Tiết 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức:
Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
b. Kỹ năng:
Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài văn thuyết minh.
c. Thái độ:
Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong làm văn Thuyết minh.
2. Mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất:
21. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Viết được văn bản thuyết minh có sử dụng BPNT theo yêu cầu.
62 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 23 - Trường THCS Quế An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi loại?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ.
*Gợi ý:
+ Người sinh ra ba, mẹ gọi là gì? Chị của ba? Anh của ba? Em cuả mẹ?...Chúng thuộc từ loại gì?
+ Những người dạy em? Người khám bệnh cho em? Cấp dưới gọi cấp trên? Chúng thuộc từ loại gì?
+ Những người lính gọi nhau? Những người cùng quê đi làm ăn xa, gặp nhau họ gọi nhau thế nào? Chúng thuộc từ loại gì?
B3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
+ Vậy em có nhận xét gì về vốn từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
Bước2: Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ xung hô trong tiếng Việt:
+ Em hãy cho biết, với số lượng từ ngữ xưng hô phong phú như vậy, khi sử dụng ta cần lưu ý điều gì?
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:
1/Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:
a/ Đại từ xưng hô:
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
tôi, tao, tớ...
chúng tôi, bọn tao...
2
mi,mày,mầy...
chúng mày, bọn mi...
3
Nó, hắn, y,...
chúng nó, họ, bọn hắn
b/ Danh từ chỉ quan hệ họ hàng: cô, dì, chú, bác, ông, bà
c/ Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: bác sĩ, thầy, giáo sư, thủ trưởng, xếp,...
d/ Danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, đồng hương,...
e/ Danh từ riêng: Nam, Hoa, Lan,...
Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
2/ Cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:
- Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
* Ghi nhớ: SGK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 2 - Luyện tập
1/ Bài tập 2 – mục Tìm hiểu bài
* HĐ Nhóm 2
- GV cho HS đọc 2 đoạn văn - SGK.
+ Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong mỗi đoạn trích? Giải thích sự thay đổi đó.
- HS trao đổi, trả lời
*Bài tập1: Phân tích sự nhầm lẫn trong cách dùng từ “chúng tôi"
- HS suy nghĩ trả lời (Làm việc cá nhân)
II/ Luyện tập:
1/ Bài tập 2 mục THB:
Đoạn a: em-anh; ta-chú mày
Cách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ ở vị thế yếu - thấp hèn cần nhờ vả người khác với một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
Đoạn b: Sự xưng hô khác hẳn : tôi-anh. (bình đẳng - ngang hàng)
Thay đổi trên do tình huống giao tiếp: Dế choắt không còn coi mình là một kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà trăng trối với tư cách là một người bạn.
* Bài tập1:
- Cô học viên nhầm lẫn trong việc dùng từ "chúng ta", đáng lẽ là "chúng em"
- Có sự nhầm lẫn đó là vì cô học viên (người châu Âu) bị ảnh hưởng bởi thói quen dùng tiếng mẹ đẻ (không phân biệt được ngôi gộp với ngôi trừ)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Bài tập 2: Giải thích cách dùng từ "chúng tôi" thay vì dùng từ "tôi"
* HĐ Nhóm 2
* BT 3, 4, 5: Phân tích cách dùng từ xưng hô.
* HĐ Nhóm 2
*Bài tập 2:
Việc dùng "chúng tôi" thay từ "tôi" trong các văn bản khoa học làm tăng tính khách quan cho những luận điểm trong văn bản. Đồng thời nó còn thể hiện sự khiêm tốn.
* Bài tập 3:
Thánh Gióng gọi mẹ theo cách thông thường, xưng hô với sứ giả dùng từ "ta - ông" đứa bé khác thường có tài lạ
* Bài tập 4:
Cách xưng hô thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình
* Bài tập 5:
Bác xưng "tôi", gọi dân chúng là "đồng bào" tạo cảm giác gần gũi, thân thiết giữa lãnh tụ và nhân dân.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI - MỞ RỘNG (5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV mời 1 HSlên bảng so sánh từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh với từ ngữ xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Rút ra nhận xét.
- GV cho HS về nhà làm bài tập 6 - SGK
- Về soạn bài “Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
Ngôi
I
II
III
Số ít
I
You
He, She, It
Số nhiều
We
You
They
Trả lời: Cũng như tiếng Anh, có:
- Ngôi I: Người nói, người viết tự xưng.
