Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 - Trường THCS Thạch Khoán

TUẦN 10

TIẾT 46: ĐỒNG CHÍ

 - Chính Hữu -

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ, những người đã viết nên những người đã viết những trang sử Việt Nam thời chống Pháp.

- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

1. Kiến thức.

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cụ đúc, giàu ý nghĩa biểu trưng.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện năng đọc diễn cảm bài thơ hiện đại, bao quát toàn bộ bài thơ, thấy được mạch cảm xúc trong đó, cảm thô và phân tích các chi tiết nghệ thuật, thấy được giá trị nghệ thuật trong bài thơ.

 

doc266 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 - Trường THCS Thạch Khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng b, vì cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ). IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc 2. Bài tập2.IV –T124. - Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển xong nó chỉ có nghĩa tạm thời trong văn cảnh, chưa có trong từ điển. => không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố. - Hệ thống bài: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ nhiều nghĩa. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài ôn tập lại các kiến thức, làm BT - Soạn tiếp bài "Tổng kết về từ vựng". ________________________________________________ Ngày soạn: 9/10/2018 Ngày giảng: TIẾT 44: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,trường từ vựng) I. MỤC TIÊU. - Tiếp tục giúp H/s nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng). 1. Kiến thức. - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng 2. Kĩ năng. - Hệ thống hoá các kiến thức đã học. - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, nội dung ôn tập, bảng phụ. - H/s: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV - Phương pháp: Nêu- gqvd, hệ thống hoá kiến thức. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. * Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức. Sĩ số: 9A 2. Kiểm tra bài cũ. Đan xen vào bài. 3. Bài mới. Giờ học trước, chúng ta đó cùng ôn lại những kiến thức về từ vựng đó học (từ đơn,.hiện tượng chuyển nghĩa của từ). Giờ này chúng ta ôn lại các nội dung còn lại và vận dụng vào làm bài tập. Hoạt động 2: Nội dung Hoạt động dạy học Nội dung Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD? Hướng dẫn Hs làm BT. H/s khác nhận xét Gv đánh giá Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa. .? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD? Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy? - Đọc yêu cầu BT 3 - Làm BT - Trình bày miệng trước lớp H/s khác nhận xét Gv đánh giá Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD? Đọc yêu cầu BT - Trình bày trước lớp H/s khác nhận xét Gv đánh giá Cùng nhóm với sống - chết? Cùng nhóm với già - trẻ? - GV giảng thêm + Trái nghĩa lưỡng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá. + Trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá. Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. Gv treo bảng phụ đối chiếu. Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho VD? - HD H/s làm BT - Trình bày trước lớp 2 từ cùng trường từ vựng là những từ nào? V.Từ đồng âm. 1. Khái niệm. - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau - Từ đồng âm: ý nghĩa của các từ này không có mối liên hệ với nhau (Phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau) (lợi ích, lợi răng) - Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau (một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau).( chân tay, chân trời,chân bàn, bàn tay, tay súng, tay buôn..) 2. Bài tập2.V – T124. a. Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: Lá 1: nghĩa gốc Lá 2 (lá phổi): mang nghĩa chuyển b. Đường 1: đường ra trận Đường 2: đường sx từ mía => từ đồng âm khác nghĩa. VI. Từ đồng nghĩa. 1. Khái niệm. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: mẹ và má, bố- ba, chết - hi sinh 2. Bài tập2.VI – T125. Chọn cách hiểu đúng: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng". 3. Bài tập 3. VI – T125. Khi người ta đó ngoài 70 xuân -> từ xuân thay thế cho từ tuổi. => xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi (lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ) - Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. VII.Từ trái nghĩa. Khái niệm. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó VD: già >< trẻ (độ tuổi) tươi- héo( mức độ) 2. Bài tập 2.VII – T125. Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp 3. Bài tập 3* T125. - Cùng nhóm với sống - chết: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (Trái nghĩa lưỡng phân). - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (Trái nghĩa thang độ) VIII.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 1. Khái niệm. - Từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ khác - Từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn 2. Bài tập. Giải thích rõ: - Từ: từ đơn và từ phức - Từ phức: từ ghép và từ láy + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập + Từ láy: láy toàn bộ + láy bộ phận Láy bộ phận: Láy âm và lấy vần IX.Trường từ vựng. 1. Khái niệm. Là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách, bút Trường từ vựng về nhà trường: Bàn, ghế, bảng, học sinh, giáo viên 2. Bài tập 2. IX – T126. 2 từ cùng trường từ vựng là tắm - bể => tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố. - Hệ thống bài học - Nhắc lại các nội dung vừa tổng kết. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, ôn lại các nội dung đó học. - Làm hoàn chỉnh các bài tập. _______________________________________________ Ngày soạn: 9/10/2018 Ngày giảng: TIẾT 45: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: - Ôn lại những kiến thức về văn bản tự sự. - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những tồn tại của mình khi viết loại bài văn này - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt II. CHUẨN BỊ - GV: Bài viết của H/s, các lỗi trong bài, cách chữa - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2 - Phương pháp: Trao đổi-thảo luận. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. * Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức. Sĩ số: 9A 2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra đầu giờ. 3. Bài mới. Các em đã viết bài TLV số 2: Đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điều gì chưa hoàn thành hoặc cần rút kinh nghiệm. C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần. Hoạt động dạy học Xác định kiểu văn bản cần tạo lập? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì? GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm -Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s Nội dung I. Đề bài: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. II. Phân tích đề, lập dàn ý. 1. Phân tích đề - Xác định đúng yêu cầu của đề bài:Tự sự ( Kể chuyện tưởng tượng hoặc có thật trong một giấc mơ gặp lại người thân) - Bài viết kết hợp được tự sự + miêu tả. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học, có bố cục rõ ràng. 2. Đáp án 1. Mở bài: (1 điểm) + Giới thiệu khái quát thời gian diễn ra giấc mơ gặp ai ? Có quan hệ như thế nào? 2.Thân bài: (7 điểm) Diễn biến của cuộc gặp gỡ : - Khung cảnh gặp gỡ - Miêu tả: hình dáng, cử chỉ, nét mặt. .. - Lời đối thoại giữa em và người đó ( người đó kể hoặc em kể lại những chuyện xảy ra trong thời gian xa cách, hay nhớ lại thời gian còn ở bên nhau ) - Kết thúc cuộc gặp gỡ: em tỉnh giấc và suy nghĩ của bản thân về giấc mơ đó 3. Kết bài: (1 điểm) - Những cảm nghĩ về người thân, về gia đình, bạn bè xung quanh đối với bản thân mỗi người Hình thức( 1đ) III. Nhận xét ưu, nhược điểm. 1. Ưu điểm. - Các em đó xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - Một số em vận dụng yếu tố miêu tả vào bài khá linh hoạt, diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽ, trình bày sạch đẹp.. - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của. ... 2. Nhược điểm. - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn - Còn phụ thuộc nhiều vào văn mẫu - Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi qua lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung: - Còn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu (Nhiều bài). - Còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học:. .. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao: IV. Sửa lỗi, đọc và giải đáp thắc mắc. - Lỗi chính tả: - Lỗi dùng từ: - Lỗi diễn đạt: - Dấu câu: (Cần phù hợp). * Trả bài, hs sửa lỗi. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố. - Lấy điểm, nhận xét tiết trả bài. 5. Hướng dẫ về nhà. - Xem lại bài; Ôn lại kiến thức về VB thuyết minh. - Soạn : "Đồng chí". __________________________________________________________________ Ngày soạn: 18/10/2018 Ngày giảng: TUẦN 10 TIẾT 46: ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu - I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ, những người đã viết nên những người đã viết những trang sử Việt Nam thời chống Pháp. - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này. 1. Kiến thức. - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. - Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cụ đúc, giàu ý nghĩa biểu trưng. