Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 83

Tiết 35 TRAU DỒI VỐN TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.

- Nắm được định hướng chính để trau dồi vốn từ.

2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh

3. Thái độ: Rút ra các biện pháp để trau dồi vốn từ

B. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Bảng phụ.

2. Trò: Tìm hiểu ví dụ

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài

 

doc205 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 83, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn từ D. ĐÁNH GIÁ- ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày ..tháng . năm 2018 Tiết 35 TRAU DỒI VỐN TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. - Nắm được định hướng chính để trau dồi vốn từ. 2. Kĩ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh 3. Thái độ: Rút ra các biện pháp để trau dồi vốn từ B. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Bảng phụ. 2. Trò: Tìm hiểu ví dụ C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài 3. Bài mới Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức cần đạt * Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ 1 ? Em hiểu ý kiến đó như thế nào ? (nội dung, lời nói gồm mấy ý ? khuyên ta điều gì ?) Ví dụ: - Tiếng Việt là nghĩa giàu đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt - Tiếng Việt rất giàu và đẹp, luôn luôn phát triển - Phải không ngừng trau dồi vốn từ ? Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt mỗi chúng ta phải làm gì? Tại sao? * GV treo bảng phụ ghi VD I2: ? Xác định lỗi diễn đạt? giải thích vì sao có những lỗi này ? a) Dùng thừa từ "đẹp "vì: "thắng cảnh" có nghĩa là "cảnh đẹp " b) Dùng sai từ "dự đoán" vì dự đoán có nghĩa là: Đoán trước tình hình có thể xảy ra trong tương lai -> Chỉ nên dùng là: Phỏng đoán, ước tính c) Dùng sai từ "đẩy mạnh": thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. Nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không thể nhanh hay chậm được. GV: -> Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. - Rõ ràng là không phải do "tiếng ta nghèo" mà do người viết đã "không biết dùng tiếng ta". Như vậy muốn biết dùng tiếng ta thì phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng. ? Từ đó em rút ra những định hướng như thế nào để trau dồi vố từ? * HS đọc đoạn văn của Tô Hoài (SGK) ? Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đên việc trau dồi vốn từ ? - Nhà văn Tô Hoài nói đến việc phải "học lời ăn tiếng nói của nhân dân" để trau dồi vốn từ của mình . ? Qua câu chuyện của Tô Hoài , em rút ra bài học gì ? HS đọc to ghi nhớ. I. RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ - Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt phải không ngừng trau dồi vốn từ, rèn luyện để biết vận dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt trong cách nói và viết. - Định hướng chính để trau dồi vốn từ: + Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể + Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ - Học hỏi và tích luỹ thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân *Ghi nhớ: SGK III . LUYỆN TẬP Bài tập 1: HS làm bài tập theo nhóm - Hậu quả: kết quả xấu - Đoạt: chiếm được phần chiến thắng - Trinh tú: Sao trên trời Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ a, Im lặng -> vắng lặng, yên tĩnh b, Cảm xúc -> Cảm động, cảm phục c, Thành lập -> thiết lập d, Dự đoán -> phỏng đoán, dự tính Bài 4: Bình luận ý kiến: Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của nhân dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ . 4. Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập: 2 ,5 ,6 ,7 ,8 - Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự D. ĐÁNH GIÁ- ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày ..tháng . năm 2018 Tiết 36 + 37 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 9 từ bài 4 đến bài 6 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể là đánh giá mức độ đạt được sau các bài học về : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự và sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tư sự . B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài phần trắc nghiệm khách quan và tự luận trong 90 phút. C.THIẾT LẬP THỨC MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Chủ đề 1: Tóm tắt văn bản tự sự Sắp xếp trình tự tóm tắt văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:1đ = 10% Số câu:1 Số điểm:1đ = 10% Chủ đề 2: Miêu tả trong văn bản tự sự Chỉ ra được các chi tiết miêu tả trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” Mục đích của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:1đ = 10% Số câu:1/2 Số điểm:1đ = 10% Số câu:1 Số điểm:2đ = 20% Chủ đề 3: Viết văn bản tự sự có kết hợp đan xen yếu tố miêu tả Kể lại một giấc mơ trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày(đan xen miêu tả) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:7 = 70% Số câu: 1 Số điểm: 7 = 70% Tổng sốcâu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Sốđiểm:1đ = 10% Số câu:1.5 Sốđiểm:2đ = 20% Số câu: 1 Số điểm:7 = 70% Số câu : 3 Số điểm10 =100% D.