Tiết 09: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.
2/ Trọng tâm:
- Gíúp học sinh nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng; vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh; sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
- Có ý thức yêu quý, cách sử dụng và gìn giữ những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học Đàm thoại, nêu vấn đề, động não, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút
D/ Tiến trình dạy học:
27 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 (4 cột) - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mai, châm biếm “Kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm... vận mệnh thế giới”.
Các vụ thử tên lửa đạn đạo của CHND Triều Tiên.
2/ Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
a. Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân:
* Chương trình cứu
trợ 500 trẻ em nghèo
toàn thế giới không thể thực hiện được vì tốn 100 tỷ đô la.
*10 chiếc tàu sân bay
( Hoa Kỳ dự định đóng đến năm 2000)
*Chống suy dinh dưỡng cho 575 triệu người.
* 27 tên lửa Mx.
* Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
* Gần bằng 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu (>100 tỷ đô la nhưng thực hiện được).
*Đủ thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu
Phi.
* Không bằng 149 tên lửa Mx.
*Đủ trả tiền nông
cụ cần thiết cho các nước nghèo để sản xuất thực phẩm trong 4 năm
* Đủ tiền xóa nạn mù chữ c
o toàn thế giới.
- Lập luận theo lối so sánh, đối chiếu với những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, toàn diện trên nhiều lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống con người: xã hội, y tế, giáo dục, nông nghiệp, tiếp tế lương thực, thực phẩm.
- Nhấn mạnh sự tốn kém khủng khiếp của việc chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và hậu quả làm mất đi khả năng được sống tốt đẹp hơn của con người.
b. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lý trí con người mà còn phản lại sự tiến hóa:
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy mọi sự sống trên Trái đất.
- Lý trí tự nhiên là qui luật tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên.
Quá trình tiến hoá
Quá trình hủy diệt
- 380 triệu năm
- 180 triệu năm
- 4 kỉ địa chất
-> Diễn ra rất dài
- Bấm nút một cái Trái đất sẽ trở lại điểm xuất phát
-> Diễn ra nhanh chóng
Với nghệ thuật so sánh, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, tác giả cho thấy sự sống ngày nay là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài và tự nhiên. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, Trái đất sẽ bị tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì man rợ, là đi ngược lại lí trí.
3/ Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình:
- Kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn , tiến tới một thế giới hoà bình
- Lên án những thế lực hiếu chiến đẩy lùi nhân loại vào thảm hoạ.
- Đề nghị nhân loại giữ gìn trí nhớ (Lập ngân hàng..)
(40’)
3/ Hướng dẫn HS tổng kết.
Mục tiêu: Khái quát nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
Giao việc: GV đặt câu hỏi:
+ Qua bài học, em thấy được những đặc điểm gì nổi bật về mặt nghệ thuật và nội dung văn bản?
+ Văn bản có ý nghĩa gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
III/ Tổng kết:
- Lập luận chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác thực; nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dạo toàn nhân loại và sự phi lý của cuộc chạy đua vũ trang; lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.
* Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G.Mac-ket đối với hòa bình nhân loại.
(5’)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS giải quyết được BT bằng văn bản nói.
- Giao việc: HS thảo luận:
+ Vì sao văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
Cho HS thảo luận, trình bày. GV gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS thay mặt nhóm trình bày. Gợi ý HS các nhóm nhận xét, bổ sung.,
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng.
III/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm sau khi nghe BT.
- Phương thức hoạt động: Nhóm.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài nói của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng
Gợi ý:
Phần lớn văn bản đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người. Từ đó, cho mọi người thấy cần có trách nhiệm đấu tranh ngăn chặn nguy cơ ấy, bảo vệ cuộc sống hòa bình.
(5’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: GV treo bảng phụ có BT:
Viết một đoạn văn phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi học văn bản.
- Hướng dẫn, hỗ trợ:GV gợi ý cho HS làm.
- Báo cáo kết quả: Gọi 3 HS khá nộp bài. GV chấm điểm.
- Đánh giá kết quả: GV đọc, nhận xét, ghi điểm khuyến khích những bài làm tốt.
IV/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi nghe BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Bài viết.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu:
Giúp HS vận
dụng kiến thức đã
học vào thực
tế cuộc sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- Có thể trình bày trước lớp vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về thảm họa chiến tranh hạt nhân.
(3’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài.
- Làm BT vận dụng và BT tìm tòi và mở rộng.
- Soạn bài “Tuyên bố thế giới ... của trẻ em”.
Ngày dạy: 30 - 08 - 2018 (T2: 9C)
Ngày dạy: 31 - 08 - 2018 (T4: 9A)
Tiết 08: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Mức độ cần đạt: Giúp học sinh :
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại tiếp theo : phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng một cách có hiệu quả ba phương châm hội thoại trên vào thực tế giao tiếp.
