ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (tiếp)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì I.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh các nội dung tập làm văn lớp 9 với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới để thấy được tính kế thừa và phát triển.
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Động não,thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch.
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Giáo án + Tài liệu.
- HS : Đọc kỹ bài , trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
472 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Thành Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại rừng tại khu căn cứ như thế nào ?
Hãy tìm những chi tiết, sự việc ở phần 2 thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con.
(HS thảo luận)
(Ông đã làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi hàng chữ khắc trên sống lưng lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con.
- Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách.)
-> Những chi tiết chân thực, bộc lộ rõ tình cảm cảm xúc của người cha lúc xa con.
? Nhưng chiếc lược kỉ vật thiêng liêng quý giá của ông dành cho con khi chưa kịp về với Thu thì điều gì đã xảy ra ?
? Như vậy qua câu chuyện về chiếc lược ngà giúp ta hiểu rõ hơn tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào?
* Người chiến sĩ cách mạng, người cha ấy đã hi sinh anh dũng, bom đạn của kẻ thù chỉ có thể lấy được tính mạng của ông, chia cắt tình cha con trong không gian chứ không thể xóa nhòa tình cảm đã khắc ghi trong trái tim mỗi con người, tình cảm ấy sẽ sống mãi cùng thời gian.
? Qua đó giúp cho người đọc hiểu thấu được điều gì của chiến tranh ?
- Bản thân cốt truyện đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc sống con người. Cha con 8 năm trời không gặp nhau; vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra cha đều do chiến tranh. Và thật đau xót, người cha chưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu thương của mình kỉ vật như lời hứa thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh.
? Em hãy chỉ ra những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý diễn ra trong câu chuyện ?
- Bé Thu không nhận ra khi ông Sáu về thăm nhà
- Trước lúc chia tay.......
- Cuộc gặp gỡ tình cờ của người kể chuyện với Thu.
? Tại sao tác giả không để ông Sáu kể lại hay bé Thu kể lại mà lại là người bạn thân thiết của ông Sáu kể lại ?
- Vì: Ông không những là người chứng kiến khách quan mà còn là người bày tỏ, chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật. Người kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những người đồng đội, gần nhau hơn những người đồng đội. Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
Vd: “ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi,như lần ấy”, “Cây lược ngà ấy chưa chảitâm trạng của anh”.
? Những nét đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong truyện ?
Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ văn học.
- GV tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
- HS đọc Ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS phần Luyện tập.
2. Nhân vật ông Sáu
a. Khi về thăm nhà:
Không chờ xuồng cập bến ông nhảy thót lên, bước vội vàng đến bên con gọi to, vẻ mặt đầy xúc động lắp bắp gọi con -> Xúc động đến mất cả bình tĩnh khi gặp lại giọt máu thân yêu của mình.
+ Ngạc nhiên, hụt hẫng, đau đớn khi con không nhận cha.
+ Vui sướng, hạnh phúc khi con gọi ba.
b. Khi trở lại khu căn cứ:
- Day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giận.
- Dồn toàn bộ niềm say mê, tình thương yêu để làm chiếc lược ngà tặng cho con.
+ Ông vui mừng, hớn hở khi tìm được 1 khúc ngà voi.
+ Ngoài giờ làm việc, ông dồn hết sức lực cưa tỉ mỉ từng chiếc răng lược. Khi nhớ con, lại mang lược ra ngắm...
+ Trước khi hi sinh, vẫn luôn nghĩ về con, nhờ chuyển chiếc lược cho con – Đó là chiếc lược yêu thương, biểu hiện của tình phụ tử.
* Một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
=> Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía nỗi đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra cho bao gia đình.
3. Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ,
- Tình huống bất ngờ, éo le nhưng hợp lý.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
- Ngôn ngữ giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ .
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
* Luyện tập
4. Củng cố
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực cảm thụ văn học.
- Chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ?
- Những tác phẩm hay viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh?
5. Dặn dò
-Học bài
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt.
*****************************************
TUẦN 15 Ngày soạn: 27.11.2017
Tiết 73 Ngày dạy: 29.11.20167
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng:
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức sử dụng phương châm hội thoại trong giao tiếp một cách lịch sự, khiêm tốn.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Động não,thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch....
