Tiết 19 : CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
2/ Trọng tâm:
- Giúp học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
- Có ý thức trích dẫn lời người khác vào trong lời nói của mình một cách hợp lí.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học: Quy nạp, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận
- Kỹ thuật dạy học: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT hỏi và trả lời, KT chia nhóm.
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 18, 19, 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15 - 09 – 2018 (T3: 9C; T4: 9A)
Tiết 18: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
2/ Trọng tâm:
- Giúp học sinh nắm được hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt; đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể; sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
- Có ý thức gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt .
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
* Tích hợp: Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về cách xưng hô hội thoại, căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
- Tự nhận thức.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: Quy nạp, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận
Kỹ thuật dạy học: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT hỏi và trả lời, KT chia nhóm..
D/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới “Xưng hô trong hội thoại”.
GIÁO VIÊN
Cách thức tiến hành:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Cần lưu ý điều gì khi sử dụng các phương châm hội thoại? Trong giao tiếp, có thể
không tuân thủ các phương châm hội thoại vì những nguyên nhân nào?
Giới thiệu bài mới:
- Các em đã học về đại từ ở lớp 7. Hãy cho cô biếtđại từ xưng hô trong tiếng Việt có gì khác với đại từ nhân xưng trong tiếng Anh?(HS trả lời).
GV chốt và dẫn dắt vào bài.
HỌC SINH
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Câu hỏi của GV.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đáp án:
- Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
- HS trình bày
(3’)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Giao việc: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo cá nhân hoặc nhóm:
+ Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?
+ Hãy nêu các ngôi của đại từ nhân xưng của tiếng Anh.
+ Qua đây, em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô của tiếng Việt?
GV treo bảng phụ có ghi 2 ví dụ SGK tr38, 39.
Gọi HS đọc ví dụ. (HSY)
+ Em hãy xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó?
- HS hội ý theo bàn và trình bày.
+ Em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Văn bản SGK.
- Báo cáo: Bằng miệng
I/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
Những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:
- Ngôi thứ nhất: tôi, ta, tớ, mình.... ; chúng ta, bọn tớ...
- Ngôi thứ hai: anh, bạn, cậu..., các anh, tụi bây...
- Ngôi thứ ba: nó, cậu ấy..., họ, chúng nó
Các danh từ chỉ người trong quan hệ họ hàng; một số từ chỉ nghề nghiệp và các danh từ riêng chỉ tên người cũng được dùng để xưng hô.
Đại từ nhân xưng của tiếng Anh:
I We
You You
He, she, it They
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
2/ Ở đoạn (a): sự xưng hô bất bình đẳng giữa kẻ yếu, đang cần sự giúp đỡ với kẻ mạnh đang được yêu cầu giúp đỡ nhưng lại rất kiêu ngạo, hống hách; ở đoạn (b): sự xưng hô bình đẳng, không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại.
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
(15’)
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về xưng hô trong hội thoại dể giải quyết các BT trong SGK.
- Giao việc: GV gọi HS đọc BT SGK, chia nhóm làm BT.
Bài 1, 2: Gọi HS đọc bài tập . (HSY)
+ BT yêu cầu gì?
Gọi HS trình bày. GV gợi ý HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3, 4, 5: Thực hành theo hình thức thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bày, GV gợi ý HS nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS thay mặt nhóm trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng, cho HS ghi đáp án.
IV/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm sau khi đọc BT trong SGK.
- Phương thức hoạt động: Nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT SGK.
- Sản phẩm học tập: Bài nói của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng .
III/ Luyện tập:
Bài 1: Do thói quen trong cách dùng tiếng mẹ đẻ nên cô học viên đã có nhầm lẫn. (Trong tiếng Anh: We: Chúng tôi, chúng ta theo từng tình huống. Tiếng Việt: chúng ta gồm cả người nói và người nghe.)
Bài 2: Dùng “Chúng tôi” thay cho “tôi” nhằm tăng tính khách quan cho luận điểm của văn bản khoa học đồng thời thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài 3:
- Gióng gọi mẹ: Cách gọi hiển nhiên.
- Gióng xưng hô với sứ giả: ta – ông, là cách xưng hô khác thường, thể hiện tính chất kì lạ của truyền thuyết (Gióng là cậu bé khác thường)
Bài 4: Cách xưng hô của vị tướng thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của ông đối với thầy giao cũ.
Bài 5: Cách xưng hô của Bác thể hiện sự tôn trọng, kính trọng, bình đẳng với nhân dân (hoàn toàn khác cách xưng hô trước đây của vua quan) khiến người dân có cảm giác gần gũi, thân thiết với lãnh tụ.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: GV treo bảng phụ có BT:
Viết một đoạn hội thoại ngắn
- Hướng dẫn, hỗ trợ:GV gợi ý cho HS làm (văn bản viết).