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện năng đọc diễn cảm bài thơ hiện đại, bao quát toàn bộ bài thơ, thấy được mạch cảm xúc trong đó, cảm thô và phân tích các chi tiết nghệ thuật, thấy được giá trị nghệ thuật trong bài thơ. II. Chuẩn bị. - GV: Giáo án; Thơ Việt nam 1945-1975. - H/s: Học bài; tìm đọc thêm tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Nêu – gqvđ, phân tích, bình giảng. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. * Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức. Sĩ số: 9A 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Từ sau CM tháng 8, trong văn học hiện đại VN xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, tình đồng đội của người chiến sĩ cách mạng - anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: "Đồng chí". Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản Hoạt động dạy học Nội dung Hướng dẫn H/s đọc: chậm rãi, tình cảm GV đọc mẫu -> H/s đọc Dựa vào phần chú thích, giới thiệu những nét chính về T/g? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? đặc điểm? Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của bài thơ? H/s đọc lại 7 câu thơ đầu. Theo tác giả nhứng người đồng chí có đặc điểm gì về hoàn cảnh xuất thân? Họ quen nhau ntn? Nhận xét về hình ảnh nghệ thuật trong câu thơ? Vì sao từ mọi phương trời xa lạ, họ lại có được tình đồng chí? Em hiểu câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" ntn? Từ các câu thơ trên, đến câu thơ thứ 7 tác giả viết: "Đồng chí!", em thấy có đặc điểm gì đặc biệt ở đây? GV bình: "Đồng chí!"-> 2 tiếng, 1từ, dấu chấm than = một nốt nhấn => như một phát hiện, 1 lời khẳng định, lời kết lại có ý ở những câu thơ trên, đồng thời lại có vai trò như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ với nội dung: biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. - H/s đọc 10 câu thơ tiếp. 3 câu thơ đầu cho em biết tình đồng chí ở đây biểu hiện ntn? Em hiểu từ "mặc kệ" ở đây ntn? - Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn, như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. "mặc kệ gió lung lay" Hiểu câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" ntn cho đúng? (ẩn dụ tu từ). Hs đọc: “Anh với tôi tay nắm lấy bàn tay”. Hoàn cảnh sống của người lính được thể hiện qua những hình ảnh nào ? Nhận xét NT mà Tác giả sử dụng qua những câu thơ này? PT tác dụng? Câu thơ "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" gợi cho em suy nghĩ gì? Qua các câu thơ trên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến hiện lên ntn? Qua đây em hãy cho biết những biểu hiện cơ bản của tình đồng chí ở đây là gì? H/s đọc đoạn kết bài thơ. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh thơ trong các câu thơ này? “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ : "Đầu súng trăng treo"? Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống đầu mũi súng" (suy nghĩ của tác giả -> hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả. Nhận xét về NT của VB này? Nêu nội dung chính của VB này? H/s đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ. I. Đọc- tìm hiểu chung văn bản. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả, tác phẩm. - Chính Hữu (Trần Đình Đắc), Sinh năm 1926, quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh. - Từ người lính trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. - Thơ ông chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính. - Tác phẩm chính: Tập "Đầutreo" - Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000 b. Tác phẩm. - Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc - Viết bài thơ vào đầu năm 1948 (tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh) 3. Thể loại- Bố cục. a. Thể loại: Thơ tự do (các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo mạch cảm xúc) b. Bố cục: 3 phần P1: 6 câu đầu: những cơ sở của tình đồng chí P2: 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí P3: Còn lại: Hình ảnh người lính trong bài thơ. II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí. - Quê hương anh: nước mặn, đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Nghệ thuật: đối, thành ngữ. => Hoàn cảnh xuất thân có điểm tương đồng: đều là người nông dân lao động nghèo khổ, cùng giai cấp. - Tôi với anh đôi người xa lạ, Chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Hình ảnh sóng đôi: Tôi / anh, súng / súng, đầu / đầu - Từ mọi phương trời xa lạ, cùng chung mục đích, lí tưởng đó tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen nhau. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu -> Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ. * Tóm lại: Cơ sở tạo nên tình đồng chí là: Họ cùng chung cảnh ngộ ( là những người nông dân nghèo, từ những miền quê khác nhau), họ cùng chung lý tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì tổ quốc. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí. Ruộng nương: gửi. Gian nhà: mặc kệ gió. Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính. => Cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ nhà, tình cảm lúc lên đường ra trận - Không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. => cách tự vựơt lên mình, nén tình riêng vì sự nghiệp chung Áo anh: rách vai Quần tôi:Vài mảnh vá Miệng cười: buốt giá Chân không giày. ->sự thiếu thốn, gian khổ của những ngày đầu k/c chống Pháp =>Các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" ->Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội. - Tình cảm gắn bó sâu sắc giữa những người lính. => Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó: giúp người lính vượt qua mọi gian khổ. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. * Tóm lại. Những người đồng chí trong chiến đấu gian khổ cùng chung một nỗi niềm nhớ về quê hương, cùng sát cánh bên nhau chấp nhận gian khổ thiếu thốn. 3. Đoạn kết bài thơ. - Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét => hoàn cảnh khắc nghiệt. - Trong thời gian và không gian nổi bật 3 hình ảnh: + Người lính + Khẩu súng + Vầng trăng -> Gắn kết với nhau: sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, đó sưởi ấm lòng họ. - "Đầu súng trăng treo" + Súng và trăng: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ -> Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn) III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Thể thơ tự do, lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng, giàu sức liên tưởng. - Các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. 2. Nội dung. Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ. * Ghi nhớ. (Sgk T131). IV. Luyện tập. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố. - Khái quát nội dung bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Soạn VB: Bài thơ về tiểu đội xe không kính". __________________________________________ Ngày soạn: 18/10/2018 Ngày giảng: A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp hình tượng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm chống Mĩ và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ của Phạm Tiến Duật. 1. Kiến thức: - Hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật, đặc điểm thơ ông: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ được phản ánh trong tác phẩm: vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạngcủa những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu bài thơ hiện đại, phân tích vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ láI xe Trường Sơn trong bài thơ, cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, biết ơn người lính cách mạng, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người và cuộc sống. Có ý thức bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường. - Có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, có tinh thần lạc quan. 4. Những năng lực cần hướng tới: - Năng lực đọc, hiểu thơ trữ tình hiện đại. Năng lực phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp của thơ ca thông qua giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung của tác phẩm. - Năng lực tư duy, phân tích, năng lực làm việc cá nhân, hợp tác nhóm, cặp đôi trong việc giải quyết các nội dung học tập. - Năng lực giao tiếp khi trình bày nội dung bài học... 5. Nội dung lồng ghép Giáo dục quốc phòng, an ninh. - Nêu những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, máy chiếu hoặc tranh ảnh minh họa - H/s: Học bài; tìm đọc thêm tài liệu tham khảo. - Phương pháp: nêu và gqvđ, phân tích, bình giảng. C. Tiến trình lên lớp. 1. Tổ chức. Sĩ số: 2. Kiểm tra. Đọc thuộc bài thơ Đồng chí của Chính Hữu? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Cảm nhận của em về hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ? 3.Bài mới. * Nội dung lồng ghép Giáo dục quốc phòng an ninh * Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về anh bộ đội trong khánh chiến và đặt câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì về cuộc sống của người lính qua những bức hình trên? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến! Sau khi học xong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng với những hình ảnh trên đã phần nào giúp các em hiểu được cuộc sống thiếu thốn,vất vả, khó khăn của người lính trong cuộc kháng chiến toàn dân tộc. Họ phải trèo đèo, lội suối, dầm mưa giãi nắng, băng mình trong lửa đạn, chấp nhận những mất mát hi sinh... Nhưng chính điều đó đã khắc họa thành công về đề tài người lính, đồng thời góp phần lưu giữ những gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Hôm nay, một lần nữa, cô trò mình sẽ cùng sống lại những năm tháng gian khổ mà hào hùng không bao giờ quên ấy để khám phá những vẻ đẹp của người lính qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. * Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức GV hướng đẫn đọc, đọc mẫu HS luyện đọc. GV: Nhận xét. B1. Chuyển giao nhiệm vụ. (giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận theo cặp đôi) Giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục) B2. HS thực hiện nhiệm vụ Hs hợp tác thảo luận Gv quan sát và hỗ trợ những hs yếu B3. HS báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, thảo luận của học sinh và hệ thống hóa kiến thức cần đạt. Gv: vì bài thơ xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ nên không chia và không nên chia bố cục bài thơ. Cho hs đọc lại nhan đề bài thơ B1. Chuyển giao nhiệm vụ. (giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm: 2 bàn là một nhóm) Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? B2. HS thực hiện nhiệm vụ Hs cùng nhau thảo luận Gv quan sát và giúp đỡ nếu hs cảm thấy khó khăn (tại sao tác giả lại đưa vào nhan đề bài thơ? Nó có tác dụng gì? Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định điều gì?) B3. Báo cáo và thảo luận Đại diện các nhóm trình bày kết quả Các nhóm khác tham gia thảo luận B4. Đánh giá kết quả thảo luận và chốt kiến thức cần đạt Nội dung lồng ghép GDANQP => Chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh, đó còn là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh. Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào? Nhận xét gì về hình ảnh của những chiếc xe không kính ở đây (T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?) Qua đây em hiểu được gì về T/g? Bình. Nội dung lồng ghép GDANQP: Hình ảnh xe cộ, tàu thuyền xưa nay đưa vào trong thơ thường được "mĩ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD: Chiếc xe tam mã (thơ Puskin), tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) nhưng với Phạm Tiến Duật lại gây ấn tượng bằng những chiếc xe không kính một cách trần trụi vốn có trong cuộc sống. Qua đó, càng khắc họa được cuộc sống gian khổ, vất vả của người lính trong chiến tranh. Đó cũng là thành công của nhà thơ khi đã tạo ra được hình ảnh thơ độc, lạ mà rất chân thực của mình trong thơ Việt Nam thời kháng chiến. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? (qua khổ 1: hình ảnh người chiến sĩ hiện lên ntn?) Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gì? => Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên (bầu trời, cánh chim) ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường băng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời, khi đường cua đột ngột trên dốc thì đột ngột thấy cánh chim (người lái xe phải đối mặt với địa thế con đường cheo leo hiểm nguy và cũng đầy thú vị) Chiến sĩ đang lái xe trong những hoàn cảnh nào? Nhận xét về cấu trúc đoạn thơ? Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đó thể hiện thái độ gì Hs đọc lại 2 câu cuối. Em có suy nghĩ gì về hai câu thơ cuối? Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa? Nhận xét về những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Nội dung chính của bài thơ? Hs đọc to ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập Đọc diễn cảm. I. Tiếp xúc văn bản 1. Đọc. - Giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát. 2. Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả, * Phạm Tiến Duật (1941) - Quê: Thanh Ba- Phú Thọ - Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. b. Tác phẩm. Bài thơ ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 - 1970 tổ chức. c. Từ khó: sgk t.133 3. Thể loại và bố cục. - Thể thơ tự do câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần. - 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ. II. Tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính. * Nhan đề bài thơ "Bài thơkhông kính" - Dài. - Tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc. * Hình ảnh những chiếc xe không kính: - "Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi" - "Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước". => Tả thực diễn tả bằng 2 câu thơ rất gần với văn học, giọng điệu thản nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12468033.doc
Tài liệu liên quan