Tiết 110
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(LUYỆN TẬP)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Như tiết trước
B/ Chuẩn bị:
GV: giáo án, bảng phụ
HS: theo y/c tiết trước
C/ Tiến trình các hoạt động dạy, học:
1. On định:
2. KT bài cũ: Các câu trong đoạn văn, các đoạn trong bài văn có mối quan hệ như thế nào?
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 108 đến 120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Luyêïn tập liên kết câu(Luyện tập)
TUẦN 24
BÀI
Ngày dạy:1/2/2010
Tiết 107
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
(Đã soạn tuần 23)
Ngày dạy:4/2/2010
Tiết 108
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs biết làm bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý.
B/ Chuẩn bị :
GV: giáo án
HS: theo y/c tiết trước
C/ Tiến trình các hoạt động dạy, học:
Oån định:
KT bài cũ: không
Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tìm hiểu bài văn:
Cho HS đọc văn bản: Tri thức là sức mạnh
Văn bản bàn về vấn đề gì?
Văn bản có mấy phần? Chỉ ra nội dung mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.
Hãy nêu các câu mang luận điểm chính trong bài?
Hãy nhận xét cách nêu ra các luận điểm?
Phép lập luận chính trong văn bản là gì? Nhận xét?
Bài văn bàn về vấn đề thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
GV chốt , cho hs đọc ghi nhớ.1
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống như thế nào?
Cho thảo luận nhóm
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là gì?
Cho HS đọc ghi nhớ .2
Hãy nhận xét về bố cục và cách nêu luận điểm trong bài văn.
Cho Hs đọc ghi nhớ .3
Cho hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ
HĐ3: HD luyện tập:
Cho Hs đọc văn bản: Thời gian là vàng
Cho nhóm thảo luận câu hỏi:
Văn bản thuộc loại nghị luận nào?
Nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra các luận điểm chính
Phép lập luận chủ yếu? Cách lập luận ấy có sức thuyết phục không?
HS đọc
Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người tri thức.
Cả đoạn mở bài:
Câu đầu đoạn 2
Câu đầu đoạn 3
Câu đầu đoạn 4
Rõ ràng, trình bày dứt khoát.
Lập luận chứng minh:
Dùng sự thật thực tế để nêu 1 vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức-> bài có sức thuyết phục cao.
Lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người
HS đọc
Thảo luận 2’, đại diện trình bày
- một cái từ sự việc , hiện tượng đời sống mà suy ra vấn đề tư tưởng.
Còn một cái dùng giải thích , chứng minh để làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lý quan trọng trong đời sống con người
HS trả lời
HS đọc
Có bố cục 3 phần, nêu luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
HS đọc
HS đọc
Thảo luận 5’
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
I/ Tìm hiểu văn bản nghị luận:
Văn bản: Tri thức là sức mạnh
a/Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Tri thức là sức mạnh
b/Thân bài: hai dẫn chứng chứng minh tri thức là sức mạnh
c/Kết bài: Phê phán một số người không biết quí trọng tri thức.
Ghi nhớ SGK/ 36
II/ Luyện tập:
Văn bản: Thời gian là vàng
1/ Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý
2/ Vấn đề: Thời gian là vàng
Các luận điểm chính:
Thời gian là sự sống
Thời gian là thắng lợi
Thời gian là tiền
Thời gian là tri thức
3/ Phép lập luận : phân tích, chứng minh.
Cách lập luận giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại phần ghi nhớ
Về nhà học thuộc bài
Chuẩn bị bài: Liên kết câu, liên kết đoạn
Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời trong SGK/43
Ngày dạy:4/2/2010
Tiết109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nâng cao hiểu biết về kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị:
GV: giáo án
HS: theo y/c tiết trước.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy, học:
Oån định:
KT bài cũ: Qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” em hiểu được điều gì?
Bài mới:
Hđ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Hình thành khái niệm liên kết:
GV treo bảng phụ, cho hS đọc đoạn văn (SGK/ 42,43)
Đoạn văn bàn về vấn đề gì?
Chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?
Những nội dung của các câu đó có quan hệ như thế nào với chủ đề đoạn văn?
Hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
Từ VD vừa phân tích em có nhận xét gì về các câu trong một đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản?
Về mặt nội dung các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn liên kết như thế nào?
Về hình thức, ác câu , các đoạn có thể liên kết với nhau như thế nào?
Cho hS đọc toàn bộ ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập:
Cho Hs đọc đoạn văn SGK/ 44
Ch thảo luận các câu hỏi:
Chủ đề đoạn văn là gì?
Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu 1 trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí
Các câu liên kết với nhau bằng các phép liên kết nào?
Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
Là 1 trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ.
Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
Câu 2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều gì mới mẻ.
