Tìm hiểu chi tiết văn bản:
? Bài thơ là lời nói của ai với ai?
HS: - Lời mời gọi của những người trên mây, sóng.
- lời từ chối của em bé.
- lời em bé tả trò chơi do chính mình nghĩ ra.
? Những người trên mây trong sóng đã nói gì với bé?
HS: Trên mây: Có bình minh vàng
Trong sóng: Ngao du nơi này, nơi nọ.
? Thế giới của họ vẽ ra như thế nào?
HS: Dựa vào văn bản và trả lời.
GV: rất đẹp, rất vui, rất thích.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thiên nhiên ở đây?
HS: Thiên nhiên rực rỡ.
Gv: Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, mới lạ, hấp dẫn.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9: Mây và sóng (Ta-go), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Tiết : Văn bản Ngày soạn: 06/3/2018 Ngày dạy: 09/3/2018
MÂY VÀ SÓNG
Ta-go
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
Nhận ra đặc sắc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiêng nhiên.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
Kiến thức:
Cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ tâm tình của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại giữa em bé với những người mây và sóng.
Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng của tác giả.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể thơ văn xuôi. Phân tích để thấy ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
*Kĩ năng sống:
Tự nhận thức: được tình mẫu tử cao cả trong thế giới bao la, rộng lớn này.
Giáo dục tình cảm gia đình, yêu thương, biết ơn mẹ.
3. Thái độ
Qua bài thơ biết trân trọng tình mẫu tử.
Có ý thức rèn luyện, phấn đấu học tập tốt để mẹ vui lòng.
4. Rèn năng lực:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu văn bản.
C. CHUẨN BỊ
Bảng phụ.
Tư liệu, tranh ảnh về tác giả,tranh về mây và sóng, tranh dân gian mẹ con.
Phiếu học tập
D. TIẾN TRÌNH DẠY BÀI MỚI
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài học mới:
Đọc đoạn thơ:
“ Tình yêu mẹ cho con cuộc sống
Thuở nằm nôi, trên võng ru hời
Ngủ đi, ngon giấc con ơi
Tiếng ru vọng mãi cuộc đời con đây
Bầu sữa ngọt căng đầy trên ngực
Dành cho con thức ngủ năm canh
Tình yêu mẹ đã dỗ dành
Cho con của mẹ lớn nhanh thành người.”
( Tình yêu mẹ _ sưu tầm )
Qua bài thơ vừa đọc cô muốn nhắc đến tình mẫu tử của người mẹ, nó là một thứ tình cảm thiêng liêng và bất diệt, nó đã đi vào những giai điệu âm nhạc, những bức tranh của các họa sĩ lừng danh, những nhà điêu khắc, hội họa qua những bài văn, bài thơ,Và từ một cảm hứng tự nhiên, một chân lí lớn lao, một tình thương cao quý ấy Ta-go đã viết nên một bài thơ hồn nhiên, bình dị mà sức sống của nó trường cửu với thời gian.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG GHI
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản:
- Gv sử dụng kĩ thuật hỏi- trả lời, yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi sau:
- Gv yêu cầu HS theo dõi chú thích *sgk/87
? Em hãy tóm tắt những nét chính về Ta-go dựa vào sgk/87?
? Giới thiệu về tác phẩm?(năng lực tự quản lý bản thân).
? Thể loại văn bản là gì?
HS: Xem chú thích trả lời.
Gv hướng dẫn đọc: giọng đọc mạch lạc rõ ràng, vừa nhẹ nhàng tâm tình, vừa thể hiện cảm xúc của tác giả.
Gv đọc 1 đoạn HS đọc đoạn tiếp theo à Gv nhận xét cách đọc của HS.
? Bố cục của văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần (năng lực đọc – hiểu của văn bản).
HS: Bố cục: 2 phần
+ Từ đầuTrời xanh thẩm à Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
+ Phần còn lại à Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ 2 của em bé.