- Ngôi II: Hô với người đối diện (Người nghe, đọc).
- Ngôi III: Người được đề cập đến (Không có mặt).
=> Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- HS về nhà làm bài tập
- HS về nhà soạn bài theo yêu cầu.
------------------------------////---------------------------
TUẦN 03 Ng.soạn:16/09/18
Tiết: 11 (TV) Ng.dạy:18/09/18
Chủ đề 2: Hoạt động giao tiếp tiếng Việt
Bài 4: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP- CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
(Tiếp theo - T 5)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
b. Kỹ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
c. Thái độ:
- Dùng đúng mục đích ,yêu cầu tăng hiệu quả giao tiếp
2. Mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất:
21. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng được văn bản có sử dụng hai cách dẫn trong bài một cách chính xác, hợp lý.
22. Phẩm chất: Yêu quý, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV:
- Soạn giáo án, bài giảng, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy.
- Phương pháp: thảo luận, phát vấn, thuyết giảng, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy.
2/ HS:
- Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
*Giới thiệu bài: Để tóm tắt tốt văn bản tự sự, trước hết ta cần nắm vững các cách dẫn lời nói, suy nghĩ của người khác, cũng như cách chuyển đổi giữa chúng. Tiết học này sẽ giúp các em có được những kiến thức đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1-Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp
- Gọi HS đọc các ví dụ mục I- SGK.
- GV chép lại 2 ví dụ mục a,b lên bảng phụ cho HS quan sát, trả lời.
+ Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Dựa vào đâu mà em biết?Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng những dấu gì?
-HS thảo luận, trả lời.
+ Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
-HS thảo luận, trả lời.
+ Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận in đậm và không in đậm được không? Nếu được thì ta có thể thay dấu hai chấm bằng dấu gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
+ Gọi các cách dẫn trên là cách dẫn trực tiếp. Vậy theo em, thế nào là cách dẫn trực tiếp?
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2-Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp
- Cho HS đọc 2 ví dụ mụcII- SGK.
+ Trong ví dụ (a) phần in đậm là lời hay ý nghĩ? Nó có được tách ra khỏi phần văn bản đứng trước bằng dấu gì không?
- HS thảo luận, trả lời.
+ Trong ví dụ (b) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ “là” vào chỗ từ đó được không?
- HS thảo luận, trả lời.
+ Cách dẫn ở hai ví dụ trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
I/ Cách dẫn trực tiếp:
1.Ví dụ:
a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần đứng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống, ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Phần câu in đậm ở ví dụ (a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn. Nó được ngăn cách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ vì trước đó có từ nghĩ. Nó cũng được ngăn cách với phần văn bản trước nó bởi dấu hai chấm và được đặt trong dấu ngoặc kép.
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Khi đó, hai bộ phận sẽ ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang (thay cho dấu hai chấm)
2.Ghi nhớ:
- Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc một nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và được tách khỏi phần văn bản trước nó bằng dấu hai chấm hoặc tách khỏi phần văn bản sau nó bằng dấu gạch ngang.
II/ Cách dẫn gián tiếp:
1.Ví dụ:
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
Phần in đậm là lời nói. Đây là n/dung l/khuyên của lão Hạc, có từ khuyên trong phần lời của người dẫn
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ hiểu trong lời của người dẫn ở phía trước. Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng” (trong một số trường hợp, có thể thay bằng từ “là”).
2. Ghi nhớ:
- Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc một nhân vật bằng lời văn của mình, có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép và thường được ngăn cách với phần văn bản trước nó bằng từ “rằng” hoặc từ “là”
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 3- Luyện tập
HĐ nhóm 4
Bài tập 1:
B1: Giao nhiệm vụ:
Có 3 yêu cầu:
- Tìm lời dẫn?
- Cho biết đó là dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ?
- Cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ - GV hỗ trợ.
B3:Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
III/ Luyện tập:
Bài tập1:
a/- Lời dẫn: “A...à?”-Dẫn trực tiếp (ý nghĩ con chó).
b/- Lời dẫn: “Cái vườn...còn rẻ cả...” - Dẫn trực tiếp (ý nghĩ của lão Hạc).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài tập 2: Yêu cầu:
- Viết đoạn văn nghị luận ngắn gọn.
- Chọn một trong ba ý kiến-SGK để dẫn vào trong đoạn văn của mình theo 2 cách dẫn đã học.
