ÔN TẬP CHUNG HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 9
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống kiến thức đã học ở học kì I
Tích hợp: Kĩ năng sống: ,thảo luận, hợp tác,giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Hệ thống các văn bản đã học ở tiết giảng văn học kì .
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc để làm bài thi học kì I.
3. Thái độ:
- Tinh thần , ôn tập nghiêm túc chuẩn bị làm bài kiểm tra tốt.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. CHUẨN BỊ:
- Gv: Sgk, tài liệu tham khảo, các ví dụ minh học; sử dụng công nghệ thông tin.
- Hs: Đọc kĩ các câu hỏi giáo viên cho ở phần chuẩn bị bài.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Gv kiểm tra phần soạn của học sinh
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
1. Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
455 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - GV: Mai Thu Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong văn bản tự sự
Khi kể chuyện em cần chú ý đièu g
5.Hướng dẫn tự học : ( 1p)
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm tiếp BTb
- Soạn “Chiếc lược ngà ”
+ Tác giả , tác phẩm
+ Tóm tắt tác phẩm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TUẦN 16: ( Tiết 76à 80)
&
Tiết 76 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Các phương trâm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng:
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt về các phương trâm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ:
- Ôn tập nghiêm túc, kỹ lưỡng chuẩn bị bài kiểm tra cho tốt.
4. Năng lực:Phát triển năng lực đọc,hợp tác, tư duy sáng tạo,thảo luận và giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. CHUẨN BỊ:
- Gv: Giáo án, Sgk, bảng tổng hợp kiến thức, sử dụng công nghệ thông tin.
- Hs: Sgk, đọc lại tất cả các kiến thức trong bài ôn tập, suy nghĩ về các bài tập; sử dụng công nghệ thông tin.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức : ( 1p )
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15p ( bài viết ). Làm BT 1,2 trang 204 SGK
Tổ chức các hoạt động :
* ĐVĐ:( 1p) Ở những giờ tổng kết từ vựng trước cta đã đi ôn tập 1 số đơn vị kiến thức về từ vựng trong ctrình ngữ văn 9 học kì I – xong còn 1 số đơn vị kiến thức phần tv mà ở những tiết tổng kết từ vựng chưa đề cập tới. giờ học hôm nay cta sẽ đi ôn tập những k/thức còn lại trong phần tv ở hk i này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
NỘI DUNG
BẢNG.
Hoạt động 1. Hướng dẫn ôn tập các phương châm hội thoại.
- Gv xác định cho Hs rõ nội dung ôn tập trong tiết học này là những nội dung chưa có trong các tiết Tổng kết từ vựng đã học chứ không phải nội dung chính của cả học kì.
- Mời Hs lần lược nêu nội dung từng phương châm hội thoại đã học, cho lớp bổ sung.
- Nhận xét, cho xem lại các ghi nhớ Sgk (nếu cần).
- Mời Hs kể chuyện hoặc nêu một tình huống giao tiếp trong thực tế, trong đó một hoặc một số phương châm hội thoại đã không được tuân thủ.
- Cho lớp nhận xét, Gv kết luận.
- Gv kể một mẫu chuyện cười:
* Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh:
- Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
- Gv cho lớp xác định phương châm hội thoại không được tuân thủ trong câu chuyện đó. (Phương châm quan hệ)
- Gv có thể kể thêm 2 câu chuyện còn lại Sgv/ 206.
a. Phương châm về lượng: Sgk, 9.
b. Phương châm về chất: Sgk, 10.
c. Phương châm quan hệ: Sgk, 21.
d. Phương châm cách thức: Sgk, 22.
e. Phương châm lịch sự: Sgk, 23.
2. Tình huống giao tiếp có một hoặc một số phương châm hội thoại không dược tuân thủ:
I/ Các phương châm hội thoại:
Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập xưng hô trong hội thoại.
? Các từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt là các từ ngữ nào?
- Nhận xét, kết luận, cho các em quan sát bảng tổng hợp các từ ngữ dùng đề xưng hô trong Tiếng Việt.
