Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 5

TIẾT 03 TUẦN 01 Năm học 2014 – 2015. Lớp : 9A2,3

I-MỤC TIÊU:

 1-Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.

 2-Kĩ năng:

 -Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng & phương châm về chất trong một tình huống cụ thể.

 -Vận dụng phương châm về lượng & phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

 *Kĩ năng sống:

 -Kĩ năng ra quyết định

 -Kĩ năng giao tiếp

 -Kĩ năng phân tích tình huống .

 -Kĩ năng thực hành có hướng dẫn.

 3-Thái độ: Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.

II-CHUẨN BỊ:

GV:

-SGK, nghiên cứu soạn bài giảng, chuẩn bị bảng phụ.

-Phương pháp: qui nạp, dạy học theo nhóm, vấn đáp.

 -Kỹ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, phân tích tình huống, trình bày 1phút.

HS: tập bài soạn, SGK

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Em hãy giới thiệu một số hình ảnh lối sống giản dị của Bác Hồ ? GV : giới thiệu - Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà Ta bên Người – Người tỏa sáng bên ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” -Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. Hành trang Bác chẳng có gì Một đôi dép mỏng xa lì chông gai. (Thu Bồn) - Còn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn thường đi khắp thế gian. Tố Hữu viết: “Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. H:Em có nhận xét gì về trang phục của Bác? H:Việc ăn uống hàng ngày của Bác diễn ra như thế nào? (cá kho, rau luộc , dưa ghém, cà muối, cháo hoa) H:Những món ăn trong bửa ăn của Bác như thế nào? GV bình: Một vị chủ tịch nước nhưng chỉ ăn, chỉ hưởng thụ như thế. Đó là những sản vật, thân quen, giản dị, gần gũi vừa tinh túy của đất Việt tự ngàn xưa chắt lọc lại: “Anh đi anh nhớ quê nhà.Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Đây chính là nét đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc. Cách ăn uống đơn sơ đạm bạc ấy cũng là cách ăn uống khoa học, tạo cho con người thể chất khỏc khoắn lành mạnh. Chính Người cũng đã từng viết: “Chưa năm mươi đã kêu già Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương trai Sống quen thanh đạm nhẹ người Việc làm thành rộng, ngày dài ung dung”. H:Qua đó em có suy nghĩ gì về lối sống của Bác? GV liên hệ với các vị vua chúa thời phong kiến. *TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH H: Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em đã học được những gì từ Bác Hồ? (HS làm việc cá nhân) HS: - Tinh thần ham học hỏi, tích lũy tri thức sâu rộng. - Tinh thần tiếp thu có chọn lọc: - Phong cách sống khiêm tốn giản dị.. H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ? Thảo luận –trình bày – nhận xét GV:Vì đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó,cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời, mà đây là một cách sống có văn hóa->quan niệm thẫm mỹ,cái đẹp là sự giản dị tự nhiên Tĩm lại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hịa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn. H:Tác giả so sánh Bác với vị hiền triết nào? (Nguyễn Trãi).Nêu điểm giống nhau &khác nhau trong lối sống của 2 người? Thảo luận – trình bày- nhận xét. GV: * Giống: Giản dị thanh cao (Thuật hứng 24-Nguyễn Trãi ; Bài ca Côn Sơn-Nguyễn Trãi;Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng) * Khác : Bác Hồ gắn bó chia sẻ khó khăn gian khổ cùng nhân dân (Đêm nay Bác không ngủ –Minh Huệ;Bác cùng chúng cháu hành quân ,Bác đến trận địa tát nước,trò chuyện cùng nhân dân) H:Em có suy nghĩ gì về những nét đẹp trong phong cách của Bác? H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong bài H: Các phương thức biểu đạt được sử dụng như thế