Giáo án Ngữ văn 9: Bố của Xi-Mông _Trích, Mô-pa-xăng

? Hoàn cảnh của Xi-mông có gì đặc biệt?

- Tám tuổi Xi-mông mới đến trường cho thấy phần nào hoàn cảnh đặc biệt của em.

? Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh đó của Xi-mông?

? Thế nhưng Xi-mông đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ mọi người chưa?

- Tuổi thơ của Xi-mông bình thản trôi đi trong tình thương của mẹ là chị Blang-sốt. Cho đến khi 8 tuổi em mới được đến trường nhưng trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em khi lớp học là nơi hội tụ những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn, tâm hồn sớm bị cái xấu ngự trị, em bị bạn bè trêu chọc, đánh chỉ vì em không có bố. Mẹ em là một người phụ nữ tốt bị một người đàn ông lừa dối nên đã sinh ra em. Bản thân em đã bị thiệt thòi vì lớn lên thiếu hẳn tình thương và sự chăm nom của bố. Lòng tự ái bị tổn thương, Xi-mông ấm ức, buồn tủi, giận dỗi,

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9: Bố của Xi-Mông _Trích, Mô-pa-xăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỐ CỦA XI-MÔNG _Trích, Mô-pa-xăng_ KHỞI ĐỘNG: GV chiếu đoạn video về lòng yêu thương: HS theo dõi. GV hỏi: Đoạn phim cho ta thấy điều gì đã làm cho sự cảm thông, chia sẻ của con người lan tỏa à Sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. ? Tác phẩm nào mà em đã học cũng nói về sức mạnh của tình yêu thương? (Chiếc lá cuối cùng) Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt ? Em hãy đề xuất cách đọc cho văn bản này? - GV tổ chức cho HS đọc phân vai theo 3 nhân vật chính là Blang-sot, Xi-mông và Phi-lip. - GV gọi 1 HS đọc dẫn truyện và 2 HS đọc phân vai. - GV giải thích một số từ khó ngoài SGK. ? Dựa vào chú thích ở SGK, hãy cho biết nhà văn Mô-pa-xăng là người nước nào? ? Ông có đóng góp như thế nào cho VH Pháp nói riêng, và VHTG nói chung? . ? Xuất xứ của văn bản? ? Tác phẩm ra mắt độc giả Pháp lần đầu tiên vào năm 1879, dựa vào mốc thời gian đó, em cho biết thời kì này tình hình chính trị XH ở nước Pháp có gì đáng chú ý? - Sau cuộc ct PP, nền cộng hòa thứ ba của Pháp tiến hành đàn áp nhân dân, chạy đua vũ trang , xâm lược thuộc địa à đời sống nhân dân cực khổ. Và trong tình hình đóm nảy sinh những vẫn đề cơ bản nhất trong đời sống gia đình và xã hội, điều đó được ông phản ánh trong tác phẩm của mình. Đặt tác phẩm vào thời đại ông sống ta mới thấy tấm lòng nhân đạo của ông thật đáng trân trọng. ? Tác phẩm thuộc thể loại nào? ? Em hãy liệt kê các sự việc chính trong văn bản theo trình tự diễn biến. ?Có một bạn học sinh đã đọc và lược các sự việc chính rồi sắp xếp theo trình tự dưới đây. Em có đồng ý với cách sắp xếp đó hay có một cách sắp xếp khác? ? Dựa vào diễn biến mạch truyện, em hãy xác định bố cục các phần của văn bản? ? Em có nx gì về cách kể chuyện? ? Qua các chi tiết sv và bố cục, theo em, mối quan hệ cơ bản nào trong gia đình được nhà văn đề cập đến trong tác phẩm? ? Trong tác phẩm có những nhân vật nào có tên? Các nhân vật không tên là những ai? ? Ai trong số đó là nhân vật chính? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể? ? Qua tiếp xúc văn bản, em thấy chi tiết, sự việc nào khiến em xúc động hơn cả trong văn bản? - HS có thể trả lời theo cảm nhận cá nhân: Xi-mông khóc/ Xi-mông muốn tử tự, . - Nhiều chi tiết trong truyện đã khiến người đọc rất xúc động bởi mỗi chi tiết đó đều thấm đẫm tình yêu thương,. - GV: Trong văn bản, không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.”. Dáng dấp ấy phần nào cho người đọc cảm nhận được rõ hơn về hoàn cảnh của em. ? Hoàn cảnh của Xi-mông có gì đặc biệt? - Tám tuổi Xi-mông mới đến trường cho thấy phần nào hoàn cảnh đặc biệt của em. ? Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh đó của Xi-mông? ? Thế nhưng Xi-mông đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ mọi người chưa? - Tuổi thơ của Xi-mông bình thản trôi đi trong tình thương của mẹ là chị Blang-sốt. Cho đến khi 8 tuổi em mới được đến trường nhưng trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em khi lớp học là nơi hội tụ những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn, tâm hồn sớm bị cái xấu ngự trị, em bị bạn bè trêu chọc, đánh chỉ vì em không có bố. Mẹ em là một người phụ nữ tốt bị một người đàn ông lừa dối nên đã sinh ra em. Bản thân em đã bị thiệt thòi vì lớn lên thiếu hẳn tình thương và sự chăm nom của bố. Lòng tự ái bị tổn thương, Xi-mông ấm ức, buồn tủi, giận dỗi, ? Khi đó, Xi-mông đã rơi vào trạng thái như thế nào? ? Trong lúc bị tổn thương và buồn tủi, Xi-mông đã có ý định gì? - Ý định đó đã thành hành động, em đã bỏ nhà ra bờ sông, dòng sông, nơi em đến tự tử có thể xoa dịu nỗi cô đơn của em không? Một đứa trẻ mới 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, tủi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử thì bi kịch về thân phận con người dường như đã lên đến cực điểm. ? Em có tán thành ý định đó của cậu bé không? Vì sao?Em suy nghĩ như thế nào về hành vi và thái độ của đám ban học? Qua đó em nhận ra bài học nhận thức cho mỗi chúng ta là gì? - HS tự diễn giải; GV định hướng. - Hành vi vô cảm à Phổ biến hiện nay, cần tránh, phải biết cảm thông, chia sẻ, tránh sự vô tâm của mình dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho người khác. ? Từ đó em hiểu thêm điều gì trong nét tính cách của cậu bé? ... - Xi-mông ra bờ sông vì có ý định tử tự nhưng ý định đó không thành, vậy điều gì đã khiến cậu bé quên đi nỗi đau buồn đó CÂU HỎI THẢO LUẬN - Hs hoạt động cặp đôi 1. a) Ở đoạn 1, cảnh vật thiên nhiên ở bờ sông được miêu tả qua những chi tiết nào? 1.b) Chi tiết nào được nhà văn miêu tả kĩ lưỡng nhất? Qua chi tiết đó, em hiểu gì về chú bé Xi-mông? 1.c) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh của tác giả?Tác dụng? - GV: Xi-mông vẫn chỉ là đứa trẻ rất đáng yêu, mới sôi sục ý định nhảy xuống sông để chết lại nhanh chóng bị thu hút bởi cảnh vật đẹp đẽ, chú nhái xanh nổi bật. Mặc dù được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo nhưng dường như nỗi đau về thân phận quá lớn nên Xi-mông vẫn không thể bứt mình khỏi những nỗi buồn đau. 2a)Hình ảnh Xi-mông khi ở ngoài bờ sông hiện lên qua những chi tiết nào? b) Nhà văn tập trung miêu tả điều gì ở nhân vật lúc này? - sau khi khóc/ em lại khóc/ nức nở/ chỉ khóc hoài c) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật? Qua đó em hiểu thêm điều gì về nhà văn Mô-pa-xăng? I. Đọc – hiểu chung 1. Đọc: - Chú ý phân biệt giọng của người