? Em hiểu như thế nào về phương châm “xưng khiêm, hô tốn” trong Tiếng Việt? Cho ví dụ minh hoạ.
- Mời lớp bổ sung. Gv nhận xét, kết luận, ghi bảng và giảng thêm cho Hs hiểu thấu đáo: Đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong Tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông, nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên.
Riêng Tiếng Việt thì trong các từ ngữ xưng hô thời trước, phương châm này được thể hiện ró hơn so với hiện nay.
- Tổ chức cho Hs trao đổi nhóm: ?Giải thích vì sao trong Tiếng Việt phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
- Mời Hs đại diện nhóm phát biểu, lớp bổ sung. Gv kết luận, ghi bảng.
Các đại từ dùng để xưng hô và các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc được dùng như đại từ.)
Xưng hô trong hội thoại là: người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Ví dụ:
- Đối với người bề trên: bác- cháu, anh- em, chị- em,
- Đối với bạn bè: bạn- tớ, cậu- tớ, gọi tên các bạn- mình (tôi),
- Trong hôi nghị, trong lớp: bạn- tôi, các bạn- chúng tôi,
II/ Xưng hô trong hội thoại:
1.Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong Tiếng Việt:
2. Phương châm “xưng khiêm, hô tốn” trong hội thoại:
a. Nội dung: Người nói xưng mình một cách khiêm nhường, gọi người đối thoại một cách tôn trọng, tôn kính.
b. Ví dụ minh hoạ:
- Tôi- quí ông (bà).
- Cùng tuổi vẫn xưng hô “anh- em”.
c. Nguyên nhân phải lựa chọn từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt:
- Tiếng Việt có lượng từ ngữ dùng để xưng hô rất phong phú, tinh tế.
- Từ ngữ xưng hô phải phù hợp với vai xã hội và tình huống giao tiếp thì giao tiếp mới đạt hiệu quả
Hoạt động 3. Hướng dẫn ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Yêu cầu Hs phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
* Gợi ý:
+ Khác nhau về sử dụng dấu câu?
+ Khác nhau về sử dụng từ ngữ?
- Nhận xét, kết luận.
- Cho Hs trao đổi nhóm nhỏ thực hiện yêu cầu Bài tập, ghi vào giấy trong.
- Thu kết quả, công bố, cho Hs nhận xét.
- Gv nhận xét, biểu dương những nhóm thực hiện nhanh và đúng.
Khác nhau về sử dụng dấu câu và từ ngữ, nhất là từ ngữ xưng hô.
III/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1. Phân biệt:
2. Bài tập:
a. Thay đổi từ ngữ xưng hô:
- Lời 1: Tôi (ngôi thứ nhất)- nhà vua (ngôi thứ ba); tiên sinh (ngôi thứ nhất)- Nguyễn Thiếp (ngôi thứ ba).
- Lời 2: chúa công (ngôi thứ hai)- vua Quang trung (ngôi thứ ba).
b. Từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm: bây giờ (thì hiện tại)- bấy giờ (thì quá khứ); đây- tỉnh lược.
4. Củng cố,luyện tập:(2p)
- Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học?
- Thế nào là dẫn trực tiếp ? thế nào là dẫn gián tiếp?
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:(1p)
- Xem kĩ các bài học phân môn Tiếng Việt đã học trong HK I chuẩn bị làm bài Kiểm tra 1 tiết, chú trọng các kĩ năng vận dụng các kiến thức vào phân tích văn cảnh và thực hành viết đoạn văn.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy bút làm bài.
- Xem trước và chuẩn bị bài Luyện tập bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), chuẩn bị bài theo các yêu cầu Sgk.
*Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 77: LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Nắm vững hơn cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
Tích hợp với các văn bản đã học. Tích hợp Kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
Đặc điểm , yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
2. Kĩ năng:
Xác định các bước làm bài , viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.
3.Thái độ:Có thái độ yêu thích và hình thành thói quen trong việc viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
4. Năng lực:Phát triển năng lực đọc,hợp tác, tư duy sáng tạo,thảo luận và giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. CHUẨN BỊ:
- Gv: Nghiên cứu Sgk, giáo án, dàn ý tham khảo, đèn chiếu.