Tìm hiểu chi tiết văn bản:
? Bài thơ là lời nói của ai với ai?
HS: - Lời mời gọi của những người trên mây, sóng.
lời từ chối của em bé.
lời em bé tả trò chơi do chính mình nghĩ ra.
? Những người trên mây trong sóng đã nói gì với bé?
HS: Trên mây: Có bình minh vàng
Trong sóng: Ngao du nơi này, nơi nọ.
? Thế giới của họ vẽ ra như thế nào?
HS: Dựa vào văn bản và trả lời.
GV: rất đẹp, rất vui, rất thích.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thiên nhiên ở đây?
HS: Thiên nhiên rực rỡ.
Gv: Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, mới lạ, hấp dẫn.
? Sự hấp dẫn diệu kỳ có lôi cuốn em bé hay không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
HS: Dựa vào văn bản và tìm chi tiết trả lời.
Gv: (Con hỏitầng mây).
? Em nghĩ gì về câu hỏi của em bé? (Năng lực tư duy).
HS: Thể hiện một em bé ngây thơ, thích vui chơi.
Gv: Câu hỏi thể hiện tâm lý tuổi thơ, thích vui chơi, thích khám phá, thích đi đây đi đó. Câu hỏi hoàn toàn hợp lý trong tình huống này.
? Những người trên mây đã chỉ cho bé đến với họ như thế nào? Để đến được với họ như vậy là dễ hay khó?(Năng lực đọc – hiểu văn bản).
HS: Hãy đến nơi tận cùng trái đất, hãy đến rìa biển cả. Để đến được với họ là rất dễ.
Gv: Như vậy những lời mời gọi kia là rất dễ để đến với em bé, chỉ cần nhắm nghiền mắt lại sẽ được mây và sóng nâng đi mà không phải làm gì cả. Điều đó là vô cùng hấp dẫn với một em bé đang ở tuổi ham chơi.
? Vậy, với các hình ảnh mang tính chất gợi tả sinh động, Ta-go đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây?
HS: Nhân hóa, ẩn dụ.
Gv: Nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh gợi tả sinh động.
Gv: Tích hợp giáo dục và chuyển ý. Tác giả Ta-go đã rất hiểu tâm lí tuổi thơ: lên mây để gặp chị Hằng, chú Cuội, để vui với ánh bình minh, xuống biển để ca hát với hoàng hôn hay vui chơi chốn thủy cung,Vậy với những thú vui thật hấp dẫn và thu hút trẻ em ấy, em bé có bị lôi cuốn theo hay không, ta chuyển sang phần thứ hai.
? Em bé có đi theo lời mời gọi trên mây và sóng không? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
HS: Không, và dựa vào SGK trả lời.
? Lý do nào khiến em bé từ chối lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng?
HS: Vì mẹ.
Gv: Vì mẹ, còn đợi ở nhà.
? Em có cảm nhận như thế nào về cách từ chối của em bé?
Gv: Mẹ mình đang đợi ở nhà/ làm sao có thể rời mẹ mà đi được.
Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà/ làm sao có thể rời mẹ mà đi được.
Nữa đầu là đặt ra tình huống, lý do từ chối. Nữa sao là câu hỏi mang hàm ý khẳng định quyết định từ chối của em bé.
Gv chốt lại: tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở trong văn bản này là (thực ra bé có muốn đi chơi không? Tại sao muốn mà lại từ chối?) à Vì vượt lên bởi sự ham muốn cá nhân. Bởi đó là sức mạnh của tình mẫu tử. Lời từ chối với lý do thật dễ thương khiến những người sống trên mây và trong sóng đều mỉm cười. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết biết nhường nào. Tình cảm hai chiều nên càng tha thiết cảm động. Dĩ nhiên bé đầy luyến tiếc cuộc chơi, nhưng tình thương yêu của mẹ đã thắng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao đẹp. Chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần làm sai với mẹ, nhưng sao những lỗi lầm ấy đều có một vòng tay giang rộng ôm ấp, vỗ về. Đó chính là mẹ, mẹ đón ta về với lòng vị tha và bao dung.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
? Quyết định ở nhà với mẹ, vậy em bé đã nghĩ ra trò chơi gì? Giữa hai trò chơi đó có sự giống và khác với lời mời gọi của mây và sống như thế nào? Chúng ta sang phần 3 trò chơi của em bé đã nghĩ ra.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Chốt ý.