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1 (2đ) : Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã sử dụng yếu tố miêu tả nhằm mục đích gì? Câu 2 (1đ): Một bạn học sinh đã tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương theo trình tự sau: A. Giặc tan Trương Sinh trở về, trót nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. B. Vũ Nương không thể giãi bày với chồng nên nhảy sông Hoàng Giang tự tử. C. Ngày xưa, ở huyện Nam Xương có chàng Trương Sinh lấy vợ tên Vũ Nương, cưới vợ xong đã phải đi lính. D. Phan Lang người cùng làng, gặp Vũ Nương ở động rùa Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng kèm lời nhắn giải oan cho nàng. E. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ, bèn lập đàn giải oan. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, lúc ẩn lúc hiện. F. Một đêm, Trương Sinh ngồi với con, đứa con chỉ vào bóng chàng mà nói rằng đó là bố Đản. Lúc đó Sinh mới hiểu là vợ đã thác oan. ? Nhận xét cách tóm tắt của bạn. Em hãy sắp xếp lại theo một trình tự hợp lí? Câu 3 (7đ): Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. E. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 2 (2 điểm) Nêu được: * Các chi tiết miêu tả (1điểm) - Câu thơ tả cảnh: (0.25đ) Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Tả cảnh và người: (0.5đ) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. ... Tả cảnh sinh hoạt: (0.25) Gần xa nô nức yến oanh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. * Tác dụng của yếu tố miêu tả (1điểm) - Làm nổi bật bức tranh mùa xuân trong trẻo, tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết và tràn đầy sức sống (đoạn 1) - (0.25đ) - Làm nổi bật nét thanh tao, trong trẻo, êm dịu của mùa xuân và cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, lưu luyến trong làng người (đoạn 2) - (0.5đ) - Làm nổi bật không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt, tưng bừng (đoạn 3) - (0.25đ) Câu 2 (1 điểm) Chưa hợp lí. Sắp xếp lại như sau: 1C, 2A, 3B, 4F, 5D, 6E Câu 3 (7 điểm) a. Hình thức (1 điểm) - Bố cục ba phần, hành văn mạch lạc, sáng sủa, viết đúng chính tả. - Thể hiện khung cảnh giấc mơ. b. Nội dung (6 điểm) - Câu chuyện một giấc mơ trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. - Có định hướng thời gian cụ thể - Đối tượng, ý cơ bản: + Kể rõ đó là ai ? Quan hệ với em như thế nào ? + Em gặp gỡ người thân trong hoàn cảnh nào ? + Tình cảm giữa em và người thân, ấn tượng để lại trong em. + Dự định của em sau cuộc gặp gỡ, hứa hẹn lúc chia tay. - Miêu tả đan xen làm nổi bật nhân vật, cảnh trong mơ. * Tuỳ bài viết của HS mà cho điểm phù hợp. Khuyến khích cho điểm bài viết hay và sáng tạo. G. TỔ CHỨC GIỜ KIỂM TRA 1. Ổn định lớp 2. Nêu yêu cầu giờ kiểm tra 3. Phát đề 4. Theo dõi học sinh làm bài 5. Thu bài 6. Nhận xét giờ kiểm tra 7. Hướng dẫn học ở nhà - Tập viết lại câu 3 - Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga H. ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH ........ Ngày . tháng . năm 2018 i thiệu bài :_____________________________________________________________________________________________________ Tiết 38 + 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích Truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức  - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên’’. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên’’. - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Kĩ năng  - Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích. 3. Thái độ : Biết tự tu dưỡng bản thân, sống vì nghĩa. B. CHUẨN BỊ. 1. Thầy: Đọc Truyện Lục Vân Tiên và một số lời bình về tác phẩm 2. Trò: Soạn bài C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rõ tâm trạng của Thuý Kiều ? 3. Bài mới: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế” Học sinh xem chân dung Nguyễn Đình Chiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Học sinh đọc chú thích ? Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ? Hãy nêu một vài nét về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu ? ? Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích ? * Tóm tắt tác phẩm: 4 phần - Lục vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga - Lục Vân Tiên gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ - Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau => Tác phẩm một thiên tự truyện ? Sự khác biệt ở cuối truyện có ý nghĩa gì ? - Phần cuối: nói lên ước mơ và khát vọng cháy bỏng của nguyễn Đình Chiểu ? Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ? * GV hướng dẫn đọc đoạn trích Học sinh đọc và nêu đại ý đoạn trích * Đại ý: Đoạn trích kể về cảnh Vân Tiên đi thi gặp bọn cướp, chàng đánh tan và cứu được Nguyệt Nga, Nguyệt Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối * GV giới thiệu đôi nét về nhân vật : chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, vừa rời trường học mới bước vào đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh. Hành động tiêu diệt kẻ ác: - Bọn Phong Lai - lũ giặc cướp chuyên nghiệp, đông quân, nhiều lính, bất nhân phi nghĩa. - Hoàn cảnh Vân Tiên: 16 tuổi, vốn chỉ là học trò quen với bút nghiên sách vở, đang chuẩn bị đi thi. ? Nêu và phân tích những phẩm chất của Lục Vân Tiên (qua cử chỉ, hành động, xử xự...)? GV: Nổi giận lôi đình, tả hữu xông -> là anh dũng (không nghĩ đến bản thân, quyết chiến đấu tiêu diệt cái ác), người có tài năng (tiêu diệt được bọn cướp chuyên nghiệp, hùng mạnh) người có nghĩa khí (vì bênh vực kẻ yếu - một việc nghĩa - mà sẵn sàng xả thân). Đó là một Triệu Tử Long thứ hai Tiết 39 ? Lục Vân Tiên xử sự với Nguyệt Nga như thế nào ? Qua đó em hiểu gì thêm về nhân vật ? ? Đánh giá chung về nhân vật ? ? Qua nhân vật Lục Vân Tiên em hiểu gì về tâm nguyện của tác giả ? ? Qua lời thơ, lời trao đổi của Nguyệt Nga với Vân Tiên em thấy nàng là người như thế nào ? GV: Đây là cách xây dựng nhân vật tuyệt đối, hoàn mĩ. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích ? ? Đặc điểm này gần giống với loại truyện nào mà em đã học ? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích ? ? Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả- Tác phẩm *Tác giả (1822 - 1888), quê ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định. Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX - Là người có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua được) - Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm *Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên (2082 câu) - Là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. - Là truyện thơ Nôm ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XIX thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. - Kết cấu chương hồi: Với mục đích truyền bá đạo lí làm người. - Đặc điểm thể loại: truyện kể hơn là để đọc -> chú trọng hành động nhân vật. * Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm (từ câu 123 – 180). Diễn biến sự việc trong đoạn trích nằm trong phần kết cấu của các truyện truyền thống : người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng cái ác 2. Đọc đoạn trích GV và học sinh đọc 3. Bố cục : 2 phần - Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga - Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Nhân vật Lục Vân Tiên - Thấy cướp - bẻ cây xông vô, cảnh cáo và ra tay -> vì nghĩa không sợ hiểm nguy, vì dân diệt lũ hung đồ. - Tả đột hữu xung giữa vòng vây lũ cướp (như Triệu Tử Long) -> gợi đến những người anh hùng vì dân diệt bạo - Xử sự: + Thấy chị em Nguyệt Nga than khóc -> tìm cách an ủi, thăm hỏi ân cần , động viên + Từ chối việc trả ơn, quan niệm “ Nhớ câu... phi anh hùng”-> khiêm nhường, trọng nghĩa, khinh tài -> Lục Vân Tiên là con người khiêm nhường, chính trực, hào hiệp, nhân hậu trọng nghĩa, khinh tài(tiền) có lẽ sống của người anh hùng => Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình vào trang anh hùng vì dân làm việc nghĩa 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Là cô gái nết na, hiền thục, có nếp sống gia giáo - Là cô gái hiếu thảo - Rất trọng nghĩa, nhận ơn quyết trả ơn => Nguyệt Nga là một cô gái có giáo dục, có hiếu, nế na, đáng quí; là người yêu, người vợ lí tưởng xứng đáng với trang nam tử III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật * Nghệ thuật miêu tả nhân vật: - Không chú trọng đến ngoại hình, nội tâm . - Chủ yếu mô tả qua hành động, cử chỉ, lời nói -> Đây là cách khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện cổ dân gian * Ngôn ngữ người kể chuyện - Mộc mạc, bình dị, mang tính chất khẩu ngữ, màu sắc Nam Bộ -> có khả năng phổ biến rộng rãi trong nhân dân lao động Nam Bộ. - Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết. - Lời đối thoại của Vân Tiên với cướp thì đầy phẫn nộ, còn bọn cướp thì hống hách, kiêu căng. - Lời đối thoại của Vân Tiên với Nguyệt Nga, thì mềm mỏng, xúc động chân thành. 