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Giáo án + Tài liệu.
- HS : Đọc kỹ bài , trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần bài mới.
3. Bài mới :
*Khám phá:
- Liệt kê các nội dung cần ôn tập về phần Tiếng Việt
- Cần ghi nhớ những vấn đề nào trong các phần học này?
* Kết nối:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,
- Kể tên các phương châm hội thoại đã học. (Biểu diễn bằng sơ đồ và nêu nội dung của từng phương châm )
? Tại sao có những trường hợp trong giao tiếp người ta không tuân thủ phương châm hội thoại ? Lấy ví dụ minh hoạ.
( Thảo luận)
- GV dùng bảng phụ cho HS xác định.
? Các câu văn sau có liên qua tới phương châm nào đã học:
a. Ăn ốc nói mò; nói dối như Cuội (chất)
b. Ông nói gà, bà nói vịt (quan hệ)
c. Nói dây cà ra dây muống (quan hệ)
d. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (lịch sự)
Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Hãy liệt kê một số từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt.
? Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào?
- Cho ví dụ minh hoạ.
? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người ta phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? (Thảo luận)
* Hoạt động 3
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
? Dấu hiệu nào giúp em phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ?
- GV gọi HS đọc bài tập.
? Hãy xác định lời dẫn trực tiếp ở đoạn văn trên, chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp? So sánh cách dùng từ ngữ ngôi kể, từ ngữ chỉ thời gian,
- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
+ Từ xưng hô: Tôi (ngôi 1) -> nhà vua (ngôi 3)
Chúa công (ngôi 2) -> vua Quang Trung (ngôi 3)
+ Từ chỉ địa điểm: Đây -> (tỉnh lược)
+ Từ chỉ thời gian: Bây giờ -> bấy giờ
I. Các phương châm hội thoại
1. Phương châm về lượng
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung - nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp (không thừa, không thiếu).
2. Phương châm về chất
- Khi giao tiếp không nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ.
- Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
4. Phương châm cách thức
- Cần nói ngắn gọn rành mạch. Tránh cách nói mơ hồ.
5. Phương châm lịch sự.
- Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác (người đàm thoại)
* Nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe câu nói đó theo một hàm ý nào đó.
II. Xưng hô trong hội thoại:
1. Từ ngữ xưng hô thông dụng: anh, em, chị, chú, bác, thầy, cô, cậu, tớ, ...
2. Phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”, người nói tự xưng hô một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Ví dụ:
* Từ ngữ xưng hô thời trước:
- Bệ hạ: từ dùng để gọi vua, ý tôn kính - Xưng hạ thần.
- Bần tăng: nhà sư nghèo (tự xưng một cách khiêm tốn).
- Bần sĩ : Kẻ sĩ nghèo
* Xưng hô hiện nay:
- Quý ông, quý bà, quý cô, quý cậu (dùng để gọi người đối thoại tỏ ý lịch sự tôn kính).
- Gọi bác thay con (thay cho từ anh, chị).
3. Vì trong giao tiếp người nói cần tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp (Thân mật hay xã giao) và mối quan hệ với người nghe (tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp) để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; không đặt trong dấu ngoặc kép.
Bài tập 2:
+ Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
+ Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
4. Củng cố :
- GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò :
- Về nhà học kỹ bài, hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài kiểm tra.
---------------------------------------------------------------------
TUẦN 16 Ngày soạn: 4.12.2017 Tiết: 76. Ngày dạy: 5.12.2017
CỐ HƯƠNG
- Lỗ Tấn -
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nên văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3.Thái độ:
- Cảm nhận được sự thay đổi của môi trường xã hội tác động đến con người.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Động não,thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch....
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Giáo án + Tài liệu.
- HS : Đọc kỹ bài , trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ : - Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Hãy làm sáng tỏ tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với bé Thu.
3. Bài mới :
*Khám phá:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu ?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?... »
Quê hương luôn là nỗi nhớ,niềm thương của biết bao con người,đặc biệt là những người xa xứ.
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tình yêu quê hương của một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc qua tác phẩm Cố hương-Tác phẩm được ông viết về chuyến về quê cuối cùng của ông ....