Câu 3: CÁi mới mẻ ấy là lời gửi của1 nghệ sĩ.
Đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
Trình tự hợp lo-gic
Lặp từ: Tác phẩm
Liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ
Thay thế: nghệ sĩ- anh
Quan hệ từ: nhưng.
Đồng nghĩa: CÁi đã có rồi- những vật liệu mượn ở thực tại.
Phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn, đó là liên kết chủ đề
Các đoạn , các câu phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, liên kết lo-gic.
Bằng các phép liên kết.
Hs đọc
Thảo luận nhóm 4’
Trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét:
I/ Khái niệm liên kết:
1/ Ví dụ SGK/ 42,43
2. Ghi nhớ SGK/ 43
II/ Luyện tập:
Đoạn văn SGK/ 44
1/Chủ đề : Khẳng định năng lực, trí tuệ của con người VN và những hạn chế cần khắc phục.
Nội dung:
Tập trung làm rõ chủ đề
Trình tự:
-Khẳng định năng lực trí tuệ của người VN
-Khẳng định tính ưu việt của điểm mạnh trong sự phát triển chung
-Khẳng định những điểm yếu
-Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém.
-Nhiệm vụ cấp bách là khắc phục các lỗ hổng
2/ Các phép liên kết:
Bản chất trời phú ấy nối câu 2 với câu 1-> thế từ đồng nghĩa.
Những : nối câu 3 với câu 2 -> quan hệ từ
Aáy là: nối câu 4 với câu 3-> phép nối
Lỗ hổng : nối câu 5 với câu 4-> phép lặp
Củng cố:
Nhắc lại ghi nhớ
Dặn dò:
Học bài
Chuẩn bị bài : Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
Ngày dạy:6/2/2010
Tiết 110
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(LUYỆN TẬP)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Như tiết trước
B/ Chuẩn bị:
GV: giáo án, bảng phụ
HS: theo y/c tiết trước
C/ Tiến trình các hoạt động dạy, học:
Oån định:
KT bài cũ: Các câu trong đoạn văn, các đoạn trong bài văn có mối quan hệ như thế nào?
Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: HD luyện tập:
Cho HS đọc bài tập 1, nêu y/c
GV treo bảng phụ
Cho Hs đọc đoạn văn a
Các câu liên kết với nhau qua các phép liên kết nào?
Các đoạn văn được liên kết ra sao?
Cho các nhóm thảo luận các đoạn b,c,d
HD làm bài tập 2
Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa giúp liên kết câu
HD làm bài tập 3:
Cho Hs thảo luận nhóm
HD làm bài tập 4:
Thảo luận nhóm 3’
Đại diện trình bày
Lớp nhận xét , bổ sung
HS tìm
Thảo lụân nhóm 5’
Trình bày
1/ Phép liên kết câu và liên kết đoạn:
a/
Trường học- trường học -> phép lặp
Như thế -> phép thế , thế cho câu cuối đoạn 1
b/ Văn nghệ – văn nghệ -> phép lặp
Sự sống – sự sống
Văn nghệ- văn nghệ
->phép lặp (liên kết đoạn)
c/
thời gian phép
con người lặp
d/
Yếu đuối- mạnh trái
Hiền lành - ác nghĩa
2/ Tìm từ trái nghĩa để liên kết câu:
Thời gian vật lý- thời gian tâm lý
Vô hình- hữu hình
Giá lạnh – nóng bỏng
Thẳng tắp- hình tròn
Đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm.
3/ Lỗi liên kết nội dung, cách sửa:
a/ Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn .
Cách sửa: thêm từ, câu:
Câu 2: đại dội 2 của anh
Câu 3: Anh chợt nhơ ùhồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng
Câu 4: Bây giờ
b/ Trật tự câu không hợp lý
Sửa: Thêm trạng ngữ vào câu 2: Suốt thời gian anh bị ốm
4/ Lỗi liên kết hình thức, cách sửa:
Câu 2,3: dùng từ chưa thống nhất
Sửa: Thay nó -> chúng
b/ dùng từ không đồng nghĩa
thay : hội trường- văn phòng.
Củng cố, dặn dò:
Học bài kỹ
Bài chuẩn bị: HDĐT: Con cò. Đọc kỹ bài thơ, nêu cảm nhận về nội dung, nghệ thuật bài thơ
Ngày tháng. Năm..
Duyệt
TTCM
Ngày tháng. Năm..
Duyệt
BGH
Ngày dạy:21/2/2009
Bài dạy, tiết: 120
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
(CHẾ LAN VIÊN)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
Thấy được sự vận vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng.