2. Nội dung - Khát vọng hành động giúp đời - Nêu cao phẩm chất tốt đẹp, hào hiệp, vì nghĩa 4. Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc đoạn trích - Bình luận câu thơ "Làm ơn trả ơn " - Chuẩn bị bài "Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự " D. ĐÁNH GIÁ- ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày... tháng.... năm 2018 Tiết 40 + 41 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kĩ năng  - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự 3. Thái độ : Luôn có ý thức kết hợp sử dụng đan xen các yếu tố nghệ thuật trong tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Bảng phụ 2. Trò: Soạn bài C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ? Đối tượng miêu tả trong văn bản tự sự là những yếu tố nào ? 3. Bài mới  Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Học sinh học thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Học sinh làm bài tập theo 2 nhóm : Nhóm 1: 1. Tìm những câu thơ tả cảnh ? * Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài: 6 câu đầu , 8 câu cuối 2. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? (Dấu hiệu nhận biết ) - Cảnh sắc, ngoại hình: có thể quan sát được - Nội tâm: khó quan sát -> Những câu thơ tả cảnh giúp ta thấy rõ tâm trạng của nhân vật cụ thể, sâu sắc hơn VD: ở đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích" tả cảnh thiên nhiên giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn cô đơn, lẻ loi, đau đớn xót xa, bế tắc tuyệt vọng của Kiều. Nhóm 2: 1.Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ? * Đoạn 8 câu giữa miêu tả tâm trạng của Kiều bằng cách nêu trực tiếp những suy nghĩ bên trong của Kiều: nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già 2. miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ? * Học sinh thảo luận trong 5 phút: Lớp nhận xét - Giáo viên kết luận , bổ sung. - Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. - Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ "chân dung tinh thần" của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng tình cảm của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật. ? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? Vai trò của yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự ? ? Nội tâm nàng Kiều được bộc lộ như thế nào qua đoạn thơ ? - qua suy nghĩ, tình cảm, nỗi lòng -> trực tiếp ? Miêu tả nội tâm bằng cách nào ? * Đoạn văn 2 ở SGK tác giả miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc: - đau đớn, dằn vặt, ân hận vì tró lừa một con chó -> bộc lộ qua nét mặt, cử chỉ ? Người ta còn miêu tả nội tâm bằng cách nào nữa I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: + Tái hiện những ý nghĩ , cảm xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật ( trăn trở, dằn vặt, cảm xúc, suy nghĩ...) + Là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động - Cách miêu tả nội tâm: + Miêu tả trực tiếp: diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm... của nhân vật - Miêu tả gián tiếp: miêu tả ngoại cảnh, nét mặt, cử chỉ, trang phục... của nhân vật *Ghi nhớ: SGK Tiết 41 II. LUỴỆN TẬP Bài tập1: HS làm việc cá nhân và trình bày trước tập thể ? Tìm câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Gám Sinh (10 câu). ? Đoạn thơ miêu tả nội tâm Kiều? (4 câu). ? Viết thành văn xuôi. * Đoạn văn đảm bảo các ý sau : - Nhân vật Mã Giám Sinh đến nhà Kiều: + Mụ mối được tin Kiều cần tiền chuộc cha và em đã đưa người khách lạ ở xa đến xin hỏi cưới nàng Kiều. + Người khách lạ đáp lời hỏi lai lịch, tên họ với gia đình nàng Kiều rất cộc lốc, nhát gừng. Anh ta là Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh, tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng ăn diện tỉa tót, nhẵn nhụi, bảnh bao. + Đoàn người đến hỏi cưới nàng Kiều cũng có thầy tớ song rất lộn xộn, láo nháo xem chừng là “thầy vay tớ mượn”. Đặc biệt gã họ Mã rất xấc xược. Y vừa mới vào nhà đã tót lên ghế trên rất hợm hĩnh. - Nhân vật Thúy Kiều : Theo lời giục của mụ mối, Kiều từ buồng trong bước ra. Nàng đau đớn xót xa trong nỗi tủi nhục ê chề. Nàng không thể ngờ cuộc đời của mình lại đến nông nỗi này, lệ hoa lã chã tuôn rơi theo bước chân, đã thế mụ mối lại còn ra vén tóc bắt tay để chào hàng. Thuý Kiều buồn đau chẳng để ý xung quanh, bị