nào? (-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.Kết hợp giữa kể & bình luận-chọn lọc những chi tiết tiêu biểu ,đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ; -Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. lập luận,nghệ thuật đối lập ;vĩ nhân mà giản dị ,gần gũi ,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc,mà hết sức VN). H: Nêu ý nghĩa của văn bản này? HĐ3 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học: (5’) H: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật? HS đọc ghi nhớ SGK/8 I-Tìm hiểu chung: - Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. -Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà. II-Đọc - hiểu văn bản: 1-Nội dung: a-HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: - Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, đến đâu cũng tìm hiểu, học hỏi văn hóa, nghệ thuật của các nước qua công việc lao động. - Động lực: Ham hiểu biết, học hỏi và xuất phát từ lịng yêu thương dân tộc. - Nĩi và viết thạo nhiều thứ tiếng. =>Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh. b-Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh: - Nơi ở, nơi làm việc: đơn sơ, mộc mạc. - Trang phục :giản dị. Ăn uống đạm bạc. => Vừa giản dị, vừa thanh cao, vĩ đại → Là sự kế thừa và phát huy những nét đẹp dân tộc =>Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẫm mỹ cao đẹp. 2-Nghệ thuật: -Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. -Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. lập luận. -Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 3-Ý nghĩa văn bản: Trong thời kì hội nhập ngày nay chúng ta cần tiếp thu văn hĩa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hĩa dân tộc. III-Tổng kết : Ghi nhớ SGK/8 HĐ3- Củng cố: (10’) * Tích hợp giáo dục quốc phịng an ninh: H: Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì? (- Thuận lợi:Giao lưu tiếp xúc nhiều luồng văn hoá hiện đại.- Nguy cơ: Nhiều luồng văn hoá tiêu cực -> phải biết chọn lọc). H: Em hãy nêu 1 vài biểu hiện mà em biết là sống có văn hoá và phi văn hoá? HS phát biểu tự do. H: Hãy nêu 1 vài biểu hiện mà em biết là sống có văn hoá và phi văn hoá? (Vấn đề ăn mặc, cơ sở vật chất, cách nói năng, ứng sử) HĐ4: Hướng dẫn tự học: (5’) 1-Bài vừa học: -Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. - Sưu tầm những bài thơ, bài hát ca ngợi về Bác. (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ; Thăm cõi Bác xưa-Tố Hữu; Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm văn Đồng; Thuế máu-Ng.Aùi Quốc) - Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích. 2- Chuẩn bị bài mới : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI + Đọc và tìm hiểu nội dung ở phần I&II. + Tìm hiểu khái niệm phương châm về lượng và phương châm về chất. + Tìm hiểu các bài tập ở phần luyện tập. + Tìm một số ví dụ về phương châm về chất và phương châm về lượng. TIẾT 03 TUẦN 01 Năm học 2014 – 2015. Lớp : 9A2,3 I-MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2-Kĩ năng: -Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng & phương châm về chất trong một tình huống cụ thể. -Vận dụng phương châm về lượng & phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. *Kĩ năng sống: -Kĩ năng ra quyết định -Kĩ năng giao tiếp -Kĩ năng phân tích tình huống . -Kĩ năng thực hành có hướng dẫn. 3-Thái độ: Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. II-CHUẨN BỊ: GV: -SGK, nghiên cứu soạn bài giảng, chuẩn bị bảng phụ. -Phương pháp: qui nạp, dạy học theo nhóm, vấn đáp. -Kỹ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, phân tích tình huống, trình bày 1phút. HS: tập bài soạn, SGK III-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1-KTBC: (5’)Kiểm tra tập bài