- Báo cáo kết quả: Gọi 3 HS khá nộp bài. GV chấm điểm.
- Đánh giá kết quả: GV đọc, nhận xét, ghi điểm khuyến khích những bài làm tốt.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi chép BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Nộp bài viết.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Giúp
HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- Có thể trình bày trước lớp vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Tìm một số ví dụ về việc vận dụng về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại.
(2’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài, vận dụng vào thực tế giao tiếp.
- Xem lại các BT đã làm và làm BT 6 SGK tr 41, 42, BT phần tìm tòi, mở rộng.
- Soạn bài “Sự phát triển của từ vựng” (Xem lại phần Tiếng Việt: Hiện tượng chuyển loại của từ, Ẩn dụ, Hoán dụ, Từ mượn; phần văn bản lớp 8 (thơ Phan Bội Châu).
Ngày dạy: 17 - 09 – 2018 (T3: 9C; T5: 9A)
Tiết 19 : CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
2/ Trọng tâm:
- Giúp học sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
- Có ý thức trích dẫn lời người khác vào trong lời nói của mình một cách hợp lí.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: Quy nạp, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận
Kỹ thuật dạy học: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT hỏi và trả lời, KT chia nhóm..
D/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới “Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp”.
GIÁO VIÊN
Cách thức tiến hành:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
- Làm bài tập 6 SGK tr 41.
3. Giới thiệu bài mới:
GV đưa bảng phụ có VD:
a. Giữa không khí trang nghiêm ấy, Bác Hồ hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
b. Giữa không khí trang nghiêm ấy, Bác Hồ hỏi rằng Bác nói đồng bào có nghe rõ không.
GV đặt câu hỏi:
- Hai VD trên có gìống và khác nhau?
GV chốt và dẫn dắt vào bài.
HỌC SINH
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Câu hỏi của GV.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đáp án:
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
Bài 6:
- Cai lệ với anh Dậu, chị Dậu: Ông – mày - Sự trịch thượng, hống hách của kẻ có vị thế, quyền lực.
- Chị Dậu với Cai Lệ:
+ Cháu – ông: Sự hạ mình, nhẫn nhục của kẻ thiếu sưu.
+ Tôi – ông / Bà – mày Sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn nén đến bước đường cùng.
- Hai VD giống nhau về nội dung, khác nhau ở hình thức trình bày.
- HS trình bày
(5’)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp, biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
.
1/Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
.Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn trực tiếp
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp.
.Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
.Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.
- Giao việc: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo cá nhân hoặc nhóm:
GV treo bảng phụ có ví dụ a, b SGK tr 53.
Gọi HS đọc ví dụ.
+ Em hiểu thế nào là lời nói? Thế nào là ý nghĩ? (HSG)
+ Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu câu gì? (HSY)
+ Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu câu nào?
+ Có thể thay đổi vị trí của bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu câu gì?
+ Cách dẫn ở hai đoạn trích trên là cách dẫn trực tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?
GV treo bảng phụ có hai đoạn trích SGK tr54.
Gọi HS đọc ví dụ.
+ Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có được ngăn cách bằng dấu câu nào không? (HSY)
+ Trong đoạn trích (b), lời dẫn đó là ý nghĩ hay lời nói? Từ nào là bộ phận ngăn cách lời dẫn với lời người dẫn? Có thể thay từ đó bằng từ nào khác không?
+ Cách dẫn ở hai đoạn trích trên là dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
+ Hãy nói điểm giống và khác nhau giữa hai cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? (HSG)
ngược lại
Gọi HS đọc BT 3a SGK tr 54, GV chia nhóm cho HS làm, trình bày, GV gợi ý HS nhận xét, sửa chữa.
+ Từ BT trên, em hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Văn bản SGK.
- Báo cáo: Bằng miệng
I/ Cách dẫn trực tiếp:
- Ý nghĩ: là suy nghĩ bên trong, chưa được phát ra thành lời nói; lời nói: là vỏ âm thanh dùng để diễn đạt suy nghĩ bên trong.
a. Lời nói của anh thanh niên.
b. Ý nghĩ của bác họa sĩ già.
Ngăn cách bởi dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
Nếu thay đổi thì ngăn cách bằng dấu ngoặc kép, gạch ngang
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II/ Cách dẫn gián tiếp:
a. Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn, không có dấu hiệu ngăn cách.
b. Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ “hiểu” trong lời của người dẫn ở phía trước. Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng” (trong một số trường hợp, có thể thay bằng từ “là”).
Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Hai cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
+ Giống nhau: Cùng nêu lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
+ Khác nhau: Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép; dẫn gián tiếp: nhắc lại có điều chỉnh, không đặt trong dấu ngoặc kép.
* Lưu ý: Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại:
a. Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp.
- Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
- Thêm từ “ rằng” hoặc “ là” trước lời dẫn.
- Dẫn đúng ý.
b. Cách chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
- Khôi phục nguyên văn lời dẫn và thay đổi đại từ nhân xưng; thêm bớt các từ ngữ cần thiết,)
- Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Dẫn trực tiếp:
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh có nói: “Chúng tamột dân tộc anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp :
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng tất cả chúng ta một dân tộc anh hùng.
(15’)
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
dể giải quyết các BT trong SGK.
- Giao việc: GV gọi HS đọc BT SGK, chia nhóm làm BT3.
Bài 1:
Gọi HS đọc BT 1, trả lời. GV gợi ý HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
Gọi HS đọc BT 3, thảo luận nhóm đôi, trình bày. GV gợi ý HS nhận xét, bổ sung..
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS thay mặt nhóm trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng, cho HS ghi đáp án.
IV/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm sau khi đọc BT trong SGK.
- Phương thức hoạt động: Nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT SGK.
- Sản phẩm học tập: Bài nói của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng .
III/ Luyện tập:
Bài 1:
a. Cách dẫn trực tiếp, là lời nói của lão Hạc gán cho con chó.
b. Cách dẫn trực tiếp, là ý nghĩ của Lão Hạc.
Bài 3: Hôm sau, mà dặn Phan Lang hãy nói hộ cùng chàng Trương Vũ Nương sẽ trở về.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: GV gọi HS đọc BT 2b.
GV gợi ý HS làm, chấm nhanh 3 học sinh, sửa bài tập.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS làm (văn bản viết).
- Báo cáo kết quả: Gọi 3 HS khá nộp bài. GV chấm điểm.
- Đánh giá kết quả: GV đọc, nhận xét, ghi điểm khuyến khích những bài làm tốt.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi chép BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Nộp bài viết.
Bài 2:
- Trong bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Giản dị ... làm được”.
- Trong bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định rằng Bác Hồ giản dị ......., Người cũng ...làm được.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Giúp
HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- Có thể trình bày trước lớp vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Vận dụng vào thực tế giao tiếp và tạo lập văn bản (Cách dẫn ý kiến của một tác giả vào bài tập làm văn: nhớ nguyên văn ý kiến và không nhớ chính xác nguyên văn, chỉ nhớ ý).
(2’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (3’)
- Học bài, làm BT 2a, BT tìm tòi, mở rộng, nắm vững và phân biệt được hai cách dẫn, cách chuyển đổi.
- Tự học có hướng dẫn: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
- Xem lại các yêu cầu tóm tắt trong tác phẩm tự sự.
Ngày dạy: 18 - 09 – 2018 (T3: 9C; T5: 9A)
Tiết 20:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
A/ Mục tiêu cần đạt:
1/Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
2/ Trọng tâm:
- Giúp học sinh nắm được các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện, ); yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
- Nhận thức được tầm quan trọng của thao tác tóm tắt văn bản tự sự trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hợp tác và tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
C/ Phương pháp & kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: Quy nạp, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề, thảo luận
Kỹ thuật dạy học: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT hỏi và trả lời, KT chia nhóm..
D/ Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
GIÁO VIÊN
Cách thức tiến hành:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
- Hãy nêu những hiểu biết của em về tóm tắt văn bản tự sự đã học ở lớp 8.
GV chốt và dẫn dắt vào bài.
HỌC SINH
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Câu hỏi của GV.
- Báo cáo: Bằng miệng.
Đáp án:
Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Xác định nội dung chính, lựa chọn sự việc, nhân vật chính.
- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lý.
- Viết văn bản tóm tắt.
- HS trình bày
(5’)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu
.
1/Hướng dẫn HS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
.Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
2/ Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
.Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
- Giao việc: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời theo cá nhân hoặc nhóm:
Gọi HS đọc 3 tình huống SGK tr 58.
+ Em hiểu thế nào là tóm tắt?
+ Với 3 tình huống trên chúng ta phải tóm tắt văn bản. Vì sao chúng ta phải tóm tắt văn bản?
+ Muốn viết một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự thì chúng ta phải lưu ý điều gì?
+ Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Gọi HS đọc mục 1/II SGK tr 58, 59. (HSY)
+ Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa? (HSY)
Còn thiếu sự việc quan trọng nào nào cần bổ sung?
+ Vì sao đó là sự việc quan trọng cần nêu?
+ Như vậy chúng ta cẩn thay đổi, điều chỉnh gì trong 7 sự việc nêu ở trên?
