TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đế từ vựng (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nhĩa của từ, từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
4. Tích hợp:
- Các kiến thức đã học. Các phân môn Văn TV TLV
KNS: sử dụng TV trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS: đọc và chuẩn bị bài (ôn lại các khái niệm và chuẩn bị phần luyện tập).
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : KTSS
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
192 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thiên nhiên.
+ Thúy Vân chân dung
+ Thúy Kiều tuyệt đẹp
b. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Tả cảnh: ngày xuân, lễ hội
Tươi sáng, phù hợp với không khí mùa xuân.
2. Phát hiện, nhận biết được những câu văn miêu tả trong một đoạn văn miêu tả trong một đoạn văn tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó
3. Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
4. Củng cố:
Chốt lại nội dung bài học
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập còn lại 2/92.
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
- Soạn bài Trau dồi vốn từ: vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
+ Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
+ Làm các bài tập trong SGK.
****************************************
NGÀY SOẠN: 8/10/2016
NGÀY DẠY: 10/10/2016 TIẾT: 34
Tiếng Việt TRAU DỒI VỐN TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng : Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
- Tích lũy vốn từ.
3. Thái độ : Có ý thức trau dồi vốn từ để làm tăng vốn từ trong giao tiếp.
4. Tích hợp:- Các kiến thức đã học
- Rèn KNS: Tư duy, hoạt động nhóm, đưa ra quyết định. Tự nhận thức, làm chủ bản thân, giao tiếp
B. CHUẨN BỊ
1- GV : Một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng, bảng phụ.
2- HS : Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Thuật ngữ là gì ? Những từ in đậm trong đoạn thơ sau có được xem là thuật ngữ không ? Vì sao ?
Em là ai, cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ?
Mái tóc em đây hay là mây là suối ?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông ?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
-> Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ (2đ). Những từ in đậm không phải là thuật ngữ, vì nó được dùng để miêu tả cô gái (3đ).
Câu 2 : Hãy tìm 2 thuật ngữ và cho biết những thuật ngữ đó được dùng trong ngành nào. Nêu đặc điểm của thuật ngữ ?
->HS tự tìm và nêu đặc điểm (5đ).
3. Bài mới:
* HĐ 1Giới thiệu bài: Muốn diễn đạt hay ta thường phải trau dồi vốn từ là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Đối với học sinh việc trau dồi vốn từ là nhiemj vụ đặc biệt quan trọng . Vốn từ giàu có thì nhận hức về thế giới xung quanh nhanh nhạy hơn.
* HĐ 2: Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giúp HS hiểu thế nào là rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ - Yêu cầu 1 HS đọc nội dung ý kiến của Phạm Văn Đồng.
? Qua ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn thể hiện điều gì.
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
? Hãy xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên và giải thích vì sao có những lỗi này.
- GV kết luận : do không nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ (thắng cảnh là cảnh đẹp, dự đoán là đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai, đẩy mạnh là thúc đẩy cho phát triển nhanh lên). Rõ ràng không phải do “tiếng ta nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”.
? Vậy, để biết dùng “tiếng ta” cần phải làm gì.
- GV nhận xét và nhấn mạnh việc cần thiết phải trau dồi vốn từ.
? Vậy làm thế nào để trau dồi vốn từ.
- GV giới thiệu các cách trau dồi vốn từ như : qua sách báo, ti vi, đài... ghi lại những từ mới hoặc tra từ điển tiếng Việt trước khi dùng từ.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Giúp HS tìm hiểu cách rèn luyện để làm tăng vốn từ .
- Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài.
? Em hiểu ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài như thế nào.
? Em rút ra bài học gì qua ý kiến trên.
- Kết luận : Cần rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm cá nhân và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HSTL nhóm tìm ra lỗi sai và cách chữa.
- Hs thảo luận nhóm trong 2 phút và trình bày.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5.
? Dựa theo cách ý kiến của Hồ Chí Minh, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.
- Nhận xét và cung cấp một số cách.
- Nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu học sinh trả lời. Có mấy cách trau dồi vốn từ, đó là những cách nào?
- Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK
- HS làm câu a,b.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
VD1 : Ý kiến của Phạm Văn Đồng...
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi cá nhân không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình.
VD2 : Xác định lỗi...
a. Thừa từ “đẹp”.
b. Dùng sai từ “dự đoán” → “ước đoán”.
c. Dùng sai từ “đẩy mạnh” → “mở rộng” hoặc “thu hẹp”.
-> Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ.