soạn HS-nhận xét. 2-BÀI MỚI : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1:Giới thiệu bài( 1’):Khi giao tiếp cần phải làm thế nào để người đọc người nghe hiểu được ý của người nói .Vậy hôm nay chúng ta cùng làm quen với các phương châm hội thoại trong giao tiếp. HĐ2:Hình thành các đơn vị kiến thức của bài học: (14’) -Tìm hiểu khái niệm của phương châm về lượng. GV: Phương châm hội thoại là 1 nội dung quan trọng của ngôn ngữ học,bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu phần nội dung của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh. HS đọc đoạn đối thoại mục I SGK/8 Gv gợi ý :Bơi nghĩa là gì?(là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể ). H:Câu trả lời của “Ba” ở dưới nước có đáp ứng điều mà An muốn biết không?(Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết). ?Vậy điều mà An cần biết đó là gì? (Một địa điểm cụ thể:Bể bơi,sông ,ao ,hồ,biển) H:Vì vậy em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?thảo luận GV chốt: Nói mà không có nội dung dỉ nhiên là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó .Vì vậy khi nói ,câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp,không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi . HS đọc truyện cười SGK/ 9 H:Vì sao truyện này lại gây cười? H:Lẽ ra anh có “lợn cưới”& anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào?(lẽ ra chỉ cần hỏi : “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”& chỉ cần trả lời “Nãy giờ,tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả”. GV liên hệ: Truyện cười Trứng vịt muối Hai anh em nhà nọ vào một quán ăn cơm.Nhà quán dọn cơm với trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh: -Cùng là trứng vịt sao quả này lại mặn quá nhỉ? -Chú hỏi thế người ta cười cho đấy – Người anh bảo – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết! -Thế trứng vịt muối ở đâu ra? Người anh ra vẻ thông thạo bảo: -Chú này kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì đẻ ra trứng vịt muối chớ sao! H:Câu trả lời của người anh: “Con vịt muối thì đẻ ra trứng vịt muối chớ sao!” đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? (lượng).Nguyên nhân nào khiến anh ta vi phạm? GV liên hệ: Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai H:Lời ông thầy bói trong bài ca dao trên vi phạm phương châm hội thoại nào? (lượng) H:Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp? (Yêu cầu khi giao tiếp , cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa). GV chốt theo ghi nhớ ,HS đọc ghi nhớ SGK/9 -Tìm hiểu phương châm về chất HS đọc truyện quả bí khổng lồ H:Truyện cười này phê phán điều gì?( Truyện phê phán tính nói khoác,những điều không đúng sự thật). GV nêu thêm ví dụ: Truyện cười Tai tinh, mắt tinh Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói: -Mắt tớ tinh không ai bằng! Kìa !Một con kiến đang bò trên cành cây đỉnh núi trước mặt tớ trông rõ mồn một, cả sợi râu cho đến cái bước chân của nó. Anh kia hỏi; -Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí nghe vù vù và bước chân của nó nghe sột soạt. H:Các nhân vật trong truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? (về chất) H:Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? (Yêu cầu khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực). GV hỏi thêm: H:Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? (Không) .Vì sao? (Vì không có bằng chứng xác thực). GV chốt: Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.Ta không nên nói những gì trái với điều mà ta nghĩ,và cũng không nên nói những gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng ;không dùng những từ :Hình như,) HS đọc ghi nhớ SGK/10 1- Phương châm về lượng: 1-Ví dụ : (SGK/8) à Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. 