2/ Trọng tâm:
- Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp; nhận biết và phân tích được cách sử dụng ba phương châm hội thoại trên trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại trên vào thực tế để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
* Tích hợp: Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
- Tự nhận thức.
- Hợp tác.
B/ Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học Đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng, động não, thảo luận nhóm
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút
D/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới “Phương châm hội thoại”.(tt)
GIÁO VIÊN
Cách thức tiến hành:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phương châm hội thoại về lượng? Thế nào phương châm hội thoại về chất?
- Khi một người nói “Gà là một loài gia cầm nuôi ở trong nhà” thì người đó vi phạm phương châm hội thoại nào? Thành ngữ “Ăn đơm nói đặt” liên quan đên phương châm hội thoại nào? Giải thích.
- Chấm BT 5 SKK và BT tìm tòi, mở rộng.
3. Giới thiệu bài mới:
- Câu tục ngữ:
Lời chào cao hơn mâm cỗ.
thể hiện phương châm về chất hay về lượng?
GV chốt và dẫn dắt vào bài (Không thuộc phương châm nào trong hai phương châm hội thoại đó; là một trong những phương châm hội thoại ta sẽ tìm hiểu hôm nay.)
HỌC SINH
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Câu hỏi của GV.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đáp án:
- Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).
- Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).
- a. Vi phạm phương châm về lượng vì thừa “ nuôi ở trong nhà”; b. Vi phạm phương châm về chất vì nói không đúng , không có bằng chứng xác thực.
Bài 5:
- Ăn đơm nói đặt = ăn không nói có: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò = nói dơi nói chuột : nói không có căn cứ; nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng lí lẽ không thuyết phục.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được long nhưng không thực hiện.
Liên quan (không tuân thủ) phương châm về chất – nên tránh trong giao tiếp.
- HS trình bày.
(5’)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức.
1/ Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm quan hệ.
Mục tiêu: HS
nắm nội dung phương châm quan hệ.
- Giao việc:
GV treo bảng phụ có ghi ví dụ I.1,2/22.
Gọi HS đọc VD.
+ Em hãy cho biết câu thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại nào? (HSY)
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống như thế trong hội thoại?
+ Qua tình huống trên, ta thấy cần lưu ý điều gì khi giao tiếp?
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Văn bản SGK.
- Báo cáo: Bằng miệng
I/ Phương châm quan hệ:
- Tình huống : Mỗi người nói về một vấn đề khác nhau, không liên quan đến nhau.
- Con người sẽ không giao tiếp được với nhau và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
(15’)
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm cách thức.
Mục tiêu: HS
nắm nội dung phương châm cách thức.
GV treo bảng phụ có ghi ví dụ II.1,2/22.
Gọi HS đọc VD.
+ Hai thành ngữ ở ví dụ trên dùng để chỉ những cách nói như thế nào ? (HSY)
+ Những cách nói đó có ảnh hưởng như thế nào khi giao tiếp?
+ Như vậy, khi giao tiếp, cần lưu ý thêm điều gì?
+ Có thể hiểu câu nói “ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” với những cách hiểu nào?
+ Vậy để cho người nghe không hiểu lầm thì phải nói thế nào khi giao tiếp?
+ Trong giao tiếp, cần nói như thế nào để đảm bảo phương châm cách thức?
II/ Phương châm cách thức :
1/ Cách nói dài dòng, rườm rà.
2/ Cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
- Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt . Giao tiếp không đạt kết quả.
- Nói ngắn gọn, rành mạch.
- Có thể hiểu nhiều cách khác nhau căn cứ vào phụ ngữ “của ông ấy” cho động từ “nhận định” hay cho danh từ “truyện ngắn”.
- Nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ (phương châm cách thức).
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm lịch sự.
Mục tiêu: HS
nắm nội dung phương châm
lịch sự.
Gọi HS kể lại câu chuyện ở SGK tr22. (HSG)
+ Vì sao người ăn xin và câu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Cái mà họ nhận được của nhau là gì?
+ Em có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện?
+ Thế nào là phương châm lịch sự? Cho ví dụ?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa.
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
III/ Phương châm lịch sự:
- Người ăn xin nhận được sự tôn trọng của cậu bé và ngược lại cậu bé nhận được lòng biết ơn của người ăn xin.
- Cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về phương châm về lượng, phương châm về chất đã học dể giải quyết các BT trong SGK.
- Giao việc:
+ Qua hai tiết học 3 và 8, em rút ra được những điều gì cần lưu ý khi giao tiếp?