*Kết nối :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân,năng lực hợp tác .
- HS quan sát chân dung tác giả.
? Nêu vài nét chính về tác giả ?
? Trong số các tác phẩm của Lỗ Tấn, thì tập truyện nào là xuất sắc nhất ? (Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926))
? Vậy truyện ngắn Cố hương được trích trong tác phẩm nào ?
? Hãy xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện?
? Ngoài phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, thì truyện còn sử dụng phương thức nào chính nữa ? Vì sao vậy ?
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc (đọc to, rõ ràng).
- HS tìm hiểu chú thích.
- Tóm tắt tác phẩm.
“Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách.
Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác. Sau 20 năm xa cách gặp lại, “tôi” thấy làng quê đã thay đổi quá nhiều.
“Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng 1 sự đổi thay.
? Truyện này chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần ?
* Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác,năng lực cảm thụ văn học.
? Trong các nhân vật trong truyện thì nhân vật nào là nhân vật chính?
? Vậy theo em trong hai nhân vật này, nhân vật nào là trung tâm. Vì sao?
- Nhuận Thổ có vị trí rất quan trọng.Mọi sự thay đổi làng quê đều tập trung ở nhân vật này, nhưng Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì không phải là đầu mối của mọi câu chuyện.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn ( 1881 – 1936), quê phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.
- Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét.
- Truyện có nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thực.
- Là 1 truyện ngắn có yếu tố hồi ký (truyện ký) chứ không phải là hồi ký.
- Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự - song biểu cảm là phương thức biểu đạt có giá trị quan trọng trong tác phẩm.
- Trong “Cố hương”, tác giả dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn thể hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Đặc biệt ngay cả khi dùng phương thức biểu đạt khác, kể cả miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của tác giả thấm đẫm trong từng trang viết.
- Dù là truyện có nhiều chi tiết có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn, song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả.
3. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 “Tinh mơ -> sạch trơn như quét”: Những ngày “ tôi” ở quê.
- Phần 2: Còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nhân vật chính và nhân vật trung tâm:
- Hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và “Tôi”.
- Nhân vật trung tâm: “ Tôi”.
4. Củng cố : Hệ thống hoá kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Chuẩn bị học tiết 2.
*******************************
TUẦN 16 Ngày soạn: 4.12.2017 Tiết: 77. Ngày dạy: 5.12.2017
CỐ HƯƠNG
- Lỗ Tấn -
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3.Thái độ:
- Cảm nhận được sự thay đổi của môi trường xã hội tác động đến con người.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Động não,thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch....
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Giáo án + Tài liệu.
- HS : Đọc kỹ bài , trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới :
*Khám phá:
Quê hương luôn là nỗi nhớ,niềm thương của biết bao con người,đặc biệt là những người xa xứ.
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu tình yêu quê hương của một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc -Lỗ Tấn.
*Kết nối :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1
Nhắc lại kiến thức tiết 1.
* Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác,năng lực cảm thụ văn học.
? Nhân vật tôi trở về quê trong hoàn cảnh nào ? Vào thời điểm nào? Mục đích của chuyến về quê lần này ?
- Thời tiết đang độ giữa đông - trời u ám, giá lạnh.
- Từ biệt làng quê lần cuối, rời nhà đến nơi làm ăn sinh sống.
? Khi trở về quê “tôi” đã gặp những cảnh gì ?
* Cảnh và con người ở quê:
- Trên mái ngói mấy cọng rơm khô phất phơ.
- Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.
-> Hoang vắng, hiu quạnh gợi cảm giác buồn.
+ Mẹ: mừng rỡ, nét mặt ẩn 1 nỗi buồn.
+ Cháu Hoàng: nhìn tôi chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hàng ngày nó được gần gũi, tiếp xúc.
? Cảnh đó gợi cảm giác như thế nào trong nhân vật “tôi”?
- Nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại.
? Cố hương trong quá khứ hiện lên trong kí ức nhân vật như thế nào ?
Có hương trong hiện tại và quá khứ có gì khác nhau?Tìm dẫn chứng.(Thảo luận )
* Quá khứ (trạc 10-12 tuổi)
- Khuôn mặt tròn trĩnh.