2-Ví dụ :SGK/ 9 à Không nên nói nhiều hơn những gì nên nói. Ghi nhớ SGK/9 2 -Phương châm về chất: Ví dụ: Truyện quả bí khổng lồ à Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực Ghi nhớ SGK 2-Luyện tập: HĐ3-LUYỆN TẬP: (15’) Bài tập 1: Tìm các thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng? (HS làm việc cá nhân) Ví dụ: Nói quá vạ vào thân, khua môi múa mép, nói vả bọt mép (nói quá nhiều cố thuyết phục, van nài cho người ta tin theo, nghe theo) Bài tập 2:Lỗi liên quan đến phương châm về lượng trong một đoạn văn cụ thể (Thảo luận) a) CON VỊT HAI CHÂN (truyện cười dân gian) Một anh lính tính hay nịnh quan, luôn tìm cái gì khác thường để có cớ mà nịnh. Một hôm đứng hầu quan, anh ta trông thấy con vịt đang đứng ngủ co một chân lên, liền bẩm: -Bẩm quan lớn có con vịt Anh ta chưa nói hết câu thì con vịt tỉnh giấc, đứng lại bằng cả hai chân. Quan quay lại hỏi: -Con vịt thế nào? Anh ta cuống cuồng: Bẩm con vịt hai chân ạ!(không tuân thủ phương châm về lượng). b) NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI (truyện cười dân gian) Phú ông nọ có một người đầy tớ tính lấc cấc, thấy gì nói nấy, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Một hôm phú ông gọi anh ta đến bảo: -Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cho cả tao lẫn mày. Từ rày mày định nói cái gì thì phải nghĩ cho kỹ xem cái ấy bắt đầu như thế nào nghe không. Một hôm phú ông mặc quần áo mới để chuẩn bị đi ăn cỗ. Đang ngồi hút thuốc thì anh đầy tớ chấp tay trịnh trọng nói : -Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta, Ông đi mua the về may thành áo, Hôm nay ông mặc áo, ngồi hút thuốc, Tàn thuốc rơi xuống áo và áo ông đang cháy. Phú ông giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to. (anh đày tớ không tuân thủ phương châm về lượng vì nói thừa nội dung). Bài tập 3: Tìm thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất (HS làm việc độc lập) Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối , nói có sách mách có chứng, nói gần nói xa chẳng qua nói thật, ăn không nói có, dây cà ra dây muống, Bài tập 4: Lỗi liên quan đến phương châm về chất (HS thảo luận) CON RẮN VUÔNG (truyện cười dân gian) Có một anh chàng nói khoác đã quen. Một hôm đi rừng về anh ta bảo vợ: -Hôm nay tôi gặp con rắn to không thể tưởng tượng nổi. Bề ngang không dưới bốn mươi thước, còn bề dài có dễ đến một trăm thước. Vợ vốn đã quen với tính khoác lác của chồng nhưng cũng làm ra vẻ chú ý: -Làm gì có con rắn nào dài đến thế. Chồng làm như thật: -Nếu không được một trăm thước thì ít nhất cũng được tám mươi thước. Vợ bĩu môi: -Cũng chẳng đến. -Nhưng chắc chắn phải đươc sáu mươi thước. -Không thể dài đến mức ấy. Chồng quả quyết: -Lần này thì tôi nói thật nhé. Con rắn dài bốn mươi thước không kém một phân. Vợ bò lăn ra cười: -Bề ngang bốn mươi, bề dài bốn mươi, thế chẳng hóa ra con rắn vuông à? (Anh chàng vi phạm phương châm về chất vì nói điều không xác thực, nói điều mình không tin là đúng) BÀI TẬP SGK 1-Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi :(Thực hành theo nhóm) -Sai phương châm về lượng: a-Thừa từ “nuôi ở nhà”; b-Thừa từ “có hai cánh”. 2-Điền vào chỗ trống : (HS lên bảng thực hiện) a-Nói có sách mách có chứng; b-Nói dối ; c- Nói mò ; d- Nói nhăng nói cuội ; e-Nói trạng. -> Vi phạm phương châm về chất trừ câu a. 3-Phương châm hội thoại không tuân thủ: (HS làm việc độc lập) ->Vi phạm phương châm về lượng (thừa câu cuối –Rồi có nuôi được không?). 4-Giải thích các cụm từ khi nói: Đôi khi người nói phải dùng cách diễn đạt như : a-Như tôi được biết,tôi tin rằng,nếu tôi không lầm,tôi nghe nói,hình như -> Tuân thủ phương châm về chất. b-Như tôi đã trình bày,như tôi được biết -> Tuân thủ phương châm về lượng. 