- HS nhắc lại các yêu cầu nhắm đảm bảo 5 phương châm hội thoại đã học.
GV khuyến khích bằng điểm cho những HS thuộc bài tại lớp.
Gọi HS đọc BT 1, 2, 3, 4 SGK tr 10, 11.
- Thực hiện theo hình thức hoạt động nhóm:
+ Chia cả lớp thành 4 nhóm.
+ Đại diện nhóm bắt thăm bài tập, thực hành thảo luận, đại diện nhóm trình bày, GV gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo đáp án.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng, cho HS ghi đáp án.
IV/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm sau khi đọc BT trong SGK.
- Phương thức hoạt động: Nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT SGK.
- Sản phẩm học tập: Bài nói của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng .
Bài 1: Những câu tục ngữ, ca dao đó đều nhằm mục đích giáo dục, khuyên răn chúng ta cần phải có cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn, tế nhị trong giao tiếp nhằm đạt đến mục đích giao tiếp tốt nhất.
- Vàng thì thử lửa, thử than.
Chuông kêu thử tiếng, người
ngoan thử lời.
- Chẳng dược miếng thịt,
miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi
tấc lòng.
Một điều nhịn là chín điều
lành.
Bài 2: Phép tu từ vựng có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự trong giao tiếp là nói giảm nói tránh.
Bài 3: Phương châm lịch sự : a. nói mát; b. nói hớt; c. nói móc; d. nói leo.
Bài 4:
a. Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi nhằm đảm bảo phương châm quan hệ.
b. Nhằm đảm bảo phương châm lịch sự khi người nói buộc phải nói điều có thể làm tổn thương đối tượng giao tiếp.
c. Thông báo cho người nói biết rằng họ đã vi phạm phương châm lịch sự, cần chấm dứt ngay.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: GV treo bảng phụ có BT:
Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng một trong ba phương châm đã học và phân tích cách sử dụng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ:GV gợi ý cho HS làm (văn bản viết).
- Báo cáo kết quả: Gọi 3 HS khá nộp bài. GV chấm điểm.
- Đánh giá kết quả: GV đọc, nhận xét, ghi điểm khuyến khích những bài tốt.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi chép BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Nộp bài viết.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Giúp
HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- Có thể trình bày trước lớp vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Tìm trong các văn bản đã học một trường hợp sử dụng một trong ba phương châm hội thoại đã học và phân tích.
(3’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài.
- Nắm và vận dụng 5 phương châm hội thoại đã học vào thực tế giao tiếp.
- Làm BT 5 SGK tr 24 và BT phần vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
- Chuẩn bị bài “Các phương châm hội thoại”(tt).
Ngày dạy: 01 - 09 - 2018 (T3: 9C; T4: 9A)
Tiết 09: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.
2/ Trọng tâm:
- Gíúp học sinh nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng; vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh; sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
- Có ý thức yêu quý, cách sử dụng và gìn giữ những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học Đàm thoại, nêu vấn đề, động não, thảo luận nhóm
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút
D/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu vào bài mới “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
GIÁO VIÊN
Cách thức tiến hành:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi thuyết minh một đối tượng, người ta thường dùng những phương pháp thuyết minh nào?
- Có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy?
- Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
- Khi tạo lập văn bản thuyết minh, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh kết hợp một số biện pháp nghệ thuật, em có thể sử dụng yếu tố nào để bài văn thuyết minh thêm sinh động?
- GV chốt và dẫn dắt vào
bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
HỌC SINH
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Câu hỏi của GV.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đáp án:
- Các phương pháp thuyết minh: định nghĩa, giải thích; nêu số liệu; liệt kê; nêu ví dụ; phân loại phân tích; so sánh.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa, có tác dụng làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
- HS trình bày.
(5’)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Gíúp học sinh nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả; vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Giao việc: GV gọi HS đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”.
+ Em hãy giải thích nhan đề của văn bản?
+ Đối tượng thuyết minh trong văn bản là gì? (HSY)
+ Bài văn thuyết minh những nội dung gì về cây chuối? (HSY)
+ Tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
+ Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản ?
+ Tìm những câu văn có yếu tố thuyết minh trong văn bản? Tác dụng của yếu tố thuyết minh?
+ Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối (HSY) và cho biết tác dụng của chúng?
+ Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung thêm những nội dung gì?
+ Như vậy, khi tạo lập văn bản thuyết minh, ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh kết hợp một số biện pháp nghệ thuật, cần lưu ý thêm điều gì? Tác dụng?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Văn bản SGK.
- Báo cáo: Bằng miệng.
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
- Nhan đề nêu lên đối tượng thuyết minh trong văn bản : Cây chuối và ý nghĩa của nó trong đời sống Việt Nam.