Giống nhau: Có thiên nhiên mây, trăng, bầu trời xanh thẳm, sóng, bến bờ.
Khác nhau: Sự hóa thân của con và mẹ vào thiên nhiên, hai mẹ con quấn quýt bên nhau trong ngôi nhà của mình? Nhận xét của em về trò chơi trong trí tưởng tượng của em bé.
HS: Vô cùng hấp dẫn.
Gv tích hợp với văn bản “Trong lòng mẹ”
Chơi với mây với sóng chỉ có một ngày. Còn con chơi với mẹ là cả cuộc đời bất tận. Bởi con chọn mẹ là niềm vui cũng như mẹ đã lấy con làm hạnh phúc.
? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
HS: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Gv chốt ý: HS đọc ghi nhớ SGK/89
ĐỌC – CHÚ THÍCH VĂN BẢN:
Tác giả:
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941), nhà thơ hiện đại Ấn Độ.
Ông làm thơ từ rất sớm, và tham gia hoạt động chính trị.
Nhà thơ đầu tiên của châu Á nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
Tác phẩm:
Xuất xứ: In trong tập Si-su (trẻ thơ), xuất bản năm 1909.
Thể loại: Tự do.
Bố cục: 2 phần
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng:
Có bình minh vàng, có vầng trăng bạc.
Trên sóng: Ngao du nơi này, nơi nọ, làn sóng nâng đi.
à Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, mới lạ, hấp dẫn.
Nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh gợi tả sinh động.
à Tiếng gọi của một thế giới kỳ diệu luôn hấp dẫn con người.
Lời từ chối của em bé:
Mẹ mình đang đợi ở nhà.
Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà.
àLời từ chối rất dễ thương mặc dù rất luyến tiếc cuộc chơi.
àSức mạnh của tình mẫu tử.
Trò chơi của em bé:
Con là mây, mẹ là trăng hai bàn tay con ôm lấy mẹ xanh thẳm.
Con là sóng, mẹ là bờcon lăn lăn mãiở chốn nào.
àTưởng tượng hấp dẫn , kết cấu đầu – cuối không trùng lập, tương ứng.
àTrò chơi do bé nghĩ ra có mẹ, cùng mẹ, hòa huyện cùng thiên nhiên, trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con. Thiên nhiên mơ mộng qua trí tưởng tưởng của bé thật lung linh.
TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
+ Nhân hóa
+ Ẩn dụ
Nội dung:
+ Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
+ Ca ngợi tình mẫu tử
Củng cố:
Thảo luận nhóm 4 trong 3 phút (Phát phiếu học tập)
? Những lời mời gọi của mây và sóng tượng trưng cho những gì trong cuộc sống?
? Từ đó gợi cho em những bài học gì?
ĐÁP ÁN
Đó chính là những thú vui bất tận, những cám dỗ của cuộc sống đời thường mà chúng ta rất dễ sa vào. Đặc biệt với trẻ thơ lại càng dễ mắc phải.
(Liên hệ: Nghiện FaceBook, mạng xã hội, nghiện game, bạo lực học đường, ma túy,.. à Tệ nạn xã hội).
Bài học: về tình thương của cha mẹ, lòng tự hào về quê hương đất nướ -> ra sức học tập.
Học ở nhà:
+ Hướng dẫn học bài cũ:
Xem kỹ nội dung vủa tìm hiểu và học thuộc ghi nhớ.
Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ về tình mẫu tử.
+ Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: soạn bài tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12304582.doc