5-Giải thích các thành ngữ:( 3 HS mỗi HS giải thích 2 thành ngữ) -Ăn đơm nói đặt:Vu khống,đặt điều,bịa chuyện cho người khác. -Ăn ốc nói mò:Nói không có căn cứ. -Ăn không nói có:Vu khống,bịa đặt. -Cãi chày cãi cối:Cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả. -Khua môi múa mép:Nói năng ba hoa,khoác lác phô trương. -Nói dơi nói chuột:Nói lăng nhăng linh tinh,không xác thực. -Hứa hươu hứa vượn:Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa -> Không tuân thủ phương châm về chất. HĐ4- Củng cố: (5’) -Thế nào là phương châm hội thoại về lượng? Phương châm hội thoại về chất? -Tìm một tình huống có sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất? HĐ5- Hướng dẫn HS tự học: (5’) -Bài vừa học: Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng. -Chuẩn bị bài mới:Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. +Xem lại VBTM (khái niệm ,đặc điểm, -lớp 8) +Đọc trước văn bản SGK/ 13-trả lời các câu hỏi SGK +Nắm ghi nhớ .+Xem trước các bài tập 1,2 SGK +Tìm một số văn bản có sử dụng VBTM. ------------------------------------------------------------------------------ TIẾT 04 TUẦN 01 Năm học 2014 – 2015. Lớp : 9A2,,3 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I-MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -VBTM & các phương pháp thuyết minh thường dùng. -Vai trò của các BPNT trong bài văn thuyết minh. 2-Kĩ năng: -Nhận ra các BPNT được sử dụng trong các VBTM. -Vận dụng các BPNT khi viết văn thuyết minh. *Kỹ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định, tìm kiếm và xử lý thông tin. 3-Thái độ: Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật trong VBTM. II-CHUẨN BỊ: GV: +ĐDDH: Một số đoạn văn có sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh. +Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm, đóng vai. +Kỹ thuật: Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi. HS: Xem lại các kiến thức về VBTM đã học lớp 8 . III-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1-KTNC: (5’) Kiểm tra tập bài soạn HS –nhận xét 2-BÀI MỚI : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Giới thiệu bài (1’) VBTM các em đã học ở lớp 8 ,lên lớp 9 các em tiếp tục kiểu văn bản này nhưng với yêu cầu cao hơn là làm cho VBTM thêm sinh động ,hấp dẫn ,bớt khô khan ,thì chúng ta phải tìm cách đưa 1 số biện pháp nghệ thuật vào VBTM.Bài học hôm nay Sử dụng một số biệnpháp nghệ tuật trong VBTM sẽ làm rõ điều đó. HĐ2: Nội dung bài học: (14’) Hướng dẫn HS ôn tập văn bản thuyết minh: H:VBTM là gì?(Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm ,tính chất,nguyên nhân).Đặc điểm chủ yêu của VBTM là gì?(Cung cấp tri thức khách quan về sự vật giúp con người có được hiểu biết về sự vật 1 cách đúng đắn, đầy đủ). H:VBTM có tính chất gì?(Tính khoa học,chính xác,đầy đủ) . Cho biểt các phương pháp thuyết minh?(Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích,phân loại sự vật,nêu ví dụ,liệt kê, số liệu ,so sánh) HS đọc văn bản “Hạ Long –đá và nứơc” SGK H:Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ? H:Văn bản có cung cấp về tri thức của đối tượng không? -Tri thức:Vai trò của đá và nước -> Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long. H:VBTM đã vận dụng những phương pháp thuyết minh nào? (Phương pháp TM: Nêu định nghĩa,giải thích,phân loại,nêu ví dụ) H:Nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê:Hạ Long có nhiều nước,nhiều đảo,nhiều hang độnglạ lùng thì đã nêu được “Sự kì lạ của Hạ Long chưa?