- Hs: Đọc trước Sgk, soạn bài đúng yêu cầu tiết 119.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lồng trong khi dạy bài mới.
3. Bài mới :
* Khám phá :
Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là một dạng bài rất quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9 nói riêng và chương trình ngữ văn bậc pt nói chung.Ở những tiết học trước chúng ta đã học phần lý thuyết về dạng bài này và đã tiến hành làm một số các bài tập ; trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học tiết thực hành.
*Kết nối :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1.
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Đặc biệt chú ý học sinh chuẩn bị kĩ cách làm bài văn nghị luận với 4 bước đều quan trọng không thể bỏ qua bước nào.
Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ văn học.
? Trước một đề bài TLV nghị luận như vậy, em phải làm theo những bước nào?
- HS đọc kỹ đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS phải nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- GV hướng dẫn HS khai thác các luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
? Luận điểm 1 cần triển khai những luận cứ nào?
- HS thảo luận, trả lời.
? Nghệ thuật kể chuyện của tác giả hấp dẫn ở những điểm nào?
- HS thảo luận, trả lời.
? Tác giả lựa chọn ngôi kể như thế nào ?
? Phần kết bài phải có những ý gì ?
- GV tổ chức cho HS xây dựng dàn bài chi tiết cho đề văn (có nhận xét, đánh giá, tổng kết, nhấn mạnh...)
- GV hướng dẫn HS viết từng đoạn văn.
- HS đọc, các bạn nhận xét - sửa chữa.
- GV đánh giá.
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Ôn lại lý thuyết.
2. Đọc lại truyện ngắn : Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
II. Luyện tập trên lớp.
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Đọc kỹ đề (chú ý từ quan trọng)
- Xác định yêu cầu của đề.
- Thể loại: Nghị luận (Cảm nhận về một đoạn trích).
- Nội dung: Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Bước 2: Lập dàn ý
* Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm (đoạn trích), néi dung c¬ b¶n cña ®o¹n trÝch.
* Thân bài
Triển khai các luận điểm.
- Luận điểm 1 : Tình cảm cha con sâu nặng.
+ Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách.
(Dẫn chứng : Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha.)
+ Luận cứ 2: Ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện một cách tập trung nhất, sâu sắc nhất.
( Dẫn chứng: Tâm trạng của ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông trước lúc hy sinh)
+ Luận cứ 3: Hành trình của cây lược sau khi ông Sáu hy sinh.
- Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện:
Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý:
+ Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà sau tám năm xa cách.
+ Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay.
Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu (bây giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm) trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba - người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bày tỏ sự thông cảm chia sẻ.
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lý, tinh tế.
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
* Kết bài.
- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên hợp lý, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, sẻ chia, trân trọng.
4/.Củng cố:
5/.Hướng dẫn tự học:
- Nắm vững các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), xem kỹ dàn ý tham khảo để rút kinh nghiệm.
*Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 78 KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
a. Kiến Thức:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I..
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội.
c. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
B. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ:
- Thực hành viết
- GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs.
- HS: Học bài và ôn tập kĩ kiến thức đã học ở HK
C. CHUẨN BỊ:
- Gv: Đề (2 đề A và B), đáp án- biểu điểm.