=> Cần nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
3. Kết luận: Ghi nhớ: SGK/100
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1. Ví dụ :
2. Nhận xét: Ý kiến của Tô Hoài : Nhà văn đã phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của dân tộc.
=> Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.
3.Kết luận: Ghi nhớ : SGK/101
III. Luyện tập
1. Chọn cách giải thích đúng :
- Hậu quả : (b)
- Đoạt : (a)
- Tinh tú : (b)
3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a. im lặng - yên tĩnh.
b. thành lập - thiết lập.
c. cảm xúc - cảm phục, cảm động.
5. Phân tích cách sử dụng từ ngữ hiệu quả trong một văn bản cụ thể.
6. Tìm các yếu tố cấu tạo từ mô hình cho trước.
- Quan sát, lắng nghe lời nói của mọi người và trên các phương tiện khác.
- Đọc sách báo.
- Ghi lại những từ ngữ mới nghe, đọc được.
4. Củng cố :
5. Dặn dò : - Học bài, làm các bài tập còn lại: 2,4,6,8,9.
- Mở rộng vốn từ : hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
- Chuẩn bị làm bài viết số 2
*****************************************
NGÀY SOẠN:10/10/2016 TUẦN: 8
NGÀY DẠY: 12/10/2016 TIẾT:35, 36
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ:
- Ý thức tự giác làm bài. Lòng yêu văn học yêu cái đẹp tâm hồn nhạy cảm
4. Tích hợp: Kĩ năng sống: sử dụng ngô ngữ trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
- GV: đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại kiến thức về văn tự sự và miêu tả.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Tiến hành kiểm tra:
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
3. Thu bài:
- Yêu cầu HS thu bài, GV kiểm tra số lượng.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nuyệt Nga
+ Đọc kỹ đoạn trích và phần chú thích SGK.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách.
* Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
- HS xác định và viết đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả (cảnh vật, con người, hành động...).
- Hình thức: bìa viết là một bức thư gửi bạn học cũ.
- Nội dung: kể về buổi thăm trường vào ngày hè sau 20 năm xa cách.
- Người viết cần nắm được cách viết bài văn tự sự, có đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng mình đã trưởng thành.
- Bìa viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chính xác.
2. Yêu cầu cụ thể: HS cần viết được một số ý:
a)- Lý do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trường vào buổi nào, đi với ai?
b) Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường như thế nào?
c) Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình đã học ra sao?
- Ngôi trường ngày nay có gì khác trước?
- Những gì vẫn còn như xưa?
- Những gì gợi cho mình kỉ niệm buồn vui tuổi học trò?
- trong giờ phút đó, hình ảnh bạn bè hiện lên như thế nào?
d) Suy nghĩ về trường, về sự nghiệp giáo dục?
- Những đóp góp, tặng kỉ vật, lưu niệm cho trường.
* Biểu điểm:
- Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả.
- Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: biết viết bài văn tự sự, mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên.
- Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài..
- Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
****************************************
NGÀY SOẠN: 10/10/2016 NGÀY DẠY: 13/10/2016
Tiêt: 37, 38
Văn bản LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nguyễn Đình Chiểu -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa đoạn trích.
3. Thái độ:
- Trân trọng vẻ đẹp lí tưởng theo quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu
4. Tích hợp:
- Các kiến thức Văn TV TLV đã học
- Rèn KNS: Tư duy, hoạt động nhóm, đưa ra quyết định, hành động hợp lí.
B. CHUẨN BỊ:
1- GV: bài thơ Chạy giặc, một số tư liệu về tác giả
PP KTDH: động não, thảo luận nhóm, thuyết trình.
2- HS: soạn bài theo yêu cầu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết nội dung chính của đoạn thơ nói về điều gì?
3. Bài mới
H Đ1Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và dẫn lời Phạm Văn Đồng: “ trên đời có những vì sao sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế”
* HĐ 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Không những là nhà yêu nước, ông còn là nhà thơ lớn của dân tộc.
? Vậy sự nghiệp văn thơ của ông có gì đặc biệt (HS kể tên những tác phẩm lớn).
- GV đọc bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu cho HS nghe.
? Nêu xuất xứ của truyện Lục Vân Tiên?
? Hãy tóm tắt tác phẩm?
- Nhận xét và tóm tắt lại một lần theo các phần (ghi bảng phụ):
+ Phần 1: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Phần 2: Lục Vân Tiên gặp nạn được Ngư ông cứu giúp.
