Giáo án Ngữ văn 9 tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

III. Cách tổ chức triển khai luận điểm:

 - Bố cục ba phần:

 * Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công qua bài thơ

 * Nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết.

 * Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.

 - Nhận xét, đánh giá phần thân bài.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 125: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy./. / Tại lớp: Ngày dạy./. / Tại lớp: Tuần 26 Bài 24 Tiết 125 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ š & b A.. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: - Đặc điểm yêu cầu đối với bài nghị luân một đoạn thơ, bài thơ - Các bước làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ 2. Kĩ năng: - Tiến hành Các bước làm bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ - Tổ chức triển khai các luận điểm B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS. III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung ghi A.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ. - GV gọi HS đọc 8 đề bài SGK/79,80 và trả lời câu hỏi. - Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? * Các đề bài được cấu tạo theo hai cách: ­Đề không kèm mệnh lệnh: Đề 4,7 (có kèm mệnh lệnh ngầm yêu cầu nghị luận về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác”. ­ Đề có kèm mệnh lệnh: các đề còn lại. - Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của ba từ phân tích, cảm nhận và suy nghĩ? * Giống nhau: Đề yêu cầu nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. * Khác nhau: ­Phân tích: dùng phương pháp nghị luận nhiều. ­Cảm nhận: Nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết. ­ Từ suy nghĩ:Nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - GV cho HS ghi đề bài. Đề:Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. - Tìm hiểu đề, tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi. - Tìm vấn đề nghị luận trong đề bài? * Vấn đề nghị luận là tình yêu quê hương. - Nêu phương pháp nghị luận? * Phương pháp phân tích. - Cần có tư liệu nào cho bài nghị luận? * Tư liệu: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh. * Tư liệu bổ sung: Vốn sống, sách báo, thơ Giang Nam, Đỗ Trung Quân có bài cùng tên ‘Quê hương” và bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. - Nêu nội dung của bài thơ? * Nỗi nhớ quê thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị - Nêu nghệ thuật của bài thơ? * cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, tiết tấu, nhịp điệu, tiết tấu - Hãy lập dàn ý cho đề bài trên? - Phần mở bài có thể triển khai thành mấy phần? * Phần mở bai có hai phần: ­ Cảm xúc về bài thơ Quê hương. ­ Giới thiệu bài thơ Quê hương. - Phần thân bài phân tích những gì? * Phần thân bài phân tích: — Nội dung: ­ Khái quát chung bài thơ: Một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lý tưởng, lãng mạn. ­ Hình ảnh đoạn thuyền ra khơi trong ký ức sinh động:con thuyền, lời thơ, từ ngữ, cảm nhận về cánh buồm ð tình cảm thiêng liệng trìu mến. ­ Cảnh trở về ồn ào, đông vui, no đủ, bình yên. ­ Nỗi nhớ: vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương. — Nghệ thuật: ­ Thể thơ: 8 chữ. ­ Nhịp điệu:3/2/2. ­ Vần chân. ­ Cấu trúc, ngôn từ, bút pháp, hình ảnh. - Nêu ý nghĩa phần kết bài? * bài thơ là một khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm; nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc. - Hướng dẫn nhận xét về cách tổ chức, triển khai luận điểm. - GV yêu cầu HS đọc văn bản “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ” và trả lời câu hỏi. - Hãy xác định bố cục của văn bản? * Bố cục: 3 phần ­ Mở bài: “Quê hương rực rỡ” Giới thiệu chung và thành công của bài thơ. ­ Thân bài: “Nhà thơ Tế Hanh” Cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu tinh tế khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương. ­ Kết bài: “Quê hương thắm thiết” Sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa. - Trong phần thân bài, tác giả nhận xét về tình yêu quê hương trong bài thơ như thế nào? * Nhận xét: ­Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầu thơ mộng của mình:   Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.   Cảnh lao động tấp nập, cuộc sống no đủ, bình yên.   Hình ảnh người dân chày giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.   Hình ảnh, âm thanh, màu sắc của bài thơ giàu sức gợi cảm thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế. ­ Một tâm hồn nhớ nhung:   Nỗi nhớ quê hương đọng lại thành kỷ niệm ám ảnh, vẫy gọi.   Tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh. - Các lập luận của phần thân bài liên kết với phần mở bài và kết bài ra sao? * Phần thân bài nối kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên bằng phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ nhận xét nêu ở mở bài.Liên kết với phần kết bài bằng những kết luận mang tính chất qui nạp về giá trị và sức sống của bài thơ. - Văn bản có sức thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? * Văn bản có tính thuyết phục và có sức hấp dẫn vì tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng; điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ bài thơ khá sâu sắc, tinh tế. -Từ đó rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học? * Muốn viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận cần sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc. - Qua tìm hiểu, hãy cho biết bố cục của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm có mấy phần? Cách làm như thế nào? * HS dựa vào ghi nhớ để trả lời. I.Tìm hiểu các dạng đề: Tìm hiểu 8 đề bài SGK/79,80 bằng cách trả lời câu hỏi. 1. Cấu tạo đề: - Đề không kèm mệnh lệnh. - Đề có kèm mệnh lệnh. 2. Yêu cầu của mỗi đề: - Phân tích. - Cảm nhận. - Suy nghĩ. II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: a. Vấn đề: - Phương pháp. - Tư liệu chính, tư liệu bổ sung. b. Tìm ý: -Nội dung. - Nghệ thuật. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: SGK. b. Thân bài: SGK. * Nội dung. * Nghệ thuật. c. Kết bài: SGK. III. Cách tổ chức triển khai luận điểm: - Bố cục ba phần: * Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công qua bài thơ * Nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết. * Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ. - Nhận xét, đánh giá phần thân bài. - Sự liên kết trong bố cục ba phần. - Tính thuyết phục và sức hấp dẫn. Ghi nhớ: — Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần: - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.) - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. — Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm. B. Hoạt động 3: Luyện tập Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Gợi ý. 1. Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan: - Khứu giác: hương ổi. - Xúc giác: gió se. - Thị giác: sương chùng chình qua ngõ. Hình tượng mùa thu được tạo thành bởi sự tổng hòa của các giác quan, vừa khái quát vừa cụ thể và giàu sức gợi hình. 2. Các biện pháp nghệ thuật: - Nhân hóa:hương ổi-phả, sương- chùng chình. - Miêu tả: gió se. - Tu từ nghệ thuật: hình như thu đã về. 3. Lập dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu bài thơ nói chung. - Thân bài: * Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật. * Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả (so sánh với các bài thơ viết về mùa thu khác). - Kết bài:Nêu giá trị của khổ thơ. IV.Củng cố: - Đọc lại ghi nhớ. - Đọc thêm bài đọc thêm SGK/84,85. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc ghi nhớ. 2. Chuẩn bị bài Mây và sóng - Đọc dấu sao để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, tìm hiểu từ khó, thể loại, bố cục. - Lời nói của bé hai phần, giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? - Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau đó trong việc thể hiện chủ đè của bài thơ? - Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi: ”ở mỗi phần? - So sánh sự giống nhau và khác nhau những cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng? Nó nói lên điều gì? - Nêu thành công về mặt nghệ thuật? - Phân tích ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi ở chốn nào”. - Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy nghĩ về điều gì nữa? VI.Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 24 Nghi luan ve mot doan tho bai tho_12313015.doc
Tài liệu liên quan