- Da bánh mật.
- Đầu: đội mũ lông chiên.
- Tay: hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn.
- Cổ đeo vòng bạc.
- Động tác nhanh nhẹn, mạnh mẽ: Bẫy chim, kể chuyện lạ
- Lời nói hồn nhiên, xưng hô thân mật.
- Tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm ngọt ngào, tình cảm bạn bè thân thiết “Tôi khóc to lên, hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về.”
-> Cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi, tháo vát, hiểu biết nhiều, tình cảm bạn bè thân thiết, gắn bó.
? Nguyên nhân nào làm Nhuận Thổ thay đổi như vậy ?
- Nguyên nhân là do xã hội phong kiến: đông con nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả, mất mùa thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ -> Phản ánh hiện thực đầy đau khổ, buồn tẻ của nông thôn Trung Quốc thời phong kiến.
? Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì ?
- Tình bạn giữa 2 người, tình cảm sâu sắc không đổi thay. Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân. Nghe “tôi” về, Nhuận Thổ đến ngay và dù rất nghèo cũng không quên mang gói quà “đậu xanh của nhà”đến tặng bạn. Chính yếu tố không đổi ấy lại càng làm cho những điều thay đổi trong quan hệ giữa hai người càng thêm bi đát và phi lí.
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ?
- Nhuận Thổ: là nhân vật điển hình của người nông dân Trung Quốc với cuộc sống nghèo khổ, an phận, đau thương cùng tình trạng tinh thần mu muội của dân chúng trong xã hội phong kiến đầu thế kỷ XX.
? Hãy nhận xét về bút pháp nghệ thuật được sử dụng ?
- Tác giả đã dùng nghệ thuật hồi ức, hiện tại để đối chiếu so sánh làm rõ cảnh và người ở quê trong quá khứ và hiện tại.
Đây là những đoạn độc thoại nội tâm để xen kẽ với đoạn tự sự miêu tả đặc sắc.
+ Khi gặp thím Hai Dương: trầm ngâm, im lặng.
+ Gặp Nhuận Thổ: điếng người, buồn thương.
- GV: Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này trong hiện tại với nhân vật kia trong quá khứ.
? Đó là sự đối chiếu các nhân vật nào với nhau ? Hãy so sánh.(Thảo luận)
Nhuận Thổ trong quá khứ
Thuỷ Sinh trong hiện tại
- Cổ đeo vòng bạc
- Khuôn mặt tròn trĩnh
- Cổ không đeo vòng bạc
- Vàng vọt, gầy còm
? Người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông ?
* GV: Những đối chiếu, so sánh như thế tự thân nó là lời tố cáo đanh thép môi trường sống không ngừng huỷ hoại con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
? Từ đó em hiểu gì về thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc ?
- Tình trạng mụ mẫm, thái độ cam chịu, chấp nhận số phận của nhân vật Nhuận Thổ nói riêng, người nông dân Trung Quốc nói chung, đó là điều nguy hiểm nhất, là điều trăn trở đau xót nhất của nhà văn.
? Tâm trạng của nhân vật “Tôi ” như thế nào? Hãy chỉ ra và phân tích.
- Tâm trạng của nhân vật “tôi”: Thấy buồn xót trước cảnh đổi thay theo chiều hướng lụi tàn của quê hương và trước tình trạng tinh thần lạc hậu, mụ mẫm của dân chúng.
( Nhuận Thổ, hàng xóm kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc, có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc)
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nhân vật chính và nhân vật trung tâm:
2. Những ngày ở quê
a.Cảnh vật trước mắt: Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng.
(Trước đây đẹp)
b.Cuộc sống của con người:
(Trong quá khứ: Lanh lẹ, hoạt bát, vui tươi, ngày giỗ linh đình, tấp nập.Nàng tây Thi đẹp...)
* Nhân vật Nhuận Thổ
* Hiện tại (20 năm sau)
- Khuôn mặt hốc hác.
- Da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mắt viền đỏ húp lên.
- Đầu: đội mũ rách tươm.
- Tay: nặng nề thô kệch, nứt nẻ như vỏ cây thông.