kể chuyện và giọng của các nhân vật. + Người kể chuyện: cảm thông, chia sẻ. + Nhân vật: Giọng ngắt quãng vì nức nở, tủi hờn của chú bé Xi-mông chú ý thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật từ thất vọng đến vui sướng; Giọng nhẹ nhàng rất trầm ấm, thân thiện của bác Phi-lip; 2) Tác giả: - Mô-pa-xăng - Nhà văn Pháp - Có khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại. => là nhà văn hiện thực vĩ đại của Pháp thế kỉ XIX. 3) Tác phẩm - Xuất xứ: Trích phần giữa của truyện ngắn cùng tên, Ra mắt độc giả năm 1879. - Xã hội Pháp những thập niên cuối thế kỷ 19. - Thể loại: Truyện ngắn - Diễn biến sự việc: + Xi-mông tuyệt vọng, nghĩ đến cái chết và tìm ra bờ sông. + Bác Phi-lip gặp Xi-mông và an ủi em. + Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà và nhận lời làm bố của em. + Ngày hôm sau Xi-mông đến trường, khoe với các bạn bố mình tên là Phi-lip. - Bố cục: 4 phần + Đoạn 1: Từ đầu đến “em chỉ khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; + Đoạn 2: Tiếp đến “cho cháu một ông bố”: Bác Phi-lip gặp Xi-mông và an ủi em. + Đoạn 3: Tiếp đến “bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-lip đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em. + Đoạn 4: Còn lại: Ngày hôm sau ở trường. à theo trình tự thời gian. - Tình cảm cha con. - Nhân vật có tên: Xi-mông, Phi-lip; Blang-sốt. - Nhân vật không tên: Đám bạn, các bác thợ rèn, thầy giáo àCả ba đều là nhân vật chính, có diễn biến tâm trạng và là ba mảnh ghép để hoàn thiện bức thông điệp tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm đến mọi người. Trong đó, Xi-mông là nhân vật trung tâm, gắn kết các nhân vật còn lại trong diễn biến các sự việc của câu chuyện. - Ngôi kể: Ngôi thứ 3 . II) Phân tích 1) Nhân vật Xi-mông a)Hoàn cảnh: - Không có bố, sống với mẹ. => Đáng thương, đáng được cảm thông và chia sẻ. - Bạn bè trêu chọc và đánh vì không có bố. -> Tuyệt vọng, muốn chết. - Có ý định tự tử: nhảy xuống con sông cho chết đi. -> Không nên bi quan, chán nản. -> Tự trọng, vô cùng nhạy cảm. .. b) Diễn biến tâm trạng *) Khi ở ngoài bờ sông - Cảnh vật: + trời ấm/ nắng êm đềm sưởi ấm cỏ/ nước lấp lánh như gương/ + chú nhái xanh lục mắt có vành vàng -> Thu hút và níu giữ chân em. -> Liệt kê, so sánh với nhiều từ láy là tính từ àcảnh nhiên tươi đẹp, trong sáng rất dễ chịu. => Tạm thời xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn trong lòng Xi-mông. - Tâm trạng: + thèm được ngủ trên bãi cỏ + nhìn chú nhái nhớ đến đồ chơi ở nhà/ nghĩ đến nhà, đến mẹ/ khóc + em lại khóc/ người em rung lên/ quỳ xuống/ cầu kinh/ nức nở kéo đến, dồn dập, xốn xang/chỉ khóc hoài. -> nhanh nguôi quên lại chóng nhớ lại nỗi buồn. + Đặc tả tiếng khóc trẻ thơ -> nghệ thuật liệt kê, so sánh, miêu tả tt nhân vật qua thiên nhiên, hành động, cử chỉ và tiếng khóc. => Tâm trạng cô đơn, đau đớn, tuyệt vọng mà không biết giãi bày cùng ai. => Miêu tả tâm lí Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương yêu, cảm thông chia sẻ của đồng loại. 3.Củng cố, luyện tập: ?Cảm nghĩ của em về tiếng khóc của bé Xi-mông? 4. Hướng dẫn học bài: - Chuẩn bị nội dung tiết 162 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 30 Bo cua Ximong_12504417.doc
Tài liệu liên quan