- Đối tượng thuyết minh: Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
- Nội dung thuyết minh:
+ Sự phân bố, đặc điểm .
+ Công dụng của cây chuối.
+ Giá trị của quả chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
- Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, liệt kê, phân loại, phân tích.
- Phương thức thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả.
- Các câu thuyết minh trong văn bản:
+ Đoạn 1: các câu 1,3,4, giới thiệu về cây chuối với những đặc tính cơ bản: loài cây ưu nước, phát triển rất nhanh
+ Đoạn 2: câu 1, nói về tính hữu dụng của cây chuối.
+ Đoạn 3: Giới thiệu quả chuối, các loại chuối và công dụng:
+ Chuối chín để ăn.
+ Chuối xanh để chế biến thức ăn.
+ Chuối để thờ cúng.
- Những yếu tố miêu tả về cây chuối:
+ Đoạn 1: thân mềm, vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng; chuối mọc thành rừng, bạt ngàn vô tận
+ Đoạn 3: khi quả chín có vị ngọt và hương thơm hấp dẫn; chuối trứng cuốc khi chín có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc; những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây; chuối xanhh có vị chát
- Công dụng của thân chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối
Trong các câu văn thuyết minh trên, yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho các đối tượng thuyết minh thêm nổi bật.
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
(15’)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức dã học để giải quyết BT trong SGK theo yêu cầu.
- Giao việc: Gọi HS đọc các BT SGK và làm việc theo cá nhân hoặc nhóm:
BT 1:
Gọi HS đọc BT1, gọi HS bổ sung, nhận xét, sửa chữa (HSY).
BT 2:
Gọi HS đọc BT2, thảo luận nhóm đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung.
BT 3:
Gọi HS đọc văn bản “Trò chơi ngày xuân”. Chia các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
+ Chỉ ra những câu văn miêu tả trong văn bản.
+ Các câu miêu tả đó có tác dụng gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi cá nhân hay HS thay mặt nhóm trình bày trên bảng.
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến của các cá nhân hoặc nhóm.
GV chốt đáp án cho HS ghi.
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm hoặc cá nhân sau khi đọc BT trong SGK.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân. nhóm.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT SGK.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS trên phiếu.
- Báo cáo: Viết trên bảng.
II/ Luyện tập:
BT 1: Hình dáng, màu sắc, tác dụng các bộ phận của cây chuối:
Thân cây tròn, mát rượi, mọng nước.
Lá chuối tươi, màu xanh gồm cuống lá và lá.
Nõn chuối mà xanh nhạt.
Bắp chuối màu hồng, nhiều lớp bẹ.
BT 2:
- Chén không có tai..có uống cũng nâng hai tay xoa xoa
- Khi xếp chồng rất gọn, không vướng, rửa cũng rất dễ.
BT 3: Câu miêu tả trong văn bản “ Trò chơi ngày xuân”
- Qua sông Hồng, sông Đuống mượt mà.
- Lân được trang tríhoạ tiết đẹp.
- Múa lân rất sôi động chạy quanh.
- Kéo co thu hút nhiều ngườiở mỗi người
- Bàn cờ là bãi rộng
- Hai tướng che lọng
- Với khoảng thời gianbị cháy, khê.
- Sau hiệu lệnhbờ sông.
Làm cho các trò chơi dân gian gần gũi với cuộc sống hiện tại, không khí vui tươi, sôi động hơn. Người đọc hiểu rõ hơn về cách chơi cũng như hình thức tổ chức cuộc chơi.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để viết văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: Cho HS chép BT: Viết một đoạn văn thuyết minh về một loài cây em biết có sử dụng yếu tố miêu tả và chỉ ra.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày.
- Đánh giá kết quả: GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV chốt, đọc đoạn mẫu và phân tích.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi ghi BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đoạn mẫu: Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Giúp HS
vận dụng kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- GV kiểm tra vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Tìm một đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp miêu tả và phân tích.
(3’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài, hoàn thành các BT ở nhà.
- Nắm vững lý thuyết để vận dụng thực hành khi tạo lập văn bản thuyết minh.
- Thực hiện các thao tác làm bài văn thuyết minh.
- Chú ý lập dàn bài chi tiết cho đề bài dựa vào các kiến thức được cung cấp (phần in nghiêng) để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Soạn bài ”Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh”.
Ngày dạy: 04 - 09 - 2017 (T3: 9C ; T5: 9A)
Tiết 10: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
2/ Trọng tâm:
- Giúp học sinh biết phát hiện và sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh; nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trng bài văn thuyết minh.
- Biết viết bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Có ý thức yêu quý, biết sử dụng và gìn giữ những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngu van 9 4 cot moi tuan 2_12408338.docx