Giáo án Ngữ văn 9 tiết 3: Tiếng việt: Các phương châm hội thoại

1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/châm về lượng

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1.

? Câu trả lời của Ba có giúp cho An hiểu được những điều mà An muốn biết không.

Câu trả lời của Ba không làm cho An thỏa mãn. Vì câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn là Ba học bơi ở đâu ( Tức là đia điểm học bơi) chứ không phải An hỏi Ba Bơi là gì?

GV: Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.

? Để đáp ứng nguyện vọng của An, chúng ta phải trả lời như thế nào cho hợp lý.

Ba cần phải trả lời: Tôi học bơi ở sông hay ở bể bơi thành phố, học bơi ở biển , ở ao.

- GV: nên đưa ra phương án trả lời đúng, có thể là một địa điểm cụ thể nào đó.

 Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong. Giao tiếp?

GV: Nói mà không có nội dung dĩ nhiên là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp,vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 3: Tiếng việt: Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :04/9/2016 Ngày dạy : 07 /9/ 2016 TUẦN I . TIẾT 3 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong hoạt động giao tiếp. - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. 3. Thái độ: - Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng. 4. Các kĩ năng sông cơ bản được giáo dục trong bài: 1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng. 2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. 3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại, bảng phụ 2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Vấn đáp, Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp 2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp. 3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: A. Hoạt động khởi động (5 phút) - Mục đích: Tạo sự tìm tòi, ham hiểu biết cho học sinh, phát hiện tình huống có vấn đề, tạo tâm thế bước vào bài mới. - Phương pháp: Vấn đáp, - Nhiệm vụ: Hs thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên - Phương thức hoạt động: Cá nhân. - Sản phẩm: Báo cáo bằng miệng. Hs quan sát bảng phụ truyện cười: HỎI THĂM SƯ Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm: - A đi đà phật! Sư ông khỏe chứ? Được mấy cháu rồi? Sư đáp: - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con. - Thế sư ông già có chết không? - Ai già lại chẳng chết! - Thế sau này lấy đâu ra sư con? Trong truyện cười, là đoạn hội thoại của nhân vật nào? - Anh học trò và sư ông. - Theo em câu trả lời của sư ông: “Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con. ?” ứng với câu hỏi của anh học trò là hợp lí không? - Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. - Giáo viên nhận xét, hướng học sinh đây là câu trả lời không hợp lí vì chưa trả lời đúng nội dung câu hỏi. GV dẫn vào bài: Trong giao tiếp, người tham gia giao tiếp cần tuân thủ các phương châm hội thoại, nếu không giao tiếp sẽ không đạt được mục đích. Vậy có những phương châm hội thoại nào cần tuân thủ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này. B. Hoạt động hình thành kiến thức: (23 phút) - Mục đích: giúp HS + Hiểu khái niệm các phương châm hội thoại và cách sử dụng chúng trong giao tiếp - Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai - Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp. - Phương thức hoạt động: cá nhân - Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK. - Sản phẩm: báo cáo bằng miệng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/châm về lượng - Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1. ? Câu trả lời của Ba có giúp cho An hiểu được những điều mà An muốn biết không. Câu trả lời của Ba không làm cho An thỏa mãn. Vì câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn là Ba học bơi ở đâu ( Tức là đia điểm học bơi) chứ không phải An hỏi Ba Bơi là gì? GV: Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. ? Để đáp ứng nguyện vọng của An, chúng ta phải trả lời như thế nào cho hợp lý. Ba cần phải trả lời: Tôi học bơi ở sông hay ở bể bơi thành phố, học bơi ở biển , ở ao.... - GV: nên đưa ra phương án trả lời đúng, có thể là một địa điểm cụ thể nào đó. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong. Giao tiếp? GV: Nói mà không có nội dung dĩ nhiên là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp,vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó. . - Gọi 3 học sinh đóng vai và đọc truyện theo vai. ? Vì sao truyện này lại gây cười (gợi ý HS tìm 2 yếu tố gây cười trong cách nói của hai anh). Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.( Nói thừa) - Người hỏi : Thừa từ cưới. - Người tra lời thừa cụm từ : Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này. ? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời. - Lẽ ra chỉ cần hỏi: “ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? Và chỉ cần trả lời ( nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. - Từ câu chuyện cười trên ta lại rút ra điều gì khi giao tiếp. Trong khi giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.( Nói thừa) ? Qua 2 ví dụ, em rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp. - Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. 2/: Giúp HS tìm hiểu phương châm về chất. - Gọi 1 HS đọc truyện cười: Quả bí khổng lồ SGK tr9 ? Truyện cười này phê phán điều gì? Phê phán tính nói khoác lác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật. Ta không nên nói những gì trái với điều ta nghĩ. VD truyện cười “ Con rắn vuông” ? Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều cho các bạn biết không. Hoặc không biết chắc vì sao bạn nghỉ học thì không nên nói với thầy cô là thưa thầy cô bận ấy bị ốm mà nên nói: Thưa thầy cô hình như bạn ấy ốm. - Từ đó ta còn rút ra điều gì ? Mình nói điều gì mà không có căn cứ xác thực thì người ta không tin. Từ đó làm giảm uy tín của mình . Vậy trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực ( Ta không nên nói những gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng) Yêu cầu HS nhắc lại: thế nào là phương châm về lượng, thế nào là phương châm về chất ? - Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ. - GV đưa ra ví dụ: Khi cô giáo hỏi: “Em học ở đâu?” mà người trả lời là “học ở trường” thì người trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? - Kết luận: vi phạm phương châm về lượng. I. Phương châm về lượng Vd1: SGK - Khi nói,câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. - VD2: Truyện “ Lợn cưới, áo mới” -Trong khi giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.( Nói thừa) * Ghi nhớ: SGK/ 9 II. Phương châm về chất: 1. Ví dụ: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực * Ghi nhớ: SGK/ 10 C. Hoạt động luyện tập (12 phút) - Mục đích: + Củng cố kiến thức vừa học + Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi bài tập. - Phương pháp: hoạt động cá nhân. - Thiết bị, học liệu sử dụng: SGK - Báo cáo: bằng miệng HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 3/: Hướng dẫn HS làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. ? Dựa vào p/ châm về lượng, các câu trên mắc lỗi gì. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nhanh. Yêu cầu 2 nhóm lên bảng làm. GV nhận xét, ghi điểm. ? Các từ ngữ trên liên quan đến p/ châm hội thoại nào. - Đọc truyện cười sau cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. - Vận dụng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như: a) Như tôi được biết , Tôi tin rằng Nếu như tôi không lầm thì, Tôi nghe nói Theo tôi nghĩ, hình như là... b) Các từ : Như tôi đã trình bày Như mọi người đã biết.... - Nhận xét , kết luận ý kiến HS. ? Những câu sau vi phạm phương châm nào? 1. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. 2. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh. 3. Ngựa là một loài thú có bốn chân. → Phương châm: Về lượng III. Luyện tập: 1. Vận dụng - Mắc lỗi thừa từ: a/ nuôi ở nhà( cụm từ thừa ) .Bởi vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩ là thú nuôi trong nhà. b/ có hai cánh( Thừa ). Bởi vì tất cả loài chim đều có hai cánh Vi phạm phương châm hội thoại về lượng 2. Chọn từ ngữ a/ nói có sách mách có chứng b/ nói dối c/ nói mò d/ nói nhăng nói cuội e/ nói trạng Vi phạm phương châm về chất. Bài tập 3 Truyện cười “ Có nuôi được không”. Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng.( Hỏi một điều rất thừa) Bài tập 4:Vận dụng những a/Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin những điều mình nói là đúng, muốn được đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng các từ chêm xen như vậy. b) Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng. Nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày. ( Không nói thừa) D. Hoạt động vận dụng+ mở rộng, tìm tòi: Về nhà ( 5p) - Mục đích: + Củng cố kiến thức vừa học + Dựa vào kiến thức đã học để giải thích nội dung các thành ngữ + Sưu tầm thành ngữ liên quan đến nội dung vừa học - Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề. - Phương thức hoạt động: Cá nhân - Báo cáo: bằng miệng Bài tập 1: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết các chúng không tuân theo phương châm giao tiếp nào? - Ăn đơm nói đặt - Ăn ốc nói mò - Ăn không nói có - Cãi chày cãi cối - Khua môi múa mép Bài tập 2: Sưu tầm ít nhất 5 thành ngữ có các phương châm hội thoại về lượng và chất. RÚT KINH NGHIỆM ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Cac phuong cham hoi thoai chuan 5 hoat dong_12401186.doc
Tài liệu liên quan