+ Phần 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn
+ Phần 4: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
- Truyện có kết cấu theo kiểu truyền thống, theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính.
- Truyện nhằm mục đích truyền dạy đạo lí làm người Hướng dẫn HS đọc và xác định vị trí đoạn trích.
- Cách đọc: diễn cảm, chú ý cách ngắt nhịp, sự thay đổi giọng điệu, ngôn ngữ trong từng cảnh.
- Đọc mẫu từ đầu → thác rày thân vong.
- Gọi 2 HS đọc đoạn còn lại và nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên (nằm ở phần đầu của tác phẩm).
- GV nhận xét và tóm tắt lại.
Giúp HS tìm hiểu nội dung đoạn trích.
? Đoạn trích xoay quanh mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào.
? Nhân vật Lục Vân Tiên được tác giả xây dựng qua những tình huống nào (HS xác định 2 tình huống).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Lục Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào?
? Khi thấy cảnh bọn cướp bắt người, thái độ của Vân Tiên ra sao.Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ đến hình ảnh nào trong truyện Trung Hoa?
? Em có nhận xét gì về lực lượng giữa hai bên.
- Tuy nhiên, Lục Vân Tiên không hề nao núng. Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện ra trong trận đánh rất đẹp.
? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng giúp ta hiểu điều đó.
? Qua trên, em nhận như thế nào về nhân vật Lục Vân Tiên.
? Qua phần tìm hiểu về nhân vật Lục Vân Tiên, em học hỏi được điều gì ở Lục Vân Tiên?
- GV bình về hành động của Lục Vân Tiên và giáo dục HS cần biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
TIẾT 2
? Khi cứu người xong, thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên có thái độ gì.
- HS phân tích thái độ của Vân Tiên qua câu nói: “khoan khoan... ta là phận trai”
? Khi nghe hai cô muốn được lạy tạ ơn, thái độ của chàng ra sao.
- Giáo dục HS biết tôn trọng những lễ giáo phong kiến.
- Tuy nhiên, những thái độ trên cũng chưa khẳng định con người của Vân Tiên.
? Theo em, cần phải xét thái độ nào nữa.
? Qua những cử chỉ, thái độ trên giúp ta hiểu thêm điều gì về con người của Lục Vân Tiên.
? Nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên qua những chi tiết nào?
- HS chú ý lời nói của cô, thái độ và cách cư xử của cô đối với Vân Tiên.
? Ở từng chi tiết, Kiều Nguyệt Nga tỏ ra như thế nào?
? Qua đó giúp em cảm nhận gì về Kiều Nguyệt Nga?
- Nhận xét và giáo dục HS.
GV? Là một tiểu thư đài cát có mấy người có được cách cư xử như nàng KNN không
Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua đoạn trích, tác giả muốn gởi gắm người đọc điều gì.
? Đoạn trích sử dụng những nghệ thuật gì đặc sắc.
- Nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS so sánh với Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
Luyện tập
Chuyển truyện thơ sang văn xuôi. Hs thảo luận nhóm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu quê ở tỉnh Gia Định, là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX
- Là một nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm Lục Vân Tiên:
- Thể loại truyện thơ Nôm.
- Sáng tác khoảng đầu những năm 1950 của thế kỷ XIX.
- Gồm 2082 câu thơ lục bát.
3. Đọc, vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần đầu tác phẩm.
II. Phân tích
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
a. Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Hành động:
Bẻ cây............... xông vô
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử...
- Lời nói: “ Kêu rằng... hại dân”
- Kết quả: “ Lâu la....
....... thân vong”
- Nghệ thuật so sánh, miêu tả qua hành động, lời nói→ là người anh hùng tài năng mạnh mẽ, dũng cảm.
b. Trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga:
“Hỏi ai than...”-> Thái độ ân cần, lịch sự
“khoan khoan...”-> Xem trọng lễ giáo phong kiến
“làm ơn há dễ... làm gì” -> Không chịu nhận ơn
“nhớ câu...anh hùng” -> Trọng nghĩa khinh tài
→ Là hình ảnh đẹp, lý tưởng mà tác giả muốn gởi gắm niềm tin và ước vọng.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Xưng hô khiêm nhường
- Nói năng dịu dàng, mực thước
“ Làm con...cũng đành”
“ Lâm nguy...một hồi”
“Hà Khê....cho chàng”
→ Là cô gái thùy mị, nết na, hiế thảo có học thức, trọng tình nghĩa.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật: Miêu tả nhân vât chủ yếu qua cử chỉ hành động lời nói
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, mang màu sắc Nam Bộ
Ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật LVT và KNN, khát vọng hành đạo cứu đời (bảng phụ)
* Ghi nhớ: SGK/115
IV. Luyện tập
4. Củng cố :
? Em thích chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?