B/ Chuẩn bị:
GV: giáo án
HS: theo y/c tiết trước.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy, học:
Oån định:
Kt bài cũ:
KT 15 phút
Bài mới:
Hđ1: Giới thiệu bài:
Tình mẫu tử là đề tài rất xa xưa nhưng không bao giờ cũ . Người ta cũng đã nói nhiều về ý nghĩa và vai trò của hát ru đối với tuổi thơ và với cả cuộc đời con người. Hát ru vốn rất quen thuộc và tự nhiên với các bà mẹ và trong mỗi gia đình. Nhưng ngày nay nó đã trở nên việc khó đ/v không ít những bà mẹ trẻ, điều đó là một thiệt thòi đ/ v trẻ em. Bài học hôm nay của Chế Lan Viên nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của lời hát ru qua bài đọc thêm: Con cò.
HĐ2: HD đọc, hiểu chú thích:
Giới thiệu về nhà thơ Chế Lan Viên?
Nêu xuất xứ bài thơ
Hd đọc: giọng thủ thỉ như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi.
GV đọc mẫu, cho HS đọc
Giải thích từ khó
HĐ3: HD tìm hiểu văn bản:
Bài thơ phát triển từ 1 hình tuợng bao trùm là hình tượng con cò trong những lời hát ru. Qua hình tượng đó tác giả nhằm nói lên điều gì?
Bài thơ có 3 đoạn rõ rệt. Hãy nêu bố cục.
Yù nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung , biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Cho thảo luận nhóm 10’
Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu , giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?
Hãy nêu những nét nội dung tiêu biểu của bài thơ?
Nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc?
HĐ3: Luyện tập:
Cho Hs đọc y/c bài tập 1
Bài tập 2 cho hs về nhà làm.
HS dựa vào chú thích * /47
Chế lan Viên (1920-1989) quê Quảng Trị, nổi tiếng trong phong trào thơ mới, là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ V N ở TK 20
In trong tác phẩm “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1962).
Thảo luận 2’
Đại diện trình bày:
Trong ca dao xưa hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến : con cò bay lả bay la
Con cò mà đi ăn đêm
Cái cò đi đón cơn mưa
Cái cò lặn lội bờ sông..
Con cò là hình ảnh người nông dân người phụ nữ trong cuộc sống nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. Tác giả khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời hát ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người trên mọi chặng đường
Đoạn 3: suy nghĩ và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đ/v cuộc đời mỗi con người.
Thảo luận nhóm 10’
Đại diện trình bày:
Ơû đoạn 1 hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ơû đây tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy, thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao. Câu “Con cò bay la” chỉ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ nhịp nhàng , thong thả, bình yên của cuộc sống vốn bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa. Còn bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm..” lại có nội dung và ý nghĩa khá sâu sắc. Con cò ở đây là hình tượng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả kiếm sống. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều bài ca dao khác có hình ảnh con cò có ý nghĩa tượng tự..
Qua những lời ru của mẹ , hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người qua những lời ru, của ca dao dân ca. Ơû tuổi ấu thơ , đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng không cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào , dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác , vô thức tình yêu và sự che chở của người mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống “Ngủ yên! Ngủ yên!... ”
Trong đoạn 2 cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ , trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Hình ảnh con cò trong ca dao tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng hình ảnh tưởng tượng phong phú của nhà thơ như được bay ra từ những ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Như thế hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi, đến tuổi đến trường, và đến lúc trưởng thành.
Đến đoạn 3 thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.. từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ nhà thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm có ý gnhĩa bền vững , rộng lớn, sâu sắc. Kết thúc bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy.
HS tiếp tục thảo luận 5’, trình bày:
Thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Thơ tự do giúp cho tác giả thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ bắt đầu bằng những câu ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Giọng điệu bài thơ còn là giọng suy ngẫm, triết lí.
Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, là điểm tựa cho những liên tưởng, sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh biểu tượng gần gũi, quen thuộc, có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm cao.
HS thảo luận 2’
Trình bày:
I/ Đọc, hiểu chú thích:
Chú thích */47
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.
2/ Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
III/ Luyện tập:
1/ Đối chiếu với bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, chỉ ra cách vận dụng lời ru:
- Bài “Khúc hát ru” : tác giả vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu như lời ru, có lời ru trực tiếp của người mẹ.
- > biểu hiện tình yêu thương con gắn liền với tình yêu cách mạng, yêu đất nước.
- Bài “Con cò”: vận dụng ca dao, gợi lại điệu hát ru
-> ý nghĩa của lời hát ru và ngợi ca tình mẹ đ/v mỗi con người.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
Đọc lại bài thơ, nêu cảm nhận của em qua bài thơ.
Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
Đọc đoạn trích SGK/ 74, soạn câu hỏi 1,2/ 75
Ngày tháng. Năm.
Duyệt
TTCM
Ngày tháng. Năm.
Duyệt
BGH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 24 Noi voi con_12312408.doc