Giáo án Ngữ văn 9 tiết 15: Các phương châm hội thoại (tt) (Rèn KNS)

* Hoạt động 1: Vào bài:

* Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Hs đọc truyện cười Sgk trang 36.

? Nội dung của câu chuyện nói về vấn đề gì và có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

- Chào hỏi -> Phương châm lịch sự.

? Chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- GV nhận xét, định hướng: Anh chàng lịch sự, lễ phép nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, nên gây phiền hà, mất thời gian cho người khác.

? Em có thể hỏi theo một cách khác xem?

- Bác ơi, cẩn thận nhé bác!

? Qua đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

- Hs liên hệ rút ra bài học:

Cần dùng phương châm hội thoại đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp như: nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?

- Học sinh đọc ghi nhớ.

GV chốt lại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 15: Các phương châm hội thoại (tt) (Rèn KNS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 – Tiết 15 Tuần 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) (Rèn KNS) I. MỤC TIÊU: Giúp Hs: 1. Kiến thức: - Hs hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Hs biết phát hiện những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 2. Kỹ năng: - Hs thực hiện được: lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. - Hs thực hiện thành thạo: hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. 3. Thái độ:  Giáo dục Hs ý thức được khi dùng các phương châm hội thoại trong mọi tình huống nhưng phải phù hợp, đúng cách. 4. Phát triển năng lực HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. - Luyện tập. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Vở bài soạn, dụng cụ học tập. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2/ Kiểm tra miệng: 1. Nêu phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự? (6 đ) Đáp án: - Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề. - Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, tránh dài dòng, rườm rà. - Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần lịch sự, tế nhị, tôn trọng người khác. 2. Nói lạc đề thuộc phương châm hội thoại nào? (2 đ) -> Thuộc pc quan hệ. => GV kiểm tra VBT, vở soạn của hs (2 đ). 3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Vào bài: * Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp - Hs đọc truyện cười Sgk trang 36. ? Nội dung của câu chuyện nói về vấn đề gì và có liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Chào hỏi -> Phương châm lịch sự. ? Chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? - Hs suy nghĩ phát biểu. - GV nhận xét, định hướng: Anh chàng lịch sự, lễ phép nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, nên gây phiền hà, mất thời gian cho người khác. ? Em có thể hỏi theo một cách khác xem? - Bác ơi, cẩn thận nhé bác! ? Qua đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? - Hs liên hệ rút ra bài học: Cần dùng phương châm hội thoại đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp như: nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì? - Học sinh đọc ghi nhớ. GV chốt lại. * Hoạt động 3: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại Thảo luận nhóm. - GV cho Hs thảo luận nhóm, Hs trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chốt ý. Nhóm 1: Trong các bài PCHT, những trường hợp nào PCHT không được tuân thủ? Vì sao? - Các tình huống trong bài đều không tuân thủ (trừ tình huống về phương châm lịch sự). GV kết luận: Nhóm 2: Câu trả lời của Ba có đáp ứng được y/c của An không? Trong tình huống này PCHT nào không được tuân thủ? Vì sao Ba không tuân thủ PCHT đã nêu? - PC về lượng. Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ PCVC (không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực) nên Ba phải trả lời chung như vậy. GV kết luận: Nhóm 3: Giả sử có người bệnh đã đến giai đoạn cuối. Sau khi khám bệnh, bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết không? Tại sao? Nếu bác sĩ nói tránh đi thì PCHT nào không được tuân thủ? Vì sao? - Nếu nói thật khiến cho người bệnh hoảng sợ và tuyệt vọng. - Nói tránh đi thì PCVC không được tuân thủ (nói điều mình không tin là đúng). GV kết luận: Người nói ưu tiên cho 1 PC khác quan trọng hơn. Nhóm 4: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ PCHT về lượng không? Theo em nên hiểu ý câu này ntn? - Nếu xét nghĩa hiển ngôn thì cách nói này không tuân thủ PC về lượng. - Nếu xét hàm ý thì cách nói này vẫn tuân thủ PCVL vì tiền bạc chỉ là phương tiện sống không phải mục đích cuối cùng, không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi cái khác quan trọng hơn. ->VD khác: Chiến tranh là chiến tranh; Nó vẫn là nó. GV kết luận: - Nêu các trường hợp không tuân thủ PCHT? Hs đọc ghi nhớ Sgk. GV chốt lại. *GD rèn KNS cho hs: Giáo dục Hs ý thức được khi dùng các phương châm hội thoại trong mọi tình huống nhưng phải phù hợp, đúng cách, đúng lúc. * Hoạt động 4: Luyện tập. -H đọc BT1 Sgk. - H làm vào VBT. GV kiểm tra, sửa chữa: Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được cuốn “Tuyển tập .....Nam Cao”. Cách nói của ông bố là không rõ. - Gv hướng dẫn, hs làm bài tập 2. I/ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: * VD: Sgk/36. - Sự chào hỏi không đúng lúc, đúng chỗ. * Ghi nhớ: Sgk trang 36. II/ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: - Do vô ý, vụng về thiếu văn hóa. - Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn. - Nói có hàm ý. * Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 37. III/ Luyện tập: Bài 1 - Không tuân thủ PC cách thức. Bài 2 - Không tuân thủ phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ PCLS ở đây không có lí do chính đáng (dựa vào nội dung câu chuyện). 4/ Tổng kết: 1.Nêu các trường hợp không tuân thủ PCHT? - Người nói vô ý, vụng về thiếu văn hóa. - Người nói ưu tiên cho 1 PCHT khác quan trọng hơn. - Nói hàm ý. 2. Câu trả lời trong đoạn thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Lan hỏi Nga: - Cậu có biết trường THCS Hoà Thạnh ở đâu không? - Thì ở Hoà Thạnh chứ ở đâu! =>Vi phạm phương châm về lượng. 5/ Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc ghi nhớ Sgk. - Hệ thống bài học về PCHT theo sơ đồ. - Tìm trong truyện dân gian 1 số vd về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương: + Đọc văn bản, tóm tắt nội dung văn bản. + Đọc nắm chú thích. + Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản. V. Phụ lục:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Cac phuong cham hoi thoai tiep theo_12477235.doc
Tài liệu liên quan