5. Dặn dò :
- Học bài, đọc thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 10 câu mà em thích.
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
************************************************
TUẦN: 8 NGÀY SOẠN: 16/10/2016 TIẾT:39 NGÀY DẠY: 19/10/2016
Tập làm văn MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Ý thức việc sử dụng miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
4. Tích hợp:
- Các kiến thức đã học
- Rèn KNS: Tư duy, hoạt động nhóm, đưa ra quyết định.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ, đoạn văn mẫu.
PP, PT KTDH: thảo luận, vấn đáp thuyết trình...
- HS: Bài soạn..
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 3’ Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
* HĐ 1 Giới thiệu bài:
Nhắc lại yếu tố miêu tả và yêu cầu HS kể tên những đối tượng của yếu tố miêu tả. Nhận xét và giới thiệu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
* HĐ 2 Tiến trình bài dạy
Hoạt dộng của thầy và trò
Nội dung
Giúp HS nắm được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
? Hãy tìm và chỉ ra những câu thơ miêu tả cảnh và tả tâm trạng của Thúy Kiều.
? Dựa vào đâu em biết được đoạn tả cảnh, đoạn tả tâm trạng.
? Những câu thơ miêu tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật.
- Đôi khi tác giả chỉ miêu tả tâm trạng nhưng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự (yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời).
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn.
? Em có nhận xét gì cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả.
- Kết luận: qua nét mặt, cử chỉ cho ta thấy sự đau khổ, hối hận của lão Hạc.
? Ngoài cách miêu tả gián tiếp này còn có cách miêu tả nào khác.
- GV giới thiệu cách miêu tả trực tiếp và đưa ra ví dụ:
“... Nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.
Trích Buổi học cuối cùng – Ngữ văn 6, tập II
? Qua trên, hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Miêu tả nội tâm có tác dụng gì.
? Có thể miêu tả nội tâm theo mấy cách.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
? Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả miêu tả nội tâm nhân vật theo cách nào.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập và trình bày cá nhân.
- Gợi ý: xác định câu thơ miêu tả chân dung Mã Giám Sinh và câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều. Viết thành văn xuôi theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét, uốn nắn cách viết cho các em.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Hướng dẫn HS làm sau đó yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Gợi ý: việc đó là việc gì, diễn ra như thế nào, tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2. Nhận xét:
- Tả cảnh: 4 câu đầu và 8 câu cuối.
- Tả tâm trạng: 6 câu giữa.
→ Tả cảnh để thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại.
→ Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật làm cho nhân vật sinh động.
Miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK/117
II. Luyện tập
1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
2. Hãy đóng vai Nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán.
3. Ghi lại tâm trạng của mình sau khi gây chuyện có lỗi với bạn.
4. Củng cố :
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội cần ghi nhớ trong bài học
5. Dặn dò :
- Học bài, làm bài tập còn lại.
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học.
- Chuẩn bị bài chương trình địa phương
*************************************
NGÀY SOẠN: 16/10/2016
NGÀY DẠY: 19//10/2016 TIẾT: 39
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết ở địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975
2. Kĩ năng
- Sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương
- Đọc hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn
3. Thái độ:
- Giáo dục các em biết trân trọng, gìn giữ những kí ức về tuổi thơ, bởi đó là một phần đời của mỗi con người.
4. Tích hợp: MT Hs biết bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sự sống.
KNS: biết nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống, có quan điểm và quyết định hành động phù hợp...
B. CHUẨN BỊ:
- GV: bài thơ, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Đọc thuộc lòng 10 đến 15 câu thơ trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Mỗi địa phương đều có những nhà thơ, nhà văn với nhiều tác phẩm riêng. Tiết học này chúng ta tìm hiểu một số nhà văn và tác phẩm viết về tỉnh ĐăkLăk.