- GV: lưu ý HSphần xuất xứ trong ngoặc đơn.
Bài tập2:
- Cho cả lớp làm trên giấy.
- HS trình bày, lớp theodõi, nhậnxét. (3em)
- GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
*Ví dụ1: (dẫn trực tiếp)
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch HCM khẳng định (nhấn mạnh, nêu rõ...) rằng: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
*Ví dụ2: : (dẫn gián tiếp)
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch HCM khẳng định (nhấn mạnh, nêu rõ...) rằng các vị anh hùng dân tộc là những đại diện tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ta. Vì vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao của họ.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI - MỞ RỘNG (5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài tập3: Yêu cầu: thuật lại lời nói của nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp
- Chuẩn bị bài “Ôn tập tiếng Việt”
Bài tập3: Cho HS về nhà làm.
- HS về nhà chuẩn bị bài.
TUẦN 03 Ng.soạn: 13/09/18
Tiết: 12 (TV) Ng.dạy: 19/09/18
Chủ đề 2: Hoạt động giao tiếp tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(Tiết 6)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức:
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
b. Kỹ năng:
- Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
c. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày
2. Mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất:
21. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Hiểu các khái niệm, viết được các đoạn văn theo yêu cầu.
22. Phẩm chất: Yêu quý, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV:
- Soạn giáo án, bài giảng, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy.
- Phương pháp: thảo luận, phát vấn, thuyết giảng, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy.
2/ HS:
- Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
B1: Giao nhiệm vụ:
- Cho HSnghe bài hát «Thương ca Tiếng Việt » Nhạc: Đức Trí - Lời: Hà Quang Minh - Ca sĩ: Mỹ Tâm
+ Hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát và tầm quan trọng của việc sử dụng quy tắc Tiếng Việt trong giao tiếp.
- GV dẫn vào bài học .
- HS thưởng thức những giai điệu du dương của lời bài hát.
- HSnêu cảm nhận và suy nghĩ của mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động1: Hệ thống lại kiến thức
Bước1: Củng cố lại các phương châm hội thoại
+ Ta đã học qua mấy phương châm hội thoại? Đó là những phương châm nào? Nêu rõ nội dung của mỗi phương châm?
Bước2: Củng cố lại kiến thức về từ ngữ xưng hô
+ Tiếng Việt có những từ ngữ nào thường được dùng để xưng hô? Cho ví dụ?
+ Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong t/Việt ta cần lưu ý điều gì?
Bước3: Củng cố lại kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
+ Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp?
+ Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
I/ Ôn lý thuyết:
1/ Các phương châm hội thoại:
a. Phương châm về lượng:
b. Phương châm về chất:
c. Phương châm quan hệ:
d. Phương châm cách thức:
e. Phương châm lịch sự:
2/ Xưng hô trong hội thoại:
a.Những từ ngữ được dùng để xưng hô trong tiếng Việt:
- Đại từ nhân xưng.
- Danh từ chỉ quan hệ họ hàng.
- Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ.
- Danh từ chỉ quan hệ xã hội.
- Danh từ riêng.
b.Cách sử dụng từ ngữ xưng hô:
- Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, ta cần lưu ý đến đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
3.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
a.Cách dẫn trực tiếp:
b.Cách dẫn gián tiếp:
c.Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 2: Luyện tập
BT 1.2: Kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ?
BT 2.2: Em hiểu thế nào là "xưng khiêm, hô tôn"? Cho ví dụ minh hoạ?
BT 2.3: Thảo luận: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô?
II/ Bài tập:
BT 1.2: Kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số ph/châm hội thoại không được tuân thủ:
-VD1: Chuyện "Sóng là gì?"(HTTV9-Tr 68)HSkhông tuân thủ p/c q/ hệ(nói lạc đề)
-VD2: Chuyện "Tin học" (HTTV9- Tr 67)Người con không tuân thủ p/c về chất (nói điều mà mình không tin là đúng).
-VD3: Chuyện "Nói có đầu có đuôi"(HTTV9-Tr 68)Anh đày tớ không tuân thủ p/c cách thức(nói dài dòng, vòng vèo).
BT 2.2: Giải thích "Xưng khiêm, hô tôn":
- Xưng khiêm: tự xưng mình một cách khiêm nhường.