+ Hãy đọc văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” ở nhà. (HSY)
HS đọc. GV gợi ý HS nhận xét, bổ sung. GV đọc bài mẫu.
+ Qua thực hành, em hãy nêu yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Chọn những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng để cho HS ghi vào bài.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Thiết bị, học liệu được sử dụng : Văn bản SGK.
- Báo cáo: Bằng miệng
I/ Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt là rút ngắn lại, gọn lại so với dung lượng ban đầu.
- Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản để nắm được nội dung chính của truyện.
- Đọc tác phẩm, nắm chắc nhân vật, các sự việc chính và thuật lại một cách ngắn gọn, đầy đủ, trung thành với văn bản được tóm tắt, kể lại bằng lời văn của mình.
Tóm tắt văn bản tự sự là cách làm giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
II/ Thực hành hành tóm tắt một văn bản tự sự:
Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Còn thiếu chi tiết Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ.
- Vì qua sự việc đó, Vũ Nương được giải oan.
- Thay đổi ý “ biết vợ mình bị oan” (Trươnh Sinh nghe Phan Lang kể biết vợ mình bị oan). Vì Trương Sinh đã biết Vũ Nương bị oan ngay khi đứa trẻ chỉ bóng trên vách.
Bài mẫu:
Ở huyện Nam Xương (Hà Nam) có nàng Vũ Thị Thiết xinh đẹp, nết na, lấy chàng Trương nhà giàu, có tính hay ghen. Trương Sinh phải xa nhà đi lính, Vũ Nương một tay quán xuyến việc nhà, lo tang mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, một lòng chung thủy chờ chồng. Gần hai năm sau, Trương Sinh trở về. Trong câu chuyện vô tình, bé Đản nói đến một người đàn ông đêm nào cũng đến nhà với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó, chàng mới hiểu vợ mình đã bị oan.
Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi (vợ vua Nam Hải) nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi, hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về nhân gian - Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể thương nhớ vợ vô cùng,bèn lập đàn giải oan ở trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện, từ tạ Trương Sinh rồi biến mất.
Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải ngắn gọn, nêu được nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ và hợp lý.
(15’)
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học dể giải quyết các BT trong SGK.
- Giao việc: GV gọi HS đọc BT SGK
Bài tập 1: Tóm tắt văn bản Lão Hạc của Nam Cao.
HS tóm tắt, trình bày. GV gợi ý lớp nhận xét. bổ sung.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS.
- Báo cáo kết quả: Gọi HS thay mặt nhóm trình bày, chú ý đến HS yếu. Gợi ý HS nhận xét, sửa chữa,
- Đánh giá kết quả: Nhận xét những ý kiến có những ý đúng hoặc gần đúng, cho HS ghi đáp án.
IV/ Luyện tập:
- Nhiệm vụ: HS làm việc nhóm sau khi đọc BT trong SGK.
- Phương thức hoạt động: Nhóm
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT SGK.
- Sản phẩm học tập: Bài nói của HS.
- Báo cáo: Bằng miệng .
III/ Luyện tập:
Bài 1:
a. Tóm tắt tác phẩm "Lão Hạc", HS cần nêu được các ý:
- Hoàn cảnh lão Hạc: nhà nghèo, vợ mất sớm....
- Lão Hạc sống cùng một con chú gọi là cậu Vàng.
- Lão bị ốm và phải bán cậu Vàng..
- Lão tự tử bằng bả chó để phải không tiêu phạm vào số tiền dành cho con và làm ảnh hưởng đến hàng xóm...
(10’)
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tạo văn bản theo yêu cầu.
- Giao việc: GV gọi HS đọc BT 2b.
GV gợi ý HS làm, chấm nhanh 3 học sinh, sửa bài tập.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV gợi ý cho HS làm (văn bản viết).
- Báo cáo kết quả: Gọi 3 HS khá nộp bài. GV chấm điểm.
- Đánh giá kết quả: GV đọc, nhận xét, ghi điểm khuyến khích những bài làm tốt.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân sau khi chép BT.
- Phương thức hoạt động: Cá nhân
- Thiết bị, học liệu được sử dụng: BT mới.
- Sản phẩm học tập: Bài viết của HS.
- Báo cáo: Nộp bài viết.
(10’)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Mục tiêu: Giúp
HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- GV giao nhiệm vụ (HS chép BT), hướng dẫn.
- Có thể trình bày trước lớp vào đầu tiết sau.
HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập: Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc với mục đích: Giới thiệu cho bạn bè cùng biết, đưa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.
(2’)
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Tóm tắt các tác phẩm còn lại.
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 3 4 cot moi_12414516.docx