* Tiến trình bài dạy:
BT 1: Hướng dẫn HS hoạt động nhóm điền vào bảng thống kê
STT
Họ và tên
(bút danh)
Năm sinh - mất
Những tác phẩm chính
1
Phạm Doanh
1942
Ấy và tôi; Xứ đầu tiên
2
Hồng Chiến
1956
Chuyện kể người đi săn
3
Hữu Chỉnh
1942
Lòi yêu, Em hái mùa xuân
4
Ni ê Thanh Mai
1980
Suối của rừng; Hơi thở của núi
5
Kim Nhất
1945
Bắt chồng, Động rừng
6
Đinh Thị Như Thúy
1965
Cùng đi qua mùa hạ
BT 2. Các tổ cử đại diện lên trình bày trước lớp bảng thống kê
HS bổ sung những tác giả, tác phẩm còn thiếu vào vở
BT 3. Mỗi tổ chọn một HS đọc bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm viết về địa phương hoặc một sáng tác của mình.
BT4. GV nêu nhận xét, khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương hoặc tập sáng tác
4. Củng cố :
Thu thập những sáng tác đóng thành tập riêng
5. Dặn dò :
- Tiếp tục sưu tầm
- Soạn bài Tổng kết từ vựng:
+ Xem lại kiến thức đã học về từ đơn, từ phức, ghép, láy, thành ngữ, tục ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
+ Nắm lại khái niệm, lấy ví dụ và làm các bài tập trong SGK.
******************************************
BÀI THƠ: MÙA HẠ BUÔN MÊ
Tác giả: Nguyễn Đình Huân
Mùa hè về anh lên với Buôn Mê
Chợt nhớ em mái tóc thề ngày đó
Tây nguyên xanh tươi bốn mùa lộng gió
Bát ngát tình miền đất đỏ cao nguyên
Anh đã say rồi không phải rượu Y Miên
Ché rượu cần đặc trưng miền phố núi
Chỉ tại anh yêu hết mình đắm đuối
Trót yêu rồi không tiếc nuối đâu em
Có thể anh tới Phố núi bình yên
Vì anh say bờ môi mềm ngọt lịm
Nếu tình yêu thủy chung là màu tím
Em nhuộm anh bằng kỷ niệm ngày xưa
Đừng nhắc anh tháng sáu có mùa mưa
Bằng lăng tím vẫn đung đưa trong gió
Nhành phượng vĩ ai nhuộm đâu cũng đỏ
Nhớ ngày nào em nói nhỏ yêu anh
Cây vẫn tươi nhờ biếc lá màu xanh
Mà tình ta nay đã thành bụi cát
Đời buồn tênh nghe trên cành ve hát
Tây Nguyên giờ vẫn dào dạt nhớ thương.
Đắk Lắk , quê tôi!
Buôn Ma Thuột, thành phố cao nguyên
Trù phú, khang trang, đất bạc, đất vàng
Một thuở xa xưa, hoàng triều cương thổ
Cây rừng, gỗ quí, đồn điền thênh thang
Nam, tiếp giáp Lâm Đồng, Bình Phước
Bắc, tiếp nối Gia Lai, Kon Tum
Đông, thông thương Nha Trang, Phú Yên
Tây, băng núi rừng bát ngát Cao Miên
Đắk Lắk, quê hương tôi
Một vùng mênh mông đó
Nghe tiếng Buôn, là biết ai rồi
Nghe tiếng Làng, còn chi nói nữa
Buôn Ma Thuột, đất bạc đất vàng
Cà phê thượng thừa, bậc nhất Việt Nam
Xuất khẩu đông – tây, ngang tầm thế giới
Cao su thượng thặng, lắm mối chào hàng
NGÀY SOẠN:18/10/2016 TUẦN: 9
NGÀY DẠY: 20/10/2016 TIẾT: 41, 42
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đế từ vựng (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nhĩa của từ, từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng).
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
4. Tích hợp:
- Các kiến thức đã học. Các phân môn Văn TV TLV
KNS: sử dụng TV trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, tài liệu tham khảo.
2. HS: đọc và chuẩn bị bài (ôn lại các khái niệm và chuẩn bị phần luyện tập).
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : KTSS
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
H đ 1:Giới thiệu bài:
Hđ 2: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hệ thống hoá kiến thức về từ đơn và từ phức
GV: Thế nào là từ đơn và từ phức?
- Những tiếng được dùng độc lập đều là từ đơn: gà, vịt, bàn, ghế, xanh, đỏ...
GV: Từ phức được chia làm mấy loại?
VD:
- Ghép đẳng lập: Nhà cửa, trắng đen
- Ghép chính phụ: xe đạp
GV: Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy?
HS: - Láy bộ phận có láy âm và láy vần
HS: đọc yêu cầu câu hỏi 2 trong SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12335165.doc