- Hô tôn: gọi người đối thoại một cách tôn kính
Khi giao tiếp, cần khiêm tốn và tôn trọng người khác.
VD1: Trong giao tiếp, có khi người nói bằng tuổi người nghe, thậm chí lớn tuổi hơn người nghe nhưng vẫn cứ xưng mình là em và gọi người đối thoại là anh, bác.
VD2: Hiện nay người ta thường dùng những cách xưng hô như: quý ông, quý bà, ngài...
BT 2.3: Thảo luận:
- Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô bởi vì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, sâu sắc, tinh tế và giàu sắc thái ý nghĩa.
- Mặt khác, sử dụng từ ngữ xưng hô chính xác, hợp lí thì mới đạt hiệu quả giao tiếp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
BT3.2: Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp?
BT3.2: Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp:
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thua, thắng thế nào.
Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh, giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
*Nhận xét: có sự đổi ngôi nhân xưng,và từ ngữ chỉ thời gian.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI - MỞ RỘNG (3’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Về nhà, tìm một số câu chuyện, tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. Phân tích lí giải vì sao? (Nguyên nhân)
- HS về nhà tìm theo yêu cầu.
- Chuẩn bị “Sử dụng BPNT trong VBTM
--------------HẾT------------
Họ tên:..................................
Lớp: 9/.......
KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN Phân môn: TIẾNG VIỆT HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2018 - 2019
ĐIỂM
Duyệt đề
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 đ) Mỗi thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
TT
THÀNH NGỮ
PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1
dây cà ra dây muống
2
ăn ốc nói mò
3
đánh trống lảng
4
hứa hươu hứa vượn
5
ông nói gà bà nói vịt
6
mồm loa mép giải
7
nửa úp nửa mở
8
lúng búng như ngậm hột thị
9
nói như đấm vào tai
10
nói có sách mách có chứng
11
nói bóng nói gió
12
trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
II/ TỰ LUẬN: (7.0 đ)
Câu 1: (1.0 đ) Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
Câu 2: (2.0 đ) Phát ngôn sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Mẹ tôi là giáo viên dạy văn.
Câu 3: (2.0 đ) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
Câu 4: (2.0 đ) Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp:
- Nam nói: "Ngày mai, tớ được về thăm quê ngoại".
- Mẹ Hoa nói: "Chủ nhật này, tôi sẽ đưa Hoa đi khám bệnh".
-------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 9
I/ TRẮC NGHIỆM: (0,25 đ X 12 = 3.0 đ)
TT
THÀNH NGỮ
PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1
dây cà ra dây muống
Phương châm cách thức.
2
ăn ốc nói mò
Phương châm về chất.
3
đánh trống lảng
Phương châm quan hệ.
4
hứa hươu hứa vượn
Phương châm về chất.
5
ông nói gà bà nói vịt
Phương châm quan hệ.
6
mồm loa mép giải
Phương châm lịch sự.
7
nửa úp nửa mở
Phương châm cách thức
8
lúng búng như ngậm hột thị
Phương châm cách thức
9
nói như đấm vào tai
Phương châm lịch sự.
10
nói có sách mách có chứng
Phương châm về chất.
11
nói bóng nói gió
Phương châm cách thức.
12
trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Phương châm quan hệ.
II/ TỰ LUẬN: (7.0 đ)
Câu
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
1.0
- Cần lưu ý đến đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp. Vì từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
1.0
Câu 2
Phát ngôn sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Mẹ tôi là giáo viên dạy văn.
2.0
- Phát ngôn trên vi phạm phương châm về lượng.
- Vì nói nhiều hơn những gì cần nói (Thừa từ: “dạy”. Vì từ “giáo viên” đã bao hàm những người đi dạy.)
1.0
1.0
Câu 3
Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
2.0
Cách dẫn trực tiếp
Cách dẫn gián tiếp
- Nhắc lại nguyên văn lời nói (hay ý nghĩ) của một người (hoặc nhân vật).
- Thuật lại lời nói (hay ý nghĩ) của một người (hoặc nhân vật) bằng lời văn của mình, có điều chỉnh cho phù hợp.
- Lời dẫn được đặt trong ngoặc kép.
- Lời dẫn không đặt trong ngoặc kép.
- Lời dẫn được ngăn cách với phần văn bản trước nó bằng dấu hai chấm hoặc ngăn cách với phần văn bản sau nó bằng dấu gạch ngang.