(Chưa đạt yêu cầu đó,nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê). H:Tác giả hiểu sự “Kỳ lạ này là gì?Hãy gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long (“Chính Nướccó tâm hồn”). H: Để làm rõ sự kỳ lạ của Hạ Long tác giả còn sử dụng BPNT nào? H:Tác giả sử dụng các biện pháp tưởng tượng ,liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long? ( tưởng tượng những cuộc dạo chơi bằng các loại thuyền ,Ca nô cao tốc à khơi gợi những cảm giác có thể có) H:Đồng thời để cho sinh động hấp dẫn tác giả còn vận dụng BPNT nào?( Nhân hóa: gọi đá bằng tên, bằng từ ngữ mô tả đặc điểm, tính nết của người, thập loại chúng sinh, thế giới người bằng đá, chen chúc, già đi, trẻ lại, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch, buồn vuiàTác dụng: Thế giới có tri giác, có tâm hồn, làm cho bài viết giàu chất thơ, sống động gợi nhiều hứng thú cho người đọc. Biện pháp yếu tố miêu tả con thuyền “Con thuyền sóng”. Sử dụng tính từ,động từ,ẩn dụ,nhân hoá,;bay trên các ngọn sóng ,lượn vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc ,ánh sáng hắt lên toả ra). ? Ngồi các biện pháp được tác giả sử dụng trong bài, cịn những biện pháp nào cĩ thể vận dụng (HS thử nêu một số biện pháp nghệ thuật khác). - GV nhận xét và giới thiệu một số biện pháp như tự thuật, kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hĩa... ? Vận dụng vào như vậy nhằm mục đích gì. ? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết: để vận cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn, người ta thường vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào. ? Các biện pháp nghệ thuật ấy được sử dụng như thế nào?. - GV giới thiệu thêm một số biện pháp như, tự thuật theo lối ẩn dụ, nhân hĩa... HĐ3 : Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ:(5’) H:Khi sử dụng các BPNT trong VBTM cần lưu ý những gì? I- Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong VBTM: a-Ôn tập VBTM: (Xem kiến thức lớp 8) b-VBTM có sử dụng 1 số BPNT: Văn bản “Hạ Long –đá và nứơc” SGK -TM: Sự kì lạ của Hạ Long -Tri thức: Vai trò của đá và nước -> Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long. -Phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa,giải thích,phân loại,nêu ví dụ) -Biện pháp : Liên tưởng, tưởng tượng. - Dùng cách miêu tả, so sánh, tưởng tượng vẻ đẹp của đá dưới ánh sáng, biến chúng từ vật vơ tri thành vật sống động cĩ hồn. Ghi nhớ SGK/13 * Lưu ý: Khi sử dụng các BPNT tạo lập VBTM cần phải: -Đảm bảo tính chất của văn bản. -Thực hiện được mục đích thuyết minh. -Thể hiện các phương pháp thuyết minh. II-Luyện tập: HĐ4-CỦNG CỐ-LUYỆN TẬP: (15’) Bài tập 1:Chỉ ra tác dụng của các phương pháp thuyết minh được vận dụng trong đoạn văn sau: Ta đến viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất nicotin của khói thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần các ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê gớm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá. (Nguyễn Khắc Viện, Ngữ văn 8) (Đáp án: Tác hại của khói thuốc lá vốn vô hình nhưng bằng hình ảnh sinh động về các bệnh do khói thuốc gây ra, tác giả làm cho người đọc phải sợ hãi về nó, do đó đạt được mục đích thuyết minh). Bài tập 2: Chỉ ra tác dụng của các BPNT được sử dụng trong VBTM sau : (HS làm việc độc lập) KHOÉT SÁO DIỀU Sáo chim là thứ sáo một đầu , thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tức là thứ sáo tiếng to hơn sáo chim, cũng the thé như vậy & cũng kéo dài như vậy. Sáo đẩu kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều đều như lời ca của một cung nữ. Còn tiếng sáo cồng thì kêu to hơn sáo đẩu, với những tiếng ru ru hát gió như những hồi cồng vang của một đại tướng thu quân. (Theo Toan Aùnh) (Đáp án: BPNT được sử dung trong đoạn trích trên là: so sánh gợi lên sự khác nhau giữa các loại sáo không chỉ bằng cấu tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Phong cach Ho Chi Minh_12515356.doc