cách biểu hiện t/c, c/x trong bài văn trở nên nhuần nhuyễn.
H: Có bạn cho rằng: càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
-> Không đúng. Vì nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp thì sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài không đáng tin cậy. Hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ của mạch lập luận, thậm chí còn phá vỡ logic luận chứng.
H: Qua đây em thấy, để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, lay động lòng người, người viết phải làm như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 2.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV dùng bảng phụ kẻ sẵn 3 cột: Biện pháp biểu cảm/ Dẫn chứng/ Tác dụng nghệ thuật.
- HS tưng em lên bảng điền.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND đoạn văn
H: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn?
H: Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
H: Hiệu quả của đoạn văn?
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
1. Ví dụ:
VB “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2. Nhận xét:
a.
*Từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải, quyết tâm, không, thà, nhất định....
* Câu cảm thán:
- Hỡi đồng bào toàn quốc!
- Hỡi đồng bào!
- Chúng ta phải đứng lên!
- Hỡi anh em...dân quân!
- Dù...về ta!
- VN độc lập....muôn năm!
- Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ giống nhau ở chỗ: có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
b. Hai VB “Lời kêu gọi...” và “Hịch tướng sĩ” là văn nghị luận. Vì 2 VB viết ra nhằm mục đích NL (nêu quân điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, kêu gọi người nghe làm theo).
c.
- Yếu tố biểu cảm giúp việc nhị luận có sức thuyết phục lớn hơn. Vì nó tác dộng mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA van 8 tuan 29 nam 2016 (1).doc