biến thành con rối trong tay mẹ mối * HS kể theo ngôi thứ 3 : Trước nàng Kiều , một thiếu nữ tuyệt thế giai nhân đang đau đớn tuyệt vọng, Mã Giám Sinh đắn đo, cân nhắc xem kiều như món hàng giữa chợ. Khi đã ưng ý rồi gã còn ép tài đàn, tài thơ của Kiều. Cuộc mua rồi cũng đến hồi ngã giá. Một thiếu nữ tuyệt thế giai nhân như Kiều được y trả giá " vàng ngoài bốn trăm’’ khi mụ mối đưa giá ngàn vàng. Bài tập 2 - Ngôi kể: Thứ nhất, xưng tôi - Trình tự: Hoàn cảnh Kiều mở toà án xét xử -> Trước tiên là báo đáp đền ơn nghĩa Thúc Sinh -> Cuộc đối mặt với Hoạn Thư -> Suy nghĩ, đắn đo quyết định tha bổng cho cô ta trước ba quân 4. Hướng dẫn học ở nhà - Học sinh làm bài tập 3. - Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn. D. ĐÁNH GIÁ- ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày... tháng.... năm 2018 Tiết 42 TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở THANH HOÁ VÀ VIẾT VỀ THANH HOÁ SAU NĂM 1975 : DÔ TẢ DÔ TÀ (Mạnh Lê) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức  - Nắm đôi nét về tác giả, tác phẩm văn học ở Thanh Hoá và viết về Thanh Hoá sau năm 1975. - Hiểu và cảm nhận được bài thơ Dô tả dô tà 2. Kĩ năng : Khái quát, hệ thống bài học 3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước B. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học ở Thanh Hoá và viết về Thanh Hoá sau năm 1975. 2. Trò: Soạn bài Dô tả dô tà, sưu tầm, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điạ phương. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : Kiểm tra vở chuẩn bị bài 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt * HS đọc chú thích ? Nêu nét chính về tác giả, tác phẩm ? - GV hướng dẫn HS đọc ? Bài thơ được chia bố cục như thế nào?  Nội dung từng phần ? ? Qua hai khổ thơ đầu, tác giả đã giới thiệu những đặc trưng gì của miền quê xứ Thanh ? ? Biểu hiện này giúp em hiểu gì về cuộc sống của con người ? ? Tác giả còn giới thiệu gì về lịch sử ? ? Tác giả đã giới thiệu gì về con người xứ Thanh ? ? Bài thơ giúp em cảm nhận thế nào về vẻ đẹp của con người quê mình ? (HS khái quát) ? Qua bài thơ, em thấy được tình cảm của nhà thơ Mạnh Lê với quê hương như thế nào ? ? Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả, tác phẩm - Mạnh Lê (1953-2008) : quê Thiệu Trung, Thiệu Hoá, Thanh Hoá ; hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hội viên Hội văn nghệ dân gian... ; sáng tác nhiều tập thơ, trường ca. - Bài thơ Dô tả dô tà : sáng tác năm 1995, bên bờ sông Mã. 2. Đọc 3. Bố cục : 2 phần (1) Hai khổ thơ đầu :Truyền thống lịch sử, văn hoá (2) Còn lại : Phẩm chất của con người II. TÌM HIỂU CHI TIẾT  1. Truyền thống lịch sử, văn hoá - xanh bờ rau má, múa đội đèn, hát như trống vỗ, chiều nhai rau má, tối học chữ Nôm. -> Cuộc sống bình yên, có những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, hiếu học. - Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh, Trạng Quỳnh ngạo nghễ. -> Tự hào về những trang sử hào hùng và những con người tuấn kiệt. 2. Phẩm chất của con người - Anh hùng kiên cường trong đấu tranh : chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom. - Lạc quan, chân chất trong cuộc sống đời thường : yêu thích..., Răng , rứa... - Cần cù trong lao động và chan chứa tình yêu thương dù trải qua bao gian khó :Yêu nhau..., Một đời... => Tình yêu sâu nặng, sự gắn bó, niềm tự hào của nhà thơ Mạnh Lê với quê hương mến yêu. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung Ca ngợi quê hương Thanh Hoá có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời, có những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khó. 2. Nghệ thuật - Nhịp thơ chậm. - Lấy điệu hò sông Mã làm điểm nhấn để phát triển bài thơ. 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Dựa vào các tác phẩm đã học và thực tế bản thân em hãy viết bài viết ngắn có tiêu đề : " Quê hương- tuổi thơ tôi’’ - Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng. D. ĐÁNH GIÁ- ĐIỀU CHỈNH ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày.... tháng.... năm 2018 Tiết 43 + 44 TỔNG KẾT TỪ VỰNG A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức  Hệ thống hoá những kiến thức về tự vựng đã học từ lứp 6 -> 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ ). 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng dùng từ đúng, hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản 3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu và sử dụng từ đúng trong giao tiếp B. CHUẨN BỊ 1. Thầy: Bảng phụ 2. Trò: Chuẩn bị bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12510783.doc