- “Người co rúm”, trầm ngâm, lặng lẽ.
- Lời nói ấp úng, xưng hô cung kính, thưa bẩm.
- Xa lạ, giữ khoảng cách.
-> Người nông dân bệnh hoạn, nghèo khổ, đông con, cam chịu số phận, ốm yếu cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương -> Buồn, xót xa trước sự thay đổi của quê hương.
- Qua hàng loạt sự so sánh đối chiếu ấy, tác giả đã:
+ Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
+ Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
+ Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
4. Củng cố : Hệ thống hoá kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị bài .
*******************************
TUẦN 16 Ngày soạn: 4.12.2017 Tiết: 78. Ngày dạy: 6.12.2017
CỐ HƯƠNG
- Lỗ Tấn -
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3.Thái độ:
- Cảm nhận được sự thay đổi của môi trường xã hội tác động đến con người.
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KTDH TÍCH CỰC.
Động não,thảo luận, thuyết trình, bình giảng,vấn đáp, liên hệ thực tế, lên kế hoạch....
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV : Giáo án + Tài liệu.
- HS : Đọc kỹ bài , trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới :
*Khám phá:
Quê hương luôn là nỗi nhớ,niềm thương của biết bao con người,đặc biệt là những người xa xứ.
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu tình yêu quê hương của một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc -Lỗ Tấn.
*Kết nối :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1
Nhắc lại kiến thức tiết 2.
* Hoạt động 2
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác,năng lực cảm thụ văn học.
? Nhân vật “Tôi” cùng gia đình rời quê trong thời điểm nào? Việc lựa chọn thời điểm ấy nhằm mục đích gì?
- Thời gian buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống, việc lựa chọn thời điểm là nhằm một dụng ý nghệ thuật rõ nét, bố cục đầu cuối tương ứng.
- Một con người đầy tâm trạng suy tư, trở về quê trong một buổi trời vàng úa, và cũng rời xa quê cũng vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống trên một chiếc thuyền, khi những dãy núi xanh sẫm lại cách sử dụng thời gian không gian nghệ thuật độc đáo.
? Suy nghĩ của nhân vật “Tôi” trên con đường rời xa quê được miêu tả như thế nào?
- Ngổn ngang với bao suy tư, trăn trở nghĩ về Nhuận Thổ, về tình bạn giữa hai người.
- Mong ước hy vọng con cháu (Thuỷ Sinh và cháu Hoàng) thân thiết hơn, sung sướng hơn, không như Nhuận Thổ và “tôi”, chúng cũng không khốn khổ như bao người khác.
- Hy vọng một cuộc sống mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.
? Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con đường được nói đến cuối truyện “Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” ?
- Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.
-> Bởi vậy tác giả đặt ra một vấn đề: Phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. (Theo suy nghĩ của Lỗ Tấn, đó chính là con đường cách mạng, con đường giải phóng người nông dân thoát khỏi cuộc sống bế tắc, con đường ấy phải do người nông dân tạo nên, tức là họ phải làm cuộc cách mạng để tự giải phóng mình).
* Hoạt động 3
*Hình thành năng lực sáng tạo(Nói, viết), năng lực tự quản bản thân, năng lực cảm thụ văn học.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
? Qua phân tích, em hãy rút ra nội dung chính ?
?Môi trường sống ảnh hưởng đến con người như thế nào?nêu ví dụ cụ thể?
( Cho HS thảo luận câu hỏi 4 /SGK)
a. Phương thức tự sự (kết hợp biểu cảm).
b. Phương thức miêu tả, kết hợp hồi ức, đối chiếu .
c. Phương thức lập luận.
- HS đọc Ghi nhớ (SGK).
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nhân vật chính và nhân vật trung tâm:
2. Những ngày ở quê
3. Trên đường rời xa quê
- Nhân vật “tôi” bộc lộ một niềm tin vào tương lai đổi thay.
* Hình ảnh “con đường”:
- Nghĩa thực: Nơi con người đi qua đi lại nhiểu và lâu dần trở thành đường đi.
- Nghĩa biểu tượng: Bày tỏ niềm tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một “con đường” mới để đưa đất nước tiến lên. Đó là con đường đến tự d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12384574.doc