- Hs: Giấy theo quy định, học và xem kĩ các kiến thức đã học.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Tổ chức các hoạt động :
- Hoạt động 1 : GV nêu yêu cầu
- Đọc kĩ đề bài , làm bài nghiêm túc
- Không trao đổi , quay cóp
- Nộp bài theo bàn đúng thời gian quy định
Hoạt động 2 Học sinh làm bài
- Hs làm bài
- GV theo dõi, nhắc nhở hs vi phạm
Hoạt động 3 Thu bài
- HS nộp bài ra đầu bàn
- Lớp trưởng thu bài , kiểm tra số lượng nộp cho GV
Hoạt động 4..Củng cố- Dặn dò- Hướng dẫn tự học :
- Gv nhận xét thái độ làm bài của hs
- Ôn tập lại phần TV
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết : Thơ , truyện hiện đại
+ Học thuộc lòng thơ
+ Tóm tắt truyện
+ Nắm nội dung , nghệ thuật , xuất xứ, tính cách nhân vật
Chñ ®Ò
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Céng
ThÊp
Cao
TL
TL
Các biện pháp tu từ
Nhận biết một số biện pháp tu từ trong văn cảnh cụ thể
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 3,5%
Số câu: 1
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%
Sù ph¸t triÓn cña tõ vùng
Giải thích nghiã của một số từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Lêi dÉn trùc tiÕp, lêi dÉn gi¸n tiÕp
VËn dông c¸ch dÉn trùc tiÕp và gi¸n tiÕp ®Ó viÕt mét ®o¹n v¨n theo chñ ®Ò tự chọn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ: 50%
Tæng sè c©u:
Tæng sè ®iÓm:
Tỷ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 1
Số điểm: 15
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng trong các câu thơ sau: ( 3,5 đ)
a, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
b, Con cá đối nằm trên cối đá.
c, Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
Câu 2: Giải thích nghĩa của một số từ sau: (1,5 đ)
a- Đường cao tốc:
b- Đa dạng sinh học:
c- Nhà hiền triết:
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.( 5đ)
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 : ( 3,5đ) Chỉ ra các phép tu từ từ vựng trong các câu thơ sau :
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ( nhân hoá )
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Ẩn dụ )
- Con cá đối nằm trên cối đá ( Chơi chữ )
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa ( So sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa ( Nhân hoá)
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi ( Hoán dụ )
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ( Ẩn dụ)
Câu 2 : (1,5đ )
a. Đường cao tốc : đường dành cho xe tốc độ cao , cơ sở hạ tầng rất tốt
b. Đa dạng sinh học : đa dạng , phong phú về nguồn gen , giống
c. Nhà hiền triết :Người học rộng, biết nhiều , đức trọng tài cao được người
đời tôn sung
Câu 3 : (5đ)
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Hành văn trôi chảy , chủ đề trong sáng, phù hợp , có nội dung giáo dục
- Không sai lỗi chính tả
- Bài viết sạch sẽ , gọn gàng
Hoạt động 1. Khởi động.
Gv nhắc nhở, quán triệt tinh thần, thái độ làm bài, yêu cầu Hs tự giác và tích cực hoàn thành các yêu cầu kiểm tra.
Hoạt động 2. Tổ chức kiểm tra.
Gv phát đề theo phương án đã chuẩn bị: Phát 2 đề theo sơ đồ chữ Z.
Hs làm bài: 15 phút trắc nghiệm, 25 phút tự luận.
Gv theo dõi, nhắc nhở Hs nghiêm túc làm bài.
Hoạt động 3. Thu, kiểm tra bài.
Hết thời gian, Gv thu, kiểm tra bài, nhận xét chung về tinh thần, thái độ làm bài của Hs.
F,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học lại các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 16, chuẩn bị đề cương và làm các bài tập Sgk để thi HK I được tốt.
- Tích hợp các kiến thức với TLV và Văn học để củng cố và thực hành.
- Chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết Văn- phần thơ và truyện hiện đại.
{ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 79. CHIẾC LƯỢC NGÀ
- Nguyễn Quang Sáng-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được giá trị nội dung và của truyện Chiếc Lược Ngà
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyểntong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà .
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thứcvề thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
- Trân trọng tình cảm gia đình ,yêu quý kính trọng cha mẹ..
4. Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác, tư duy sáng tạo và thảo luận.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. CHUẨN BỊ:
- Gv: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng, Sgk, giáo án, sử dụng công nghệ thông tin.
- Hs: Đọc trước văn bản, chuẩn bị bài theo các câu hỏi Sgk.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nét đẹp (trong công việc, cuộc sống, tâm hồn...) của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Nêu chủ đề của truyện.
- Chất trữ tình của truyện thể hiện ở những chi tiết nào trong truyện. Người kể chuyện trong truyện là ai? Tác dụng của việc chọn người kể chuyện như thế?
* Cho Hs nhận xét, Gv kết luận, đánh giá điểm.