- Lời dẫn thường được ngăn cách với phần văn bản trước nó bằng từ “rằng” hoặc từ “là”..
1.0 - 1.0
Câu 4
Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp:
2.0
- Nam nói: "Ngày mai, tớ được về thăm quê ngoại".=> Nam nói rằng ngày mai cậu ấy (bạn ấy) được về thăm quê ngoại.
1.0
- Mẹ Hoa nói: "Chủ nhật này, tôi sẽ đưa Hoa đi khám bệnh".=> Mẹ Hoa nói là chủ nhật này cô ấy (bà ấy) sẽ đưa Hoa đi khám bệnh.
1.0
TUẦN 03 Ng.soạn: 17/09/18
Tiết: 13 (TLV) Ng.dạy: 19/09/18
Chủ đề 3: Văn bản thuyết minh
Tiết 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức:
Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
b. Kỹ năng:
Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài văn thuyết minh.
c. Thái độ:
Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong làm văn Thuyết minh.
2. Mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất:
21. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản: Viết được văn bản thuyết minh có sử dụng BPNT theo yêu cầu.
22. Phẩm chất: Yêu quý, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV:
- Soạn giáo án, bài giảng, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy.
- Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, thuyết giảng, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy.
2/ HS:
- Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV: Giao nhiệm vụ học tập:
Trình chiếu một số món ăn đặc sản: mì Quảng, phở sắn, một số di tích lịch sử, di sản VHTG của Quảng Nam cho HSxem và hỏi:
+ Hãy đọc tên cụ thể từng ảnh được giới thiệu?
+ Theo em, muốn cho du khách biết được một cách cụ thể về các món ăn hay các di tích, danh thắng ấy thì các em phải dùng đến kiểu văn bản nào đã học?
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HSxem tranh ảnh qua màn hình.
- HSlắng nghe, tái hiện.
- HS trả lời các nhân, lớp bổ sung.
*Giới thiệu bài:
- Ở lớp 8 các em đã làm quen với văn bản TM ở mức độ đơn giản, ch/trình TLV lớp 9 các em tiếp tục trở lại với văn TM nhưng yêu cầu cao hơn. Đó là việc k/hợp sử dụng các b/pháp nghệ thuật, các yếu tố miêu tả trong văn bản TM để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Hai tiết học này ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng một số biện pháp ng/thuật trong bài văn TM
* Kiểm tra kiến thức về VBTM:
1/ Thế nào là văn bản TM? (VBTM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.)
2/ Văn bản TM được viết ra nhằm mục đích gì? (Cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về chúng, biết cách sử dụng chúng)
3/ Đặc điểm của văn bản TM? (Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng- Cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lí)
4/ Phương pháp TM? (Nêu định nghĩa-giải thích, Liệt kê, Nêu ví dụ, Dùng số liệu, So sánh, Phân loại-phân tích)
5/ Tích luỹ tri thức để làm bài văn TM? (Trực tiếp: tiếp xúc đối tượng, quan sát, ghi chép- Gián tiếp: tra cứu ở sách vở, báo chí, từ điển,...)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM
- Gọi HS đọc văn bản: Hạ Long đá và nước- SGK (2-3 em)
+ Theo em, bài văn này th/minh đối tượng nào? Đối tượng ấy có đặc điểm gì? Đặc điểm ấy có khó thuyết minh không? Tại sao?
-HS thảo luận, nêu nhận xét.
- GV: Đây là vấn đề khó thuyết minh vì nó trừu tượng. Ngoài việc thuyết minh, còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
+ Tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào đã học?
+ Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản?
- HSphát hiện, trả lời-HSkhác bổ sung
+Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn?
+ Từ đó có thể thấy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là gì?
HS trao đổi - trả lời.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK
I/ Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM:
*Văn bản: “Hạ Long-Đá và Nước”-SGK
1/ Vấn đề TM: Sự kì lạ của Hạ Long do đá và nước tạo nên (Giới thiệu vẻ đẹp hấp dẫn, kì diệu của vịnh Hạ Long)
2/ Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:
- p2 giải thích: “Chính nước làm cho đá sống dậy...có tâm hồn”.
- p2 liệt kê: các cách di chuyển thuyền trên vịnh.
- p2 phân tích: sự sáng tạo của tạo hoá (nước tạo nên sự di chuyển và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA tron bo.doc