2. Giới thiệu bài mới:
ÈCó những tình cảnh éo le trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
NỘI DUNG
BẢNG.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung:
- Yêu cầu Hs đọc chú thích về tác giả và tác phẩm, rút ra những điểm đáng lưu ý về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Gv giới thiệu thêm về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
- Gv giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà, tóm tắt phần đầu bị lược bỏ trong Sgk.
- Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu một đoạn, cho Hs đọc tiếp.
- Yêu cầu Hs tóm tắt văn bản.
? Các tình huống nào đã bộc lộ tình cha con sâu sắc và cảm động của ông Sáu và bé Thu?
- Kết luận, ghi bảng.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Truyện thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
- Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
- Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình thương yêu và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
I/ Đọc- tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm: Sgk,
2. Đọc, tóm tắt:
3. Tình huống truyện:
- Hai cha con gặp lại nhau sau tám năm xa cách.
- Ở chiến khu ông Sáu làm cây lược ngà để tặng cho con gái, chưa kịp trao thì đã hy sinh.
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chi tiết.
- Cho Hs đọc lại đoạn văn kể lại chuyện lúc ông Sáu vừa về đến nhà.
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả phản ứng của bé Thu trước sự vồ vập của ông Sáu? Tâm trạng của bé Thu lúc này như thế nào?
- Yêu cầu Hs đọc thầm phần còn lại, tìm các chi tiết miêu tả phản ứng của bé Thu trong thời gian ông Sáu ở nhà.
- Gọi Hs nêu các chi tiết tìm được.
- Nêu vấn đề, yêu cầu Hs trao đổi nhóm:
? Phản ứng của bé Thu trước sự vồ vập, ân cần của người cha biểu hiện những tâm trạng gì của em? Vì sao bé Thu cương quyết không đón nhận tình cảm của ông Sáu?
- Mời Hs phát biểu, bổ sung. Gv chốt, kết luận, ghi bảng.
Trước sự vồ vập của người cha khi vừa trở về làm bé Thu sợ hãi. Thu hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên.
- Người cha càng muốn gần con, bé Thu càng lạnh nhạt, ngờ vực và lảng tránh. Nó không chịu kêu tiếng ba mà mẹ nó và cha nó- ông Sáu đang mong đợi, chỉ gọi trống không với ông Sáu.
- Bé Thu phản ứng quyết liệt hơn khi ông Sáu ân cần chăm sóc cho nó trong bữa ăn,hất cái trứng cá mà ông gắp cho, kiên quyết không chấp nhận ông Sáu, khi bbị ông sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua rổn rảng thật to dây xuồng.
Phản ứng tâm lí của bé Thu thể hiện sự ương ngạnh trong cá tính của em. Đó cũng là tâm lí hoàn toàn tự nhiên, chứnh tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm trong em là sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác”- người cha trong tấm hình chụp chung với má em.
II/ Đọc- tìm hiểu văn bản:
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu:
a. Thái độ và hành động trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Phản ứng tâm lí tự nhiên, phù hợp với tâm lí đứa trẻ.
- Cá tính mạnh mẽ, có niềm kiêu hãnh và tình cảm sâu sắc dành cho người cha trong ảnh.
4/.Củng cố:
5/.Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại câu chuyện, tóm tắt truyện, nắm và học thuộc tình huống truyện. Tìm hiểu kĩ lại và phân tích các chi tiết miêu tả thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
- Tiếp tục tìm hiểu tiếp phần còn lại của truyện (diễn biến tâm lí, tình cảm nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà, lúc nhận ra ông Sáu là cha; tình yêu thương con sâu sắc ở nhân vật ông Sáu; những đặc sắc của truyện).
*Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 73 CHIẾC LƯỢC NGÀ (tt)
- Nguyễn Quang Sáng-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được giá trị nội dung và của truyện Chiếc Lược Ngà
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân, giao tiếp, tư duy sáng tạo
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyểntong một đoạn truyện Chiếc Lược Ngà .
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thứcvề thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ:
- Trân trọng tình cảm gia đình ,yêu quý kính trọng cha mẹ..
4. Nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12400533.doc